K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1 (5.0đ) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:“Các... Các... Các...Một con bồ các[2] kêu váng lên. Cái con này bao giờ cũng vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuổi đánh.Chị Điệp nhanh nhảu:- Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu[3]. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú lại là chú bồ các,...Thế thì ra dây mơ, rễ má thế nào mà chúng đều có họ với nhau. Họ của chúng đều hiền cả. Chúng đều mang...
Đọc tiếp

Câu 1 (5.0đ) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Các... Các... Các...
Một con bồ các[2] kêu váng lên. Cái con này bao giờ cũng vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuổi đánh.
Chị Điệp nhanh nhảu:
- Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu[3]. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú lại là chú bồ các,...
Thế thì ra dây mơ, rễ má thế nào mà chúng đều có họ với nhau. Họ của chúng đều hiền cả. Chúng đều mang vui đến cho giời đất. Sáo sậu, sáo đen hót, đậu cả lên lưng trâu mà hót mừng được mùa. Nhà bác Vui có con sáo đen tọ toẹ học nói. Nó bay đi ăn, chiều chiều lại về với chủ. Con tu hú to nhất họ, nó kêu “tu hú” là mùa tu hú chín; không sai một tẹo nào. Cả làng có mỗi cây tu hú ở vườn ông Tấn. Tu hú đỗ ngọn cây tu hú mà kêu. Quả chín đỏ, đầy ụ như mâm xôi gấc. Tiếng tu hú hiếm hoi; quả hết, nó bay đi đâu biệt.
Một đàn chim ngói sạt qua rồi vội vã kéo nhau về hướng mặt trời lặn.
Nhạn tha hồ vùng vẫy tít mây xanh “chéc chéc”.

 (Trích ngữ văn 6. Bộ “Chân trời sáng tạo” , nhà xuất bản Giáo dục 2021)

2. Nêu nội dung của đoạn đề cho.? ( yêu cầu đọc kĩ đoạn văn ít nhất 2 lần – 3 lần)

Các bạn giúp mình đi huhu mình sắp thi rồi

 

0
Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn. Lại có tiếng ào ào như thác nước chảy xiết: rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu tứ phía.Bây giờ, ai nấy trong đình đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên, một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:- Bẩm...quan lớn...đê vỡ...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 “Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn. Lại có tiếng ào ào như thác nước chảy xiết: rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu tứ phía.

Bây giờ, ai nấy trong đình đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên, một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:

- Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!

Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:

-  Đê vỡ rồi!… Đê vỡ rồi, thời ông cắt cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?… Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?”

                                                                           (Ngữ văn 7- tập 2,  trang 76)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Văn bản đó được viết theo thể loại nào?

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 3: Dấu chấm lửng và dấu gạch ngang trong đoạn trích dùng để làm gì?

Câu 4: Tìm phép liệt kê trong đoạn trích và nêu tác dụng của phép liệt kê đó.

Câu 5: Đoạn văn trên cho em hiểu gì về bản chất của tên quan phụ mẫu?

Phần II: Tập làm văn

Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn trình bày giá trị hiện thực và nhân đạo của văn bản em tìm được trong phần I. Đọc – hiểu.

Câu 2: Hãy giải thích câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

 

1
9 tháng 5 2021

ban hoc truong nao vay

11 tháng 5 2021

THCS Nguyễn Khuyến-Bình lục-Hà Nam

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:             “Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn. Lại có tiếng ào ào như thác nước chảy xiết: rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu tứ phía.Bây giờ, ai nấy trong đình đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên, một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:- Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

             “Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn. Lại có tiếng ào ào như thác nước chảy xiết: rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu tứ phía.

Bây giờ, ai nấy trong đình đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên, một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:

- Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!

Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:

-  Đê vỡ rồi!… Đê vỡ rồi, thời ông cắt cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?… Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?”

