K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3 2016

1. Giải thích ý nghĩa của bài thơ.

- Bài thơ đề cập đến hiện tượng tự nhiên: Nếu không có cảnh mùa đông tàn thì cũng không có được cảnh huy hoàng của mùa xuân. Đông qua rồi mới đến xuân, đó là qui luật tất yếu của tự nhiên.

- Từ qui luật tự nhiên, bài thơ liên tưởng đến con người: Trong khó khăn gian khổ, nếu con người chịu đựng được, vượt qua được những khó khăn thử thách thì sẽ đến được với cảnh huy hoàng của cuộc sống.

-  Những bước gian truân, tai ương gặp phải là những thử thách, rèn luyện làm cho tinh thần thêm hăng. Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.

2. Bàn luận, mở rộng vấn đề.

- Khẳng định quan niệm của Bác trong bài thơ là hoàn toàn đúng:

+ Trong cuộc sống, không mấy ai không gặp khó khăn, gian khổ. Trước những trở ngại không được bi quan, chán nản mà phải giữ vững niềm tin vào lí tưởng, mục đích cuộc sống của mình.

+ Những vất vả, khó khăn gặp phải như cơn gió lạnh mùa đông . Nếu chịu đựng và vượt qua được mùa đông lạnh lẽo thì sẽ được sống trong cảnh huy hoàng của ngày xuân. Điều đó có nghĩa vượt qua gian khổ sẽ đến được với thành công. Niềm tin đó sẽ giúp chúng ta vươn lên trong cuộc sống. Chính trong gian khổ con người sẽ vững vàng hơn. Tai ương gặp trong cuộc đời sẽ sẽ giúp tinh thần thêm hăng hái. HS có thể lấy dẫn chứng (cuộc đời Bác Hồ và các chiến sĩ cách mạng trong đấu tranh là dẫn chứng hùng hồn về sự kiên trì, nhẫn nại, về quyết tâm vượt qua những thử thách, về niềm tin và tinh thần lạc quan cách mạng).

- Phê phán những kẻ sợ khó khăn gian khổ, hay nản chí ngã lòng, bi quan trước những khó khăn thử thách trong cuộc sống.

3. Bài học nhận thức và hành động.

- Sống ở trên đời, khi đã xác định được mục đích đúng đắn, muốn đi đến thành công thì phải trải qua những gian nan thử thách. Nếu vượt qua được chắc chắn sẽ đạt được điều ta mong muốn.

- Chấp nhận đương đầu với khó khăn thử thách, đem hết khả năng của mình góp phần vào sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước.

- Bài thơ giúp ta hiểu được qui luật tất yếu của cuộc sống, từ đó hăng hái học tập và rèn luyện.

Theo mik nghĩ thì:

  • Nghĩa theo nghĩa thường: 

Theo quy luật tự nhiên thì phải có mùa đông dài lạnh giá thì mới có được cảnh đẹp ngày xuân.

  • Nghĩ theo nghĩa sâu sắc hơn:

Như quy luật tự nhiên, con người cũng giống như mùa vậy. Con người phải vất vả gian khổ thì mới có được vinh quang, đối với học trò thì nói như vầy cho dễ hiểu nè! Muốn được làm học sinh giỏi thì phải có gắng thì mới có điềm 10 bạn công nhận không nè? 

1) giới thiệu tập thơ" nhật ký trong tù" của chủ tịch HCM2) em hãy so sánh đối chiếu giữa nguyên tác với bản dịch nghĩa và bản dịch thơ của bài thơ " đi đường"3) tìm và phân tích giá trị của phép điệp ngữ đc sử dụng nhiều lần trong bài thơ " đi đường" khoảng 12-15 câu4) trong tập thơ " nhật ký trong tù" có những câu thơ- sống ở trên đời người cũng vậygian nan rèn luyện mới thành...
Đọc tiếp

