K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2022

-Các cánh cung núi: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

-Địa hình vùng núi Đông Bắc có đặc điểm là có hướng nghiêng chung thấp dần từ phía tây bắc xuống đông nam, vùng chủ yếu là đồi núi thấp với 4 cánh cung nổi bật là Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều. Vùng có địa hình các-xtơ đá vôi độc đáo có mặt ở nhiều nơi.

-Hướng vòng cung của các cánh cung vùng Đông Bắc tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta và làm cho Đông Bắc có mùa đông đến sớm và kết thúc muộn, nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp.

 

1-Đặc điểm nổi bật của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bộ là:A, Có mùa đông lạnh nhất cả nướcB. Mùa đông lạnh, mưa phùnC, Mùa đông lạnh, kéo dàiD, Cả 3 ý trên đúng2-So sánh về độ cao với vùng núi Tây Bắc thì vùng Đông Bắc có địa hình:A, thấp hơn  B, cao hơn  C, ngang bằng nhau  D, đa phần cao hơn3-Loại khoáng sản chính của miền Bắc và Đông Bắc Bộ là:A, Bô  xít  B, Dầu kí  C, Than đá  D, Đồng4-Những khó khăn...
Đọc tiếp

1-Đặc điểm nổi bật của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bộ là:
A, Có mùa đông lạnh nhất cả nước
B. Mùa đông lạnh, mưa phùn
C, Mùa đông lạnh, kéo dài
D, Cả 3 ý trên đúng
2-So sánh về độ cao với vùng núi Tây Bắc thì vùng Đông Bắc có địa hình:
A, thấp hơn  B, cao hơn  C, ngang bằng nhau  D, đa phần cao hơn
3-Loại khoáng sản chính của miền Bắc và Đông Bắc Bộ là:
A, Bô  xít  B, Dầu kí  C, Than đá  D, Đồng
4-Những khó khăn cơ bản của miền Bắc và Đông Bắc Bộ gặp phải là:
A, Lũ quét, sạt lở đất  B, Hạn hán  C, Giá rét  D, tất cả những khó khăn trên
5-Nhận định nào sau đây không đúng với điều kiện tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A, Có địa hình cao nhất VN  B, Mùa hạ nóng
C, Đồng bằng rộng lớn  D, Sông thường ngắn, dốc
6-Khí hậu của miền Tây Bắc so với Miền Đông Bắc về mùa đông thì:
A, lạnh hơn  B, ấm hơn  C, lạnh như nhau  D, oi bức hơn
7-Hướng vòng cung là hướng núi chính của:
A, dãy Hoàng Liên Sơn  B, Các hệ thống sông lớn
C, vùng núi Đông Bắc  D, vùng núi Bắc Trường Sơn
8-Ngoài phát triển lúa nước, cay công nghiệp miền Nam trung Bộ và Nam Bộ còn phát triển mạnh:
A, nghề rừng  B, du lịch  C, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản  D, công nghiệp 

1
25 tháng 5 2021

1-Đặc điểm nổi bật của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bộ là:
A, Có mùa đông lạnh nhất cả nước
B. Mùa đông lạnh, mưa phùn
C, Mùa đông lạnh, kéo dài
D, Cả 3 ý trên đúng

2-So sánh về độ cao với vùng núi Tây Bắc thì vùng Đông Bắc có địa hình:
A, thấp hơn  B, cao hơn  C, ngang bằng nhau  D, đa phần cao hơn

3-Loại khoáng sản chính của miền Bắc và Đông Bắc Bộ là:
A, Bô  xít  B, Dầu kí  C, Than đá  D, Đồng

4-Những khó khăn cơ bản của miền Bắc và Đông Bắc Bộ gặp phải là:
A, Lũ quét, sạt lở đất  B, Hạn hán  C, Giá rét  D, tất cả những khó khăn trên

5-Nhận định nào sau đây không đúng với điều kiện tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A, Có địa hình cao nhất VN  B, Mùa hạ nóng
C, Đồng bằng rộng lớn  D, Sông thường ngắn, dốc
6-Khí hậu của miền Tây Bắc so với Miền Đông Bắc về mùa đông thì:
A, lạnh hơn  B, ấm hơn  C, lạnh như nhau  D, oi bức hơn
7-Hướng vòng cung là hướng núi chính của:
A, dãy Hoàng Liên Sơn  B, Các hệ thống sông lớn
C, vùng núi Đông Bắc  D, vùng núi Bắc Trường Sơn
8-Ngoài phát triển lúa nước, cay công nghiệp miền Nam trung Bộ và Nam Bộ còn phát triển mạnh:
A, nghề rừng  B, du lịch  C, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản  D, công nghiệp 

15 tháng 12 2018

Đặc điểm chính của địa hình vùng Tây Bắc

Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

Địa hình cao nhất nước ta với 3 dải chạy cùng hướng Tây Bắc - Đông Nam:

+ Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt - Trung tới khuỷu sông Đà, có đỉnh Phan-xi-păng (3143 m).

+ Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào từ Khoan La San đến sông cả. Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.

Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng: sông Đà, sông Mã, sông Chu.

Tây Bắc còn có những đồng bằng nhỏ trù phú, nằm giữa vùng núi cao như : Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ,...

Ánh hưởng của địa hình vùng Tây Bắc đến sự phân hóa khí hậu của vùng

Làm cho khí hậu phân hóa theo độ cao.

Làm cho khí hậu phân hóa theo hướng địa hình.

Câu 21: Đặc điểm địa hình không phải của vùng núi Trường Sơn Bắc là:A. Có hai sườn không đối xứngB. Có nhiều nhánh núi nằm ngang.C. Vùng núi thấp.D. Hướng Đông Bắc – Tây Nam.Câu 22:  Đặc điểm nổi bật không phải của vùng núi Đông Bắc là:A. Vùng đồi (trung du) phát triển rộngB. Đồng bằng rộng lớn ở hạ lưu sông.C. Phổ biến là địa hình cácxtơ.D. Có những cánh cung núi lớn.Câu 23:  Hạn chế lớn nhất của...
Đọc tiếp

Câu 21: Đặc điểm địa hình không phải của vùng núi Trường Sơn Bắc là:

A. Có hai sườn không đối xứng

B. Có nhiều nhánh núi nằm ngang.

C. Vùng núi thấp.

D. Hướng Đông Bắc – Tây Nam.

Câu 22:  Đặc điểm nổi bật không phải của vùng núi Đông Bắc là:

A. Vùng đồi (trung du) phát triển rộng

B. Đồng bằng rộng lớn ở hạ lưu sông.

C. Phổ biến là địa hình cácxtơ.

D. Có những cánh cung núi lớn.

Câu 23:  Hạn chế lớn nhất của vùng núi đá vôi của nước ta là:

A. Dễ xảy ra lũ nguồn, lũ quét.

B. Nhiều nguy cơ phát sinh động đất.

C. Dễ xảy ra tình trạng thiếu nước.

D. Nạn cháy rừng dễ diễn ra nhất.

Câu 24: Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là:

A. có nhiều khối núi cao đồ sộ.

B. đồi núi thấp chiếm ưu thế.

C. nghiêng theo hướng tây bắc - đông nam.

D. có nhiều sơn nguyên, cao nguyên.

Câu 25: Khí hậu nước ta chia thành:

A. Bốn mùa rõ rệt trong năm.

B. Ba mùa rõ rệt trong năm.

C. Hai mùa rõ rệt trong năm.

D. Khô, nóng quanh năm không phân mùa.

Câu 26:  Miền khí hậu phía Bắc có đặc điểm:

A. Nhiệt độ cao quanh năm với một mùa mưa và khô sâu sắc.

B. Nhiệt độ cao nhưng có một mùa đông lạnh giá.

C. Có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng, mưa nhiều.

D. Mùa hạ nóng, mưa nhiều và mùa đông hanh khô.

Câu 27: Mưa lớn do bão và áp thấp nhiệt đới gây nên thường tập trung ở:

A. Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.

B. Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ.

C. Bắc Trung Bộ và Trung Bộ.

D. Duyên hải Bắc Bộ và Trung Bộ.

1

21:D

22:B

23:C

24:B

25:C

26:C

27:D

NG
29 tháng 10 2023

Địa hình nước ta chia thành ba khu vực:

- Khu vực đồi núi gồm vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

- Khu vực đồng bằng: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Bờ biển và thềm lục địa.

24 tháng 5 2021

A. vùng đồi núi thấp với nhiều cánh cung

24 tháng 5 2021

A

11 tháng 12 2016

* So sánh

a) Vùng núi Đông Bắc

-Nằm ở tả ngạn sông Hồng.

-Có 4 cánh cung lớn, chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

-Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

-Những đỉnh núi cao trên 2.000m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt-Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng, còn ở trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500-600m.

-Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các thung lũng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam…

b)Vùng núi Tây Bắc

-Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

-Địa hình cao nhất nước ta với 3 dải cùng hướng tây bắc-đông nam.

+Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt-Trung tời khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipăng (3.143m).

+Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt-Lào từ Khoan La San đến sông Cả.

+Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.

-Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng sông Đà, sông Mã, sông Chu.

27 tháng 7 2017

# vùng núi đông bắc:
- nằm ở tả ngạn sông hồng với 4 cánh cung lớn (sông gâm, ngân sơn, bắc sơn, đông triều) chụm đầu ở tam đảo, mở về phía bắc và phía đông.
- núi thấp chủ yếu, theo hướng vòng cung, cùng với sông cầu, sông thương, sông lục nam
- hướng nghiêng chung tây bắc- đông nam, cao ở phía tây bắc nhưu hà giang, cao =, trung tâm là đồi núi thấp, cao tb 500-600 m, giáp đồng = là vùng đồi trung du dưới 100m
# vùng tây bắc:
- giữa sông hồng và sông cả, địa hình cao nhất nc ta, hướng núi chính là tây bắc- đông nam (hoàng liên sơn, pu sam sao, pu đen đinh)
- hướng nghiêng: thấp dần về phía tây, phía đông là núi cao đồ sộ hoàng liên sơn, phía tây là núi trung bình dọc biên giới việt- lào , ở giữa là các dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ phong thổ đến mộc châu, xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông (sông đà, sông mã, sông chu,...)

5 tháng 6 2017

Địa hình cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc- đông nam với dải đồng bằng thu hẹp, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần là đặc điểm của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ (sgk Địa lí 12 trang 54)

=> Chọn đáp án D

6 tháng 10 2019

Địa hình cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc- đông nam với dải đồng bằng thu hẹp, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần là đặc điểm của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ (sgk Địa lí 12 trang 54)

=> Chọn đáp án D