(Ngữ văn 7- tập 2-NXB Giáo dục Việt Nam)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai ? Nêu phương thức biểu đạt chính và  thể loại của văn bản chứa đoạn văn ấy? ( 1đ)

Câu 2: Em hãy nêu nội dung chính của đoạn văn trên? ( 0,5đ)

Câu 3: Tìm phép tu từ trong câu văn “ Thốt nhiên, một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời…”  và nêu tác dụng của phép tu từ đó? ( 1đ)

Câu 4: Dựa vào đoạn trích trên và những hiểu biết về văn bản chứa đoạn trích ấy, em hãy viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu nêu cảm nhận của mình về giá trị hiện thực của tác phẩm, trong đó có có sử dụng dấu chấm lửng và chỉ rõ công dụng của dấu chấm lửng ấy. ( 2,5đ)

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi :      Tự nhiên, một hôm có một đàn chim lớn bay từ phương tây lại, đậu đen ngòm cả một bãi cát (1). Rồi chúng bay đến trước mặt hai vợ chồng kêu váng cả lên, thả xuống năm sáu hột(2). Ít lâu sau từ những hột ấy mọc ra một loại cây dây bò lan xanh um cả bãi, có rất nhiều quả xanh mướt, to bằng đầu người(3). Mai An Tiêm trẩy một quả, bổ ra thấy ruột...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi :

     Tự nhiên, một hôm có một đàn chim lớn bay từ phương tây lại, đậu đen ngòm cả một bãi cát (1). Rồi chúng bay đến trước mặt hai vợ chồng kêu váng cả lên, thả xuống năm sáu hột(2). Ít lâu sau từ những hột ấy mọc ra một loi cây dây bò lan xanh um cả bãi, có rất nhiều quả xanh mướt, to bằng đầu người(3). Mai An Tiêm trẩy một quả, bổ ra thấy ruột đỏ hồng, hột đen nhánh(4). Vợ chồng con cái cùng nếm thấy vị ngòn ngọt thanh thanh, Mai reo lên(5):

- Ôi đây là thứ dưa lạ, chưa từng thấy bao giờ(6). Hãy gọi nó là dưa tây, vì thứ dưa này được bầy chim đưa từ phương tây lại từ đất liền ra cho chúng ta(7). Trời nuôi sống chúng ta rồi(8)

(Nguyễn Đồng Chí. Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học xã hội, 1976, tr. 8)

Câu 9:  Hãy chỉ ra những chi tiết có thế giúp ta hình dung được hoàn cảnh sống của các nhân vật. Hoàn cảnh đó đã tác động như thế nào đến nhân vật chính ?

Câu 10: Từ những gì được gợi lên trong đoạn trích, ern suy nghĩ như thế nào về mới quan hệ giữa con người và thiên nhiên?

1
13 tháng 3 2023

Câu 9: Những chi tiết có thể giúp ta hình dung hoàn cảnh sống của các nhân vật bao gồm: họ sống trong một vùng đất ven biển, chịu ảnh hưởng của động vật và thực vật của tự nhiên, và phải tự cung cấp thực phẩm và nước uống cho bản thân và gia đình. Hoàn cảnh này đã tác động dương tính đến nhân vật chính bởi vì chúng đã tìm thấy một loại cây mới mang lại sự sống và thực phẩm cho họ.

Câu 10: Từ những gì được gợi lên trong đoạn trích, ta có thể suy nghĩ rằng con người và thiên nhiên đang tồn tại trong một tương tác tốt đẹp, mà con người cảm thấy vô cùng biết ơn và kính trọng thiên nhiên về những nguồn tài nguyên và sự sống mà nó mang đến. Câu chuyện cũng cho thấy rằng thế giới tự nhiên có thể cung cấp cho con người tất cả những gì chúng ta cần để sống, nếu chúng ta coi trọng và tôn trọng nó.

 

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn. Lại có tiếng ào ào như thác nước chảy xiết: rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu tứ phía.Bây giờ, ai nấy trong đình đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên, một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:- Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!Quan lớn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 “Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn. Lại có tiếng ào ào như thác nước chảy xiết: rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu tứ phía.

