K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2021

Nơi đây ko pk chỗ để đố zui ( •̀ ω •́ )

3 tháng 12 2021

chắc ông phải đi lấy nước rồ về bảo mẹ nó 

 

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Các em nhỏ và cụ già1. Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. 2. Bỗng các em dừng lại khi nhìn thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu. - Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? –Một...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Các em nhỏ và cụ già

1. Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. 

2. Bỗng các em dừng lại khi nhìn thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu. - Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? –Một em trai hỏi. Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi : - Chắc là cụ bị ốm ? - Hay là cụ đánh mất cái gì ? - Chúng mình thử hỏi xem đi ! 

3. Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi : - Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ? Cụ già thở nặng nhọc, nhưng đôi mắt ánh lên những tia ấm áp. Cảm ơn các cháu. Nhưng các cháu không giúp ông được đâu.

4. Cụ ngừng lại, rồi nghẹn ngào nói tiếp : - Ông đang rất buồn. Bà lão nhà ông nằm viện mấy tháng nay rồi. Bà ốm nặng lắm, khó mà qua khỏi. Ông ngồi đây chờ xe buýt để đến bệnh viện. Ông cảm ơn lòng tốt của các cháu. Dẫu các cháu không giúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn. Đám trẻ lặng đi. Các em nhìn cụ già đầy thương cảm. Một lát sau, xe buýt đến. giúp ông cụ lên xe rồi, các em còn đứng nhìn theo xe mãi mới ra về. - Sếu : loài chim lớn, cổ và mỏ dài, chân cao, kêu rất to, sống ở phương bắc, mùa đông thường bay về phương nam tránh rét. - U sầu: buồn bã - Nghẹn ngào: không nói được vì quá xúc động.

Câu chuyện diễn ra vào khoảng thời gian nào ?

A. Vào buổi chiều lúc mặt trời sắp lặn

B. Vào buổi trưa nắng ắm

C. Vào một buổi bình minh

4
25 tháng 3 2019

Thời gian là vào buổi chiều lúc mặt trời sắp lặn.

24 tháng 12 2020

Đáp án A. Vào buổi chiều lúc mặt trời sắp lặn

Câu đầu tiên của đoạn 1

                                      Hai bệnh nhân trong bệnh việnHai người đàn ông lớn tuổi đều bị ốm nặng và cùng nằm trong một phòng của bệnh viện. Họ không được phép ra khỏi phòng của mình. Một trong hai người được bố trí nằm trên chiếc giường cạnh cửa sổ. Còn người kia phải nằm suốt ngày trên chiếc giường ở góc phía trong.Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa...
Đọc tiếp

                                      Hai bệnh nhân trong bệnh viện

Hai người đàn ông lớn tuổi đều bị ốm nặng và cùng nằm trong một phòng của bệnh viện. Họ không được phép ra khỏi phòng của mình. Một trong hai người được bố trí nằm trên chiếc giường cạnh cửa sổ. Còn người kia phải nằm suốt ngày trên chiếc giường ở góc phía trong.

Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổ được ngồi dậy. Ông ấy miêu tả cho người bạn cùng phòng kia nghe tất cả những gì ông thấy bên ngoài cửa sổ. Người nằm trên giường kia cảm thấy rất vui vì những gì đã nghe được: ngoài đó là một công viên, có hồ cá, có trẻ con chèo thuyền, có thật nhiều hoa và cây, có những đôi vợ chồng già dắt tay nhau di dạo mát quanh hồ.

Khi người nằm cạnh cửa sổ miêu tả thì người kia thường nhắm mắt và hình dung ra cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài. Ông cảm thấy mình đang chứng kiến những cảnh đó qua lời kể sinh động của người bạn cùng phòng.

Nhưng rồi đến một hôm, ông nằm bên cửa sổ bất động. Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi vì ông ta qua đời. Người bệnh nằm ở phía giường trong đề nghị cô y tá chuyển ông ra nằm ở giường cạnh cửa sổ. Cô y tá đồng ý. Ông chậm chạp chống tay để ngồi lên. Ông nhìn ra cửa sổ ngoài phòng bệnh. Nhưng ngoài đó chỉ là một bức tường chắn.

Ông ta gọi cô y tá và hỏi tại sao người bệnh nằm ở giường này lại miêu tả cảnh đẹp đến thế. Cô y tá đáp:

- Thưa bác, ông ấy bị mù. Thậm chí cái bức tường chắn kia, ông ấy cũng chẳng nhìn thấy. Có thể ông ấy chỉ muốn làm cho bác vui thôi!

