K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 9 2017

Nội dung chính của đoạn trích: Lời dặn của người cha với con:

- Lời dặn thể hiện tinh thần nhân văn: thương yêu, giúp đỡ con người, tôn trọng con người.

- Lời dặn đầy sự chiêm nghiệm sâu sắc về lẽ đời như: cơ trời vần xoay, lòng tốt, cho và nhận... khiến con người phải suy nghĩ về cách sống.

17 tháng 2 2019

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

13 tháng 9 2018

Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận.

- Từ nội dung đoạn thơ: Lời dặn con của người cha phải biết giúp đỡ và tôn trọng những người hành khất. Giúp người, đến khi gặp hoạn nạn, người khác sẽ giúp mình.

- Nêu vấn đề: cho và nhận ở đời.

* Phân tích vấn đề:

- Giải thích:

   + Cho là cho đi (vật chất, tinh thần, kinh nghiệm, …).

   + Nhận là nhận về niềm vui, sự thanh thản và kể cả vật chất.

* Phân tích biểu hiện:

- Cuộc sống còn rất nhiều mảnh đời khốn khổ, cần sự giúp đỡ của cộng đồng.

- Khi giúp đỡ người khác, con người cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc. Và khi lỡ sa chân vào khốn khó, có thể sẽ nhận được sự sẻ chia từ cộng đồng.

* Bình luận:

- Cho và nhận làm cho cuộc sống có ý nghĩa, nó cũng là quy luật của cuộc sống, giúp cho xã hội nhân văn và phát triển hơn, đáng được ca ngợi.

- Nhưng cuộc sống cũng còn lắm kẻ chỉ biết nhận mà không biết cho, hoặc cho đi và đòi phải nhận lại. Điều ấy cần phải phê phán.

* Kết luận:

Cuộc đời sẽ giàu ý nghĩa khi ta biết cho và nhận.

4 tháng 6 2019

1. Em cảm nhận được gì về "người đồng mình" qua hai dòng thơ:

"Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục."

Lối nói đậm ngôn ngữ dân tộc – độc đáo mà vẫn chứa đựng ý vị sâu xa.Hình ảnh “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” vừa mang tính tả thực (chỉ truyền thống làm nhà kê đá cho cao của người miền núi), vừa mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc. Người đồng mình đã tự tay xây dựng nên truyền thống quê hương đẹp giàu, sánh tầm với các miền quê khác trên mảnh đất hình chữ S thân yêu.Câu thơ ngầm chứa niềm tự hào kiêu hãnh bởi họ vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.

2. Em hiểu thế nào về lời căn dặn của người cha: "Không bao giờ nhỏ bé được"? Qua đó em cảm nhận được gì về tỉnh cảm của người cha?

Câu thơ là lời nhắc nhở đầy cảm động: đừng chối bỏ cội nguồn dân tộc, hãy khắc sâu tình cảm quê hương vào trong trái tim mình, luôn tôn trọng và phát triển truyền thống dân tộc. Đó là tấm lòng của cha dành cho con hay nói đúng hơn là quê hương của mỗi chúng ta. Ngôn ngữ thơ mộc mạc, hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa khái quát, đậm chất trữ tình đã thể hiện được niềm tin tưởng, hy vọng của người cha đối với bước đường tương lai của con. Người cha luôn muốn nhắc nhở con phải “Không bao giờ nhỏ bé được” chính là muốn con phải luôn tự khẳng định mình, phải có ý thức vươn lên trong cuộc sống. Lời nhắc nhở của người cha tạo nên một âm hưởng thiết tha làm rung động tâm hôn chúng ta. Tác giả đã giúp ta cảm nhận được tình cảm gia đình ấm cúng, tình cảm quê hương sâu đậm đối với mỗi người.Càng hiểu sâu sắc bài thơ, ta càng hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi. Từ đó gơi nhắc trong ta tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương, tình đoàn kết dân tộc và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

