K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 12 2021

TK

 

Xét về vị trí địa lý, Thừa Thiên Huế là tỉnh cực Nam của miền duyên hải Bắc Trung bộ, nằm gọn trong phạm vi 15059’30”-16044’30” vĩ Bắc và thuộc vùng nội chí tuyến nên thừa hưởng chế độ bức xạ phong phú, nền nhiệt độ cao, đặc trưng cho chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Mặt khác, do nằm ở trung đoạn Việt Nam, lại bị dãy núi trung bình Bạch Mã án ngữ theo phương á vĩ tuyến ở phía Nam nên khí hậu Thừa Thiên Huế mang đậm nét vùng chuyển tiếp khí hậu giữa hai miền Nam - Bắc nước ta.

Tương tự, các tỉnh duyên hải Trung bộ, Thừa Thiên Huế cũng chịu tác động của chế độ gió mùa khá đa dạng. Ở đây luôn luôn diễn ra sự giao tranh giữa các khối không khí xuất phát từ các trung tâm khí áp khác nhau từ phía Bắc tràn xuống, từ phía Tây vượt Trường Sơn qua, từ phía Đông lấn vào từ phía Nam di chuyển lên.

Bên cạnh vị trí địa lý, các đặc điểm địa hình, đặc biệt là độ cao, hướng các dãy núi chính, độ che phủ rừng cũng có vai trò rất quan trọng trong sự phân hóa khí hậu theo từng vùng, lãnh thổ cụ thể. Sự phân bố lần lượt từ Tây sang Đông núi trung bình, núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển, trong đó đồi núi chiếm gần 75,9% diện tích tự nhiên của tỉnh đã gây ra sự giảm dần nhiệt độ không khí từ Đông sang Tây, gia tăng lượng mưa từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Lượng mưa gia tăng ở miền núi trung bình phía Tây và Tây Nam có liên quan chặt chẽ đến hướng các dãy núi chính. Các dãy núi trung bình Tây A Lưới, động Ngại, Đông A Lưới - Nam Đông nằm theo hướng Tây bắc - Đông Nam nối liền dãy núi trung bình á vĩ tuyến Bạch Mã - Hải Vân tạo thành bức tường vòng cung thiên nhiên chắn gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè và đón gió Đông Bắc về mùa đông. Đối với gió mùa Đông Bắc bức tường vòng cung đón gió này vừa chuyển hướng gió từ Đông Bắc sang Tây Bắc, vừa ngưng tụ hơi ẩm lại ở sườn phía Đông và sườn phía Bắc gây ra mưa lớn tại A Lưới - Nam Đông - Bạch Mã - Phú Lộc và là một trong các trung tâm mưa địa hình vào loại lớn ở nước ta. Nếu như dãy Trường Sơn đón gió Đông Bắc gây mưa lớn vào mùa đông thì cũng dãy núi này lại giữ ẩm gây mưa lớn ở phía Tây Trường Sơn và tạo gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè trên lãnh thổ này.

1 tháng 4 2022

refer

2 tháng 4 2022

refer

 

 

 

1 tháng 4 2022

tham khảo:

+ Vị trí địa lí : Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái Bình Dương, Băc Băng Dương và Ấn Độ Dương.

+ Kích thước lãnh thổ : là châu lục rộng lớn nhất với diện tích 44,4 triệu km2 (kể cả các đảo).

1 tháng 4 2022

REFER

Địa hình Châu Âu: có 3 dạng chính: Đồng bằng, núi già và núi trẻ. Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông, chiếm 2/3 diện tích. Núi già ở phía bắc và vùng trung tâm, núi trẻ ở phía nam.

- Do phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm trong vành đai ôn hòa (từ vòng cực bắc đến chí tuyến bắc), nên đặc trưng của khí hậu Châu Âu là khí hậu ôn đới.

- Một phần nhỏ diện tích Châu Âu ở phía bắc nằm trong vành đai lạnh, giáp với Bắc Băng Dương hầu như quanh năm băng giá nên có khí hậu hàn đới.

 


- Do phần lãnh thổ phía nam giáp với Địa Trung Hải và bị ảnh hưởng của khí hậu nội chí tuyến nên có khí hậu Địa Trung Hải.

