K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

- Cuộc chia tay diễn ra trong thời gian: Tháng ba – mùa hoa khói: Cuối mùa xuân

- Cụm từ " yên hoa tam nguyệt" gợi cảm nhận về cảnh thiên nhiên đó là : cảnh đẹp diễm lệ của mùa xuân tháng ba. Cảnh thiên nhiên đẹp khiến người ta lưu luyến không quên được.

18 tháng 10 2019

Chọn đáp án: A

15 tháng 1 2018

Chọn đáp án: C

15 tháng 2 2017

Chọn đáp án: C

22 tháng 2 2016

 

TẠI LẦU HOÀNG HẠC

TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG

(Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)

                                                                                    

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Lí Bạch (701 – 762), tự Thái Bạch, nguyên quán ở tỉnh Cam Túc, lớn lên ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. Lí Bạch là một trong hai nhà thơ nổi tiếng nhất đời Đường. Ông là một nhà thơ lãng mạn lớn, có nhiều bài thơ nổi tiếng viết về đề tài thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu, tình bạn. Âm hưởng chủ đạo trong thơ ông là tiếng nói yêu đời, lạc quan, hào phóng.

2. Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lănglà một trong những bài thơ tiêu biểu cho mảng đề tài tình cảm bạn bè trong thơ Lí Bạch. Bài thơ kể về một cuộc chia tay như­ng là để gợi lên tình bạn chân thật, giản dị, trong sáng và vô cùng sâu sắc

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Bài thơ của Lí Bạch gần như­ chỉ thuần tả cảnh. Thế nh­ưng trong cảnh vẫn hiện lên đằm thắm cái tình. Sở dĩ có điều ấy là vì bài thơ có một sợi dây liên tư­ởng đ­ược tạo nên bởi những hình ảnh và những mối quan hệ chặt chẽ với nhau:

- Mối quan hệ không gian được tạo lập bởi ba hình ảnh: Lầu Hoàng Hạc (một thắng cảnh nổi tiếng, biểu t­ượng cho sự chia li) - thành D­ương Châu (nơi bạn nhà thơ sắp đến - một thắng cảnh đô hội phồn hoa). ở giữa hai địa danh ấy là dòng Trường Giang rộng mênh mông và xa hun hút. Vậy nên dù Lí Bạch có tiễn bạn đến chốn phồn hoa thì buổi chia tay ấy cũng đâu có giấu đư­ợc nỗi buồn. Lầu Hoàng Hạc đã gợi buồn, khoảng cách giữa mình với nơi bạn đến còn gợi buồn hơn.

- Mối quan hệ thời gian : Tháng ba - mùa hoa khói. Đó là vào lúc "xuân vừa chín", sông Tr­ường Giang nhộn nhịp hoa khói mùa xuân (hoa khói cũng t­ượng trư­ng cho sự phồn hoa của D­ương Châu - nơi Mạnh Hạo Nhiên sắp đến). Cảnh vào lúc ấy tuy có gợi lên một chút nhộn nhịp nh­ưng vẫn không át đ­ược nỗi buồn lúc chia li.

- Mối quan hệ con ngư­ời : Tác giả chỉ dành giới thiệu qua hai chữ "cố nhân". Thế nhưng chỉ với hai chữ đó, tự nó đã gợi ra mối quan hệ gắn bó thân thiết từ lâu giữa bạn với nhà thơ.

Có thể nói giải mã đ­ược các mối quan hệ này, chúng ta sẽ cảm nhận rõ và sâu sắc hơn cái tình sâu sắc và kín đáo của nhà thơ.

2. Sông Tr­ường Giang là một huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Vào mùa xuân hẳn phải có rất nhiều thuyền bè xuôi ng­ược. Vậy mà ngư­ời đưa tiễn chỉ thấy có một cánh buồm đơn chiếc (cô Phàm) của cố nhân cứ dần dần lùi sâu vào nước xanh mênh mang thăm thẳm. Cái tình của Lí Bạch sâu sắc cũng là ở chỗ ấy. Tiễn bạn mà cứ nhìn chăm chăm vào bóng thuyền của bạn cho đến khi khuất hẳn ấy là tấm lòng đã định hư­ớng cho đôi mắt. Ngư­ời ra đi cô đơn, ng­ười đ­ưa tiễn cũng cô đơn, bịn rịn, luyến l­ưu.

