K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Cuộc đời:

+ Kim Lân ( 1920- 2007) . Tên thật Nguyễn Văn Tài

+ Quê : Từ Sơn Bắc Ninh

+ Xuất thân trong gia đình nông dân nghèo.

- Sự nghiệp:

+Là một nghệ sĩ đa tài: ngoài sáng tác ông còn đóng phim, đóng kịch.

+ Là cây bút chuyên viết truyện ngắn, thành danh từ trước cách mạng tháng 8.

+ Ông để lại số lượng tác phẩm không nhiều nhưng vẫn được xếp vào hàng những cây bút xuất sắc nhất của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.

+ Ông được trao tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.

- Phong cách nghệ thuật:

+ Đề tài sáng tác chính : nông thôn

+ Khai thác chất thơ bình dị của cuộc sống thôn quê với những thú vui đồng ruộng.

+ Khám phá vẻ đẹp thuần phác, đôn hậu tiềm ẩn trong tâm hồn người nông dân.

+ Có lối viết tự nhiên, giản dị, cách miêu tả chân thực. Đặc biệt ông có biệt tài phân tích tâm lí nhân vật

8 tháng 4 2021

Trả lời:

- Cuộc đời:

+ Kim Lân ( 1920- 2007) . Tên thật Nguyễn Văn Tài

+ Quê : Từ Sơn Bắc Ninh

+ Xuất thân trong gia đình nông dân nghèo.

- Sự nghiệp:

+Là một nghệ sĩ đa tài: ngoài sáng tác ông còn đóng phim, đóng kịch.

+ Là cây bút chuyên viết truyện ngắn, thành danh từ trước cách mạng tháng 8.

+ Ông để lại số lượng tác phẩm không nhiều nhưng vẫn được xếp vào hàng những cây bút xuất sắc nhất của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.

+ Ông được trao tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.

- Phong cách nghệ thuật:

+ Đề tài sáng tác chính : nông thôn

+ Khai thác chất thơ bình dị của cuộc sống thôn quê với những thú vui đồng ruộng.

+ Khám phá vẻ đẹp thuần phác, đôn hậu tiềm ẩn trong tâm hồn người nông dân.

+ Có lối viết tự nhiên, giản dị, cách miêu tả chân thực. Đặc biệt ông có biệt tài phân.

18 tháng 3 2016

Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Lỗ Tấn

a/ Cuộc đời :

- Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân , là nhà văn cách mạng nổi tiếng của nền văn học hiện đại Trung Quốc  nửa đầu thế kỷ XX  sinh năm 1881, mất 1936.

- Ông là một trí thức yêu nước có tư tưởng tiến bộ , trước khi học nghề thuốc , ông học nhiều nghề : Khai mỏ với mong ước làm giàu cho tổ quốc. Nghề hàng hải với mong muốn mở mang tầm mắt , cuối cùng thất vọng.

- Lỗ Tấn  chọn nghề y sang Nhật học , đang học ở Nhật trong một lần đi xem phim ông phát hiện người TQ hăm hở đi xem người Nhật chém người TQ làm gián điệp cho Nga. Ông nhận ra rằng chữa bệnh thể xác không bằng chữa căn bệnh tinh thần cho Quốc dân . Nên ông chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui căn bệnh tinh thần cho quốc dân với chủ đề “phê phán quốc dân tính” , nhằm làm thay đổi căn bệnh tinh thần cho nhân dân Trung Hoa.

- Lỗ Tấn được giới thiệu nhiều ở VN trước CM tháng 8/45 , sinh thời Bác Hồ rất thích đọc Lỗ Tấn – Năm 1981 thế giới kỉ niệm 100 năm năm sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hoá thế giới.

b/ Sự nghiệp :

- Lỗ Tấn đã để lại tác phẩm , được in thành 3 tập : Gào thét , Bàng Hoàng , Chuyện cũ viết theo lối mới.

- Ngòi bút của Lỗ Tấn lạnh lùng và tỉnh táo như con dao mổ của nhà phẫu thuật, phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân.

