K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 3 2021

Tối 28.2, tôi cầm lấy điện thoại xem clip cháu bé rơi từ ban công tầng 12 xuống mà lòng thắt lại. Khi đọc thêm thông tin từ clip, tôi mừng rỡ: Cháu bé không chết, có người cứu được rồi! Vợ tôi bật dậy, vừa tìm, đọc tin chi tiết các báo đăng vừa mừng mừng, tủi tủi trước thông tin về cháu bé xa lạ.

Điều kỳ diệu đã thực sự xảy ra, bởi một hành động anh hùng.

Hành động anh hùng đó đến từ một người bình thường – một anh lái xe tên là Nguyễn Ngọc Mạnh. Nếu không có chuyện khủng khiếp nhưng diệu kỳ này xảy ra, sẽ chẳng ai biết đến người thanh niên sinh năm 1990, làm nghề lái xe tải này. Anh chỉ là một trong số hàng triệu người đang lầm lũi mưu sinh trong thành phố ồn ã này, với những lo lắng quẩn quanh, đời thường: Tháng này có đủ tiền để nuôi các con ăn học, trang trải cho gia đình nhỏ của mình hay không?

Nhiều người đã gọi anh là "người hùng" – một danh xưng quá xứng đáng với hành động dũng cảm của anh. Có lẽ, anh chẳng mong trở thành "người hùng" trong hoàn cảnh như này. Có lẽ, chẳng đặng đừng anh mới trở thành "người hùng". Bởi, có "người hùng" đồng nghĩa với có những sự việc vô cùng hiểm nguy, khẩn cấp như chuyện cháu bé rơi từ tầng cao xuống này.

Có lẽ, anh trở thành người hùng bởi anh suy nghĩ bằng trái tim, mà trái tim lại có những lý lẽ mà lý trí không thể giải thích nổi. Trái tim ấy chắc hẳn mang trong nó đầy ắp lòng trắc ẩn, sự dũng cảm. Trong giây phút đưa ra quyết định cứu cháu bé, hẳn anh đã nghĩ đến đứa con bé bỏng của mình, nghĩ đến bố mẹ, người thân của cháu bé – những người sẽ phải trải qua sự ân hận, đớn đau dai dẳng như nào nếu cháu bé mất đi tính mạng của mình.

Giả sử, nếu lúc đó, trong đầu anh có những suy nghĩ: Chắc gì đã cứu được, vô ích thôi; thôi, có người khác lo, mình đang dở việc của mình; nhỡ mình tham gia chuyện này thì sẽ gặp rắc rối này nọ… thì chắc chắn đã không có điều kỳ diệu gần như chỉ xảy ra trong dòng phim như vậy.

Việc làm của anh đã khơi dậy cảm hứng cho rất nhiều người: Hãy có một trái tim thật yêu thương, thật dũng cảm, để khi cần, chúng ta có thể làm nên những điều kì diệu…

2 tháng 3 2021
  Tối ngày 28/2, câu chuyện người đàn ông "siêu nhân đời thực" cứu sống bé gái rơi từ tầng 12 của một tòa chung cư ở Hà Nội trong gang tấc đã lan tỏa khắp nơi.

Trên mạng xã hội, người người bàn tán về câu chuyện "thót tim" này với vô vàn cung bậc cảm xúc khác nhau. Có người thán phục trước sự nhanh trí, dũng cảm đúng lúc, kịp thời của anh Nguyễn Ngọc Mạnh - người đã cứu bé gái 3 tuổi rơi từ tầng cao. Nhiều người thì bày tỏ sự lo lắng trước sự nguy hiểm mà bé gái gặp phải, tự nhắc nhở bản thân và các vị phụ huynh khác cảnh giác trước những tình huống nguy hiểm mà con trẻ có thể gặp phải...

 Hầu hết mọi người đều chia sẻ cảm giác "bị ám ảnh" khi xem video em bé đang leo ra ngoài ban công tầng 12 bị rơi xuống và em cũng thế. Đối với những người làm cha mẹ và có con ở cùng độ tuổi với em bé trong video, hình ảnh đó khiến họ liên tưởng đến con cái của chính mình và cảm thấy "sởn da gà" bởi nó quá nguy hiểm. 

 Trước đó, vào khoảng 17h30 ngày 28/2, bé 3 tuổi ở tầng 12A của tòa nhà 60B Nguyễn Huy Tưởng (phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) bất ngờ bò từ trong nhà, trèo ra lan can ban công ở tầng 12A rơi xuống. Phát hiện ra sự việc, anh đã lập tức trèo lên mái che của sảnh và đỡ được bé gái.

Theo chia sẻ của anh-người cưu bé, thời điểm xảy ra sự việc, anh đang ngồi trong xe ô tô, đợi chuyển hàng cho khách ở tòa nhà đối diện. Khi nghe tiếng hô hoán, anh nhìn ra ngoài và lập tức lao ra khỏi xe, trèo qua tường bao để tới nơi có thể đón đỡ bé đang rơi xuống.

Anh kể: "Từ lúc tôi phát hiện vụ việc đến lúc đỡ bé gái chỉ khoảng một phút. Khi đỡ được bé, tôi thấy bé bị chảy máu ở miệng. Con gái tôi cũng 3 tuổi, bằng bé gái đó. Lúc đó, tôi nghĩ người đang cheo leo trên ban công tầng 12A kia là con gái mình."

