K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4 2021

 

Câu 2:

Nội dungPhong trào nông dân Yên ThếCác cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương
Mục đíchĐánh đuổi giặc Pháp bảo vệ quê hương đất nước.Đánh đuổi giặc Pháp giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.
Lãnh đạoXuất thân từ nông dânVăn thân, sĩ phu yêu nước.
Thời gian tồn tại30 năm (1884 – 1913)11 năm (1885 – 1896)
Phương thức đấu tranhKhởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiếnKhởi nghĩa vũ trang
Tính chấtDân tộcDân tộc (phạm trù phong kiến)

Câu 1:

Nguyên nhân khởi nghĩa Yên Thế
Khi Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình nông dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh.
Diên biến: 3 giai đoạn
-Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.
-Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
-Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.
Đến ngày 10/2/1913khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã

Kết quả khởi nghĩa Yên Thế:
-Cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
Nguyên nhân thất bại
-Lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch
-Phong trào mang tính tự phát, chưa có sự liên kết với các phong trào yêu nước khác cùng thời.
Ý nghĩa
-Chứng tỏ khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.

*Từ sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế em hãy rút ra bài học kinh nghiệm là muốn giành lại độc lập phải đoàn kết không nên chia rẽ mà làm suy yếu nội bộ cho các phong trào đấu tranh của nhân dân ta trở về sau

18 tháng 2 2021

1) Những việc làm của Lý Bí sau khi thắng lợi có ý nghĩa là: - Việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế chứ không phải xưng vương. - Xây dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch thể hiện đất nước ta là nước độc lập, tự chủ, có giang sơn, bờ cõi riêng.

2)- Tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta Lòng yêu nước, Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước, Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc.

3) Trình bày diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938?

Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

 Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì: ... - Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đạp tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc. Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.
18 tháng 2 2021

#TK

Câu 7: Lí Bí đã làm gì sau khi khởi nghĩa thắng lợi?Những việc làm đó có ý nghĩa gì?

Sau khi giành thắng lợi, Lý Bí đã:

- Việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế chứ không phải xưng vương.- Xây dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch thể hiện đất nước ta là nước độc lập, tự chủ, có giang sơn, bờ cõi riêng.- Việc đặt tên nước là Vạn Xuân với mong muốn đất nước ta mãi trường tồn, nhân dân ấm no, hạnh phúc, đất nước mãi thanh bình như vạn mùa xuân.

Câu 8: Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta những gì?

Dải đất hình chữ S của chúng ta đã có hàng ngàn nằm lịch sử, hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập. Nhờ có công lao to lớn cùa cha ông ta mà đất nước được độc lập, tự do. Được hưởng một xã hội mới, công bằng- dân chủ- văn minh hơn. Tổ tiên ta đã mang đến cho chúng ta một nền văn hóa đa dạng phong phú. Có những phong tục, tập quán đặc sắc. Không chỉ vậy mà tổ tiên còn đem đến cho chúng ta một lòng yêu nước, một ý chí quyết tâm, kiên cường. Rèn luyện những con người qua thử thách, chông gai để có được ngày hôm nay. Để xứng đáng với những gì tổ tiên đâ để lại chúng ta cần học tập thật tốt để đưa đất nước " sánh vai với các cường quốc năm châu". Và có nghĩa vụ , trách nhiệm bảo vệ đất nước được hòa bình, độc lập.

Câu 9: Trình bày diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938 ? Vì sao nói trận chiến trên sông Bạch Đằng là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc.

Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng:

- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.

- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

- Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:

- Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

- Đánh bại ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. Đây là lần thứ hai nhà Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta, mặc dù sau chiến thắng này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba.

- Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đạp tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc. Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.

12 tháng 12 2021

- Là một trong ba trụ cột chính cùng với Mĩ, Anh giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

- Đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho phát xít Đức suy yếu và giải phóng các nước ở Đông Âu.

- Tập hợp các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít.

- Tiêu diệt phát xít Nhật, buộc Nhật phải đầu hàng không điều kiện.

- Tổ chức các hội nghị quốc tế: I - an - ta, Pốt - xđam bàn việc kết thúc chiến tranh.