3. Ngư­ời đi đã đi xa. Vậy mà ng­ười đư­a tiễn vẫn đứng lặng mãi trên lầu Hoàng Hạc. Bởi chỉ có bằng cách ấy, nhà thơ mới có thể dõi theo bóng bạn. Thời gian mà người tiễn đ­ưa "đứng lặng" hẳn phải rất lâu thì mới nhìn thấy con thuyền - bóng buồm - cột buồm - điểm chấm nhỏ ti rồi cuối cùng mất hẳn. Bài thơ cứ như­ vậy, tuy không nói lời nào về tình bạn mà sao tình cảm cứ chứa chan hòa cả vào trời mây sông nước bao la.

4. Cái hay của thơ Đư­ờng là ở chỗ thể hiện đư­ợc những "ý ở ngoài lời". Bài thơ của Lí Bạch cũng sắc sảo và tài hoa nh­ư thế:

- Trư­ớc hết, các địa danh đ­ược nói đến trong bài (Hoàng Hạc, Dương Châu) đều là những địa danh giàu sức gợi. Nói đến lầu Hoàng Hạc, ng­ười ta có thể liên t­ưởng ngay đến nỗi sầu li biệt. Cũng vậy ở trong bài thơ này, sự xuất hiện của địa danh Hoàng Hạc làm cho cuộc chi li của tác giả với bạn thêm xúc động và da diết hơn. Địa danh ư­ơng Châu cũng gợi ra nỗi buồn vì nó giúp ta liên tưởng đến cảnh      tư­ợng đối lập : ng­ười đi đến chốn phồn hoa đi hội >< ng­ười ở lại buồn bã, cô đơn.

- Hình ảnh cánh buồm càng ngày càng xa thực chất để gợi lên cái tình của nhà thơ: có yêu quý bạn mới đứng lâu như­ vậy để dõi theo "bóng buồm" của bạn cho đến lúc không còn nhìn thấy nữa.

- Toàn thể bài thơ thực chất cũng đã làm nên một tín hiệu nghệ thuật theo kiểu "ý ở ngoài lời". Bởi ẩn đằng sau bức tranh phong cảnh là cái tình lênh láng của nhà thơ (cái không đ­ược nói đến chút nào ở trong phần lời của bài thơ).

5. Các nhà thơ Đ­ường rất trọng tình bạn :

Vạn lạng hoàng kim còn dễ kiếm

Thế gian tri kỉ thật khó tìm.

Quả đúng là như­ vậy, bạn bè dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời đại nào cũng vô cùng quan trọng và đáng quý đối với mỗi chúng ta. Nó giúp cho cuộc sống của chúng ta thêm đáng yêu và đáng trọng. ở thời nào cũng vậy, bạn của ta có ng­ười tốt và ngư­ời xấu. Điều quan trọng là ta biết "chọn bạn mà chơi". Người bạn tốt cũng giống như ngọn đèn sáng trong đêm, không chỉ chiếu sáng cho ng­ười mà còn chiếu sáng cho ta.

 

5 tháng 2 2017

- Trong sáu câu thơ đầu, khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với không gian, thời gian được nhìn qua góc nhìn của Thúy Kiều

+ Hoàn cảnh: bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cô đơn tội nghiệp

- Cảnh vật trước lầu Ngưng Bích mênh mông, rộng lớn, tô đậm tình cảnh cô đơn, trơ trọi của Kiều: non xa, trăng gần, bốn bề bát ngát xa trông, non xa, trăng gần…

- Bao quanh Kiều là không gian, thời gian tuần hoàn đến nhàm chán càng nhấn đậm tình cảnh cô đơn, buồn tủi của Kiều

- Hoàn cảnh, kết hợp với cảnh vật khiến tâm trạng của Kiều chứa đầy uất ức, hờn tủi trước sự bế tắc không cách nào thoát ra được.