Trên mạng xã hội, những bức tranh vẽ lại cảnh anh Mạnh đón đỡ được bé gái như một siêu anh hùng được lan tỏa. Nhiều người cùng gửi lời cảm ơn sự nhân hậu của anh và chúc anh có một công việc tốt, suôn sẻ trong cuộc sống.

Cảm ơn anh và đôi khi chính những câu chuyện và những người như anh làm thế giới có thêm cảm hứng để tạo ra những siêu anh hùng.

Cuộc sống cần lắm những người anh hùng dũng cảm như anh!"

8 tháng 3 2021

Em tham khảo bài chị đã viết và được cô Ly chấm nhé:

Không có mô tả.

#Ngontinh_review[ BẾN XE - THƯƠNG THÁI VI ]Đã biết truyện này từ lâu , và đã đọc rất nhiều cmt nhận xét về cái kết bi thương của nó , lúc đó mình chả dám đọc , thế nhưng hôm nay không hiểu thế nào lại đọc nó , đọc xong cả ngày hôm nay mình vẫn ám ảnh bộ truyện này nó làm mình cảm thấy chạnh lòng , nếu họ không phải thầy trò thì kết cục của nó sẽ khác , có lẽ vì họ sẽ không...
Đọc tiếp

#Ngontinh_review

[ BẾN XE - THƯƠNG THÁI VI ]

Đã biết truyện này từ lâu , và đã đọc rất nhiều cmt nhận xét về cái kết bi thương của nó , lúc đó mình chả dám đọc , thế nhưng hôm nay không hiểu thế nào lại đọc nó , đọc xong cả ngày hôm nay mình vẫn ám ảnh bộ truyện này nó làm mình cảm thấy chạnh lòng , nếu họ không phải thầy trò thì kết cục của nó sẽ khác , có lẽ vì họ sẽ không gặp nhau nên kết cục sẽ khác , thật sự mấy ai chấp nhận được tình yêu thầy trò , ai có thể chấp nhận yêu một người khiếm thị , ai có thể chấp nhận hy sinh vì người mình yêu ??

Với một người luôn tự tin vào đôi mắt của mình , nhưng đến một ngày mắt người đó không thấy đường nữa thì cảm giác lúc đó của người ấy sẽ như thế nào ? Sợ hãi , lạnh lẽo , cô đơn ... Mình nghĩ đó là cảm xúc của thầy Chương trong câu chuyện này chính là như vậy , chỉ trong một ngày ba mẹ mất , đôi mắt thầy tự hào cũng mất và nó đã làm thầy khép trái tim của mình lại , thầy đã chọn cách tách biệt với mọi thứ , nhưng ngày đầu tiên lên lớp , thầy đã gặp một cô học sinh cứng đầu và cố chấp rất giống mình , cô ấy dìu thầy về phòng làm việc sau mỗi giờ tan lớp , giúp thầy chấm bài , giúp thầy lau dọn phòng , tưới hoa ... Và đưa thầy ra bến xe , tình yêu thầy trò được vun đắp theo năm tháng đi bên cạnh nhau , người đi người dìu , khi thầy nghe người khác chỉ trích người con gái thầy yêu , thầy đã làm gì ?? Thầy đã lấy sinh mạng của mình để đổi lấy danh dự và tương lai tốt đẹp cho người con gái mà thầy yêu , mấy ai có đủ can đảm đến vậy ??

Lúc đọc đến chương cuối mình không nghĩ thầy sẽ chọn kết thúc mình ở bến xe , và mình đã sai , có lẽ thầy muốn kiếp sau lại đợi người con gái thầy yêu ở đấy nên mới chọn nơi có nhiều kỉ niệm của hai người nhất để kết thúc nó ...

[ Đừng nói là Liễu Địch , cho dù là mình , mình cũng chấp nhận cả đời này đợi thầy ấy ]

✓ Đây là cảm nhận của mình , có thể hỗn loạn , có thể không hay , nhưng nó vẫn là cảm nhận và là suy nghĩ , cảm xúc mình viết ra thôi , nên xin mọi người thông cảm , mình thành thật cảm ơn !!


0
23 tháng 9 2021

??????????????????

Báo Independent ngày 1-3-2021 đăng tin một bé gái 2 tuổi sống sót sau khi rơi từ ban công chung cư cao tầng nhờ tài xế người hùng (anh Nguyễn Ngọc Mạnh). Bài báo cũng cho biết, những người dân đã chứng kiến và ghi hình hành động quả cảm này hết lời can gợi anh Mạnh. Sau một đêm hìn hảnh anh tràn ngập trên internet, anh Mạnh đã thực sự trở thành người hùng, thành ân nhân của gia đình cháu bé. Dù vậy, anh Mạnh chia...
Đọc tiếp
Báo Independent ngày 1-3-2021 đăng tin một bé gái 2 tuổi sống sót sau khi rơi từ ban công chung cư cao tầng nhờ tài xế người hùng (anh Nguyễn Ngọc Mạnh). Bài báo cũng cho biết, những người dân đã chứng kiến và ghi hình hành động quả cảm này hết lời can gợi anh Mạnh. Sau một đêm hìn hảnh anh tràn ngập trên internet, anh Mạnh đã thực sự trở thành người hùng, thành ân nhân của gia đình cháu bé. Dù vậy, anh Mạnh chia sẻ, anh không thích gọ ianhlà ngườ ihùng vì anh tin rằng bất cứ ai ở trong hoàn cảnh đó cũng sẽ hành động như anh ... (Nguồn Báo Nhân dân điện tử)1. Trong bản tin trên từ người hùng được nhắc lại nhiều lần. Hãy giải nghĩa từ người hùng hoặc từ ân nhân và cho biết em giải nghĩa theo cách nào?
1

- Người hùng là chỉ những người tài giỏi hơn người, có khả năng phi thường khiến người người ngưỡng mộ.