1) giới thiệu tập thơ" nhật ký trong tù" của chủ tịch HCM

2) em hãy so sánh đối chiếu giữa nguyên tác với bản dịch nghĩa và bản dịch thơ của bài thơ " đi đường"

3) tìm và phân tích giá trị của phép điệp ngữ đc sử dụng nhiều lần trong bài thơ " đi đường" khoảng 12-15 câu

4) trong tập thơ " nhật ký trong tù" có những câu thơ

- sống ở trên đời người cũng vậy

gian nan rèn luyện mới thành công

- nghĩ mình trong bước gian truân

tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng 

a) những ý thơ trên giống với Ý thơ nào trong bài thơ " đi đường"

b) có thể rút ra bài học gì từ những câu thơ này

c) từ các câu thơ trên hãy viết thành một đoạn văn. Trong đoạn văn có sử dụng câu trần thuật để bộc lộ cảm xúc, câu trần thuật để thể hiện nghi vấn

0
5 tháng 5 2018

Hoàn cảnh ngắm trăng thật đặc biệt của nhà thơ:

   + Không rượu, không hoa >< rượu và hoa là những thứ không thể thiếu trong thú vọng nguyệt của người xưa.

   + Diễn ra trong cảnh lao tù chật chội, tù túng >< thú vui tao nhã ngắm trăng của người xưa phải ở nơi khoáng đạt, tâm hồn thư thái, an nhàn, thanh tĩnh.

  - Trong tù không rượu cũng không hoa nhằm nói lên cảm giác thiếu thốn hoa của người tù, nhớ tới rượu và hoa là muốn thưởng thức trọn vẹn cái đẹp.

   → Người ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: chốn ngục tù thiếu thốn, tối tăm.

  - Trước cảnh trăng đẹp Người bối rối, xốn xang "Đối thử lương tiêu nại nhược hà?"

   + Người yêu thiên nhiên say mê, rung cảm mãnh liệt trước vẻ đẹp của tạo hóa.

   → Tâm hồn người tù không bị vướng bận bởi những ách vật chất nặng nề, tâm hồn vẫn tự do, ung dung thưởng trăng đẹp.

  Không chỉ là nhà cách mạng, chiến sĩ yêu nước mà Người còn là nghệ sĩ đích thực với những rung động của tâm hồn thi nhân nhạy cảm trước vẻ đẹp của tự nhiên.

18 tháng 3 2021
– Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh:+ Người đang bị giam cầm ở chốn lao tù, nơi thiếu thốn , cực khổ trăm bề+ Nơi mất tự do.– Bác nói đến hoàn cảnh “không rượu cũng không hoa” vì:+ Người xưa thường ngắm trăng khi tâm hồn thanh tĩnh, thư thái, có đủ rượu, đủ hoa.+ Bác nói như thế không phải là nêu lên cái thiếu thốn mà để thể hiện sự mong muốn được thưởng thức trọn vẹn cái đẹp.– Qua hai câu đầu, em thấy Bác không chỉ là một người Cách mạng, người chiến sĩ mà còn là một người nghệ sĩ đích thực.
PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3.0 điểm)Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:   Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền...
Đọc tiếp

PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3.0 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

   Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt 14 tháng ở tù (từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943), tuy bị đày ải vô cùng cực khổ, Hồ Chí Minh vẫn làm thơ. Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay mà Người đặt tên là Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù)

Về nội dung:

         Tập thơ phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa, đen tối của chế độ nhà tù cũng như xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.

      Tập thơ thể hiện tâm hồn phong phú, cao đẹp của người tù vĩ đại. về phương diện này, có thể coi "Nhật kí trong tù" như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chân dung Hồ Chí Minh trong tập thơ là hình ảnh nhà ái quốc vĩ đại có dũng khí lớn, lúc nào cũng nóng lòng sốt ruột hướng về Tổ quốc, khát khao tự do, là chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuất. Bị đày đọa trong lao tù, Người vẫn ung dung, tự tại, tràn đầy tinh thần lạc quan. Chân dung Hồ Chí Minh còn là hình ảnh bậc đại nhân có tình thương yêu bao la, thấu hiểu cảnh ngộ của mọi kiếp người, nhạy cảm với niềm vui, nỗi đau của con người. Tâm hồn Hồ Chí Minh nhạy cảm với mọi biến thái của thiên nhiên. Tập "Nhật kí trong tù" bộc lộ cốt cách của một thi nhân, một nghệ sĩ lớn.

