K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2021

Gia đình là điểm tựa, là cái nôi nuôi dưỡng con người. Tình cảm gia đình thật thiêng liêng và ấm áp. Thế nhưng không phải ai sinh ra trên đời này cũng may mắn có được niềm hạnh phúc gia đình trọn vẹn. Có đứa bé tội nghiệp vừa cất tiếng khóc chào đời đầu tiên thì mẹ của nó bị tước đi sự sống, bà đã để lại đứa con bé bỏng tội nghiệp trên đời và chút đi hơi thở cuối cùng. Cũng có những đứa bé bị cha mẹ nhẫn tâm vứt bỏ từ khi còn nhỏ để rồi phải lang thang đầu đường xó chợ, vật vã nơi gió sương giá lạnh. Cũng có những đứa bé sống trong sự thiếu thốn tình thương, luôn bị hành hạ bằng những lời nói cay nghiệt như đâm dao vào trái tim. Và đó là câu chuyện kể về cuộc đời cậu bé Hồng đầy bất hạnh, đau đớn đến tột. Tác phẩm "Trong lòng mẹ" do Nguyên Hồng sáng tác kể về chính những bất hạnh, những đau đớn xung quanh cuộc sống thời ấu thơ của tác giả. Nó chứa đựng tình yêu thương mẹ sâu sắc, lòng hận thù những hủ tục, những đau đớn đã chà đạp cuộc đời của người mẹ.

24 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

1. 

Trong kho tàng văn học Việt Nam có câu ca dao: “Anh em như thể chân tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”. Thật vậy, tình cảm anh em là tình cảm thiêng liêng. Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài cũng đã ca ngợi tình cảm anh em của Thành và Thủy. Thành và Thủy là anh em ruột thịt. Họ rất yêu thương nhau, luôn nhường nhịn, quan tâm và lo lắng cho nhau. Điều đó khiến người đọc vô cùng cảm động. Nếu như gia đình họ không tan vỡ, hai anh em được sống với nhau thì hạnh phúc biết bao. Thật là đáng thương hai anh em họ đành phải xa lìa nhau. Họ không được ở cùng nhau nhưng tình cảm anh em không gì chia cắt được. Qua đó mỗi người càng biết trân trọng tình cảm thiêng liêng và trong sáng ấy.

2.

Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ: "trắng" là màu sắc của làn da, "tròn" là vẻ đẹp đầy đặn phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ "tấm lòng son". Sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ "ba chìm bảy nổi" được tác giả biến đổi thành "bảy nổi ba chìm", từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.

24 tháng 10 2021

thanks 

 

2 tháng 3 2022

tham khảo :
  Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng và cao cả nhất trong trái tim mỗi người. Ta-go, một nhà thơ nổi tiếng của Ấn Độ, ông đã thể hiện tình cảm cao quý ấy qua lăng kính của một cậu bé trong những câu chuyện kể về mẹ. Trong câu chuyện mây rủ đi chơi xa, cậu bé khao khát được bay lên ngắm bình minh và vầng trăng trên trời cao. Nhưng khi nhận câu trả lời:”hãy đến tận cùng của trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. Cậu đã nghĩ đến mẹ và nhận ra rằng không thể rời xa mẹ để theo đuổi thú vui của mình. Thay vào đó, là một trò chơi với mẹ “Con là mây và mẹ sẽ là trăng”. Như vậy, thay vì đi xa đến chân trời góc bể, người con đã lựa chọn ở lại bên mẹ và cùng mẹ khám phá về thiên nhiên trong mái nhà ấm áp như trời cao xanh thẳm. Chỉ cần có mẹ, nơi ấy con có niềm vui và hạnh phúc. Và rồi đứng trước biển cả rộng lớn, cậu muốn là con sóng, đi xa bờ và khám phá đại dương bao la. Nhưng cậu chợt nhận ra “buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà”. Đó không chỉ là tình yêu tha thiết dành cho đấng sinh thành, đó còn là trách nhiệm của cậu bé khi nhớ tới lời dặn của mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào, em cũng luôn mong mẹ sẽ là vầng trăng dịu mát hay bến bờ để con có thể trở về trong vòng tay ấm áp, yêu thương. Và để con có thể thủ thỉ mọi điều hay chỉ là những câu chuyện nhỏ, để được mẹ lắng nghe và sẻ chia tất cả. Hạnh phúc đôi khi bắt đầu từ những gì giản dị, gần gũi và thân thương đến thế. Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới người đọc một chân lí không thể thay đổi đó là không có thứ gì có thể thay đổi được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng.

