K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2021

Tham khảo

 

- Địa hình phân hóa đa dạng thành các miền địa hình rộng lớn: đồng bằng ven Đại Tây Dương, ven Thái Bình Dương, vùng Cooc-đi-e,...

- Sự phân hóa đa dạng các vùng khí hậu: khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới hải dương, ôn đới.

-> Tạo ra các điều kiện sinh thái phù hợp cho mỗi loại cây trồng, vật nuôi.

- Trình độ sản xuất nông nghiệp cao, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp.

- Sản xuất nông nghiệp Hoa Kì đã trở thành ngành sản xuất hàng hóa, kết hợp nông –công nghiệp chặt chẽ, hình thành nhiều cơ sở chế biến nông sản. 

- Hình thức tổ chức sản xuất trang trại với diện tích lớn, tạo ra nhiều sản phẩm theo mùa vụ trên cùng một lãnh thổ.

- Thị trường tiêu thụ.

1 tháng 5 2019

- Do tự nhiên của Hoa Kì phân hóa đa dạng, tạo ra các điều kiện sinh thái phù hợp cho mỗi loại cây trồng, vật nuôi. (Ví dụ: ở phía Bắc là các nông sản ôn đới, ở phía Nam là các nông sản cận nhiệt đới, ở phía Đồng là các nông sản ưa ẩm, ở phía Tây là loại nông sản chịu hạn). (1 điểm)

   - Thị trường rộng lớn của nông nghiệp Hoa Kì. (0,5 điểm)

   - Hình thức tổ chức sản xuất trang trại với diện tích lớn, tạo ra nhiều sản phẩm theo mùa vụ trên cùng một lãnh thổ. (1 điểm)

23 tháng 3 2017

- Do tự nhiên của Hoa Kì phân hóa đa dạng, tạo ra các điều kiện sinh thái phù hợp cho mỗi loại cây trồng, vật nuôi. (Ví dụ: ở phía Bắc là các nông sản ôn đới, ở phía Nam là các nông sản cận nhiệt đới, ở phía Đông là các nông sản ưa ẩm, ở phía Tây là loại nông sản chịu hạn).

- Thị trường rộng lớn của nông nghiệp Hoa Kì.

- Hình thức tổ chức sản xuất trang trại với diện tích lớn, tạo ra nhiều sản phẩm theo mùa vụ trên cùng một lãnh thổ.

1 tháng 4 2017

- Lãnh thổ sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì được phân thành các vành đai chuyên canh như: vành đai rau, vành đai lúa mì, vành đai nuôi bò sữa,…

- Nguyên nhân:

+ Do trình độ sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì cao.

+ Sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì mang tính chất hàng hóa cao.

+ Sản xuất nông nghiệp được sự hỗ trợ của công nghiệp và giao thông vận tải.

1 tháng 4 2017

– Lãnh thổ sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì được phân thành các vành đai chuyên canh như: vành đai rau, vành đai lúa mì, vành đai nuôi bò sữa,…
– Nguyên nhân:
+ Do trình độ sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì cao.
+ Sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì mang tính chất hàng hóa cao.
+ Sản xuất nông nghiệp được sự hỗ trợ của công nghiệp và giao thông vận tải.

23 tháng 2 2016

- Nét chính trong sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp : Công nghiệp tập trung cao ở một số vùng (Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ), những vùng khác (Tây Nguyên, Tây Bắc,...) có mức độ tập trung thấp hơn

- Nguyên nhân :

   + Những vùng tập trung công nghiệp cao là do có nhiều lợi thế về các nguồn lực (vị trí, điều kiện tự nhiên, dân cư, nguồn lao động,..)

   + Những vùng có mức độ tập trung công nghiệp thấp là do gặp phải những khó khăn về điều kiện tự nhiên, nguồn lực con người và nhiều nhân tố khác.

15 tháng 3 2019

bạn ơi. cho mình thêm dẫn chứng về những lợi thế đó được không ạ. bây giwof mình cần lắm

15 tháng 12 2019

- Nhóm nhân tố bên trong: có ảnh hưởng rất quan trọng đến TCLTCN.

   + Vị trí địa lí tạo điều kiện cho việc giao lưu về sản xuất công nghiệp (nguyên, nhiên liệu, thị trường,..), từ đó ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp (TCLTCN).

   + Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở nguyên, nhiên liệu quan trọng và cần thiết cho sự phát triển công nghiệp, tạo ra sự phân hoá ban đầu của lãnh thổ công nghiệp.

   + Điều kiện kính tế - xã hội có tính quyết định đến TCLTCN.