- Ông xứng đáng là nhà văn hiện thực xuất sắc của TQ , năm 1981 cả Thế giới kỉ niệm 100 năm sinh và tôn vinh ông là danh nhân văn hoá thế giới.

 

11 tháng 3 2016

* Cuộc đời:

- Mikhaiin SôlôKhôp là nhà văn hiện thực vĩ đại Nga sinh năm 1905 , mất 1984 , xuất thân trong một gia đình nông dân vùng thảo nguyên cạnh sông Đông .

- Ông rất gắn bó với con người và cảnh vật quê hương trong những bước chuyển mình đau đớn và phức tạp của lịch sử . Chính vì thế tác phẩm của ông thấm đẫm hơi thở và linh hồn của cuộc sống vùng sông Đông .

- Sôlô Khốp là người trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại , ông thấu hiểu được những nỗi khổ đau và số phận con người trong cuộc chiến tranh . Chính điều này đã tạo ra một bước ngoặc trong các sáng tác của ông .

* Sự nghiệp :

-Sôlô Khôp  là nhà văn xuất sắc của nước Nga , ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị như : Những truyện ngắn sông Đông , Sông Đông êm đềm , Số phận con người , Đất vỡ hoang ,…

- Sôlô Khôp được trao tặng giải thưởng nô ben về văn học năm 1965 

Vladimir Ilyich Lenin (tiếng Nga: Влади́мир Ильи́ч Ле́нин, phiên âm tiếng Việt: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin), tên khai sinh là Vladimir Ilyich Ulyanov (tiếng Nga: Влади́мир Ильи́ч Улья́нов), còn thường được gọi với tên V. I. Lenin hay N. Lenin, có các bí danh: V.Ilin, K.Tulin, Karpov...; sinh ngày 22 tháng 4 năm 1870, mất ngày 21 tháng 1 năm 1924; là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Karl Marx (1818 - 1883) và Friedrich Engels.

Ông sinh tại làng Gorki, Simbirsk, nay là Ulyanovsk. Tên họ thật là Vladimir Ilyich Ulyanov. Lenin là người tổ chức Đảng Cộng sản Liên Xô và lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười thành lập nước Nga Xô Viết.

Ông được tạp chí Time coi là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới.

Ông mất tháng 1 năm 1924, thi hài được lưu giữ trong lăng Lênin trên Quảng trường Đỏ, Moskva cho tới ngày nay. Ngoài ra, tên của ông được đặt cho 1 tỉnh của Nga (tỉnh Leningrad, nằm sát cố đô Saint Petersburg, nơi Lenin lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng Mười), thành phố quê hương của Lenin thì được đặt tên là Ulyanovsk để tưởng nhớ ông (Lenin có họ là Ulyanov).

V.I. Lê-nin tham gia nhóm cách mạng trong sinh viên, trở thành thành viên của Hội đồng hương bí mật Samarsko- Simbirskoe. Do tham gia tuyên truyền cách mạng trong sinh viên, tháng Chạp 1887, V.I. Lê-nin bị đuổi học và bị phát lưu đến làng Kokushino Kazan.

V.I. Lê-nin sinh ngày 22 tháng Tư năm 1870 ở Simbirsk (nay là Ulianovsk), mất ngày 21 tháng Giêng 1924 ở làng Gorki gần Moskva. 

