K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2017

Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt bài thơ. Bếp lửa được nhắc tới 10 lần trong bài:

- Hình ảnh bếp lửa “chập chờn” , “ấp iu” xuất hiện đầu bài gợi lên nỗi nhớ của cháu về bà

    + Hình ảnh bếp lửa có những biến thể: khói, lửa

    + Bếp lửa gắn với kỉ niệm tuổi thơ:cùng bà nhóm lửa, tiếng tu hú kêu,

- Bà không chỉ là người nhóm lên ngọn lửa thực tế, mà đó là ngọn lửa của tình yêu thương, hi vọng, tác giả dựa vào đó để gửi gắm tình cảm, cảm xúc của mình

- Tác giả thốt lên “Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa”, bếp lửa trở thành biểu tượng thiêng liêng, cao đẹp

- Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà tảo tần, giàu yêu thương

8 tháng 4 2021

Khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lạikhi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa. ... Đó  biểu tượng thiêng liêng về cuộc đời người bà thân yêu trong trái tim cháu. Chính bởi những điều đó, bếp lửa và bà trở thành hai hình ảnh thơ độc đáo, có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời.

11 tháng 5 2021

Trong bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt có hai hình ảnh thơ xuyên suốt bài thơ và luôn đan xen vào nhau. Đó là hình ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà. Khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa. Trong kí ức tuổi thơ của người cháu nhỏ, bà và bếp lửa là hai hình ảnh không thể tách rời. Nhắc đến bà là nghĩ đến những “lận đận đời bà biết mấy nắng mưa" nhưng bà vẫn tảo tần thay con nuôi dạy cháu. Dù những năm đói nghèo cực nhọc “đói mòn đói mỏi” hay những tháng năm cách mạng bùng lên bà vẫn sớm sớm chiều chiều “bếp lửa bà nhen” để lo cho cháu cái ăn, cái mặc... Bếp lửa ấy mang lại những tia sáng thẩn kì biết mấy: “ấp iu nồng đượm”, “nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi”, “nhóm nồi xôi gạo mới thổi chung vui”, “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”,... Bếp lửa không còn là bếp lửa hiểu theo nghĩa đen mà đã được chuyển nghĩa đề trở thành biểu tượng của yêu thương, của sẻ chia và che chở. Đó là biểu tượng thiêng liêng về cuộc đời người bà thân yêu trong trái tim cháu. Chính bởi những điều đó, bếp lửa và bà trở thành hai hình ảnh thơ độc đáo, có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời.

9 tháng 4 2020

     Nhằm lan tỏa những câu chuyện, hình ảnh đẹp về phòng chống dịch Covid-19, Hội đồng Đội T.Ư cùng các đơn vị liên quan tổ chức chương trình viết chữ đẹp với thông điệp: “Nét chữ từ trái tim” dành cho học sinh .

       Theo đó, khối tiểu học (từ lớp 1 tới lớp 5) sẽ chép lại thật đẹp những bài thơ về quê hương, đất nước, mái trường, về tinh thần "chống giặc" Covid-19… bằng bút máy luyện chữ (các bài thơ do Ban tổ chức lựa chọn).Đối với khối trung học cơ sở, Ban tổ chức sẽ khơi dậy khả năng nghị luận xã hội, biểu cảm của các em thông qua những dòng tâm sự, cảm xúc, suy nghĩ về tình yêu, niềm tin của thiếu nhi đối với đất nước; ca ngợi những hình ảnh đẹp, lòng biết ơn, sự tri ân với các lực lượng xã hội đang chiến đấu nơi tuyến đầu để bảo vệ sức khỏe của nhân dân, đem lại bình yên cho xã hội, đảm bảo an toàn để các em sớm trở lại trường.Ban tổ chức chương trình còn khuyến khích các em tham gia cả hai hình thức viết chữ đẹp và viết cảm nhận để rèn luyện, trau dồi kỹ năng viết chữ và trình bày bài sạch sẽ, góp phần giáo dục ý thức quý trọng và giữ gìn vẻ đẹp tiếng nói - chữ viết, bản sắc dân tộc.Chia sẻ về ý nghĩa chương trình, chị Hoàng Tú Anh, Phó chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và phát triển thiếu nhi Việt Nam cho biết: “Thông qua chương trình và những câu chữ bay bổng, chúng tôi hy vọng những cảm xúc, suy nghĩ xuất phát từ tâm của các các em thiếu nhi sẽ là sự tri ân đối với những người chống dịch Covid-19 và góp phần trong công cuộc tuyên truyền, đồng lòng cùng người dân cả nước vượt qua dịch bệnh”.

