K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Khi Phan Bội Châu gặp gỡ một số người Nhật Bản. Tại đây họ hứa giúp đỡ những gì?

A. Hứa cung cấp lương thực.

B. Cam kết đầu tư xây dựng một số căn cứ quân sự ở Việt Nam

C. Hứa giúp đỡ đào tạo về kĩ thuật, quân sự cho thanh niên yêu nước Việt Nam.

D. Hứa xây dựng một số trường tại Việt Nam ?

9 tháng 12 2021

TL:


 

Hình như là đúng,

mk ko chắc lắm,

vì môn này khó nhớ

9 tháng 12 2021

Đúng nhé

5 tháng 2 2018

a, Do sức ép công luận Pháp, Đông Dương, Va- ren hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu

b, Thực chất đó là lời dối trá nhằm trấn an công luận, nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu

- Van- ren hứa một cách “nửa chính thức”: hứa ỡm ờ, hứa không nhất thiết phải thực hiện

- Tác giả đặt câu hỏi: “giả thử… và ra làm sao” là sự nhận rõ bản chất, bộ mặt thật của tên quan thực dân lừa lọc

   + Vì: Trong quá trình cai trị bọn thực dân vơ vét, bóc lột tàn tệ, chúng lấy người dân làm bia đỡ đạn

   + Chúng hứa rất nhiều nhưng không thực hiện.

16 tháng 5 2019

Trước khi sang Đông Dương, do sức ép của công luận ở Pháp và Đông Dương, Va-ren đã hứa sẽ chăm sóc cụ Phan Bội Châu.

Nhưng thực chất đó chỉ là một lời hứa dối trá nhằm trấn an công luận, trấn an nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.

1.Theo em, đây là một tác phẩm ghi chép sự thật hay là tưởng tượng, hư cấu?Căn cứ vào đâu để kết luận? 2.Đọc kĩ đoạn đầu tác phẩm từ “Do sức ép của công luận” đến “Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù” và trả lời các câu hỏi sau: a/ Va-ren đã hứa gì về vụ Phan Bội Châu? b/ Thực chất của lời hứa đó là gì? Cụm từ “nửa chính thức hứa” và câu hỏi của tác giả...
Đọc tiếp

1.Theo em, đây là một tác phẩm ghi chép sự thật hay là tưởng tượng, hư cấu?Căn cứ vào đâu để kết luận?

2.Đọc kĩ đoạn đầu tác phẩm từ “Do sức ép của công luận” đến “Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù” và trả lời các câu hỏi sau:

a/ Va-ren đã hứa gì về vụ Phan Bội Châu?

b/ Thực chất của lời hứa đó là gì?

Cụm từ “nửa chính thức hứa” và câu hỏi của tác giả “giả thử cứ cho rằng […] sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao” có ý nghãi gì trong việc bộc lộ thực chất lời hứa của Va-ren?

3.Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu, hai nhân vật chính là Va-ren và Phan Bội Châu đã thể hiện một sự tương phản, đối lập cực độ. Hãy làm rõ nhận định đó bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

a/ Số lượng lời văn dành cho việc khắc họa tính cách của từng nhân vật nhiều ít như thế nào? Sự nhiều ít đó thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả khi khắc họa tính cách của từng nhân vật?

b/ Qua những lời lẽ có tính chất độc thoại (tự nói một mình) của Va-ren trước Phan Bội Châu, động cơ, tính cách, bản chất của Va-ren đã hiện lên như thế nào?

c/ Qua sự im lặng của Phan Bội Châu và lời bình của tác giả về sự im lặng đó, em thấy gì về khí phách, tư thế của Phan Bội Châu trước Va-ren?

4. Theo em, ví thử chuyện “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu dừng lại ở câu: “…chi là vì Phan Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu Phan Bội Châu” thì có được không? Nhưng ở đây lại có thêm đoạn kết, trong đó có chi tiết về lời quả quyết của anh lính dõng An Nam và chi tiết về lời đoạn thêm của tác giả thì giá trị câu chuyện được nâng lên như thế nào?

5*. Ngoài ra còn có T.B(tái bút) với lời quả quyết của nhân chứng thứ hai. Vậy giá trị của lời T.B này là gì? Có điều gì thú vị trong sự phối hợp giữa lời kết và lời T.B?

6. Sau những phân tích trên,em hãy nêu lên tính cách của hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu.

1
26 tháng 4 2017

Câu hỏi 1: Theo em, đây là một tác phẩm ghi chép sự thật hay là tưởng tượng, hư câu? Căn cứ vào đâu đế kết luận?