-câu hỏi 1: Vì sao qua lời miêu tả của bạn, người bệnh nằm giường phía trong thường nhắm hai mắt lại và cảm thấy rất vui?

-câu hỏi 2: Theo em, tính cách của người bệnh nhân mù có những điểm gì đáng quý?

GIÚP MIK VỚI NHA MIK CẢM ƠN MIK SẼ TẶNG CÁC BẠN GIÚP MIK 1 K

5

-câu hỏi 1  Vì ông cảm thấy như đang chứng kiến cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài

-câu hỏi 2 ông lão có đức tính tốt là 

Biết thông cảm, chia sẻ với người khác khi họ gặp khó khăn

- Lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, đem niềm vui đến cho người khác

Khăn cx giống vải cs thể thấm nc mà
24 tháng 12 2021

không phải nhá! mà người đang xem mở cái khăn thì người tham gia uống hết sạch rồi

Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:NGƯỜI ĂN XINMột người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nà. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông:– Xin ông đừng...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:

NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nà. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông:

– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

– Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc-ghê-nhép)

Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó? Có thể rút ra bài học gì từ câu chuyện này?

2
22 tháng 3 2019

a, Trong mẫu chuyện Người ăn xin, cả hai nhân vật, người ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đều cảm thấy mình nhận được từ người kia một điều gì đó.

- Nhân vật “tôi” không khinh miệt người nghèo khổ, khốn khó mặc dù không có gì để cho

- Ông lão ăn xin cảm thấy được tôn trọng, chia sẻ, cả hai người đều thấy hài lòng

b, Có thể rút ra bài học quý từ câu chuyện: trong giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng người khác

22 tháng 5 2021

Trong câu chuyện trên người ăn xin nhận được sự kính trọng và ấm áp. Còn nhân vật tôi nhận được một nụ cười hiền hậu. Có thể rút ra một điều là ai cũng cần có sự kính trọng và yêu thương.

                                                Cụ già thông tháiMột buổi chiều,hai ông cháu Văn ngồi chơi trong vườn cây.Sau các chuyện vui,hai ông cháu muốn làm toán một chút.Ông bảo Văn:"Cháu lấy một số có 5 chữ số lẻ khác nhau. Cháu giữ kín điều này, ko cần cho ông biết.Sau đó cháu đổi chỗ hai chữ số cho nhau cháu sẽ có một số mới cũng gồm 5 chữ số rồi cháu cho ông biết hiệu của hai...
Đọc tiếp

                                                Cụ già thông thái

Một buổi chiều,hai ông cháu Văn ngồi chơi trong vườn cây.Sau các chuyện vui,hai ông cháu muốn làm toán một chút.Ông bảo Văn:

"Cháu lấy một số có 5 chữ số lẻ khác nhau. Cháu giữ kín điều này, ko cần cho ông biết.Sau đó cháu đổi chỗ hai chữ số cho nhau cháu sẽ có một số mới cũng gồm 5 chữ số rồi cháu cho ông biết hiệu của hai số của cháu".

Nghĩ ngợi một lát rồi Văn nói với ông: "Hiệu của hai số của cháu là 1990 ông ạ!".

Nghe cháu nói xong,ông cười vui bảo Văn :"Cháu ạ,cháu tính có chỗ sai rồi đấy!".

Nghe ông nói vậy,Văn liền kiểm tra lại việc tính toán của mình và Văn thấy đúng là mình có nhầm lẫn...Văn nói với ông :"Đúng là cháu có sai. Nhưng cháu ko hiểu tại sao ông ko biết các số của cháu mà ông biết được cháu tính sai?Hay là ông đọc được suy nghĩ của cháu?"

Đố các bạn biết tại sao ông của Văn lại nói chắc như vậy?

 

3
11 tháng 10 2015

túi thử tính rồi.dù làm thế nào khi di chuyển 2 số đều có chứa  2 chữ số 0 và 8

1 tháng 10 2015

vì ông Văn là cụ già thông thái

Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:NGƯỜI ĂN XINMột người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩycủa ông:- Xin ông đừng...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy
của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
a. Hãy chỉ ra các từ láy và các phép liên kết trong câu chuyện trên.
b. Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?
c. Từ câu chuyện, em rút ra bài học gì?