- Ân nhân là: ân là ơn, nhân là người -> người mình chịu ơn sâu.

Em giải nghĩa từ anh hùng bằng cách thể hiện khái niệm mà từ biểu thị, còn từ ân nhân là giải thích ý nghĩa của từng thành tố.

16 tháng 12 2021

Phan Châu Trinh (1872-1926), là một nhà hoạt động cách mạng sôi nổi và mạnh mẽ nhất trong những năm đầu của thế kỷ XX, ông là người đầu tiên đề xướng phong trào cứu nước kiểu dân chủ, đòi bác bỏ chế độ quân chủ phong kiến sớm nhất ở Việt Nam. Trong suốt cuộc đời mình Phan Châu Trinh đã từng đi đến nhiều nơi để theo đuổi lý tưởng giải phóng dân tộc lúc ở Pháp, lúc ở Nhật. Tuy nhiên vì một số hướng đi sai lầm mà ông cũng như Phan Bội Châu vẫn chưa tìm ra được một con đường cứu nước đúng đắn và phù hợp với đặc điểm lúc bấy giờ của đất nước. Không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng sôi nổi, Phan Châu Trinh còn là một nhà thơ, nhà văn chính luận có nhiều tác phẩm đặc sắc. Đập đá ở Côn Lôn là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của ông, được viết trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, ấy là khi Phan Châu Trinh bị thực dân Pháp khép vào tội xúi giục nhân dân Trung Kỳ chống thuế và bị bắt đày ra Côn Đảo, bị buộc phải lao động khổ sai với công việc khai thác đá.

 

Trước hết trong bốn câu thơ đầu tác giả đã thể hiện quan điểm của mình về chí làm trai, đồng thời thông qua đó cũng bộc lộ những sự vất vả, cực nhọc của công việc lao động khổ sai khi bị lưu đày tại Côn Đảo.

"Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn"

Câu thơ đầu tiên "Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn" đã mở ra cho người đọc một hình dung về bối cảnh không gian rộng lớn, đồng thời thông qua đó tọa dựng tầm vóc và tư thế hiên ngang của con người trong trời đất, bộc lộ khí phách của một người anh hùng, sừng sững giữa đất trời. Trong đó hai từ "làm trai" nhắc nhở độc giả về quan niệm chí nam nhi trong nền giáo dục truyền thống mà cụ thể ấy là Nho học, người ta luôn quan niệm rằng làm trai thì phải trả món nợ công danh, phải làm nên sự nghiệp, đáp đền cho Tổ quốc, đồng thời lừng lẫy với núi sông, xứng đáng là bậc nam tử hán đại trượng phu chí lớn rộng khắp đất trời. Có thể thấy quan niệm truyền thống về chí làm trai đã từng xuất hiện rất nhiều trong thơ ca xưa ví như Nguyễn Công Trứ có "Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông/ Cho thỏa sức vẫy vùng trong bốn bể", hay Phan Bội Châu với "Làm trai phải lạ ở trên đời" tức là không cam chịu cuộc sống tầm thường, mà luôn hướng tới những lý tưởng vĩ đại phi thường, tiêu biểu như sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hoặc xa hơn nữa còn có Phạm Ngũ Lão với "Nam nhi vị liễu công danh trái/Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu", ý bảo nam nhi mà chưa trả được nợ công danh thì ắt phải xấu hổ khi nghe chuyện nhà Gia Cát. Tương tự vậy trong Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh ông viết "Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn/ Lừng lẫy làm cho lở núi non", tức là thể hiện lòng kiêu hãnh, ý chí tự khẳng định mình, khát vọng hành động mãnh liệt, sẵn sàng làm nên những việc lừng lẫy rung chuyển núi sông. Đặc biệt nhân vật trữ tình với tư thế "đứng giữa" đất Côn Lôn, đối diện với núi non sừng sững, lại càng làm nổi bật lên vẻ đẹp oai hùng, hiên ngang của trang nam tử với ý chí cao ngút trời xanh. Khẳng định tầm vóc của con người khi đứng trước thiên nhiên, trời đất không hề bị lu mờ mà càng trở nên, rõ ràng, sắc nét, mang vẻ đẹp hùng tráng, mà vẻ đẹp ấy vốn toát ra từ chính ý chí nam nhi, từ những khát vọng to lớn trong công cuộc giải phóng dân tộc vĩ đại. Ở ba câu thơ tiếp, dù miêu tả công việc lao động khổ sai, cực nhọc khi tay cầm búa, dùng sức người đập đá, với khối lượng công việc lớn, thế nhưng giọng điệu thơ của Phan Châu Trinh ở đây lại hết sức mạnh mẽ, hùng hồn như đang bước vào một trận chiến mãnh liệt. Các từ ngữ mang sắc thái mạnh như "lừng lẫy", "đánh tan", "đập bể", thể hiện được sức mạnh, tầm vóc của con người trong những công việc lao động vất vả, nhưng không hề vì thế mà nao núng, chán chường. Trái lại từ một công việc lao động khổ sai vất vả, Phan Châu Trinh đã biến nó thành một công cuộc chinh phục thiên nhiên đầy thách thức, mà con người trong đó luôn tràn trề sức sống, sinh lực, sẵn sàng chinh phục mọi đỉnh cao. Bộc lộ khẩu khí ngang tàn, ngạo nghễ của một con người tuy chịu cảnh tù đày thế nhưng vẫn hiên ngang mạnh mẽ, tinh thần lạc quan, tầm vóc sáng ngang sơn hà. Tạo dựng được một tượng đài về người anh hùng vượt lên trong nghịch cảnh, chiến thắng số phận, với khí phách hiên ngang lẫm liệt, sừng sững giữa đất trời, cũng như trong chính lòng giặc thù.