- Nhóm nhân tố bên ngoài: Trong một chừng mực nhất định, nhóm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong một số trường hợp cụ thể, nguồn lực bên ngoài chi phối mạnh mẽ, thậm chí có thể mang tính quyết định đối với TCLTCN của một lãnh thổ nào đó.

      + Sự hợp tác quốc tế được thể hiện qua một số lĩnh vực như:

      + Hỗ trợ vốn đầu tư từ các nước kinh tế phát triển: Quá trình đầu tư này làm xuất hiện một số ngành công nghiệp mới, các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất và mở mang ngành nghề truyền thống, dẫn tới sự thay đổi TCLTCN theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực.

      + Chuyển giao kĩ thuật và công nghệ: Kĩ thuật và công nghệ hiện đại có ý nghĩa quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, phương hướng, phân bố sản xuất cũng như các hình thức tổ chức lãnh thổ và bộ mặt kinh tế của đất nước nói chung và các vùng nói riêng.

      + Chuyển giao kinh nghiệm quản lí đến các nước đang phát triển đã và đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Kinh nghiệm quản trị giỏi không chỉ giúp cho từng doanh nghiệp làm ăn phát đạt, mà còn mở ra cho họ cơ hội hợp tác chặt chẽ với nhau, tạo ra sự liên kết bền vững trong một hệ thống sản xuất kinh doanh thống nhất. Chính sự liên kết đó là tiền đề để hình thành các không gian công nghiệp cũng như hình thức TCLTCN.

24 tháng 2 2016

a) Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận

- Mức độ tập trung công nghiệp : vào loại cao nhất cả nước

- Kể tên các trung tâm công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận

- Từ Hà Nội công nghiệp tỏa đi theo các hướng với các ngành chuyên môn hóa khác nhau của từng trung tâm công nghiệp  và cụm công nghiệp

    + Hướng đông : Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả ( cơ khí, chế biến thực phẩm, khai thác than, vật liệu xây dựng)

    + Hướng đông bắc : Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang ( vật liệu xây dựng, hóa chất, phân bón)

    + Hướng Bắc : Hà Nội - Thái Nguyên (luyện kim đen)

    +  Hướng Tây Bắc : Hà Nội - Phúc Yên - Việt Trì ( hóa chất, giấy, xenlulo, chế biến  thực phẩm)

    + Hướng tây nam : Hà Nội - Hà Đông - Hòa Bình (Thủy điện)

    + Hướng nam và đông nam : Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa ( cơ khí, dệt may, nhiệt điện, vật liệu xây dựng)

b) những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng

- Vị trí địa lí : nằm trong vùng kih tế trọng điểm Bắc Bộ, có thủ đô Hà Nội nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng

- Nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn thứ hai của cả nước nên có nguồn nguyên liệu dồi dào từ sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh với các tuyến giao thông huyết mạch đường bộ, đường sắt.

- Tập trung nhiều đô thị lớn, đông dân và có nguồn lao động kĩ thuật đông đảo

- Cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Công nghiệp là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của HK. Tuy nhiên tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP có xu hướng giảm: năm 1960 là 33,9%,  năm 2004  chiếm 19,7% GDP.

- Sản xuất công nghiệp của Hoa Kì gồm 3 nhóm ngành:

+ Công nghiệp chế biến

+ Công nghiệp điện lực

+ Công nghiệp khai khoáng

- Cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành công nghiệp có sự thay đổi: giảm tỉ trọng của các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, dệt, gia công đồ nhựa... tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp hàng không – vũ trụ, điện tử

- Phân bố công nghiệp thay đổi

+ Trước đây, sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc với các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, chế tạo ô tô, đóng tài, hóa chất, dệt...

+ Hiện nay, sản xuất công nghiệp mở rộng xuống vùng phía nam và ven Thái Bình Dương với các ngành công nghiệp hiện đại như hóa dầu, công nghiệp hàng không – vũ trụ, cơ khí, điện tử...

- Ngành công nghiệp Hoa Kỳ có sự chuyển dịch theo lãnh thổ. Vùng Đông Bắc là nơi phát triển sớm nhất của Hoa Kỳ, tập cung nhiều trung tâm công nghiệp lâu đời

18 tháng 12 2016

Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp chịu tác động đồng thời của các nhân tố:

- Lịch sử khai thác lãnh thổ.

- Vị trí địa lí của vùng.

- Nguồn tài nguyên khoáng sản.

- Dân cư và lao động.

- Mối quan hệ với thị trường thế giới.