Các bạn giúp mik với

4
8 tháng 5 2020

tôi không biết

8 tháng 5 2020

c, Chúng ta cần phải biết yêu thương lẫn nhau thể hiện giữa trái đất này vẫn còn tình yêu thương giữa con người với con người và phải học được cách cho đi - nhận lại 

                                                Cụ già thông tháiMột buổi chiều,hai ông cháu Văn ngồi chơi trong vườn cây.Sau các chuyện vui,hai ông cháu muốn làm toán một chút.Ông bảo Văn:"Cháu lấy một số có 5 chữ số lẻ khác nhau. Cháu giữ kín điều này, ko cần cho ông biết.Sau đó cháu đổi chỗ hai chữ số cho nhau cháu sẽ có một số mới cũng gồm 5 chữ số rồi cháu cho ông biết hiệu của hai...
Đọc tiếp

                                                Cụ già thông thái

Một buổi chiều,hai ông cháu Văn ngồi chơi trong vườn cây.Sau các chuyện vui,hai ông cháu muốn làm toán một chút.Ông bảo Văn:

"Cháu lấy một số có 5 chữ số lẻ khác nhau. Cháu giữ kín điều này, ko cần cho ông biết.Sau đó cháu đổi chỗ hai chữ số cho nhau cháu sẽ có một số mới cũng gồm 5 chữ số rồi cháu cho ông biết hiệu của hai số của cháu".

Nghĩ ngợi một lát rồi Văn nói với ông: "Hiệu của hai số của cháu là 1990 ông ạ!".

Nghe cháu nói xong,ông cười vui bảo Văn :"Cháu ạ,cháu tính có chỗ sai rồi đấy!".

Nghe ông nói vậy,Văn liền kiểm tra lại việc tính toán của mình và Văn thấy đúng là mình có nhầm lẫn...Văn nói với ông :"Đúng là cháu có sai. Nhưng cháu ko hiểu tại sao ông ko biết các số của cháu mà ông biết được cháu tính sai?Hay là ông đọc được suy nghĩ của cháu?"

Đó các bạn biết tại sao ông của Văn lại nói chắc như vậy?

14
24 tháng 9 2015

bài toán rất hay !           

23 tháng 9 2015

do ông cụ thông thái ^^

Truyện không hay lắm chủ yếu kể ace để có thêm kinh nghiệm mà đề phòng…Cái hồi ông Ba (anh ông ngoại )mất là cũng vàotháng bảy âm lịch,ông chết vì tuổi già chứ chẳng bệnh tật gì,lúc đó ông cũng cở chín mươiba tuổi. Hôm đó,buổi sáng ông bị mệt thì nhà quýnh quáng chở ông đi bệnh viện, đến trưa xe cứu thương chở ông về,dì hai(con ông ba) mặt thất thần ,mắt đỏ hoe nói với...
Đọc tiếp

Truyện không hay lắm chủ yếu kể ace để có thêm kinh nghiệm mà đề phòng…
Cái hồi ông Ba (anh ông ngoại )mất là cũng vàotháng bảy âm lịch,ông chết vì tuổi già chứ chẳng bệnh tật gì,lúc đó ông cũng cở chín mươiba tuổi. Hôm đó,buổi sáng ông bị mệt thì nhà quýnh quáng chở ông đi bệnh viện, đến trưa xe cứu thương chở ông về,dì hai(con ông ba) mặt thất thần ,mắt đỏ hoe nói với mọi người”Bác sĩ họ trả ba về,họ nói mấy bộ phận cơ thể ba giờ như đồ “hết đát” không cứu nỗi (lúc trước ông cũng mệt hai lần rồi lên bệnh viện bác sĩ chích mũi thuốc gì đó mà tới mười lăm triệu một mũi thì ông mới sống tới tận bây giờ) họ biểu cho về cho nhìn mặt con cháu lần cuối, chứ cở chiều nay là ba mất”….mọi người đưa ông vào phòng của ông, tắm rửa cho ông rồi thay quần áo ,họ thay cho ông cái bộ pijama mà ông thích nhất,lúc này ông không còn biết gì ,mắt ông nhắm lại,hơi thở của ông mỗi lúc lại chậm dần…gần ba giờ chiều, con cháu và mấy người lớn tuổi trong dòng họ đã có mặt đầy đủ,chợt…từ ngoài cổng, ông Tư ( em ông ba,anh ông ngoại mình,ông là một người tu tại gia nhưng cũng là người xem phong thủy,tướng số rất hay) chống gậy bước vào,vì ông tư là người được xem trọng nhất trong họ nhà mình nên ai cũng kính nể ổng,bà ngoại mình bước ra “nghe nói anh tư cũng bị bệnh ,nên tui tính chút nữa mới sai mấy đứa nhỏ qua rước ,ai ngờ anh qua tới”….ông tư ngồi vào ghế rồi bảo “hôm nay là ngày cực xấu,ngày chết trùng,không thể để anh ba chết ngày này kẻo con cháu gặp nguy”…nghe xong ai cũng nhăn mặt,nhíu mày đầy lo sợ.