 

Nếu như 4 câu thơ đầu tập trung thể hiện khí phách, tầm vóc của người anh hùng giữa đất trời, thì ở bốn câu thơ cuối vẻ đẹp tâm hồn của Phan Châu Trinh lại càng được bộc lộ một cách rõ ràng, bổ sung cho phong thái ngạo nghễ, hiên ngang của người anh hùng trước những hoàn cảnh khó khăn, ngục tù, luôn giữ vững niềm tin và ý chí sắt son vào con đường mình đã chọn không đổi dời.

"Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!"

Để nhấn mạnh cho vẻ đẹp tâm hồn kiên định, ý chí mạnh mẽ, cũng như chí lớn nam nhi của mình tác giả đã tinh tế dùng thế tương quan đối nghịch giữa các sự thể trong hai câu thơ 5 và 6 "Tháng ngày bao quản thân sành sỏi/Mưa nắng càng bền dạ sắt son". Trong đó "tháng ngày" và "mưa nắng" là chỉ những khó khăn vất vả với cuộc sống tù đày dài đằng đẵng ngày này qua tháng khác không biết hồi kết, còn mưa nắng là để chỉ những nỗi khó nhọc, gian lao trong quá trình lao động khổ sai mà người tù phải gánh chịu. Tuy nhiên đối lập với những khó khăn này, thì "tháng ngày" chỉ càng làm cho thân thể, ý chí người chiến sĩ thêm bền bỉ, dẻo dai, với một tấm "thân sành sỏi", còn "mưa nắng" cũng chỉ khiến cho tấm lòng, tâm hồn tác giả thêm vững chãi, một lòng kiên trung với lý tưởng cách mạng, cứu nước, "càng bền dạ sắt son". Có thể nói rằng chính những khó khăn vất vả trong cảnh tù đày càng khiến người chiến sĩ cách mạng thêm quyết tâm và tin tưởng vào sự nghiệp, lý tưởng mà mình đang theo đuổi, càng trở nên mạnh mẽ và hiên ngang giữa trời đất, chứ không thể làm suy sụp hay chán chường trước nghịch cảnh.

 

Đến câu thơ thứ 7 "Những kẻ vá trời khi lỡ bước", khiến ta dễ dàng liên tưởng đến truyền thuyết bà Nữ Oa đội đá vá trời cứu muôn vạn sinh linh, đó là một sự kiện phi thường mà không phải ai cũng có thể làm được. Thì ở đây bản thân Phan Châu Trinh cũng ví công cuộc tìm đường cứu nước, làm cách mạng của mình chính là một công việc "vá trời" khác, bởi lẽ trong thế kỷ XX ấy dường như người ta chẳng thể tin vào việc một con người nhỏ bé có thể lãnh đạo một dân tộc nhỏ bé chống lại bọn đế quốc hung tàn mạnh mẽ được. Điều này càng thể hiện được cái chí lớn và khí phách anh hùng của Phan Châu Trinh trước một thời đại đầy biến động, chính vì thế với công việc mà vốn không ai tưởng tượng nổi ông cũng đã mạnh dạn mưu đồ thì chừ có há chi mấy "việc con con" như cảnh lao tù khổ sai khi lỡ bước. Thể hiện ý chí quyết tâm mạnh mẽ, niềm tin hướng về một ngày tự do không xa của tác giả, đồng thời là sự coi thường những phương cách bỉ ổi của bè lũ thực dân đối với những chí sĩ yêu nước như tác giả.

Đập đá ở Côn Lôn là một bài thơ hay, thể hiện rất rõ vẻ đẹp, tư thế hiên ngang sánh ngang với trời đất của người làm trai trước một thời đại nhiều biến động dữ dội của đất nước. Đồng thời cũng bộc lộ rất rõ những vẻ đẹp trong tâm hồn tác giả ấy là tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc, ý chí quyết tâm chống giặc cứu nước, lý tưởng một lòng làm cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách ngục tù của thực dân, đế quốc đồng thời còn thể hiện ý chí sắt đá, mạnh mẽ, vượt qua được tất cả mọi gian lao vất vả mà vẫn giữ được tấm lòng son sắt với Tổ quốc.

18 tháng 12 2021

sao bn lại viết cả bài văn thế?