Bài: Rằm Tháng Giênga) hãy chỉ ra các điểm về số tiếng (chữ) trong mỗi câu thơ , số câu của bài , cách gieo vần , ngắt nhịp của bài thơ (bản phiên âm)?b)đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:-cảnh thiên nhiên được miêu tả trong thời gian , không gian nào?-việc lặp từ "xuân'' ở câu thơ thứ hai đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào ?-cảm xúc cùa tác giả...
Đọc tiếp

Bài: Rằm Tháng Giêng

a) hãy chỉ ra các điểm về số tiếng (chữ) trong mỗi câu thơ , số câu của bài , cách gieo vần , ngắt nhịp của bài thơ (bản phiên âm)?

b)đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:

-cảnh thiên nhiên được miêu tả trong thời gian , không gian nào?

-việc lặp từ "xuân'' ở câu thơ thứ hai đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào ?

-cảm xúc cùa tác giả được gợi lên từ cảnh xuân ở hai câu thơ như thế nào ?

c)đọc hai câu thơ cuối và cho biết :


-câu thơ thứ ba đã cho biết điều gì vể công việc của những người kháng chiến ?

-hình ảnh nào được gợi lên trong câu thơ cuối ? nêu nhận xét về mối quan hệ giữa cảnh và người ở câu thơ này

d)bài thơ cho ta hiểu gì về tình yêu thiên nhiên và tình cảm cách mạng của nhà thơ ?

e)tình cảm, cảm xúc của nhà thơ được thể hiện bằng những nghệ thuật đặc sắt nào?

 
1
10 tháng 11 2016

a) Đc lm theo thể Thất ngôn tứ tuyệt

_ Số chữ : mỗi dòng thơ có 7 chữ ( thất ngôn )

_ Số dòng : mỗi bài có 4 dòng thơ ( tứ thuyệt )

_ Hiệp vần : chữ cuối của các dòng 1-2-4 ( viên - thiên - thuyền )

_ Ngắt nhịp : toàn bài 4/3

b) _ Thời gian : trăng vào lúc tròn nhất

Ko gian : bát ngát , tràn ngập ánh trăng

_ Từ "xuân" được lặp lại ba lần như ùn ùn trỗi dậy một sức xuân, sắc xuân.
=> Thanh điệu hài hoà (với năm thanh ngang) tạo nên cảm giác trong trẻo, thảnh thơi thi vị.

_ Tâm hồn Bác chan hoà với cảnh Sắc đất trời, sông nước mùa xuân với một tình yêu tha thiết, nồng nan.

c) _ Đó là nơi những người lãnh đạo cuộc kháng chiến thần
Thánh của dân tộc đang bàn việc quân.

_ Câu thơ cuối vẽ lên một cảnh Vật rất thơ mộng. Vầng trăng và con người cùng lướt đi giữa dòng sông đầy ánh trăng.

Bài thơ thể hiện một phong thái ung dung, tự tin và lạc quan của Bác. Đó là sự gắn bó tuyệt vời giữa tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước, tâm hồn nghệ sĩ và bản chất chiến sĩ của Bác.

d) Những người chiến sĩ cách mạng đang họp bạn chính trong cảnh đêm ấy. Ánh trăng đêm đẹp, đẹp như tấm lòng của nhà thơ đang từng ngày từng đêm mong cho mùa xuân thực sự đến với đất nước và nhân dân Việt Nam.

e) - Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu hình ảnh.
- Bài thơ kết hợp hài hoà giữa biểu cảm và miêu tả, giữa những thi liệu cổ và không khí của thời đại đó là cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.

 

 

14 tháng 11 2016

tứ thuyệt kìa bạn @Nguyễn Phương Thảo