Gợi ý:

Đây là một tác phẩm tưởng tượng hư cấu, ra đời từ một sự kiện lịch sử có thật lúc bây giờ. Câu chuyện được bắt đầu từ việc tác giả tưởng tượng ra cuộc hành trình của Va-ren từ đất Pháp sang Việt Nam. Đầu tiên đến Sài Gòn rồi qua kinh thành Huế và kê tiếp đến Hà Nội đế thăm Phan Bội Châu.

Sở dĩ chúng ta kết luận như vậy là vì tác phẩm này ra đời trước khi Va-ren đến thăm Việt Nam. Tác phẩm được đăng trên báo Người cùng khổ, phát hành vào tháng 9 và tháng 10 năm 1925, giữa lúc Va-ren xuống tàu sang nhậm chức ở Đông Dương.

Câu hỏi 2: Đọc đoạn đầu tác phẩm và trả lời câu hỏi:

a- Va - ren đã hứa gì về vụ Phan Bội Châu?

b- Thực chất của lời hứa đó là gì?

Cụm từ “nửa chính thức hứa” và câu hỏi của tác giả “giả thử cứ cho rằng [...] sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và làm ra sao” có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ thực chất lời hứa của Va-ren?

Gợi ý:

a. Do sức ép và công luận ở Pháp và Đông Dương, ông Va-ren đã hứa nửa chính thức chăm sóc vụ Phan Bội Châu.

b. Thực chất của lời hứa đó là một sự bịp bợm vì thực tế trong thời gian này Phan Bội Châu vẫn nằm tù.

Cụm từ “nứa chính thức hứa” và câu hỏi của tác giả “giả thư cứ cho rằng [...] sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và làm ra sao” có ý nghĩa bộc lộ, vạch trần bản chất dôi trá, bịp bợm đế làm yên dư luận của Va-ren.

Câu hỏi 3: Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu:

a. Số lượng lời văn dành cho việc khắc hoạ tính cách của từng nhân vật nhiều ít như thế nào? Sự nhiều ít đó thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả khi khắc hoạ tính cách của từng nhận vật?

b. Qua những lời lẽ có tính chất độc thoại của Va-ren, trước Phan Bội Châu, động cơ, tính cách, bản chất của Va-ren đã hiện lên như thế nào?

c. Qua sự im lặng của Phạn Bội Châu và lời bình của tác giả, nhận xét về khí phách, tư thế của Phạn Bội Châu trước Va-ren.

Gợi ý:

a. Phần lớn từ ngữ dùng đế khắc hoạ tính cách nhân vật Va-ren, còn tác giả nói rất ít về Phan Bội Châu, ông hiện lên lấy sự im lặng làm phương tiện đôi lập. Việc dành khôi lượng từ ngữ nhiều ít cho từng nhân vật, thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả. Đó là một cách viết thâm thuý và sâu sắc, thế hiện một bút pháp, một lối viết gợi nhiều hơn tả độc đáo và lí thú.

b. Qua những lời lẽ có tính chất độc thoại của Va-ren trước Phan Bội Châu, động cơ, tính cách, bản chất của Va-ren đã hiện lên là một kẻ thống trị bất lương, là một kẻ tiếu nhân đắc chí, vừa liến thoắng vừa dụ dồ và bịp bợm một cách trắng trợn.

c. Qua sự im lặng của Phạn Bội Châu và lời bình của tác giả về sự im lặng đó, em thấy là một người có bản lĩnh kiên cường trước kẻ thù

Câu hỏi 4: Theo em, ví thử truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phạn Bội Châu dừng lại ở câu: “...chỉ là vì Phạn Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiếu Phan Bội Châu” thì có được không? Nhưng ở đây lại có thêm đoạn kết, trong đó có chi tiết về lời quả quyết của anh lính dõng An Nam và chi tiết về lời đoán thêm của tác giả thì giá trị câu chuyện được nâng lên như thê nào?

Gợi ý:

Theo em, câu chuyện Những trò lô hay là Va-ren và Phan Bội Châu nếu dừng lại ở câu: “...chỉ là vì Phan Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu Phan Bội Châu” thì cũng được rồi. Nhưng nêu dừng lại ở đấy thì tính cách và thái độ khinh bỉ của Phan Bội Châu đối với Va-ren chưa được bộc lộ lên đến đỉnh điếm và đồng thời người đọc cũng chưa thấy những trò lô lăng của Va-ren rơi vào tình trạng thảm hại.

