K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2021

C

Lớp vỏ bên ngoài bằng kitin cứng nên bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của kẻ thù.

Đặc điểm nào sau đây khiến châu chấu phát triển và trở thành nạn “Đại dịch” lớn? *Châu chấu có tuyến sinh dục lưỡng tính phát triểnChâu chấu có cơ hàm khỏe, sắc, ăn được cả rễ câyChâu chấu là loài động vật ăn tạp, đẻ nhiều trứng, sinh sản nhanh.Lớp vỏ bên ngoài bằng kitin cứng nên bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của kẻ thù.Cơ thể nhện có bao nhiêu đôi chân bò? *Cơ thể nhện có 4 đôi chân...
Đọc tiếp

Đặc điểm nào sau đây khiến châu chấu phát triển và trở thành nạn “Đại dịch” lớn? *

Châu chấu có tuyến sinh dục lưỡng tính phát triển

Châu chấu có cơ hàm khỏe, sắc, ăn được cả rễ cây

Châu chấu là loài động vật ăn tạp, đẻ nhiều trứng, sinh sản nhanh.

Lớp vỏ bên ngoài bằng kitin cứng nên bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của kẻ thù.

Cơ thể nhện có bao nhiêu đôi chân bò? *

Cơ thể nhện có 4 đôi chân bò

Cơ thể nhện có 2 đôi chân bò

Cơ thể nhện có 3 đôi chân bò

Cơ thể nhện có 1 đôi chân bò

Điểm khác nhau giữa sò và trai sông là gì? *

Trai sông sống ở nước ngọt, sò sống ở vùng ven biển

Cơ thể của sò không có khoang áo, còn cơ thể trai sông có khoang áo

Sò sống ở nước ngọt, trai sông sống ở nước lợ

Vỏ trai sông có cấu tạo gồm 2 lớp còn vỏ sò có cấu tạo gồm 3 lớp.

Mực giống với bạch tuộc ở đặc điểm gì? *

Đều có lối sống vùi mình trong bùn đất

Cơ thể mềm, sống ở biển, có lối sống vùi mình trong bùn cát

Cơ thể đều có 2 tua dài và 8 tua ngắn

Đều sống ở biển, có lối sống săn mồi tích cực

Phát biểu nào dưới đây là Đúng khi nói về đặc điểm cơ thể của trai sông? *

Vỏ trai sông gồm 2 mảnh gắn với nhau, dưới vỏ là áo trai, mặt ngoài áo tiết ra lớp vỏ đá vôi, mặt trong áo tạo thành khoang áo.

Miệng trai có tua dài và tua ngắn.

Cơ thể có khoang áo, mặt ngoài áo trai tiết ra lớp vỏ xà cừ.

Vỏ trai có cấu tạo gồm 2 lớp là lớp đá vôi và lớp xà cừ

Đặc điểm nào sau đây “không có” ở các đại diện của ngành Thân mềm? *

Cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên

Thân mềm, có vỏ đá vôi.

Hệ tiêu hoá phân hoá.

Có khoang áo.

Dựa vào đặc điểm nào của tôm sông người ta hay dùng một chút thính giải vào lưới khi đánh bắt tôm sông để đạt hiệu quả hơn ? *

Khứu giác trên 2 đôi râu của tôm sông rất nhạy bén, khi rải thính tôm sông sẽ tìm đến nguồn thức ăn nên sẽ đánh bắt được nhiều hơn

Tôm sông bắt mồi bằng đôi càng chắc khỏe, có thể nghiền nát được thính.

Tôm sông hô hấp bằng mang, khi rải thính tôm sẽ thu hút được tôm sông

Tôm sông tạp ăn, mồi nào cũng ăn được

Loài động vật nào sau đây không thuộc lớp hình nhện? *

Bọ cạp

Nhện chuối

Mọt ẩm

Ve bò

Ong mật, cà cuống được khai thác dùng làm gì? *

Dùng để làm sạch môi trường

Làm thuốc chữa bệnh

Tiêu diệt các loài sâu gây bệnh cho cây trồng

Dùng để thụ phấn cho cây trồng

Loài động vật nào sau đây không thuộc ngành thân mềm? *

Mực, trai sông

Cua cốm, ghẹ

Trai sông, bạch tuộc

Ốc vặn, ốc gạo

Ý nghĩa của việc bám vào da và mang cá của ấu trùng trai sông là gì? *

Giúp ấu trùng thực hiện hô hấp để lấy oxi

Giúp ấu trùng phát tán giống nòi đi xa và tận dụng được nguồn dinh dưỡng trên da và mang cá.

Giúp ấu trùng lấy oxi và bảo vệ ấu trùng không bị động vật khác ăn mắt.