V.I. Lê-nin tên thật là Vladimir Ilits Ulianov (Le-nin), các bí danh đã dùng là V. Ilin, K. Tulin, Karpov và những bí danh khác. Năm 1887 V.I. Lê-nin tốt nghiệp xuất sắc bậc Trung học được nhận Huy chương vàng nên được vào thẳng bất kỳ trường Đại học nào ở nước Nga. Ông xin vào học khoa Luật của Đại học Tổng hợp Kazan. Tại đây, V.I. Lê-nin tham gia nhóm cách mạng trong sinh viên, trở thành thành viên của Hội đồng hương bí mật Samarsko- Simbirskoe. Do tham gia tuyên truyền cách mạng trong sinh viên, tháng Chạp 1887, V.I. Lê-nin bị đuổi học và bị phát lưu đến làng Kokushino Kazan. Tháng 10 năm 1888, trở về Kazan gia nhập nhóm Mác- xít. V.I. Lê-nin có nghị lực rất cao trong việc tự học. Chỉ trong vòng hai năm miệt mài đèn sách, năm 1891, V.I. Lê-nin đã thi đỗ tất cả các môn học của chương trình 4 năm khoa Luật trường ĐH Tổng hợp Kazan với tư cách thí sinh tự do. Sau khi tốt nghiệp khoa luật V.I. Lê-nin làm trợ lý luật sư ở Samara. Tháng 8/1893, chuyển về Peterburg. Năm 1894, trong cuốn Thế nào là những người bạn dân và học chiến đấu chống lại những người xã hội dân chủ như thế nào? Và năm 1899, trong cuốn Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Nga V.I. Lê-nin được thừa nhận là người lãnh đạo của nhóm Mác- xít ở Nga. Mùa thu 1895, V.I. Lê-nin thành lập ở Peterburg Hội liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân, tập hợp các nhóm cách mạng ở Peterburg. ở Mát- xcơ- va , Kiev, Iaroslav và những thành phố khác cũng thành lập các hội liên hiệp tương tự. V.I. Lê-nin đã gặp Nadegiơda Konstantinovna Krupskaia . Hai người yêu nhau và trở thành bạn đời chung thuỷ. Đêm mồng 9 tháng Chạp 1895, do bị tố giác nhiều hội viên của Hội liên hiệp, trong đó có V.I. Lê-nin bị cảnh sát bắt. Sau 14 tháng bị cầm tù, tháng Hai 1897, V.I. Lê-nin bị đi đày 3 năm ở làng Shushenkoe (miền Đông Sibir). Trong thời gian lưu đày V.I. Lê-nin đã viết xong hơn ba mươi tác phẩm, trong đó có cuốn khá đồ sộ: Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở nước Nga (1899). 

Năm 1900, thời hạn lưu đày của V.I. Lê-nin kết thúc. Người lại tập hợp những người Mác- xít cách mạng thành lập đảng. Chính quyền Nga hoàng cấm V.I. Lê-nin sống ở Thủ đô và các thành phố lớn. V.I. Lê-nin phải ra nước ngoài (1900), cùng với Plekhanov lập ra tờ báo Tia lửa. Năm 1903, tại Luân- đôn tiến hành Đại hội lần thứ II Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga. V.I. Lê-nin phát biểu phải xây dựng một đảng Mác- xít kiểu mới có kỷ luật nghiêm mình, có khả năng là người tổ chức cách mạng của quần chúng. Nhóm số đông ủng hộ V.I. Lê-nin gọi là những người Bolshevik, nhóm số ít chủ trương thành lập đảng đấu tranh theo kiểu Nghị viện gọi là những người menshevik. Về những nguyên tắc tư tưởng và tổ chức của đảng kiểu mới này V.I. Lê-nin đã trình bày trong cuốn Làm gì (1902) và cuốn Một bước tiến hai bước lùi (1904). Trong thời kỳ cách mạng 1905- 1907 V.I. Lê-nin đã phát triển tư tưởng độc quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản trong trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản thành cách mạng xã hội chủ nghĩa Hai sách lược dân chủ xã hội trong cách mạng dân chủ 1905. 