Về mặt nghệ thuật : Là tác phẩm được đánh giá cao thể hiện vẻ đẹp phong cách nghệ thuật thơ Hồ chí minh nổi bật là sự kết hợp hài hòa giữa thơ cổ điển và hiện đại trong toàn bộ tác phẩm.

 Cảm mến trước tài năng và tâm hồn Bác, khi đọc tập thơ, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:

Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp

     Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh

  Vần thơ của Bác vần thơ thép

     Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.

a.Xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung của đoạn trích? (1.0 điểm)

b.(2.0 điểm) Em đã đọc, đã học những bài thơ nào trong tập thơ này? Bài học sâu sắc của bản thân qua những bài thơ ấy. (Gạch ý)

PHẦN LÀM VĂN: (7.0 điểm)

 Viết bài văn trình bàycảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ được thể hiện qua hai bài thơ trên

1
24 tháng 3 2020

Nguyễn khánh

24 tháng 3 2021
NGỤC TRUNG NHẬT KÍ ( Nhật kí trong tù ) của Hồ Chủ Tịch NGỤC TRUNG NHẬT KÍ Đọc Nhật kí trong tù của Hồ Chủ Tịch, nhà thơ Hoàng Trung Thông viết: “Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình” Em hiểu bốn câu thơ trên như thế nào? Chọn và phân tích những câu thơ tiêu biểu trong “Nhật kí trong tù”để làm sáng tỏ ý thơ trên. * Bài làm Giản dị và thực tế như cuộc sống đời thường, thơ văn Bác đi vào lòng người rất nhẹ nhàng, sâu sắc, mà khi đọc ta không thể nào quên; cũng như bao nhà thơ, nhà văn khác, khi đọc “Nhật kítrong tù”, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã thực sự rung động trước cái hay, cái đẹp của từng bài thơ, lời thơ, ý thơ, để rồi cảm xúc trào dâng, ông viết: “Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mang bát ngát tình” Nhà thơ Xuân Diệu khi đọc “Nhật kí trong tù” của Bác Hồ có lần đã nói: Càng đọc càng hay, càng kính trọng người tù – Hồ Chí Minh… Với Hoàng Trung Thông thì “trăm bài trăm ý đẹp” nghĩa là “Nhật kí trong tù” bài nào cũng “đẹp”. Không phải cái đẹp lặp lại, mà mỗi bài mỗi vẻ khác nhau. Tất cả đều đẹp. Tác giả lại viết “ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh”. Ta nên hiểu “ánh đèn tỏa rạng” ở đây như thế nào? Phải chăng ý nhà thơ muốn nói: “ánh đèn” chính là thơ Bác; thơ Bác như “ánh đèn” đã “tỏa rạng”, giúp cho ta hiểu thêm về Bác – một con người vĩ đại và dạy ta biết cách “làm người”. Bởi vì: “Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”Nhà thơ nói đó là những “vần thơ thép”; những vần thơ mang “chất thép” của con người cộng sản Hồ Chí Minh. “Thép” ở đây là ý chí, là nghị lực, là dũng khí lớn để vượt qua hoàn cảnh và khắc phục hoàn cảnh của một con người vĩ đại. Nhưng dù là “thơ thép” nhưng tình vẫn “bát ngát mênh mông”. Đó mới là điều Hoàng Trung Thông cần nói và đã nói. Có ý kiến cho rằng: linh hồn trong “Nhật kí trong tù” là vẻ đẹp tâm hồn của con người Hồ Chí Minh – Người cộng sản. Tâm hồn của một con người đích thực thì bao giờ cũng vượt lên trên mọi gian khổ, khó khăn để khẳng định chính mình: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng (Chiều tối) Cũng phải nói ngay rằng, đây là một cảnh thực; là cảnh Bác đã phác họa trên đường bị giải, khi trời chiều đã bảng lảng; trên trời một cánh chim cô đơn đang bay mỏi mệt mà không biết sẽ đậu chốn nào “về rừng tìm chốn ngủ” và “từng chòm mây, trôi nhẹ” che mặt trời cũng sẽ tìm chỗ dừngchân (phía cuối trời!). Vậy là con chim còn có đích để mà dừng (“Về rừng) còn con người ở đây thì sao? Giữa cảnh âm u mịt mùng của rừng núi hiểm trở không một phút được dừng chân. Tất cả chỉ còn là sự mỏi mệt, vội