Giúp ấu trùng bắt mồi dễ dàng hơn

Vỏ cơ thể tôm sông có đặc điểm gì? *

Vỏ cơ thể cấu tạo bằng cuticun, thành phần vỏ cơ thể có chứa sắc tố

Vỏ cơ thể cấu tạo bằng cutin, ngấm thêm canxi nên cứng cáp

Vỏ cơ thể cấu tạo bằng canxi, thành phần vỏ có thể chứa sắc tố nên cứng cáp

Vỏ cơ thể cấu tạo bằng kitin, ngấm thêm canxi nên cứng cáp, thành phần vỏ cơ thể có chứa sắc tố

Trong các biện pháp sau đây, biện pháp nào giúp tiêu diệt các loài sâu bọ và không ảnh hưởng đến môi trường? *

Sử dụng thuốc xịt muỗi để diệt muỗi trong nhà

Sử dụng thuốc trừ sâu để diệt trừ bọ rầy ở lúa

Sử dụng chất đốt để đuổi ong.

Sử dụng ong mắt đỏ đẻ trứng kí sinh trong cơ thể sâu xám để tiêu diệt sâu

Phát biểu nào sau đây là “Sai” khi nói về vai trò thực tiễn của ngành Thân mềm? *

Làm sạch môi trường nước.

Có giá trị về mặt địa chất.

Làm thức ăn cho các động vật khác.

Là vật chủ trung gian truyền nhiễm bệnh sốt xuất huyết.

Chúng ta cần làm gì để phòng tránh các loài sâu bọ có hại mà không gây ô nhiễm môi trường, không làm mất cân bằng sinh thái? *

Sử dụng phân bón hóa học quá liều lượng

Nuôi cấy nhiều loài thiên địch để tiêu diệt triệt để các loài sinh vật gây hại.

Sử dụng các thuốc hóa học, thuốc trừ sâu thường xuyên

Sử dụng các loài vật thiên địch tiêu diệt sâu bọ có hại, sử dụng đèn cầy để bẫy sâu bọ, sử dụng hàm lượng thuốc trừ sâu hợp lí

Loài động vật nào sau đây có tập tính chăng lưới và bắt mồi sống? *

Nhện nhà

Bọ ngựa

Ong mật

Bọ cạp

Vỏ trai sông, vỏ sò có ý nghĩa thực tiễn như thế nào? *

Dùng làm khảm tranh, đồ trang trí.

Làm sạch môi trường nước.

Có giá trị về xuất khẩu.

Làm thực phẩm.

Tôm sông kiếm ăn vào thời gian nào trong ngày? *

Tôm sông kiếm ăn vào lúc nước dâng cao trong ngày.

Tôm sông kiếm ăn vào buổi sáng sớm

Tôm sông kiếm ăn vào lúc chập tối

Tôm sông kiếm ăn vào buổi trưa

Đại diện nào sau đây thuộc ngành giun đốt có lối sống kí sinh ngoài? *

Đỉa, vắt

Giun đất, giun đỏ

Rươi, vắt

Sá sùng, đỉa

Tại sao khi mài mặt ngoài vỏ trai sông lại ngửi thấy mùi khét? *

Vì phía ngoài vỏ trai là lớp kitin nên khi mài có mùi khét

Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo từ canxi nên khi mài có mùi khét

Vì lớp vỏ ngoài chứa nhiều chất khoáng nên mài sẽ ngửi thấy mùi khét

Vì phía ngoài vỏ trai là lớp sừng nên khi mài có mùi khét

0
5 tháng 12 2021

TK

1.undefined

5 tháng 12 2021

bạn tham khảo

2. CÓ 1 đôi râu , 3 đôi chân , 2 đôi cánh 

3.phân tính, tuyến sinh dục dạng chùm, tuyến phụ sinh dục dạng ống. Trứng đẻ dưới đất thành ổ (hình 26.5). Châu chấu non nở ra đã giống trưởng thành nhưng nhỏ, chưa đủ cánh, phải sau nhiều lần lột xác mới trở thành con trưởng thành. Đó là hình thức biến thái không hoàn toàn.

 

4. chúng có lớp vỏ kitin cứng bọc bên ngoài cơ thể, vỏ cũ phải bong ra để hình thành vỏ mới. Trong thời gian đợi vỏ mới cứng thì châu chấu non lớn lên một cách nhanh chóng.

 

5.

 

- So với các loài sâu bọ khác thì khả năng di chuyển của châu chấu linh hoạt hơn.

Vì châu chấu có đôi càng to khỏe. Giúp chúng có thể bật xa, nhanh chóng, kết hợp với đôi cánh có thể bay từ ruộng này sang ruộng khác một cách li hoạt. 

