K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

“Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật tìm hoa.”

Chủ ngữ: Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật

Vị ngữ: đánh lộn nhau để hút mật tìm hoa

Chức năng chính của cụm động từ là làm vị ngữ trong câu, có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho danh từ.

21 tháng 3 2022

Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật.

Những cành cây : chủ ngữ

Danh từ trung tâm : Những cành cây 

Thành tố phụ : khẳng khiu , run lên bần bật

Tác dụng : làm cho câu văn miêu tả được rõ hình ảnh cành cây , làm câu văn trở nên hay hơn , nghe có hồn văn .

20 tháng 12 2021

giúp mình với

Gửi một lần 2 câu luôn đy:)

19 tháng 12 2021

làm đj

CỔNG TRƯỜNG MỞ RAcâu 1 :đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :"mẹ sẽ .....mở ra"( sgk ngữa văn 7 tập 1)a/em có suy nghĩ j trước hành động người mẹ " buông tay con "b/người mẹ muốn nói vs con điều j ở câu "đi đi con .......mở ra"CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊcâu 2 a/vì sao tác giả lại đặt tên truyện là cuộc chia tay của những con búp bê         b/ chi tiết tương phản giữa cảnh vật vs...
Đọc tiếp

CỔNG TRƯỜNG MỞ RA

câu 1 :đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :"mẹ sẽ .....mở ra"( sgk ngữa văn 7 tập 1)

a/em có suy nghĩ j trước hành động người mẹ " buông tay con "

b/người mẹ muốn nói vs con điều j ở câu "đi đi con .......mở ra"

CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ

câu 2 a/vì sao tác giả lại đặt tên truyện là cuộc chia tay của những con búp bê

         b/ chi tiết tương phản giữa cảnh vật vs tâm trạng nhaan vật Thành có ý nghĩ như thế nào

câu 3 đọc bài ca dao trả lời câu hỏi 

"công cha như ....... ( sgk ngữ văn 7 tập 1 )

a/ phương thức biểu đạt 

b/ nêu nội dung chính 

c/sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào nêu tác dụng

câu 4 những bài ca dao thường bắt đầu vs cụm từ  "thân em"nêu ý nghĩa của việc sử dụng cụm từ này

Hãy so sánh cụm từ "thân em" trong 2 bài ca dao

thân em như trẽn lúa đòng đòng ......

thân em như trái bần trôi......

 

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
29 tháng 3 2019

Câu 1. CỔNG TRƯỜNG MỞ RA

a. Mẹ muốn con tự lập và tự bước đi trên con đường của mình. Điều này thực tế mà cũng thể hiện tâm lí của mẹ: Mẹ muốn che chở bao bọc con nhưng cũng muốn con tự bước đi bằng đôi chân của mình.

b. Mẹ tưởng tượng rằng khi đưa con bước qua cánh cổng trường sẽ nói với con: "đi đi con..." => mẹ muốn con bước từ không gian nhỏ hẹp, yên ấm là gia đình tới không gian rộng lớn hấp dẫn và giàu tri thức là nhà trường. Trường học sẽ là nơi mở ra cánh cửa kì diệu: của tri thức, tình bạn, tình thầy trò và sự trải nghiệm. Đó là những điều mà mẹ muốn con tiếp nhận với sự nỗ lực, can đảm và hứng thú nhất. Đó là những điều mẹ muốn nói với con.

Câu 2. CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ

a. Tác giả đặt tên là Cuộc chia tay của những con búp bê mặc dù tác phẩm kể về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy bởi vì:

- Nhấn mạnh sự hồn nhiên, ngây thơ, bé bỏng và đáng yêu của những đứa trẻ (như Thành và Thủy)

- Làm tăng tính khái quát và bi kịch cho câu chuyện. Đó không chỉ là cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy mà còn nói đến cuộc chia tay của những đứa trẻ có cha mẹ li hôn.

=> Từ đó tác giả muốn gửi gắm thông điệp: trẻ em ngây thơ, non nớt và cần được che chở. Đừng vì những mâu thuẫn của người lớn làm tổn hại đến sự phát triển của trẻ em.

b. Chi tiết tương phản giữa cảnh vật với tâm trạng của Thành cho thấy sự chảy trôi của dòng đời. Hai anh em bất hạnh đến vậy nhưng dòng đời vẫn trôi, không có gì thay đổi.

Câu 3.

a. PTBĐ: Biểu cảm (trữ tình)

b. Nội dung: Công lao to lớn như trời biển của cha mẹ. Qua đó câu ca dao như lời nhắc nhở mỗi đứa con phải biết ơn và kính yêu cha mẹ.

c. Câu ca dao sử dụng phép so sánh. So sánh cái trừu tượng không thể đong đếm với những hình tượng cụ thể, lớn lao: công cha - núi Thái Sơn, nghĩa mẹ - nước trong nguồn. => Nhấn mạnh công lao to lớn như trời biển của cha mẹ. Sự hi sinh của cha mẹ dành cho con cái là không thể đong đếm.

Câu 4. 

a. Các câu ca dao thường bắt đầu với cụm từ "thân em" để bày tỏ sự bất hạnh, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa. Bởi những luật lệ hà khắc, những hủ tục khiến họ bị hạn chế nhiều quyền lợi và phải chịu nhiều bất công ngang trái. Việc sử dụng cụm từ này trong nhiều bài ca dao, một mặt tố cáo xã hội bất công, một mặt thể hiện sự thấu hiểu đồng cảm với số phận của người phụ nữ và cũng để thể hiện sự trân trọng ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ.

b. So sánh:

- Giống: Cả hai cụm từ "thân em" đều được gắn với một đối tượng cụ thể. Việc mở đầu bằng cụm từ này vừa thể hiện sự thấu hiểu cảm thông vừa thể hiện thái độ lên án phê phán tố cáo xã hội còn nhiều bất công ngang trái.

- Khác: 

+ Hình ảnh "trẽn lúa đòng đòng" vừa thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ. Trẽn lúa lên đòng ý chỉ người con gái ở độ đuổi trẻ trung, duyên dáng nhất. Nhưng lại mỏng manh và "phất phơ" giữa dòng đời chảy trôi.

+ Hình ảnh "trái bần trôi" thể hiện sự bèo bọt, trôi nổi của người phụ nữ. Họ long đong, lận đận, sống mà không có quyền được quyết định cuộc đời mình, họ bị xô đẩy, bị vùi dập giữa dòng đời bạc ác.

=> Cả hai hình ảnh "thân em" đều bổ sung vào chùm ca dao mở đầu bằng cụm từ thân em những hình ảnh, cung bậc khác nhau của người phụ nữ trong xã hội cũ.