vã, sự uể oải đầy nặng nhọc. Tưởng như tất cả cảnh vật đã rất buồn và chìm đi trong bóng tối khi mà người tù cũng đã mỏi mệt. Nhưng không, chỉ bằng một từ “hồng” nhà thơ đã xóa sạch đi đêm tối bao trùm và ánh sáng màu hồng đã bao phủ toàn bộ bài thơ. Tất cả sự mỏi mệt, vội vã, sự nặng nhọc mà tác giả đã diễn tả ở trên không còn nữa; thay vào đó là niềm vui, là sự hân hoan hướng về phía ánh sáng nơi có “ Cô em xóm núi xay ngô tối”.Phải chăng đấy còn là sự khao khát của con người xa quê, hướng về cuộc sống và sự sinh hoạt bình thường mà đầm ấm của gia đình.Với câu cuối cùng, tất cả còn lại chỉ là một màu hồng; màu hồng làm sáng không gian, soi rõ hình ảnh của”cô em xóm núi” đang miệt mài lao động, phải chăng, đó cũng là màu hồng của tư tưởng Bác, là cái tình mênh mông, bát ngát mà Bác dành cho con người, cho cảnh vật. Gà gáy một lần đêm chửa tanChòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn Người đi cất bước trên đường thẳm Rát mặt đêm thu, trận gió hàn (Khổ I, Giải đi sớm) Có người cho rằng ở khổ I này, cảnh vật và con người đối nhau. Đúng như thế. Nhưng tuy đối nhau mà sự hòa hợp giữa tâm hồn rất đẹp, rất sáng của người tù với thiên nhiên lại thêm phần đẹp và ảo hơn. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy, lòng lạc quan cách mạng vừa là phương thức để tồn tại, để vượt qua, vừa để khắc phục mọi hoàn cảnh. Đó là điều tất yếu, song cái chính vẫn là ở tâm hồn con người, ở ý nghĩa, ở niềm tin. Nói như Hoài Thanh đó là “ Cảnh ban mai tràn đầy khí thế “. Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng Bóng tối đêm tàn quét sạch không Hơi ấm bao la trùm vũ trụ Người đi thi hứng bỗng thêm nồng. Nếu như không có một niềm tin sắt đá vào một tương lai tươi sáng, thử hỏi làm sao Bác có thể có được những giọng thơ tràn đầy hào khí đến thế ? Trong bài “cảnh chiều hôm”, ý thơ chuyển sang một đề tài, một khía cạnh khác, nhưng cáichất “thép” và “tình” đặc biệt”bát ngát mênh mông” của Người vẫn không hề thay đổi: Hoa hồng nở, hoa hồng lại rụng Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình Hương hoa bay thấu vào trong ngục Kể với tù nhân nỗi bất bình Bài thơ nói rất thực về sự việc “ hoa hồng nở, hoa hồng lại rụng”.Vậy đấy! đẹp như hoa hồng mà nở rồi cuối cùng cũng phải tàn. Đó chẳng phải là sự vô tình của thiên nhiên? Nhưng đâu chỉ là thiên nhiên vô tình. Chất “thép” nằm ở chỗ nhận ra và phê phán thói vô tình này. Và sự bất bình của chút hương hoa chỉ có thể đem giải bày cùng người tù – người cộng sản vĩ đại, một nghệ sĩ, một nhà thơ. Âu đó cũng là cái tình của Bác với hoa với nhân loại đau khổ vậy. Người xưa có câu: “ Khi lo, lo trước thiên hạ, Khi vui, vui sau thiên hạ”. Hồ Chí Minh cũng vậy, Người buồn với nỗi buồn của người đời. Người che chở cho cả “ nhân loại cần lao”. Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông đỏ nặng phù saMột tâm hồn, một con người, một cuộc đời luôn yêu tất cả, chỉ quên mình. Đó là con người vĩ đại,sống hết mình, vì con người; vì vậy, khi làm thơ, dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt, thơ Bác vẫn là “vần thơ thép “, “Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”.
Lập dàn ý chi tiết bằng cách trả lời các câu hỏi bên dưới cho đề bài sau:     Phát biểu cảm nghĩ về bài Tiếng Gà Trưa của Xuân Quỳnh.1. Đó là tác phẩm nào, của tác giả nào?2. Tình cảm suy nghĩ chung về tác phẩm đó?3. Em đã đọc tác phẩm trong hoàn cảnh nào?4. Điều gì từ cuộc sống đã khiến em quan tâm đến tác phẩm?5.Tình cảm, cảm xúc đó có gì đồng điệu với tình cảm, cảm xúc...
Đọc tiếp