Do vậy, câu chuyện hẳn không thế dừng lại mà tác giả đã có thêm đoạn kết, trong đó có chi tiết về lời quả quyết của anh lính dõng An Nam và chi tiết về lời đoán thêm cùa tác giả thì giá trị câu chuyện được nâng lên rất nhiều. Tác giá đã tiếp tục nâng cấp tính cách, thái độ của Phan Bội châu trước kẻ thù.

Câu hỏi 5: Ngoài ra lại còn tái bút với lời quả quyết của nhân chứng thứ hai. Vậy giá trị của lời tái bút này là gì? Có điều gì thú vị trọng sự phôi hợp giữa lời kết với lời tái bút?

Gợi ý:

Những trò lô hay là Va-rcn và Phan Bội Châu không chỉ dừng lại ở việc có thêm đoạn kết, trong đó có chi tiết về lời quả quyết của anh lính dõng An Nam và chi tiết về lời đoán thêm của tác giả mà còn có thêm lời tái bút với sự quả quyết của nhân chứng thứ hai đã thế hiện một sự chống trả quyết liệt: Nhố vào mặt Va-ren.

Cách viết như vậy vô cùng thú vị, tạo nên một giọng điệu hóm hỉnh nhưng cũng rất sâu cay

Câu hỏi 6: Sau những phân tích trên, em hãy nêu lên tính cách của hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu.

Gợi ý:

Bằng khả năng tưởng tượng và hư cấu vô cùng phong phú, với giọng văn sắc sảo, tác giả đã thành công trong việc khắc hoạ hai nhân vật, đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc. Phan Bội châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là” vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”, tiêu biểu cho khí phách của dân tộc Việt Nam. Va-ren là một kẻ gian trá, lố bịch, đại dỉện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương.

Trong những tình huống sau, theo em, tình huống nào biểu hiện hành vi giữ chữ tín (hoặc không giữ chữ tín) và giải thích tại sao? a) Minh hứa với bố mẹ Quang và cô giáo chủ nhiệm là sẽ giúp đỡ Quang học tập tiến bộ. VI thế, những bài tập nào mà Quang không làm được thì Minh đều làm hộ và đưa cho Quang chép. b) Bố Trung hứa đến sinh nhật Trung sẽ đưa em đi chơi công viên, nhưng vì phải...
Đọc tiếp

Trong những tình huống sau, theo em, tình huống nào biểu hiện hành vi giữ chữ tín (hoặc không giữ chữ tín) và giải thích tại sao?

a) Minh hứa với bố mẹ Quang và cô giáo chủ nhiệm là sẽ giúp đỡ Quang học tập tiến bộ. VI thế, những bài tập nào mà Quang không làm được thì Minh đều làm hộ và đưa cho Quang chép.

b) Bố Trung hứa đến sinh nhật Trung sẽ đưa em đi chơi công viên, nhưng vì phải đi công tác đột xuất nên bố không thực hiện được lời hứa của mình.

c) Nam cho rằng, nếu có khuyết điểm thì cần phải thật thà nhận lỗi và cứ hứa sửa chữa, còn làm được đến đâu lại là chuyện khác.

d) Vì không muốn làm mất lòng người khác, nên ông Vĩnh - Giám đốc một công ti thường nhận lời, động viên, an ủi và hứa sẽ giúp đỡ khi họ đến nhờ, mặc dù ông biết rằng việc đó ông không thể làm được.

đ) Lan mượn Trang cuốn sách và hứa hai hôm sau sẽ trả, nhưng vì chưa đọc xong nên Lan cho rằng, cứ giữ lại khi nào đọc xong thì trả cho Trang cũng được.

e) Phương bị ốm đã mấy ngày, không đi học được. Nga hứa với cô giáo sẽ sans nhà giúp Phương học tập, nhưng vì mải xem bộ phim hay trên truyền hình nên Nga đã quên mất.

3
3 tháng 4 2017

Câu a: Việc làm hộ bài của Minh là sai vì Minh không giữ đúng lời hứa là giúp đỡ Quang tiến bộ mà chỉ làm cho Quang lười, ỉ lại và học tập sẽ không tiến bộ lên được.

Câu b: Bố Trung không phải là người không giữ lời hứa nhưng vì có việc đột xuất, như vậy bố Trung không phải cố ý không giữ lời hứa mà do hoàn cảnh khách quan mang lại.