 

Mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái đồng cỏ được mô tả như sau: Cỏ là thức ăn của cào cào, châu chấu, dế, chuột đồng, thỏ và cừu. Giun đất sử dụng mùn hữu cơ làm thức ăn. Cào cào, chấu chấu, giun đất và dế đều là thức ăn của gà. Chuột đồng và gà là thức ăn của rắn. Đại bàng sử dụng thỏ, rắn, chuột và gà làm thức ăn. Cừu là loài động vật...
Đọc tiếp

Mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái đồng cỏ được mô tả như sau: Cỏ là thức ăn của cào cào, châu chấu, dế, chuột đồng, thỏ và cừu. Giun đất sử dụng mùn hữu cơ làm thức ăn. Cào cào, chấu chấu, giun đất và dế đều là thức ăn của gà. Chuột đồng và gà là thức ăn của rắn. Đại bàng sử dụng thỏ, rắn, chuột và gà làm thức ăn. Cừu là loài động vật được nuôi để lấy lông nên được con người bảo vệ, không bị loài khác ăn thịt. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở hệ sinh thái này có tối đa 10 chuỗi thức ăn.

II. Châu chấu, dế là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.

III. Giun đất là sinh vật phân giải.

IV. Nếu số lượng gà tăng thì số lượng cừu cũng có thể tăng lên.

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

1
2 tháng 7 2017

Đáp án C

I sai, có 12 chuỗi thức ăn.Trong đó có 4 chuỗi là từ gà => đại bàng và có 4 chuỗi là gà → rắn → đại bàng

II đúng. Do chúng ăn sinh vật sản xuất (cỏ)

III đúng

IV đúng, Gà ăn  cào cào, châu chấu và dế → hạn chế sự phát triển của cào cào, châu chấu và dế → giảm bớt loài cạnh tranh với loài cừu ăn cỏ

Khi nghiên cứu về mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái đồng cỏ, một bạn học sinh đã mô tả như sau: Cỏ là nguồn thức ăn của cào cào, châu chấu, dế, chuột đồng, thỏ, cừu. Giun đất sử dụng mùn hữu cơ làm thức ăn. Cào cào, châu chấu, giun đất, dế là nguồn thức ăn của loài gà. Chuột đồng, gà là nguồn thức ăn của rắn. Đại bàng sử dụng thỏ, rắn, chuột...
Đọc tiếp

Khi nghiên cứu về mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái đồng cỏ, một bạn học sinh đã mô tả như sau: Cỏ là nguồn thức ăn của cào cào, châu chấu, dế, chuột đồng, thỏ, cừu. Giun đất sử dụng mùn hữu cơ làm thức ăn. Cào cào, châu chấu, giun đất, dế là nguồn thức ăn của loài gà. Chuột đồng, gà là nguồn thức ăn của rắn. Đại bàng sử dụng thỏ, rắn, chuột đồng, gà làm nguồn thức ăn. Cừu là loài động vật được nuôi để lấy lông nên được con người bảo vệ. Từ mô tả này, một bạn học sinh khác đã rút ra các phát biểu sau:

(1) Ở hệ sinh thái này có 10 chuỗi thức ăn.

(2) Châu chấu, dế là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.

(3) Giun đất là sinh vật phân giải của hệ sinh thái này.

(4) Quan hệ giữa chuột và cào cào là quan hệ cạnh tranh.

(5) Sự phát triển số lượng của quần thể gà sẽ tạo điều kiện cho đàn cừu phát triển.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 1.

1
13 tháng 9 2018

Đáp án B.

Ở dạng bài này, chúng ta phải viết sơ đồ lưới thức ăn, sau đó dựa vào lưới thức ăn để làm bài.

Theo mô tả của đề ra thì lưới thức ăn của hệ sinh thái này là:

Dựa vào sơ đồ lưới thức ăn, ta thấy:

(1) sai. Vì ở lưới này có 12 chuỗi thức ăn.

(2) đúng.

(3) đúng.

(4) đúng. Vì cả chuột và cào cào đều sử dụng cây cỏ làm thức ăn.

(5) đúng. Vì gà phát triển số lượng thì sẽ dẫn tới cào cào, châu chấu, dế giảm số lượng. Khi cào cào, châu chấu, dế giảm số lượng thì sự cạnh tranh giữa cừu và các loài cào cào, châu chấu, dế sẽ giảm đi, ưu thế thuộc về các cá thể cừu.