18 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Quang Trung (Nguyễn Huệ) một người anh hùng đã có công dẹp loạn quân Thanh. Ông là một người anh hùng thông minh, có tài, ông còn là người có tài cầm quân xuất sắc. Một con người không chỉ thông thông minh mà còn rất anh dũng, đánh rất nhanh gọn lẹ khiến bao quân địch phải hoảng sợ. Với tác phẩm "Hoàng lê nhất thống" đã khiến bao người cảm thấy khâm phục Quang Trung. Ông là một trong những vị anh hùng xuất sắc nhất - người anh hùng Tây Sơn. Không những vậy ông còn là một tướng quân, một lãnh đạo vô cùng yêu nước. Dù có đánh giắc, trải qua nhiều gian khổ, gian nan nhưng ông vân cố gắng đứng lên quyết đấu với quân địch để dành lại chiến thắng. Ông là một vị tướng cầm quân có tài hơn người. Chỉ trong thời gian ngắn mà đường dài quân đội của ông vẫn chỉnh tề, tuân theo mọi chỉ huy của ông. Thật vậy, ông quả là có tầm mắt nhìn xa trông rộng. với nhiều chiêu bà của quân Thanh nhưng ông vấn không khéo, bình tĩnh phá hủy tất cả. Quang trung quả là một người anh hùng tài ba - tấm gương sáng cho nhân dân ta ngày nay và mãi tít mai sau. Quang trung- anh hùng dân tộc - anh hùng áo vải Quang Trung. 

Câu ghép: in đậm nghiêng

15 tháng 10 2021

Dứt lời, bà lại lúi húi tranh thủ làm phép tính trong cuốn sổ nhỏ ghi các món hàng hóa xuất-nhập hằng ngày của cửa hàng tạp hóa mà mình bà đang quản lý. Cách làm việc cần mẫn, chăm chỉ ấy có lẽ bà vẫn còn giữ được từ thời làm nhân viên nuôi quân, sau đó là bếp trưởng bếp cơ quan của Bệnh viện Quân y 103 (Học viện Quân y)...

Cái duyên với nghiệp “nuôi quân”

Nhiều lần gọi vào số máy bàn của gia đình không được, cuối cùng, tôi phải “cầu cứu” Đại tá Nguyễn Văn Hanh, nguyên Trưởng phòng Hậu cần-Kỹ thuật Bệnh viện Quân y 103, thì được anh Hanh giải thích: “Bà Dung ngồi từ sáng đến tối ngoài cửa hàng tạp hóa, ông thì hay sang hàng xóm chơi nên gọi không ai nghe là đúng rồi. Cậu cứ đi vào sân bóng Yên Xá, xã Tân Triều, (huyện Thanh Trì,TP  Hà Nội) hỏi bà Dung bán tạp hóa, ai cũng biết”. Quả thật, khi còn cách sân vận động cả cây số, tôi hỏi thăm về bà Dung, đã có người cặn kẽ chỉ đường. Nghe tôi gọi bà bằng danh xưng “Anh hùng”, người chỉ đường ngạc nhiên: “Bà ấy là Anh hùng Lao động cơ á? Vậy mà chúng tôi ở đây ít người biết lắm. Anh hùng mà giản dị, chẳng khác gì người bình thường thế nhỉ?”.

 

Cửa hàng tạp hóa ghi tên “Bác Dung” trên tấm biển không có gì đặc biệt so với các gian hàng khác. Và bà chủ ngồi chìm nghỉm trong các gian hàng hóa. Thấy tôi không tìm mua hàng mà đặt vấn đề muốn viết về mình, bà Dung cười: “Có gì đâu cháu. Bác chẳng có gì nổi bật đâu. Ngày ấy cả nước đều khổ, ai cũng phải phấn đấu hết mình. Nước mình ngày ấy ai chẳng là anh hùng. Nói vậy, nhưng rồi bà cũng kể cho tôi nghe về quãng đời binh nghiệp gắn chặt với công việc “nuôi quân” của mình.

Theo lời bà kể, tôi được biết Trung tá QNCN, Anh hùng Lao động Đinh Thị Dung sinh năm 1943, tại Ứng Hòa, Hà Tây (cũ), nay là TP Hà Nội. Năm 4 tuổi, cô bé Dung theo mẹ ra Yên Xá, Tân Triều, huyện Thanh Trì sinh sống. Năm 1959, khi vừa tròn 16 tuổi, Dung xin vào làm công nhân tại Học viện Quân y, với công việc nấu ăn. Năm 1963, nhận thấy tâm huyết, trách nhiệm với công việc của nữ nhân viên, cấp trên đã quyết định tuyển dụng Đinh Thị Dung vào quân đội và điều chuyển sang làm nhiệm vụ nấu ăn tại Viện 103 (nay là Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y). Nhận thấy trình độ của mình còn hạn chế nên lúc rảnh rỗi, bà Dung lại tranh thủ tự học để nâng cao trình độ, nghiệp vụ, nhất là kỹ thuật nấu ăn và quản lý kinh tế. Chính vì vậy, sau thời gian ngắn, bà được cử làm quản lý bếp ăn của bệnh viện.