Lập dàn ý chi tiết bằng cách trả lời các câu hỏi bên dưới cho đề bài sau:   

  Phát biểu cảm nghĩ về bài Tiếng Gà Trưa của Xuân Quỳnh.

1. Đó là tác phẩm nào, của tác giả nào?

2. Tình cảm suy nghĩ chung về tác phẩm đó?

3. Em đã đọc tác phẩm trong hoàn cảnh nào?

4. Điều gì từ cuộc sống đã khiến em quan tâm đến tác phẩm?

5.Tình cảm, cảm xúc đó có gì đồng điệu với tình cảm, cảm xúc của em?

6.Những hình ảnh nào của bài thơ khiến em thích thú vì sao?

7.Nhạc điệu giọng điệu của bài thơ có gì đặc biệt đối với cảm nhận của em?

8.Những biện pháp tu từ ẩn dụ,so sánh, nhân hóa... có điểm nào khiến bài thơ thêm sâu sắc cô đọng?

9 Không gian và thời gian của tác phẩm đó gợi lên trong em cảm xúc gì?

10.Thông điệp gì được gửi gắm trong tác phẩm?

11.Khẳng định lại tình cảm suy nghĩ về tác phẩm đó?

CÁC BẠN ƠI CÁC BẠN GIÚP MÌNH VỚI MÌNH RẤT CẦN BÀI NÀY ĐỂ NỘP CHO GIÁO VIÊN VÀO SÁNG CHỦ NHẬT. MÌNH MONG CÁC BẠN GIÚP ĐỠ. MÌNH CẢM ƠN CÁC BẠN NHIỀU Ạ.

2
17 tháng 6 2018

Lập dàn ý chi tiết bằng cách trả lời các câu hỏi bên dưới cho đề bài sau:   

  Phát biểu cảm nghĩ về bài Tiếng Gà Trưa của Xuân Quỳnh.

1. Đó là tác phẩm nào, của tác giả nào?

=> Đó là bài Tiếng Gà Trưa của Xuân Quỳnh.

2. Tình cảm suy nghĩ chung về tác phẩm đó?

=> Đây là một bài thơ hay , ý nghĩa và sâu sắc, nhiều hình ảnh.

3. Em đã đọc tác phẩm trong hoàn cảnh nào?

=> Em đọc nó trong quyển sách Ngữ Văn 7 khi đang học lớp 7.