Câu 1: Một quần xã ruộng lúa gồm nhiều quần thể sinh vật cùng sinh sống.Trong đó: -Rong, tảo là thức ăn của các loài cá nhỏ.- Lúa là thức ăn của châu chấu và chuột-Cá nhỏ, châu chấu, trở thành mồi của ếch -Châu chấu và ếch, chuột là thức ăn của rắn-Các sinh vật chết đii làm thức ăn ch vi khuẩna, Hãy sắp xếp các sinh vật trên thành 3 nhóm: Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.b, Vẽ...
Đọc tiếp

Câu 1: Một quần xã ruộng lúa gồm nhiều quần thể sinh vật cùng sinh sống.

Trong đó: 

-Rong, tảo là thức ăn của các loài cá nhỏ.

- Lúa là thức ăn của châu chấu và chuột

-Cá nhỏ, châu chấu, trở thành mồi của ếch 

-Châu chấu và ếch, chuột là thức ăn của rắn

-Các sinh vật chết đii làm thức ăn ch vi khuẩn

a, Hãy sắp xếp các sinh vật trên thành 3 nhóm: Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.

b, Vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã và chỉ ra các mắt xích chung?

Câu 2: Một hệ sinh thái rừng nhiệt đới gồm các quần thể sinh vật sau: Cây cỏ, sâu , trâu, bọ, ngựa, hộ ,mèo, chuột, vi khuẩn. Xây dựng lưới thức ăn có thể có trong hệ sinh thái trên.

Câu 3: Biểu hiện rõ nhất của biến đổi khí hậu là gì?

Câu 6: Cho các loài sinh vật sau: Con chó, chim bồ câu, Ếch, cá voi, cây rau cải.

a, Sắp xếp các sinh vật treenvaof nhóm sinh vật biến nhiệt hoặc sinh vật hằng nhiệt cho đúng.

b, Trong 2 nhóm sinh vật trên nhóm sinh vật nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường và phân bố rộng hơn? vì sao?

 

1
1 tháng 5 2021

Giúp em với ạ!!

30 tháng 11 2018

1. Tôm: miệng-hầu-thực quản-dạ dày-ruột sau-hậu môn

Châu chấu: miệng - hầu - thực quản -dạ dày - ruột tịt -ruột sau - trực tràng - hậu môn 

2. Tôm thở bằng mang

Châu chấu thở nhờ hệ thống ống khí

3. Châu chấu phàm ăn, đẻ nhiều. Chúng lại đẻ nhiều lứa, mỗi lứa đẻ nhiều trứng. Vì thế, chúng gây hại cây cối rất ghê gớm. Trên thế giới và nước ta đã nhiều lần xảy ra nạn dịch châu chấu. Chúng bay đến đâu thì xảy ra mất mùa, đói kém đến đó. 
Lớp sâu bọ có số lượng loài phong phú nhất trong giới động vật (Khoảng gần một triệu loài ).Gấp hai lần số động vật còn lại .Hằng năm con người lại phát hiện thêm nhiều loài mới nữa . Sâu bọ phân bố ở khắp nơi trên trái đất .Hầu hết chúng có thể bay và trong quá trình phát triển có biến thái , cơ thể lột xác thay đổi hình dạng nhiều lần cho đến khi trưởng thành . 

4. Hệ tuần hoàn có hai chức năng chính 
-Phân phối dinh dưỡng tới các tế bào
-Cung cấp ôxi cho các tế bào. ở châu chấu việc cung cấp ôxi do hệ thống ống khí đảm nhiệm.Vì thế hệ tuần hoàn trở nên đơn giản chỉ gồm một dãy tim hình ống, có nhiêu ngăn để đẩy máu đem chât dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.

Học tốt nhé

#Kook

19 tháng 4 2017

Đáp án:

Đáp án đúng là A: Trăn có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc bậc dinh dưỡng cấp 4.

Trong lưới thức ăn: cỏ → châu chấu→ gà,chim sâu → trăn thì trăn thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4.

Trong chuỗi thức ăn: cỏ → thỏ→ trăn thì trăn lại  thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3

Ý B sai vì: sinh khối lớn nhất là cỏ.

Châu chấu và thỏ đều có ổ sinh tháidinh dưỡng giống nhau: cỏ

Gà và chim sâu là sinh vật tiêu thụ bậc 2.

Đáp án cần chọn là: A

29 tháng 5 2019

Đáp án A

Đáp án đúng là A: Trăn có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc bậc dinh dưỡng cấp 4

Trong lưới thức ăn: cỏ => châu chấu => gà, chim sâu => trăn thì trăn thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4

Trong chuỗi thức ăn: cỏ => thỏ => trăn thì trăn lại thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3

Ý B sai vì: sinh khối lớn nhất là cỏ.

Châu chấu và thỏ đều có ổ sinh thái dinh dưỡng giống nhau: cỏ.

Gà và chim sâu là sinh vật tiêu thụ bậc 2.