Câu chuyện của tôi với bà Dung liên tục bị ngắt quãng do thỉnh thoảng lại có khách vào mua hàng. Chờ mãi, bà mới có rảnh để kể cho tôi nghe những kỷ niệm về một thời bà nấu ăn, phục vụ bộ đội trong điều kiện địch đánh phá đầy gian nan, vất vả. “Nhà tôi ở cách bệnh viện khoảng 3 km, nhưng bình thường tôi chỉ đi bộ đến cơ quan. Hôm nào cũng phải đến sớm trước giờ ăn một tiếng để kiểm tra thực đơn, chất lượng thực phẩm. Sau đó kiểm tra sổ sách, để ý xem bộ đội phản hồi thế nào về bữa ăn để kịp thời rút kinh nghiệm. Những hôm trực nấu bữa sáng, tôi ở lại luôn đơn vị. Nhớ lúc địch leo thang ném bom Hà Nội, mọi người cứ giục tôi đi sơ tán, nhưng tôi nhất quyết không chịu. Bởi vì mình mà đi, thì ai ở lại nấu ăn phục vụ y bác sĩ và thương binh? Có lần bom rơi đúng khu vực bệnh viện, nhiều người lo cho tôi nên mắng gay gắt lắm, bảo tôi là phụ nữ chân yếu tay mềm ở lại làm gì? Tôi chỉ cười không nói gì”.

Nấu ăn trong điều kiện bình thường đã vất vả, vào thời điểm phải sơ tán để tránh bom của địch lại càng vất vả hơn. Đã nhiều lần, bếp trưởng Đinh Thị Dung phải lặn lội đạp xe cùng cấp dưỡng đi mấy chục cây số mua thức ăn, mua than về để nấu bếp. Có những lúc thực phẩm khan hiếm, cơm phải độn ngô, sắn, khoai, hạt bo bo..., thương cán bộ, học viên, bà Dung tìm mọi cách để cải thiện bữa ăn cho anh em, như: Tự tổ chức xay gạo, ngô, khoai làm bánh đúc, bánh cuốn, bánh ngô ăn đổi món cho đỡ ngán. Rồi những khi trời lặng, bà lặn lội đi quanh khu vực sơ tán, đến từng cánh đồng ở khu vực quanh Hà Đông để tìm mua của người dân tôm, cua, cá còn tươi, mang về xay giã, nấu canh cải thiện cho chiến sĩ. Hình ảnh bếp trưởng với chiếc xe đạp cà tàng đi tìm mua các loại thực phẩm đã trở nên thân quen với người dân quanh vùng Hà Đông khi đó.

Một kỷ niệm mà bà Dung cũng không thể quên trong cuộc đời quân ngũ, đó là khoảng tháng 2-1960, bà được giao nhiệm vụ nấu ăn phục vụ lớp đào tạo quân y sĩ đầu tiên cho cán bộ nước bạn Lào sang học tại Học viện Quân y. Lúc đầu, do chủ quan, bà cứ nghĩ các bạn Lào cũng ăn như người Việt nên tự tin “trổ tài”, mang những món đặc sản của quê hương ra thết đãi bạn. Nhưng vừa xuống bếp ăn, nhìn thấy những món “lạ hoắc”, toàn bộ học viên nhất loạt bỏ ăn. Không hiểu chuyện gì xảy ra, bà hớt hải đi tìm cán bộ quản lý học viên để hỏi nguyên do. Lúc đó mới ngã ngửa khi biết bạn có thói quen ăn cơm nếp bốc tay và trong bữa ăn phải có nhiều ớt cay. Vậy là bà lại cầu thị nhờ phiên dịch trao đổi để các bạn Lào dạy cho bà cách chế biến, nấu nướng. Cuối cùng, sau nửa tuần cặm cụi học cách chế biến, bà thành thạo các món “tủ” của bạn Lào, rồi còn làm thêm nhiều món phụ khác rất hợp với khẩu vị của bạn. Từ đó, cứ khi nào thấy bà Dung mang thức ăn ra là các học viên Lào lại vỗ tay rào rào khen ngợi.

Thấy tôi hỏi về câu chuyện bà trả lại cả mấy tấn gạo dư cho cơ quan, bà Dung cười: “À, chuyện đó thì có gì đâu. Mình kiểm tra thấy thừa thì phải báo cáo cấp trên để xử lý thôi mà”. Rồi bà kể, đó là thời điểm sau năm 1975, kinh tế đất nước khó khăn, gạo ăn rất hiếm. Trong một lần kiểm kho, đối chiếu sổ sách, bà Dung phát hiện trong kho còn khoảng 5 tấn gạo dôi dư nên lập tức báo cho cấp trên. “Tôi không báo cáo cũng chẳng ai biết, nhưng trong hoàn cảnh toàn dân, toàn quân đang thiếu gạo từng bữa, mình làm sao có thể làm chuyện trái với lương tâm được? Tiếng là làm nuôi quân, rồi quản lý bếp ăn, nhưng từ khi công tác đến lúc nghỉ hưu, tôi chưa bao giờ mang một miếng cháy, mẩu thịt nào về nhà, dù ở nhà các con đói cơm, phải ăn độn”.