 

12 tháng 12 2021

tham khao:

 

Để thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, nhân dân Liên Xô đã phải trải qua những chặng đường cách mạng khó khăn, gian khổ với biết bao hi sinh và tổn thất. Cuộc Cách mạng tháng Hai lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng; cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Nga và đưa nước Nga lên con đường xã hội chủ nghĩa; cuộc đấu tranh chống nội loạn và can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc (1918 - 1920) nhằm bảo vệ cách mạng; công cuộc xây dựng chế độ mới trong những năm 1921-1941 dẫn đến bước đầu xây dựng được những nền móng của chủ nghĩa xã hội; cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại 1941 - 1945 đánh bại chủ nghĩa phát xít, không chỉ bảo vệ được Tổ quốc xã hội chủ nghĩa mà còn góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng nhân loại. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Liên Xô đã vươn lên trở thành một cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới, có nền văn hóa - giáo dục và khoa học, kĩ thuật tiên tiến vào hàng đầu thế giới. Trong những điều kiện hết sức khó khăn, nhân dân Liên Xô đã đánh bại mọi cuộc tấn công thù địch của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động luôn chiếm ưu thế gấp bội vẽ sức mạnh kinh tế và quân sự. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những thành tựu và thắng lợi kì diệu này, nhưng cơ bản nhất là do tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội (tuy lúc này có tồn tại những sai lầm, thiếu sót).

Sự tồn tại và phát triển của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên – Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết là nét nổi bật ở thời kì này, có ảnh hưởng và tác động sâu sắc tới tiến trình của lịch sử thế giới.

8 tháng 2 2021

Câu 7:

Lí Bí đã làm sau khi khởi nghĩa thắng lợi:

- Lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế) vào đầu năm 544.

- Đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời).

- Thành lập triều đình với hai ban văn, võ.

Ý nghĩa:  

- Việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế chứ không phải xưng vương.

- Xây dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch thể hiện đất nước ta là nước độc lập, tự chủ, có giang sơn, bờ cõi riêng.

Câu 8: 

-  Tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta Lòng yêu nước, Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước, Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc.

Câu 9:  Diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938:

- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.

- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

- Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

Trận chiến trên sông Bạch Đằng là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc vì:

- Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.

8 tháng 2 2021

Câu 9 : Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì: ... - Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đạp tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc. Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.

3 tháng 1 2019

- Hậu quả :
+Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước phát xít Đức - italia - Nhật Bản. Tuy nhiên nhân loại phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của chiến tranh.
+ Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người: có 60 triệu người chết, hơn 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Chúng ta cần:
+ Tích cực học tập, sống chan hòa, tôn trọng người khác, bình đẳng lẫn nhau, không phân biệt chủng tộc....

3 tháng 1 2019

* Suy nghĩ của em: Sau chiến tranh thế giới thứ hai thì hậu quả của nó rất nặng nề đó là 60 triệu người chết 90 triệu người bị thương hay tàn phế ...nếu sống trong thời đó chắc hẳn chúng ta sẽ rất căm thù chiến tranh vì đó là một cuộc chiến tranh phi nghĩa mà thất bại hoàn toàn thuộc về kẻ đã gây ra nó kẻ gây ra cuộc chiến tranh này không ai khác chính là bọn Đức bọn chúng chỉ vì lợi ích riêng tư hay sự thù hận đối với các nước thắng trận trong cuộc thế chiến thứ nhất và cũng do sự khủng hoảng kinh tế 1929-1933 nên đã đi theo con đường phát xít chúng tuyên truyền chủ nghĩa phục thù trong lòng người dân để người dân ủng hộ chúng và tất nhiên sau khi hít le lên nắm quyền hắn đả biến nước đức thành một đất nước sặc mùi chiến tranh kết cục của chiến tranh đã cho ta thấy rõ tội ác của bọn chúng chỉ vì riêng bản thân hắn mà hắn đã khiến cho biết bao nhiêu người đân vô tội phải chịu hi sinh với tôi tôi là một con người yêu chuộng hòa bình thì tôi cảm thấy chiến tranh thế giới thư hai là không nên có.

* Chúng ta cần :

- Học hỏi những điều hay của người khác.
- Chung sống thân ái, khoan dung với các bạn và mọi người xung quanh;
- Khi có xích mích thì chủ động gặp nhau trao đổi để hiểu nhau.
- Không phân biệt đối xử (nam/nữ, h ọc giỏi/ học kém; dân tộc; giàu/ nghèo)
- Khuyên can, hoà giải khi các bạn có bất đồng, xích mích. v v ....
- Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác.
- Giao lưu với thanh niên, thiếu niên quốc tế .
- Viết thư , gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh