K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2021

– Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.– Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dẫn chứng lại chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm bị chiếm và nước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công chức ở hậu phương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công nhân, nông dân thi đua sản xuất đến điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,... Các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện đã chứng minh dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước.Các dẫn chứng trong đoạn này được đưa ra theo mô hình "từ ... đến ..." và được sắp xếp theo các trình tự: tuổi tác, khu vực cư trú; tiền tuyến, hậu phương; tầng lớp, giai cấp.

7 tháng 3 2021

– Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.– Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dẫn chứng lại chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm bị chiếm và nước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công chức ở hậu phương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công nhân, nông dân thi đua sản xuất đến điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,... Các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện đã chứng minh dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước.Các dẫn chứng trong đoạn này được đưa ra theo mô hình "từ ... đến ..." và được sắp xếp theo các trình tự: tuổi tác, khu vực cư trú; tiền tuyến, hậu phương; tầng lớp, giai cấp.Những sự việc và con người này có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau, nhưng bao quát toàn bộ già trẻ, gái trai, miền xuôi, miền ngược, tiền tuyến, hậu phương, nông dân, công nhân, điền chủ,...; nghĩa là toàn thể nhân dân Việt Nam.

5 tháng 1 2019

Trình tự lập luận của bài:

- Phần đầu: Sự giản dị của Bác thể hiện ở bữa ăn, căn nhà, lối sống

- Phần tiếp: Đưa ra các luận cứ chứng minh nhận định trên

   + Bữa ăn thanh đạm

   + Căn nhà đơn sơ, gần gũi thiên nhiên

   + Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền ai

   + Giản dị trong lời nói bài viết

26 tháng 1 2018

Trình tự lập luận và chi tiết để giải thích"Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay"

- Ở đoạn 1, câu mở đầu khẳng định giá trị và địa vị của tiếng Việt, từ đó đưa ra luận điểm cơ bản bao trùm: Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

- Tiếp theo, tác giả giải thích ngắn gọn, rõ ràng về đặc tính đẹp và hay của tiếng Việt.

12 tháng 1 2022

TK:

- Đầu tiên tác giả nêu lên vấn đề nghị luận: Nhân dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước. 
- Sau đó thì tác giả lại đưa ra những dẫn chứng thuyết phục để làm rõ vấn đề nghị luận <dẫn chứng nằm ở các đoạn trong văn bản>. 
- Cuối cùng là chốt lại vấn đề, nếu kết luận, nhiệm vụ cần phải làm để gìn giữ truyền thống quý báu đó. 

12 tháng 1 2022

 em cảm ơn nhiều

 

15 tháng 3 2018

Trình tự lập luận của tác giả:

- Chỉ ra sự cần thiết trong nhận thức của người trẻ về cái mạnh, yếu của người Việt Nam

- Phân tích đặc điểm con người Việt (điểm mạnh, yếu, mặt đối lập)

- Con người Việt Nam tự thay đổi, hoàn thiện để hội nhập với toàn cầu

15 tháng 9 2018

- Trong hành trang để bước vào thế kỉ mới, sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.

 • Từ cổ chí kim bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử.

 • Trong thời kì kinh tế tri thức phát triển thì vai trò của con người lại càng nổi trội.

- Bối cảnh thế giới hiện nay và những nhiệm vụ nặng nề của đất nước.

 • Bối cảnh hiện nay là một thế giới mà khoa học công nghệ phát triển , sự giao thoa, hội nhập ngày càng sâu rộng giữa các nền kinh tế.

 • Nước ta phải đồng thời giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghìn năm lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức.

- Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỉ mới.

- Kết luận: Bước vào thế kỉ mới, mỗi người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ cần phải phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, rèn cho mình những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ để đáp ứng nhiệm vụ đưa đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

9 tháng 4 2020

 Tìm hiểu đề và lập dàn ý

– Lập dàn bài

– Viết bài

– Đọc lại và sửa chữa

2. Dàn bài của một bài văn lập luận chứng minh gồm ba phần :

– Mở bài : Nêu luận điểm cần được chứng minh.

– Thân bài : Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

– Kết bài : Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh (Chú ý phần kết bài phải hô ứng, nhất quán với phần mở bài).

3. Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

I. Lập luận chứng minh

Trong văn nghị luận, lập luận chứng minh là cách làm sáng tỏ vấn đề bằng các dẫn chứng hoặc lí lẽ đã được khắng định trong thực tiễn.

Khi lập luận chứng minh, ta có thể dùng dẫn chứng (sự việc, sự kiện, con số…), dùng lí lẽ hoặc dùng cả dẫn chứng và lí lẽ..

Chứng minh nhằm mục đích tác động đến người đọc để người đọc tin vào ý kiến mà mình đã đưa ra là đúng, là phải.