4 tháng 6 2019

1) “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”
Cách nói bằng hình ảnh mộc mạc, cụ thể “tự đục đá” mà ý thơ sâu sắc, người dân tộc bao đời nay chắt chiu, gầy dựng từng mầm sống nhỏ nhoi quê nghèo nhưng tình người lại giàu có vô cùng. “Người đồng mình” cần cù, chịu thương chịu khó luôn sống gắn bó với quê hương, luôn có ý thức đóng góp xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, ngày càng phát triển. “Còn quê hương thì làm phong tục” đã khẳng định rằng quê hương càng phát triển thì đem đến cho con người sự thay đổi lớn lao về đời sống vật chất và tinh thần. Với lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, người cha còn gửi đến con những lời nhắn nhủ tâm tình, ý nghĩa

14 tháng 10 2018

- Từ đồng nghĩa với từ hành khất: ăn xin, ăn mày.

- Tác giả dùng từ hành khất vì:

   + Tác dụng phối thanh.

   + Hành khất là từ Hán Việt có sắc thái trang trọng, khác với sắc thái trung tính của các từ thuần Việt ăn xin, ăn mày, do đó phù hợp với cảm xúc của nhân vật trữ tình trong lời dặn con (phải tôn trọng, giữ thể diện cho những người hành khất).

2 tháng 5 2017

Đối với lời dăn dạy của cha, Trần Quốc Tuấn luôn trăn trở, cuối cùng ông quyết định mang ra để hỏi hai người bề tôi trung thành là Yết Kiêu, Dã Tượng cùng hai người con của mình là Hưng Vũ Vương và Hưng Nhượng Vương. Trước câu trả lời của mỗi người thì Trần Quốc Tuấn lại có những thái độ và phản ứng khác nhau:
+ Đối với câu trả lời của Yết Kiêu và Dã Tượng, ông cảm phục, khen ngợi
+ Đối với lời nói của Hưng Vũ Vương, Trần Quốc Tuấn không nói gì nhưng cũng ngầm cho là phải.
+ Nhưng đối với câu trả lời của Hưng Nhượng Vương thì Trần Quốc Tuấn lại nổi giận định tuốt gươm trừng trị.
Qua những hành động của Trần Quốc Tuấn, ta có thể thấy:
+ Ông là một con người trọng hiền tài, thể hiện ngay qua việc ông trưng cầu ý kiến của hai bậc bề tôi là Yết Kiêu và Dã Tượng.
+ Là người luôn trăn trở về vận nước.
+ Là một người cha nghiêm khắc, có những cách giáo dục con hiệu quả, đáng ngưỡng mộ.

22 tháng 7 2017

Trần Quốc Tuấn có suy nghĩ riêng với lời cha dặn: “Để điều đó trong lòng nhưng không cho là phải”. Nhưng ông vẫn hỏi ý kiến hai người gia nô và hai người con để thử lòng

- Trước lời nói của Yết Kiêu và Dã Tượng, ông cảm phục đến phát khóc, khen ngợi hai người

- Ngầm cho là phải

- Trước lời của Quốc Tảng, ông nổi giận rút gơm định trị tội và không muốn sau này Quốc Tảng nhìn mặt ông lần cuối

→ Ông là người trung nghĩa, không tư lợi cá nhân. Luôn yêu thương con nhưng cũng rất nghiêm khắc, thẳng thắn khi giáo dục con cái.

29 tháng 12 2020

b) “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”:- Với cách hiểu như trên thì thấy tình quê hương đất nước có ý nghĩa to lớn trong nhân cách một con người.- Đối với tuổi trẻ, hai câu thơ cảnh tỉnh những kẻ không nhớ quê hương, cội nguồn và nhấn mạnh phải chăm lo bồi đắp tình cảm quê hương như đã nêu. Không nên chỉ chăm lo bồi dưỡng trí tuệ, sức khỏe, vật chất,...(Có thể nêu dẫn chứng về số phận của những kẻ phản bội quê hương, đất nước).

29 tháng 12 2020

cảm ơn bạnnn

 

Nhà thơ thể hiện nỗi nhớ của mình qua hình ảnh " màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi" và "con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi" 

Cảnh dân chài đi đánh cá trở về được miêu tả : Họ trở về  với mẻ cá bội thu, trong niềm hân hoan chào đón của mọi người, cảm ơn mẹ Biển bao la đã cho họ nhận được thành quả lao động xứng đáng