Câu c: Ý kiến của Nam là sai, vì nếu đã nhận lỗi và hứa sữa chữa lỗi thì phải thực hiện phải quyết tâm làm được mới tiến bộ.

Câu d: Việc làm của ông Vĩnh là sai, mặc dù ông hứa với mọi người nhưng không thể làm được những điều mình đã hứa mặc dù ông biết điều đó.

Câu đ: Việc làm của Lan là sai vì Lan đã sai hẹn không đủng lời hứa với Nga.

Câu e. Việc làm của Nga là sai vì Nga không giữ đúng lời hứa với cô giáo.

3 tháng 4 2017

Trả lời

Câu a: Việc làm hộ bài của Minh là sai vì Minh không giữ đúng lời hứa là giúp đỡ Quang tiến bộ mà chỉ làm cho Quang lười, ỉ lại và học tập sẽ không tiến bộ lên được.

Câu b: Bố Trung không phải là người không giữ lời hứa nhưng vì có việc đột xuất, như vậy bố Trung không phải cố ý không giữ lời hứa mà do hoàn cảnh khách quan mang lại.

Câu c: Ý kiến của Nam là sai, vì nếu đã nhận lỗi và hứa sữa chữa lỗi thì phải thực hiện phải quyết tâm làm được mới tiến bộ.

Câu d: Việc làm của ông Vĩnh là sai, mặc dù ông hứa với mọi người nhưng không thể làm được những điều mình đã hứa mặc dù ông biết điều đó.

Câu đ: Việc làm của Lan là sai vì Lan đã sai hẹn không đủng lời hứa với Nga.

Câu e. Việc làm của Nga là sai vì Nga không giữ đúng lời hứa với cô giáo.


Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu, hai nhân vật chính là Va-ren và Phan Bội Châu đã thể hiện một sự tương phản, đối lập cực độ. Hãy làm rõ nhận định đó bằng cách trả lời các câu hỏi sau:a) Số lượng lời văn dành cho việc khắc họa tính cách của từng nhân vật nhiều ít như thế nào? Sự nhiều ít đó thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả khi khắc họa tính...
Đọc tiếp

Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu, hai nhân vật chính là Va-ren và Phan Bội Châu đã thể hiện một sự tương phản, đối lập cực độ. Hãy làm rõ nhận định đó bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

a) Số lượng lời văn dành cho việc khắc họa tính cách của từng nhân vật nhiều ít như thế nào? Sự nhiều ít đó thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả khi khắc họa tính cách của từng nhân vật?

b) Qua những lời lẽ có tính chất độc thoại (tự nói một mình) của Va-ren trước Phan Bội Châu, động cơ, tính cách, bản chất của Va-ren đã hiện lên như thế nào?

c) Qua sự im lặng của Phan Bội Châu và lời bình của tác giả về sự im lặng đó, em thấy gì về khí phách, tư thế của Phan Bội Châu trước Va-ren?

1
27 tháng 1 2019

- Nhân vật được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập:

   + Va- ren ( kẻ bất lương thống trị) >< Phan Bội Châu ( người cách mạng vĩ đại đang thất thế)

   + Tác giả dùng nhiều ngôn ngữ trần thuật để khắc họa tính cách Va- ren

   + Đối lập với Va- ren là Phan Bội Châu luôn im lặng, điềm tĩnh

→ Cách viết vừa tả, vừa gợi sinh động, thâm thúy

- Trong cuộc thoại tưởng tượng giữa Va-ren và Phan Bội Châu thì chỉ có Va- ren nói, Phan Bội Châu im lặng

   + Ngôn ngữ Va-ren là độc thoại

- Ngôn ngữ, lời nói, cử chỉ của Varen chứng tỏ:

   + Qua lời nói, cử chỉ bộc lộ y là người nham hiểm, thâm độc

   + Không ngừng ngọt nhạt, dụ dỗ, lừa phỉnh một cách bịp bợm, trắng trợn

- Ngược lại, Phan Bội Châu ngoan cường, điềm đạm

14 tháng 6 2021

D nha bạn hihi

6 tháng 11 2018

- Có một số bài khó em không làm được, đến lớp, thầy cô không chữa lại.

Cách khắc phục: Cố nghĩ nếu ko nghĩ đc gì thì hỏi những bạn làm được hoặc yêu cầu thầy cô chữa.

- Không hiểu bài.

Cách khắc phục: Nhờ thầy cô hoặc bạn bè giảng lại.