Tháng Tư 1905, tại Luân- đôn tiến hành Đại hội lần thứ III ĐCNXHDC Nga, V.I. Lê-nin được bầu là chủ tịch Đại hội. Tại Đại hội này Uỷ ban Trung ương đã được bầu ra do V.I. Lê-nin đứng đầu. Tháng Mười Một 1905, V.I. Lê-nin bí mật trở về Peteburg để lãnh đạo cách mạng Nga. Tháng Chạp 1907, V.I. Lê-nin sống ở nước ngoài tiếp tục đấu tranh bảo vệ và củng cố đảng hoạt động bí mật. Trong cuốn Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (1908) V.I. Lê-nin phê phán sự xét lại về mặt triết học chủ nghĩa Mác và phát triển những cơ sở triết học của chủ nghĩa Mác. Tháng Giêng 1912 lãnh đạo Hội nghị lần thứ VI(Praha) toàn Nga ĐCNXHDC. Tháng Sáu 1912 từ Paris chuyển về Krakov lãnh đạo tờ Pravda (Sự thật). Thời kỳ này, V.I. Lê-nin soạn thảo xong Đề cương Mác xít về vấn đề dân tộc. Cuối Tháng Bảy 1914, bị cảnh sát áo bắt nhưng sau đó ít lâu được trả lại tự do và đi Thuỵ Sĩ. Trong thời gian Đại chiến thế giới lần thứ I V.I. Lê-nin đưa ra khẩu hiệu biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng. Trong tác phẩm Chủ nghĩa đế quốc - giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản (1916) và những tác phẩm khác V.I. Lê-nin đã phát triển chính trị kinh tế học Mác xít và lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa, kiện toàn những vấn đề cơ bản của triết học mác xít (Bút ký triết học). Tại Hội nghị quốc tế những người theo chủ nghĩa quốc tế tại Thuỵ Sĩ (1915) V.I. Lê-nin đã tập hợp những người xã hội dân chủ cánh tả đoàn kết lại. Sau cách mạng Tháng Hai 1917, ở Nga tồn tại tình trạng hai chính quyền song song, một bên là chính phủ lâm thời tư sản (chuyên chế của giai cấp tư sản) và một bên là Xô viết các đại biểu công nhân và binh sĩ (chuyên chính vô sản). Những mâu thuẫn kinh tế và chính trị sâu sắc ở nước Nga lúc bấy giờ đòi hỏi phải tiến hành một cuộc cách mạng làm thay đổi tận gốc đời sống chính trị nước Nga. Ngày 16 tháng Tư V.I. Lê-nin đến Petrograd để trình bày Luận cương Tháng Tư thực chất là một văn kiện mang tính cương lĩnh đề ra đường lối giành chiến thắng cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu Toàn bộ chính quyền về tay các Xô Viết! Hội nghị lần thứ VII toàn Nga (Tháng TƯ 1917) của ĐCNXHDC Nga (b) đã nhất trí thông qua đường lối do V.I. Lê-nin đề ra. Sau cuộc khủng hoảng chính trị ở nước Nga (Tháng Bảy 1917), V.I. Lê-nin buộc phải về vùng Pazzliv cách Petrograd (nay là Peterburg) 34km để tránh sự truy lùng của Chính phủ lâm thời. Từ nơi hoạt động bí mật V.I. Lê-nin thường xuyên chỉ đạo phong trào cách mạng nước Nga. Đầu tháng Tám 1917 Đại hội lần thứ VI ĐCNXHDC Nga họp bán công khai ở Petrograd, V.I. Lê-nin tuy không tham dự nhưng vẫn lãnh đạo Đại hội tiến hành và thông qua đường lối phải khởi nghĩa vũ trang giành lấy chính quyền. Trong thời gian này, V.I. Lê-nin viết xong cuốn Nhà nước và cách mạng đề ra nhiệm vụ cho giai cấp vô sản phải giành lấy chính quyền bằng con đường đấu tranh vũ trang Đầu Tháng Mười 1917, V.I. Lê-nin từ Phần Lan bí mật trở về Petrograd Ngày 23 Tháng Mười 1917 kế hoạch khởi nghĩa vũ trang của V.I. Lê-nin đề ra được Hội nghị Uỷ ban trung ương ĐCNXHDC Nga thông qua. 

Tối ngày 6 Tháng Mười Một 1917, V.I. Lê-nin đến Cung điện Smolnưi trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa. Đến rạng sáng ngày 7 Tháng Mười một 1917 , toàn thành phố Petersbuorg nằm trong tay những người khởi nghĩa, và đến đêm ngày 7 Tháng Mười Một 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga đã toàn thắng. Chính quyền đã về tay nhân dân. Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo đã ra đời. Tại Đại hội các Xô Viết toàn Nga lần thứ II V.I. Lê-nin được bầu là Chủ tịch Hội đồng các Uỷ viên nhân dân (Hội đồng Dân uỷ). Sau Cách mạng Tháng Mười Nga theo đề nghị của V.I. Lê-nin Hoà ước Brest với nước Đức đã được ký kết (ngày 3 Tháng Ba 1918). Ngày 11 Tháng Ba 1918 V.I. Lê-nin cùng với Trung ương Đảng và Chính phủ Xô Viết trở về Mát xcơ va, V.I. Lê-nin đã có công lao to lớn trong việc lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân lao động nước Nga Xô Viết chống sự can thiệp quân sự của nước ngoài và lực lượng phản cách mạng trong nước; trong việc lãnh đạo quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nước Nga. V.I. Lê-nin thi hành chính sách đối ngoại Xô Viết, đề ra những nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình giữa các quốc gia có chế độ xã hội khác nhau. 

Ngày 30 Tháng Tám 1918, V.I. Lê-nin bị ám sát và bị thương nặng, nhưng sau đó ít lâu sức khoẻ hồi phục, V.I. Lê-nin là người sáng lập Quốc tế Cộng sản (1919). Tháng Ba năm 1919, Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Nga đã thông qua Cương lĩnh mới của Đảng, V.I. Lê-nin được bầu là chủ tịch Uỷ ban soạn thảo Cương lĩnh Mùa xuân 1920, V.I. Lê-nin viết cuốn Bệnh ấu trĩ tả khuynh của chủ nghĩa cộng sản trình bày những vấn đề chiến lược và sách lược của phong trào cộng sản. Thời gian này, V.I. Lê-nin soạn thảo xong kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội (công nghiệp hóa đất nước, hợp tác hóa gia cấp nông dân, cách mạng văn hóa) là người sáng lập ra Kế hoạch điện khí hóa toàn Nga (GOELRO), người đề ra chính sách kinh tế (NEP). Năm 1921 chính sách NEP của V.I. Lê-nin được thông qua tại Đại hội lần thứ X Đảng Cộng sản Nga. Năm 1922 V.I. Lê-nin ốm nặng. Trong diễn văn cuối cùng đọc tại hội nghị toàn thể Xô Viết đại biểu thành phố Mát xcơ va (ngày 20 Tháng Mười một 1922) V.I. Lê-nin tin tưởng rằng thi hành chính sách NEP nước Nga sẽ trở thành một nước xã hội chủ nghĩa. Tháng Chạp 1922 đến Tháng Ba 1922 V.I. Lê-nin đọc ghi âm lại một số bài báo quan trọng như: Những trang nhật ký, Bàn về hợp tác hóa, Bàn về cách mạng của chúng ta, Thà ít mà tốt; Thư gửi Đại hội. Ngày 21 Tháng Tư 1924, V.I. Lê-nin qua đời ở làng Gorki (Mát xcơ va).
24 tháng 6 2016

Lỗ Tấn (1881-1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài, sinh tại huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, trong một gia đình quan lại sa sứt. Ông nội là Chu Giới Phu từng làm quan trong triều nhà Thanh, năm Lỗ Tấn 13 tuổi thì bị cách chức, hạ ngục. Ông thân sinh của Lỗ Tấn là Chu Bá Nghi, đỗ tú tài, cũng năm Lỗ Tấn 13 tuổi thì lâm bệnh và 3 năm sau thì qua đời. Mẹ của Lỗ Tấn là Lỗ Thụy, một người phụ nữ nông dân trung hậu, kiên nghị.

Phẩm chất của bà có ảnh hưởng lớn tới Lỗ Tấn. Cha của Lỗ Tấn mất do không có thuốc chạy chữa, khi Lỗ Tấn 13 tuổi. Từ đó, Lỗ Tấn ấp ủ nguyện vọng học thuốc chữa bệnh.

 

Lỗ Tấn dã từng học các nghề hàng hải, khai mỏ với nguyện vọng làm giàu cho Tổ quốc nhưng đều thất bại. Nhờ học giỏi, ông được học bổng sang Nhật, học đại học Y khoa. Một lần, Lỗ Tấn chứng kiến cảnh người dân Trung quốc thích thú khi xem bộ phim có quay cảnh quân Nhật chém một người Trung Quốc vì bị nghi là gián điệp. Ông giật mình nhận ra rằng chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân và ông quyết định chuyển hướng bỏ đại học Y để làm văn nghệ.