4 tháng 9 2017

Người phụ nữ Việt Nam dù Kinh, dù Thượng cũng đều hiền hậu, dị dàng, hết lòng thương chồng, thương con, thương cháu, chịu đựng, hi sinh vì gia đình, vì thắng lợi của cuộc kháng chiến của toàn dân.

* Người bà trong bài thơ “bếp lửa” hiện lên qua những kỉ niệm của đứa cháu ở xa, ngày ngày lụi hụi nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm, hết lòng chăm nom cháu, để bố mẹ nó yên tâm công tác.

   + Nhớ về tuổi thơ, nghĩ về bếp lửa, tác giả lại nhớ, lại nghĩ đến hình ảnh người bà thương yêu- một hình ảnh xuyên suốt bài thơ lúc nào cũng chập chờn lay động: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm. Một bếp lửa ấp iu nồng đượm. Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

   + Đặc biệt hình ảnh người bà bỗng nhiên trở nên cao lớn, vĩ đại khi Bằng Việt nhớ về những năm tháng đau thương vất vả. Mặc kệ “giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”, mặc cho chiến tranh tàn phá khổ đau chất chồng, bà lúc nào cũng “đinh ninh” dặn cháu: “Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”! Bà là hiện thân cụ thể nhất, sinh động nhất cho hậu phương lớn. Dẫu có thế nào đi chăng nữa thì không có gì có thể lay chuyển được niềm tin dai dẳng của bà vào tương lai được:

“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhenMột ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵnMột ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”

Không còn là bếp nữa rồi, bây giờ là ngọn lửa luôn cháy trong lòng bà. Có người nói, cứ quay ngược trái tim người sẽ thành hình ngọn lửa. Vậy thì, ngọn lửa chính là trái tim, là tấm lòng, tâm hồn của bà như bao nhiêu người Việt Nam đó. Một niềm tin bất diệt lạ lùng truyền sang cho cháu một cách tự nhiên.

   + Nhà thơ khẳng định chắc chắn rằng bếp lửa là hoá thân cụ thể của bà và bà cũng chính là bếp lửa sưởi ấm tâm hồn nhà thơ mà bà luôn nhóm: “nhóm bếp lửa ...... tuổi nhỏ”. Tình cảm của bà thật bao la, giản dị như khoai sắn, và cũng đậm đà như khoai sắn. Qua thời gian, qua bom đạn, tình cảm ấy càng thiêng liêng, ân tình thuỷ chung....

- Hình ảnh của bà, tình yêu của bà, đức tin của bà qua hồi tưởng và suy ngẫm của đứa cháu đã lớn suy rộng ra là hình ảnh, tình yêu của quê hương đất nước đối với ta.

* Hình ảnh người mẹ trong bài thơ “khúc hát ru......” là hình ảnh người phụ nữ Tà -Ôi miền Tây Thừa Thiên Huế, chịu đựng gian khổ, nuôi con, góp phần đánh Mĩ: tỉa bắp, giã gạo, địu con đi giành trận cuối, luôn mơ cho con những giấc mơ đẹp, trở thành chàng trai khoẻ mạnh, thành người tự do, thành người chiến sĩ Trường Sơn. Hình ảnh người mẹ hiện lên qua những lời ru của tác giả và những lời ru con của chính mẹ.

5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế

8 tháng 5 2021

cút cút cút cút cút cút cút cút