II. Những điều cần lưu ý khi lập luận chứng minh

Khi lập luận chứng minh, cần phải lưu ý một số điểm sau:

– Cần phải xác định rõ vấn đề cần chứng minh;

– Khi chứng minh, cần phải biết tập trung chứng minh điểm nào, mặt nào người đọc chưa tin hoặc chưa tin hẳn. Những gì người đọc đã tin, đã biết thì có thể chỉ cần lướt qua, không cần chứng minh nữa;

– Các dẫn chứng, lí lẽ đưa ra phải phù hợp với vấn đề đang bàn, phải đủ để thuyết phục niềm tin của người đọc;

– Trong các bài nghị luận, lập luận chứng minh thường được dùng kết hợp vối lập luận giải thích và ngược lại, lập luận giải thích thường được dùng kết hợp với lập luận chứng minh.

Khi người đọc chưa hiểu vấn đề nào đó, cần phải giải thích để giúp cho họ hiểu. Còn khi họ chưa tin điều ta đưa ra, ta cần phải chứng minh đê họ tin vào điều đó.

Vì thế, có thể thấy giải thích và chứng minh thường đi song song với nhau trong quá trình lập luận.

III. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh

Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện bốn bước:

– Tìm hiểu đề và tìm ý;

– Lập dàn bài;

– Viết bài;

– Đọc lại và sửa chữa.

IV. Dàn bài bài văn lập luận chứng minh

– Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh:

– Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng, để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

– Kết bài: Nêu ý nghĩa luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài.

Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết. Đó là các từ như: thật vậy, đúng như vậy, tóm lại, nói một cách khác…

C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Gợi ý làm bài:

a) Tìm hiếu đề và tìm ý

– Xác định yêu cầu chung của để bài.

Đề nêu ra một tư tưởng thê hiện bằng một câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh tư tưởng đó là đúng đắn.

– Từ đó, hãy cho biết câu tục ngữ khẳng định điều gì?

– Muốn chứng minh, có hai cách lập luận:

+ Nêu dẫn chứng xác thực.

+ Nêu lí lẽ.

b) Lập dàn bài

– Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của ý chí và nghị lực trong cuộc sông mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí.

– Thân bài (phần chứng minh)

+ Xét về lí lẽ:

(+1) Ý chí và nghị lực là những phẩm chất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.

(+2) Không có ý chí và nghị lực thì không thể làm được việc gì.

+ Xét về thực tế:

(+1) Những người có ý chí, nghị lực đều gặt hái nhiều thành công (nêu dẫn chứng).

(+2) Ý chí và nghị lực giúp con người vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được (nêu dẫn chứng).

– Kết bài: Mọi người nêu tư tưỏng ý chí và nghị lực, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đòi làm được việc lớn.

c) Viết bài

Viết từng đoạn, từ Mở bài đến Kết bài.

– Mở bài: Có thể chọn một trong các cách mở bài sau:

+ Đi thẳng vào vấn đề.

+ Suy từ tâm lí con người.

– Thân bài:

+ Trước hết, phải có các từ ngữ chuyển đoạn, tiếp nôi phần Mở bài: thật vậy hoặc đúng như vậy…

+ Viết đoạn phân tích lí lẽ.

+ Viết đoạn nêu các dẫn chứng tiêu biểu.

– Kết bài.

+ Sử dụng các từ ngữ chuyển đoạn: Tóm lại…

+ Chú ý: Kết bài nên hô ứng với phần Mở bài:

(+1) Nếu Mở bài đi thẳng vào vấn đề thì Kết bài cũng nêu ngay bài học.          ,

(+2) Nếu Mở bài bằng cách suy từ cái chung đến cái riêng thì có thể kết bằng ý: Mỗi người chỉ sống có một lần, chỉ có một thời tuổi trẻ, nếu không có ý chí, hoài bão, nghị lực để làm một công việc xứng đáng, chẳng phải là đáng tiếc lắm hay sao?

(+3) Nếu Mở bài bằng cách suy từ tâm lí con người thì có thể kết bằng ý: Cho nên có hoài bão tốt đẹp là rất đáng quý nhưng đáng quý hơn nữa là nghị lực và niềm tin, nó đảm bảo cho sự thành công của con người.

d) Đọc lại và sửa chữa.

Sau khi làm bài xong, các em nên đọc lại và sửa chữa.

Đề 2: Chứng minh tính chân lí trong bài thơ:

 Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.

 
1.Đọc lại văn bản Chống nạn thất học (bài 18) và cho biết:- Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa bằng những câu văn như thế nào?- Chỉ ra những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) trong văn bản Chống nạn thất học và cho biết những luận cứ ấy đóng vai trò gì? Muốn có sức thuyết phục luận cứ phải đạt yêu cầu gì?- Chỉ ra...
Đọc tiếp

1.Đọc lại văn bản Chống nạn thất học (bài 18) và cho biết:

- Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa bằng những câu văn như thế nào?

- Chỉ ra những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) trong văn bản Chống nạn thất học và cho biết những luận cứ ấy đóng vai trò gì? Muốn có sức thuyết phục luận cứ phải đạt yêu cầu gì?

- Chỉ ra trình tự lập luận của văn bản Chống nạn thất học và cho biết lập luận như vậy tuân theo thứ tự nào và có ưu điểm gì?

2. HS đọc trước văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (SGK/24)

- Luận điểm chính của bài viết là gì? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hóa bằng  câu văn như thế nào?

- Chỉ ra những luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) trong văn bản.

- Nhận xét cách lập luận của tác giả?

0