Làm văn nghệ, Lỗ Tấn chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương chạy chữa.

Lỗ Tấn đã sáng tác nhiều tác phẩm: 20 tập truyện ngắn, mỗi tập 600 trang. Có nhà nghiên cứu gọi là "trước tác đẳng thân" (sách cao bằng người). Trong đó, các sáng tác tiêu biểu có Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết theo lối mới, Nấm mồ, cỏ dại, Gió nóng, Hai lòng…

Năm 1981, toàn thế giới đã kỉ niệm 100 năm sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hóa của nhân loại.

24 tháng 6 2016

- Lỗ Tấn (1881- 1936), tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài.

- Năm 13 tuổi, bố ông lâm bệnh, không có thuốc uống mà chết. Ông ôm ấp nguyện vọng học thuốc từ đấy. Trước khi học nghề thuốc, ông đã học nghề hàng hải với ước mơ mở mang tầm nhìn và nghề khai thác mỏ với nguyện vọng làm giàu cho Tổ quốc.              

- Nhờ học giỏi ông được học bổng sang Nhật. Ông chọn nghề y. Đang học dở Đại học y khoa thì ông đột ngột thay đổi chí hướng. Do một lần xem phim, ông thấy cảnh những người Trung Quốc khỏe mạnh hăm hở đi xem người Nhật chém một người Trung quốc làm gián điệp cho quân Nga. Ông bỗng giật mình mà nghĩ rằng: chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân. Và thế là ông chuyển sang làm văn nghệ.

- Lỗ Tấn viết chủ yếu là truyện ngắn và tạp văn: Truyện ngắn có Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết lại. Tạp văn có Nấm mồ, Cỏ dại, Gió nóng, Hai lòng… Dù ở thể loại nào các tác phẩm của ông cũng đều nhằm mục đích chiến đấu. Ngòi bút ông như con dao mổ trong tay nhà phẫu thuật: điềm tĩnh, tỉnh táo, phanh phui các ung nhọt với một mong ước nóng bỏng là đem lại sức khỏe cho nhân dân

Tức là vào giai đoạn mà Tây Sơn mới làm chủ được vùng lãnh thổ phía nam Tổ quốc, sự câu kết giữa quân xâm lược Xiêm với quân bán nước Nguyễn Ánh làm cho so sánh lực lượng có lợi cho địch và bất lợi cho nghĩa quân. Trước sức tiến công mãnh liệt của 5 vạn quân Xiêm, quân ta đã thực hiện phương thức vừa đánh chặn, vừa rút lui, vừa tiêu hao và làm chậm bước tiến của địch, vừa bảo toàn lực lượng của mình. Cuộc lui quân chiến lược này đã tạo ra thời gian cần thiết khiến kẻ thù lộ rõ bản chất, bộc lộ rõ mạnh yếu, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa thế trận theo chiều hướng có lợi để di quân phản công chiến lược.

Nghĩa quân Tây Sơn thực hành phản công, tiến công khi quân Xiêm đang trong thế tiến công, tuy về chính trị, thế của chúng đang mất dần. Chính vì vậy mà quân Xiêm không ngờ được Nguyễn Huệ sẽ quyết chiến với chúng ở ngay trên sông Tiền Giang, khi ông vừa hành quân từ Quy Nhơn vào. Nguyễn Huệ chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm địa bàn tác chiến chiến lược. Đó là nơi rất thuận lợi cho việc ém quân, giấu pháo, đồng thời tiện cho việc cơ động lực lượng tiêu diệt địch khi chúng dấn thân vào trận địa phục kích. Không chỉ sáng suốt trong lựa chọn địa bàn tác chiến, Nguyễn Huệ và nghĩa quân còn giỏi trong nghi binh, tạo thời cơ và chọn thời điểm tiến công thích hợp. Thoạt đầu, Nguyễn Huệ mở một vài trận tập kích nhỏ, vừa để thăm dò, vừa khiến cho quân giặc tưởng lầm rằng lực lượng của Tây Sơn nhỏ yếu mà thêm chủ quan. Nguyễn Huệ lại giả vờ sai sứ sang điều đình ngừng chiến với Chiêu Tăng và Chiêu Sương và giả vờ xin hàng phục chúng, vừa để kích động thêm sự chủ quan vừa gây thêm mâu thuẫn giữa tướng Xiêm với bọn Nguyễn Ánh. Vào đêm 18 rạng ngày 19/01, khi địch tấn công, một số thuyền quân Tây Sơn ra đánh chặn rồi giả thua, rút dần về phía Rạch Gầm - Xoài Mút nhằm dụ địch vào trận địa mai phục. Quân Xiêm tưởng ta yếu, thúc quân đuổi theo và trúng kế của Nguyễn Huệ. Thời điểm tác chiến lúc đó cũng đúng vào giai đoạn nước triều bắt đầu lên, càng tạo thêm thế mạnh cho sự tiến công của quân Tây Sơn. Do đó hiệu quả chiến đấu càng cao hơn.