Ghi nhận những đóng góp miệt mài, cần mẫn suốt cả thời thanh xuân cho công việc nấu ăn, quản lý nhà bếp và đức tính thật thà, hết mình vì bộ đội, ngày 22-12-1989, Đại úy QNCN Đinh Thị Dung vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Đến bây giờ, bà vẫn được coi là quân nhân nữ duy nhất làm công việc nuôi quân được nhận danh hiệu cao quý này. Tìm hiểu, tôi còn được biết, ngoài danh hiệu Anh hùng Lao động, bà Dung đã được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công, 9 danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 11 năm là Chiến sĩ Quyết thắng. Năm 1988, bà được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tặng danh hiệu “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Sau 42 năm như con ong thợ chăm chỉ phục vụ quân đội, năm 2001, bà Dung được cấp trên cho nghỉ hưu. Năm 2003, nữ Anh hùng quyết định ra mặt đường cách nhà vài trăm mét để thuê ki ốt bán tạp hóa. Từ khi mở cửa hàng, lúc nào người ta cũng thấy quán bà đông khách. Ngoài việc bán nhiều loại hàng, toàn là những đồ thiết yếu, phục vụ cuộc sống hằng ngày, một lý do quan trọng khiến cửa hàng của bà đông khách là do bà bán giá phải chăng, tính tình lại thật thà. “Mình xác định bán hàng cho vui, phục vụ bà con là chính. Ở nhà suốt ngày cũng buồn chân buồn tay, lại thêm yếu người đi. Bây giờ các cửa hàng tiện ích mọc lên cũng nhiều, các hình thức kinh doanh online mở ra cũng lắm, cửa hàng mình cũng bị ảnh hưởng, nhưng không sao. Cứ túc tắc tháng kiếm chút ít để chăm lo cho sinh hoạt hằng ngày, không phải tiêu vào lương, ăn bám vào con cái là được rồi. Có những người nghèo khổ, gặp khó khăn hoặc sa cơ lỡ bước, ghé vào đây mua hàng mình còn biếu không lấy tiền. Già rồi, sống vì niềm vui, chứ tiền nhiều thì cũng có làm gì đâu”. Sau lời chia sẻ thật tâm, bà Dung lại cười. Nhìn nụ cười đôn hậu, hiền lành ấy, chắc không ai nghĩ đó là nụ cười của một nữ Anh hùng, từng một thời vượt qua bom đạn, hết mình phục vụ bộ đội, lập được nhiều thành tích xuất sắc.

15 tháng 10 2021

bạn tham khảo nha!

25 tháng 1 2019
Điểm thi 
hieu làm bài Kiểm tra tháng 5 đạt 8 điểmĐiểm cao nhất: 8, Nộp bài lúc 2018-10-19 19:55:54
hieu làm bài Kiểm tra tháng 3 đạt 9 điểmĐiểm cao nhất: 9, Nộp bài lúc 2018-10-19 19:42:38
hieu làm bài Đề khảo sát giữa học kỳ I lớp 1 đạt 10 điểmĐiểm cao nhất: 10, Nộp bài lúc 2018-10-12 20:25:45
hieu làm bài Kiểm tra tháng 4 đạt 8 điểmĐiểm cao nhất: 8, Nộp bài lúc 2018-10-11 19:11:55
hieu làm bài Kiểm tra tháng 8 đạt 8 điểmĐiểm cao nhất: 8, Nộp bài lúc 2018-10-09 20:28:15
hieu làm bài Kiểm tra tháng 9 đạt 10 điểmĐiểm cao nhất: 10, Nộp bài lúc 2018-10-09 20:24:08

© 2013 - Trung tâm Khoa học Tính toán - ĐH Sư phạm Hà Nội && Công ty 

25 tháng 1 2019

Hà Nội năm 2018

Chào các bạn!
Hôm nay tôi viết bức thư về người hùng của tôi người ấy không ai khác chính là Bố của tôi. Bố tôi là anh hùng thực sự của tôi vì ông ấy là người đặc biệt nhất trong cuộc đời tôi.

Với tôi, bố tôi là một bác sĩ và cũng là một người cha tuyệt vời nhất. Dù công việc vô cùng bận rộn bởi những đêm trực, những ngày đi học, đi làm nhưng bố vẫn luôn dành cho anh em tôi những ngày vui chơi quây quần vui vẻ nhất.

Những ngày trong tuần, bố tôi thường dành thời gian cho những người bệnh của mình. Ông không có thời gian để nghỉ ngơi vì bệnh nhân đến chỗ bố tôi quá đông. Lúc nào được nghỉ bố lại vội vàng về trường tranh thủ đón anh, em tôi để đỡ nhớ. 

Tôi nhớ, năm 8 tuổi, mẹ đi công tác, em tôi về bà ngoại. Nhà chỉ còn tôi bị sốt, bố phải trực và không cắt trực được bố đành bế tôi lên xe và đưa tôi vào nằm phòng bác sĩ nơi bố và các đồng nghiệp của ông nghỉ ngơi sau mỗi tua trực dài. 

Tôi sốt cao, bố cho tôi uống hạ sốt rồi ông lại lao nhanh ra phòng hồi sức cấp cứu nơi có những bệnh nhân đang cần ông. Ông như một cái máy, cái máy không ngừng nghỉ. 15 – 20 phút ông lại chạy qua hỏi tôi “con trai, con thấy ổn chứ!” Tôi gật đầu là bố tôi lại lao thoăn thoắt đi về phía phòng bệnh đèn sáng trưng kia.