Bây giờ, ai nấy trong đình đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên, một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:

- Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!

Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:

-  Đê vỡ rồi!… Đê vỡ rồi, thời ông cắt cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?… Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?”

                                                                                       (Ngữ văn 7- tập 2,  trang 76)

Câu 1: Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Tác phẩm đó được viết theo thể loại nào?

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 3: Tìm phép liệt kê trong đoạn trích và nêu tác dụng của phép liệt kê đó

Câu 4: Từ hiểu biết về tác phẩm có đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh tên quan phụ mẫu. Trong đó, có sử dụng 1 câu có thành phần trạng ngữ.

1
1 tháng 5 2022

C1:

- Đoạn văn trích trong tác phẩm "Sống chết mặc bay "

- Do Phạm Duy Tốn sáng tác.

- Tác phẩm viết theo thể loại truyện ngắn.

 

C2:

- PTBĐ chính: Tự sự

 

C3:

- Phép liệt kê trong đoạn trích: rồi lại tiếng gà, chó, trâu, bò kêu tứ phía

- Tác dụng: Con vật kêu khắp nơi vì bị nước lũ cuốn trôi.

 

       

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn. Lại có tiếng ào ào như thác nước chảy xiết: rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu tứ phía.Bây giờ, ai nấy trong đình đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên, một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:- Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!Quan lớn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 “Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn. Lại có tiếng ào ào như thác nước chảy xiết: rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu tứ phía.

Bây giờ, ai nấy trong đình đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên, một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:

- Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!

Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:

-  Đê vỡ rồi!… Đê vỡ rồi, thời ông cắt cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?… Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?”

                                                                                       (Ngữ văn 7- tập 2,  trang 76)

câu1: Từ hiểu biết về tác phẩm có đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh tên quan phụ mẫu. Trong đó, có sử dụng 1 câu có thành phần trạng ngữ.

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:“Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: chắc hẳn con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: chắc hẳn con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thật thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.”

a. "Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên". Cho em biết điều gì?

b. Trong đoạn văn trên em thích chi tiết nào nhất? vì sao?

 

0
21 tháng 2 2021

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!           

=> câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc uất ức của người tù cách mạng khi bị giam dữ trong ngục, qua đó thể hiện nỗi khát khao có đưuọc tự do    

Chúc bạn học tốt

21 tháng 2 2021

Bạn ơi viết đoạn văn mà mình có bảo là tìm câu cảm thân đâu 🤔

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“ Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: ''A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?'' Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“ Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: ''A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?'' Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”

                                                                          (Lão Hạc-Nam Cao)

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2: Người kể trong đoạn trích là ai? Kể về sự việc gì?
Câu 3: Chỉ ra các thán từ và các tình thái từ được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 4: Tìm từ tượng thanh trong đoạn trích?

Câu 5: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 6:  Vì sao lão Hạc lại nghĩ '' Nó cứ làm như nó trách tôi ...'' ?
Câu 7:  Vì sao lão Hạc phải tìm đến cái chết?

Câu 8: Cho câu chủ đề: “Lão Hạc là một người nông dân giàu lòng tự trọng”. Em hãy viết đoạn văn diễn dịch (từ 8-10 câu) triển khai câu chủ đề trên. Trong đoạn, có sử dụng trợ từ. (Gạch chân dưới trợ từ và chú thích).

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:“Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: chắc hẳn con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:

“Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: chắc hẳn con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thật thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.”

   (Trích “Hạt giống tâm hồn”)

Tìm và phân tích nghĩa tình thái trong đoạn văn trên?

1
23 tháng 12 2018

Tìm và phân tích nghĩa tình thái có trong đoạn văn:

- Chắc hẳn: phỏng đoán sự việc với độ tin cậy thấp.

- Thật thảm thiết : khẳng định tính chân thực của sự việc.