18 tháng 4 2021

 nghệ thuật quân sự của ta là nghệ thuật tổ chức toàn dân đánh giặc. Nó khác hẳn với nghệ thuật quân sự của kẻ xâm lược-nghệ thuật tổ chức lực lượng quân sự nhà nghề với những cỗ máy chiến tranh khổng lồ, chuyên nghiệp. 

Đối tượng của nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng của ta là toàn dân. Ta tổ chức lực lượng theo cấu trúc toàn dân đánh giặc; bao gồm lực lượng vũ trang ba thứ quân gắn liền với lực lượng kháng chiến của từng huyện, tỉnh, thành phố; kết hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực. Đó là nghệ thuật tổ chức có tính khoa học, tính thống nhất và chặt chẽ, làm cho toàn dân ta triệu người như một, tạo sức mạnh tổng hợp lớn nhất để đánh địch, thắng địch. Đi đôi với nghệ thuật tổ chức lực lượng, ta xác định hai hình thức đấu tranh chủ yếu: đấu tranh quân sự kết hợp đấu tranh chính trị; hai phương thức tác chiến cơ bản: tác chiến tập trung và tác chiến du kích. Với nghệ thuật tổ chức và vận dụng các hình thức, phương thức tác chiến như thế, ta đã xây dựng được thế trận chiến tranh nhân dân “thiên la địa võng”, rộng khắp, vững chắc, nhưng mạnh ở trọng điểm. Điều đó lý giải vì sao ta có thể "Mở mặt trận ở bất cứ nơi nào có bóng địch, đánh ngay ở cả sau lưng địch, trong trung tâm phòng ngự của địch" và “Kéo địch ra khỏi hang ổ mà đánh, căng địch ra mà đánh, luồn sâu vào hậu phương địch mà đánh...". Trong cuộc Tổng  tiến công và nổi dậy mùa xuâ năm 1975, bảo đảm cho ta luôn đánh địch ở thế chủ động, càng đánh càng mạnh. Ngược lại, địch luôn ở thế bị động, càng đánh càng bộc lộ sơ hở, càng đánh càng bị dồn vào nguy cơ thất bại. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử nhờ nghệ thuật tổ chức toàn dân đánh giặc mà ta vừa có điều kiện tập trung đánh lớn ở các thành phố lớn, tiêu diệt và bắt sống hàng nghìn tên địch; đồng thời, vừa có điều kiện đánh địch rộng khắp, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm nghìn tên địch ở các chiến trường khác. Nhờ nghệ thuật tổ chức toàn dân đánh giặc, ta đã kết thành lưới lửa của thế trận chiến tranh nhân dân, diệt hàng nghìn máy bay, tàu chiến, đánh bại hoàn toàn ý chí  xâm lược của đế quốc Mỹ, khiến Mỹ -ngụy từng bước rơi vào cơn khốn quẫn và kết cục thất bại cả về quân sự và chính trị. Như vậy, có thể nói, đây là nét độc đáo và đặc sắc  nhất của nghệ thuật tổ chức toàn dân đánh giặc của ta đã đánh thắng chiến tranh xâm lược bằng lực lượng quân đội nhà nghề của địch.