Tôi không nhớ đã được bố đưa đi trực cùng bao nhiêu lần. Những lần đó, nhìn thấy công việc của bố tôi thấy bố thực sự là người hùng. Có những bữa cơm, nhận được điện thoại có ca cấp cứu nặng là ông lại bỏ bát, xoa đầu anh em tôi với lời hẹn “”các con ở nhà ngoan, bố vào viện”. Bóng ông lại hun hút hành lang tòa nhà để đến với người bệnh. Có lúc, tôi thấy bố mình như anh hùng giải cứu thế giới.

Bố tôi nhận được nhiều giải thưởng từ cơ quan cũng như trong ngành và tôi thấy bố mình xứng đáng nhận được điều đó.

Khi về nhà, Bố đã cố gắng hết sức để giữ cho gia đình của chúng tôi hạnh phúc. Ông làm việc chăm chỉ để kiếm tiền cho gia đình chúng tôi. Ông ấy yêu thương anh em tôi rất nhiều và luôn cố gắng làm tôi vui mỗi khi tôi đang ở trong một tâm trạng buồn. Ông luôn dạy cho tôi những điều tốt và không làm hư tôi bằng cách mua cho tôi tất cả những điều mà tôi muốn. Nhưng đồng thời, ông đã tặng tôi rất nhiều điều mà tôi luôn luôn muốn có. Bố tôi đã luôn cố gắng với mức độ tốt nhất của mình để làm cho tôi trở nên một người tốt. 

Dù bận rộn, bố vẫn luôn trao đổi với cô giáo của tôi về việc học của tôi và ông không bao giờ ép tôi phải học hành. 

Ông ấy rất cẩn thận về những thứ tôi ăn. Ông luôn nhấn mạnh tôi ăn những thứ lành mạnh như trái cây và rau quả giàu vitamin và khoáng chất. Ông là một người cha tràn đầy yêu thương. Tôi lúc nào cũng thích dành thời gian với ông ấy và học hỏi những điều mới mẻ từ ông ấy. Ông đã dạy tôi bơi. Tính đến nay tôi đã giành được nhiều giải vô địch bơi lội. Bố của tôi đã giúp tôi rất nhiều trong việc học vấn. Ông không cho phép tôi tốn tiền học phí mà thay vào đó ông ngồi với tôi giải quyết những vấn đề đang xảy ra. Bởi vì niềm vẻ vang cho bố tôi nên Tôi thực hiện việc học rất tốt. Bố tôi là món quà quý giá nhất của Chúa dành tặng cho tôi. 

Bố tôi là một người cha tràn đầy yêu thương và là người lịch thiệp nhất mà tôi từng thấy trong đời. Ông muốn tôi trở thành một con người tốt được như ông ấy. Đó là lý do tại sao ông luôn dạy tôi cách phân biệt giữa sai và đúng.

Ông là người bạn tốt nhất của tôi. Tôi có thể thảo luận về tất cả mọi thứ với ông ấy mà không hề do dự. Những điều mà tôi không bao giờ để lộ ra cho bất cứ người bạn thân thiết nào, tôi có thể dễ dàng thảo luận với bố tôi. Bất cứ khi nào tôi cần sự giúp đỡ của ông, ông luôn luôn ở đó. Ông ấy giống như một người hùng đối với tôi.

Dù tôi mới 15 tuổi nhưng bố đã chỉ cho tôi cách để đạt được thành công, bố chỉ ra cơ hội đang tồn tại trước mặt tôi. Nhưng đồng thời, ông đã để cho tôi tự quyết định về con đường mà tôi lựa chọn. Ông rất tự tin rằng những nỗ lực của ông sẽ làm cho tôi trở nên là một người tốt mà không bao giờ đi vào điều xấu. Nhìn sự tin tưởng của ông ấy trong tôi nên một ngày nào đó tôi muốn làm cho ông ấy tự hào. 

Xin chào hẹn gặp lại!
Nguyễn Gia Linh

Bài 1: Với đề bài Em hãy kể lại câu chuyện của chú bé Lượm theo đúng nội dung và ngôi kể trong bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu, bạn em định xây dựng bố cục cho bài viết như sau:(I) Mở bài: Giới thiệu chung về Lượm và nỗi thương tiếc đối với chú bé liên lạc ấy.(II) Thân bài: Kể lại chú bé Lượm hồn nhiên và anh dũng:(1) Qua hồi ức về cuôc gặp gỡ giữa hai chú cháu Ở Huế...
Đọc tiếp

Bài 1: Với đề bài Em hãy kể lại câu chuyện của chú bé Lượm theo đúng nội dung và ngôi kể trong bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu, bạn em định xây dựng bố cục cho bài viết như sau:

(I) Mở bài: Giới thiệu chung về Lượm và nỗi thương tiếc đối với chú bé liên lạc ấy.

(II) Thân bài: Kể lại chú bé Lượm hồn nhiên và anh dũng:

(1) Qua hồi ức về cuôc gặp gỡ giữa hai chú cháu Ở Huế trong những ngày đầu kháng chiến.

(2) (……)…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

( III) Kết bài: Cảm nghĩ người kể chuyện: Xót thương, cảm phục mà không thể nào quên hình ảnh người thiếu niên ngây thơ và dũng cảm.

Hãy điền vào dấu (….) một ý thích hợp, để làm bố cục bài trở nên đầu đủ, rành mạch và hợp lí

0