4. Điều gì từ cuộc sống đã khiến em quan tâm đến tác phẩm?

=> Tình cảm bà cháu, tình thương gia đình, tình yêu quê hương đất nước trong cuộc sống khiến em quan tâm tác phẩm đó.

5.Tình cảm, cảm xúc đó có gì đồng điệu với tình cảm, cảm xúc của em?

=> Tình cảm bà cháu, tình thương gia đình, tình yêu quê hương đất nước đồng điệu với tình cảm, cảm xúc của em.

6.Những hình ảnh nào của bài thơ khiến em thích thú vì sao?

=> Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.Vì đây là hình ảnh thân thuộc của làng quê ta.

=> Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu. Vì đây là hình ảnh người bà tần tảo, chất chiu, chịu thương , chịu khó.

7.Nhạc điệu giọng điệu của bài thơ có gì đặc biệt đối với cảm nhận của em?

=> Nhạc điệu, giọng điệu bài thơ rất là bình dị, sâu sắc .

8.Những biện pháp tu từ ẩn dụ,so sánh, nhân hóa... có điểm nào khiến bài thơ thêm sâu sắc cô đọng?

=> Những biện pháp tu từ ẩn dụ,so sánh, nhân hóa... có những điểm khiến bài thơ thêm sâu sắc cô đọng là : " Nghe xao động nắng trưa - Nghe bàn chân đỡ mỏi - Nghe gọi về tuổi thơ" ; " Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ"; " Ổ rơm hồng những trứng"; " Vì lòng yêu Tổ quốc  - Vì xóm làng thân thuộc  - Bà ơi, cũng vì bà  - Vì tiếng gà cục tác -  Ổ trứng hồng tuổi thơ" và lặp lại câu " Tiếng gà trưa".

9 Không gian và thời gian của tác phẩm đó gợi lên trong em cảm xúc gì?

=> Không gian và thời gian của tác phẩm gợi lên cho em cảm xcs xao xuyến, bồi hồi và hiện lên âm thanh bình dị của làng quê ta.

10.Thông điệp gì được gửi gắm trong tác phẩm?

=> .Thông điệp được gửi gắm trong tác phẩm là" Tình cảm bà cháu là vô cùng thiêng liêng , cao cả mà lại hết sức bình dị. hãy biết trân trọng tình cảm này và biết yêu thương , kính trọng bà của mình. Ngoài ra chúng ta còn phải yêu thương, bảo vệ gia đình và làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước, con người.'

11.Khẳng định lại tình cảm suy nghĩ về tác phẩm đó?

=> Đây là một bài thơ ý nghĩa nhất mà em từng đọc . Bài thơ này như mợ lời tâm tình của người chiến sĩ gửi về hậu phương cho người bà yêu mếm của mình. Bài thơ rất hay, rất đẹp.

~ Hok Tốt ~

16 tháng 6 2018

Bạn ạ!

Tất cả các câu hỏi của bạn thực sự không khó nhưng bạn cũng có thể tìm đáp án theo từ ý một trên Google.

Bạn cứ tìm đáp án từng câu rồi ghép lại với nhau, thêm mắm thêm muối vào là ok. Chứ bạn đăng một câu hỏi dài như thế này, nhìn qua đã không muốn làm rồi (cái này mình nói thật) với lại có nhiều câu chắc bạn cũng thừa biết đáp án, ví dụ như câu 1 (trong sgk có), câu 3 (bạn đọc trong hàn cảnh nào thì kể ra),

câu 6 (bạn thích cái nào thì cứ nói, đó là bạn thích chứ có phải minh thích đâu, cái này nên động não)

Chúc bạn học tốt! Hãy tự vận dụng khả năng và kiến thức của mình chứ đừng phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác!

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viênXuân giang xuân thủy tiếp xuân thiênYên ba thâm xứ đàm quân sựDạ...
Đọc tiếp

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:

Trong tù không rượu củng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

( Ngắm trăng - Nhật kí trong tù )

Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. 

0