2 tháng 3 2022

 Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng và cao cả nhất trong trái tim mỗi người. Ta-go, một nhà thơ nổi tiếng của Ấn Độ, ông đã thể hiện tình cảm cao quý ấy qua lăng kính của một cậu bé trong những câu chuyện kể về mẹ. Trong câu chuyện mây rủ đi chơi xa, cậu bé khao khát được bay lên ngắm bình minh và vầng trăng trên trời cao. Nhưng khi nhận câu trả lời:”hãy đến tận cùng của trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. Cậu đã nghĩ đến mẹ và nhận ra rằng không thể rời xa mẹ để theo đuổi thú vui của mình. Thay vào đó, là một trò chơi với mẹ “Con là mây và mẹ sẽ là trăng”. Như vậy, thay vì đi xa đến chân trời góc bể, người con đã lựa chọn ở lại bên mẹ và cùng mẹ khám phá về thiên nhiên trong mái nhà ấm áp như trời cao xanh thẳm. Chỉ cần có mẹ, nơi ấy con có niềm vui và hạnh phúc. Và rồi đứng trước biển cả rộng lớn, cậu muốn là con sóng, đi xa bờ và khám phá đại dương bao la. Nhưng cậu chợt nhận ra “buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà”. Đó không chỉ là tình yêu tha thiết dành cho đấng sinh thành, đó còn là trách nhiệm của cậu bé khi nhớ tới lời dặn của mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào, em cũng luôn mong mẹ sẽ là vầng trăng dịu mát hay bến bờ để con có thể trở về trong vòng tay ấm áp, yêu thương. Và để con có thể thủ thỉ mọi điều hay chỉ là những câu chuyện nhỏ, để được mẹ lắng nghe và sẻ chia tất cả. Hạnh phúc đôi khi bắt đầu từ những gì giản dị, gần gũi và thân thương đến thế. Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới người đọc một chân lí không thể thay đổi đó là không có thứ gì có thể thay đổi được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng.

27 tháng 10 2021

Tham khảo 
Tình phụ tử trong câu chuyện Lão Hạc nói riêng và trong cuộc đời của mỗi con người nói chung thật thiêng liêng, cao quý. Người cha có thể không mang nặng đẻ đau, không chăm sóc con gái nhiều như người mẹ nhưng tình yêu thương của người cha thì vô bờ bến. Nếu tình mẹ bao la như biển cả không bao giờ cạn thì tình cha sừng sững như núi Thái Sơn không bao giờ bị mai một, hay bị mòn đi bởi thời gian, mãi mãi đứng đó che chở cho con cái kể cả khi chính bản thân mình cũng không đủ cơm ăn áo mặc, người cha vẫn luôn hy sinh cuộc đời mình để lo cho con cái được bằng bạn bằng bè. Người cha ít khi thể hiện tình cảm của mình nhưng trong sâu thẳm luôn muốn con mình được hạnh phúc. Cả cha và mẹ đều yêu thương con hết mực không có gì có thể sánh được với công cha nghĩa mẹ. Để đổi lấy hạnh phúc và cuộc sống yên bình cho các con, những người làm cha làm mẹ luôn trăn trở, đau đáu một nỗi lòng mà những người con không gì có thể hiểu được.

27 tháng 10 2021

Tham khảo thì viết đậm lên em

27 tháng 10 2021

Em tham khảo:

   Tình mẫu tử là một thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất trên thế giới này. Qua văn bản "Mẹ tôi" A-mi-xi lại càng thể hiện rõ hơn sự cao cả của người mẹ và tấm lòng dành hét cho người con. Đúng vậy, tình mẫu tử chính là thứ tình cảm không phải xa sỉ, mua được bằng tiền mà xuất phát từ trái tim của con người. Mẹ luôn là người hy sinh, yêu thương con cái hết mực. Mẹ chẳng tiếc tuổi thanh xuân, ước mơ, hoài bão mà dành cho con những thứ tốt đẹp nhất. Mẹ như một vầng sáng soi chiếu con đường con đi. Tình mẫu tử là tình cảm vô cùng bao la, rộng lớn và vĩ đại. Chính vì thế con cái cần biết trân trọng những tình cảm đó.