- Do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương gió Tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm sâu vào đất liền nên phía tây Châu Âu có khí hậu ôn giới hải dương.

- Càng vào sâu trong đất liền, ảnh hưởng của dòng biển cũng như gió bị suy yếu dần, hơn nữa lại tiếp giáp với châu Á, ... nên phía đông Châu Âu khí hậu có khí hậu ôn đới lục địa

Câu 1 

Đặc điểm địa hình ở Bắc Mỹ được chia thành 3 khu vực địa hình:

+ Phía tây:

- Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ gồm nhiều dãy núi chạy song song, chạy dài từ alaska đến eo đất Trung Mỹ, dài 9000km độ cao trung bình 3000-4000. Xen giữa là các cao nguyên và bồn địa.

+ Ở giữa :

- Đồng bằng trung tâm rộng lớn, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

- Trên đồng bằng có các hồ rộng (hệ thống Hồ Lớn), nhiều sông ngòi (Mi-xi-xi-pi).

+ Phía đông :

- Gồm sơn nguyên trên bán đảo Labrado và dãy núi cổ Apalat độ cao trung bình dưới 1500 mét.

Câu 2

- Khí hậu Bắc Mĩ vừa phân hóa theo chiều bắc - nam, vừa phân hóa theo chiều tây - đông.+ Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.

+ Theo chiều kinh tuyến :

Phía tây kinh tuyến 100° T, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc.

Phía đông của kinh tuyến 100° T hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.

- Nguyên nhân :

+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.

+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển, ảnh hưởng của các dòng biển chảy ven bờ tạo ra sự phân hoá đông - tây.

Ngoài ra sự có mặt của địa hình núi cao dẫn đến sự phân hóa khí hậu theo độ cao, tạo kiểu khí hậu núi cao .

Câu 3

Để đạt được sự phát triển đến trình độ cao như ngày hôm nay của nền nông nghiệp, cả Hoa Kì và Ca na đa đã có được những điều kiện thuận lợi để làm nền tảng. Đó là:

Có nhiều hồ rộng và sông lớn.Có diện tích đất nông nghiệp lớn.Có các trung tâm khoa học, ứng dụng công nghệ… số lượng máy nông nghiệp nhiều, chính sách trợ giá của Nhà nước.Phần lớn có khí hậu ôn đới và một phần cận nhiệt đới.Lao động có trình độ cao, khoa học – kĩ thuật tiên tiến.Dễ dàng cho việc cơ giới hoá, hoá học hoá trong sản xuất nông nghiệp.
18 tháng 2 2021

ả lời hay quá bạn ơi

 

11 tháng 4 2022

Tham khảo:

 

Địa hình Châu Âu: có 3 dạng chính: Đồng bằng, núi già và núi trẻ. Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông, chiếm 2/3 diện tích. Núi già ở phía bắc và vùng trung tâm, núi trẻ ở phía nam.

- Do phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm trong vành đai ôn hòa (từ vòng cực bắc đến chí tuyến bắc), nên đặc trưng của khí hậu Châu Âu là khí hậu ôn đới.

- Một phần nhỏ diện tích Châu Âu ở phía bắc nằm trong vành đai lạnh, giáp với Bắc Băng Dương hầu như quanh năm băng giá nên có khí hậu hàn đới.

 


- Do phần lãnh thổ phía nam giáp với Địa Trung Hải và bị ảnh hưởng của khí hậu nội chí tuyến nên có khí hậu Địa Trung Hải.

- Do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương gió Tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm sâu vào đất liền nên phía tây Châu Âu có khí hậu ôn giới hải dương.

- Càng vào sâu trong đất liền, ảnh hưởng của dòng biển cũng như gió bị suy yếu dần, hơn nữa lại tiếp giáp với châu Á, ... nên phía đông Châu Âu khí hậu có khí hậu ôn đới lục địa

12 tháng 4 2022

Tham khảo:

 

Địa hình Châu Âu: có 3 dạng chính: Đồng bằng, núi già và núi trẻ. Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông, chiếm 2/3 diện tích. Núi già ở phía bắc và vùng trung tâm, núi trẻ ở phía nam.