27 tháng 10 2021

tham  khảo

Câu chuyện xoay quanh nhân vật chú bé Hồng, cậu bé lớn lên trong một gia đình sa sút, người cha sống nghiện ngập, u uất, đầy hành hạ kết cục sớm rồi cũng chết trong nghèo túng, nghiện ngập.

Người mẹ với trái tim khao khát yêu thương, tình cảm gia đình đành phải chôn vùi cả tuổi xuân trong cuộc hôn nhân gượng ép, không có hạnh phúc. Do bị đẩy vào một cuộc hôn nhân không tình yêu, người chồng mất sớm, điều kiện kinh tế khó khăn, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng quẫn phải bỏ con đi tha hương cầu thực và bị chính những hủ tục, định kiến nặng nề đã làm cho người đời cái cơ hội gán cho cái tội "chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác". Chú bé Hồng từ nhỏ đã phải sống cuộc sống mồ côi cha, thiếu vắng tình thương của người mẹ, chú bé Hồng phải ở nhà với người bà cô ác độc, xấu xa, cay nghiệt luôn tìm cách soi mói và chỉ trích mẹ cậu. Hồng chịu cảnh cô đơn, bị hắt hủi, bị cô lập giữa những người tưởng như thân thiết. Thế nhưng Hồng nổi bật lên cả câu chuyện với thái độ, tình cảm thiêng liêng mà cậu hết lòng dành cho mẹ của mình. Đứng trước những lời cay nghiệt, sự chỉ trích nặng nề, và những thứ tanh bẩn bà cô gieo giắc vào đầu Hồng về mẹ, cậu chưa hề tin, thậm chí còn biết những suy nghĩ đó: “Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”. Đáng quý biết bao tình cảm mà tưởng như dễ dàng có lại khó khăn vượt qua đến dường nào. Cậu bé không bao giờ vào hùa với bà ta, luôn giữ thái độ tôn trọng, cậu chỉ còn biết im lặng, nín nhịn nhưng chỉ cần nhắc đến mẹ là cậu luôn tìm cách bảo vệ mẹ trước những lời lẽ ác độc ấy. Cậu nhận thức được chính những hủ tục lạc hậu đã đầy đọa mẹ cậu, khiến gia đình cậu không được hạnh phúc.Thứ tình cảm thiêng liêng ấy, cậu căm thù những hủ tục lạc hậu đó, cậu ước nó là hòn đá hay mẩu thủy tinh để nghiền nát, để cắn, nhai cấu xé nó ra thành trăm mảnh.

Bé Hồng chính vì thương mẹ, khát khao tình mẹ, luôn luôn trong tâm hồn, trí óc cậu đều suy nghĩ về mẹ và những kí ức của mẹ luôn được cậu cất kĩ cẩn thận, cậu càng phải trân trọng nó bởi cậu đã lâu cậu không được gặp mẹ. Vì vậy, chỉ cần một thứ nhỏ thôi gắn với mẹ cậu lướt qua cậu sẽ không bỏ lỡ cơ hội, đúng hơn là không kịp suy nghĩ mà chạy theo nó tuy trong lòng vẫn sợ đó không phải là mẹ nhưng cậu chẳng có thời gian nghĩ nhiều đến thế, cậu vội vàng chạy theo bóng mẹ. Lúc gặp được nhau khung cảnh ấy sao xót xa mà cảm động. Người mẹ “lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe”, dù xa nhau bao lâu nhưng tình cảm, hành động cử chỉ hai mẹ con làm cho nhau vẫn chân thật, trìu mến như thế Cả người mẹ và bé như được tưới mát cái tâm hồn sớm đã khô cằn. Cậu bé bộc bạch cảm xúc được “ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”. Đây là thứ tình cảm em khát khao và giờ đây được ngay ở bên cạnh, có lẽ nào không xúc động, là thứ tưởng chừng mất đi nay tìm lại được trong niềm vui sướng vô tận.

Tình mẫu tử tưởng nhiều nhưng lại là xa xôi với cậu bé Hồng trong truyện, cậu trân trọng nó và ước nguyện “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người miệng, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.”