- Do phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm trong vành đai ôn hòa (từ vòng cực bắc đến chí tuyến bắc), nên đặc trưng của khí hậu Châu Âu là khí hậu ôn đới.

- Một phần nhỏ diện tích Châu Âu ở phía bắc nằm trong vành đai lạnh, giáp với Bắc Băng Dương hầu như quanh năm băng giá nên có khí hậu hàn đới.

 


- Do phần lãnh thổ phía nam giáp với Địa Trung Hải và bị ảnh hưởng của khí hậu nội chí tuyến nên có khí hậu Địa Trung Hải.

- Do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương gió Tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm sâu vào đất liền nên phía tây Châu Âu có khí hậu ôn giới hải dương.

- Càng vào sâu trong đất liền, ảnh hưởng của dòng biển cũng như gió bị suy yếu dần, hơn nữa lại tiếp giáp với châu Á, ... nên phía đông Châu Âu khí hậu có khí hậu ôn đới lục địa

6 tháng 3 2017

HƯỚNG DẪN

- Các cánh cung núi lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông về mùa đông hút gió Đông Bắc, làm cho nền nhiệt độ ở vùng này thấp nhất cả nước. Về mùa hè, cánh cung núi Đông Triều đón gió Đông Nam gây mưa nhiều ở sườn đón gió (phía Quảng Ninh), trong khi đó, phía sườn khuất gió (Lạng Sơn), ít mưa.

- Dãy núi Hoàng Liên Sơn, về mùa đông chắn gió Đông Bắc, làm cho gió mùa Đông Bắc không xâm nhập trực tiếp vào Tây Bắc, làm cho nhiệt độ vùng này cao hơn ở Đông Bắc (ở những nơi có cùng độ cao).

- Các dãy núi dọc biên giới Việt - Lào hướng tây bắc - đông nam (Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh) đón gió Tây Nam gây mưa nhiều ở sườn Tây, khi gió này vượt các dãy núi sang gây hiện tượng phơn ở các vùng phía nam Tây Bắc.

- Dãy núi Trường Sơn Bắc, về mùa hạ đón gió Tây Nam, gây nên hiện tượng phơn khi gió này vượt núi tràn xuống vùng đồng bằng phía đông; về mùa đông đón gió mùa Đông Bắc gây mưa từ Nghệ An vào đến Thừa Thiên Huế.

- Dãy núi Trường Sơn Nam, về mùa hạ đón gió Tây Nam gây mưa nhiều ở Tây Nguyên, gây hiện tượng phơn ở Duyên hải Nam Trung Bộ, về mùa đông đón gió Đông Bắc gây mưa ở sườn đông Trường Sơn Nam.

- Dãy Bạch Mã ngăn gió mùa Đông Bắc, làm cho phía nam nước ta không chịu tác động của mùa đông lạnh.

- Các đỉnh núi cao đón gió thường là nơi mưa nhiều nhất nước ta (các núi cao dọc biên giới Việt - Trung, các đỉnh núi cao trên 2000m ở Hà Giang, dãy Bạch Mã, Ngọc Lĩnh...). Ngược lại, những nơi trũng thấp, khuất gió (Mường Xén...) hoặc không đón được gió Tây Nam (Phan Rang) thường là nơi ít mưa.

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

* Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến đặc điểm khí hậu:

- Việt Nam nằm hoàn toàn trong đới nóng của bán cầu Bắc, trong vùng gió mùa châu Á, một năm có hai mùa rõ rệt.

- Phần đất liền Việt Nam hẹp ngang lại nằm kề Biển Đông là nguồn dự trữ ẩm dồi dào, các khối khí di chuyển qua biển ảnh hưởng sâu vào đất liền đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

- Nước ta nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn bão đến từ khu vực biển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương.

* Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến đặc điểm sinh vật và đất

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu.

- Việt Nam có hệ sinh vật phong phú, đa dạng, do:

+ Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải và nằm trên đường di cư, di lưu của nhiều loài động thực vật;

+ Vùng biển nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, có nhiệt độ bề mặt nước biển cao, các dòng biển di chuyển theo mùa.