Đoạn,ông tư nói tiếp “tui nói cô sáu (bà ngoại mình) nghe,tui có cách này giúp anh ba qua được bữa nay ,nhưng cần một số đứa hạp tuổi anh ba với có vía mạnh để giúp còn mấy người khác cô sáu bảo họ về đi,mai lại phụđám”…rồi ông chọn được bốn anh với mình nữa là năm người, dì hai và vài người nữa thì túc trực trong phòng ông ba,ông tư bày trước hiên nhà một cái bàn nhỏ,ông để ba chung nước xếp theo hình tam giác rồi gác ba chiếc đũa lên trên,chính giữa ông để một cây nến màu đỏ ,rồi ông kêu bọn mình ngồi xung quanh cái bàn để giữ cây nến không bị gió thổi tắt,sau đó ông thắp nhang trên bàn thờ rồi thắp nến,sau đó ông ngồi phía sau lưng mình (mình ngồi quay lưng vào trong nhà) theo kiểu thiền…. từ bốn giờ chiều mà ngồi đến tám giờ tối, cái lưng muốn rụng rời,mà ai muốn đi vs thì phải nói để ông tư vào ngồi thế chỗ,ai cũng ráng ngồi cho qua mười hai giờ để thoat tai kiếp…gần mười một giờ,lúc này là hai con mắt mình muốn mở hết lên,nhìn sang thì thấy mấy anh ai cũng đổ mồ hôi hột,may là trời tháng tám cũng có gió hiu hiu nên cũng đở,mà ngặt cái là gió hiu hiu thì buồn ngủ….ê đít quá ,nhúc nhích cái thì ông tư gõ đầu mình rồi nói “ráng đi con”,nhìn lại cây nến,nó cũng như mấy cây nến bình thường, nhưng lạ là đốt gần tám tiếng mà nó chỉ chảy gần nửa cây,nến bình thường hai,ba tiếng là chảy hết nên mình thấy lạ lắm…tự dưng trời chuyển mưa,ban đêm mà chuyển mưa đỏ hết cả bầu trời, gió mạnh thổi,ngọn nến lập lòe,ông tư nói “ráng giữ nó đừng tắt tụi con”…mưa ào ào,gió ngược tạt thẳng vào trong hiên nhà ,ông tư mới đưa mấy anh em tấm mũ lớn để trùm lại cho gió và mưa khỏi tạt làm tắt nến,mưa kéo dài,đến khi tạnh hẳn anh em giở mũ ra thì là đúng mười hai giờ,ai cũng mừng…là lúc dì hai chạy ra báo ông ba tắt thở rồi thì cũng là lúc ngọn nến tắt….khuya đó ngồi cùng với ông tư,mình mới hỏi “sao cây nến lâu cháy hết vậy ông” thì ông tư nói nhỏ “cây nến là sinh mệnh của ông ba ,lúc mưa gió thì ngoài cổng có hai âm hồn định vào bắt hồn ông ba thì thấy cây nến nên “họ” biết có người dùng cách giữ hồn ông ba lại,ông tư kêu tụi con trùm lại vì sợ lở có đứa nhẹ vía nó thấy thì phiền phức” nghe xong mình im re và muốn tè trong quần vì lúc đó mình ngồi nhìn thẳng ra cổng nếu không trùm lại ,lở mà thấy thì chắc đau tim rồi đi theo ông ba luôn quá…
Sáng,sau khi đã liệm ông ba vào hàng rồi, gia đình đặt ông giữa nhà, họ hàng làng xóm tới viếng ông đông lắm,phụ trà nước, tiếp khách mà quải chè đậu luôn…buổi tối lại thì cũng vắng rồi, mấy dì và mấy chị thì được đi nghỉ,chỉ còn lại ông tư và mấy cậu,mấy anh ở giữ.Nguyên đám con cháu của họ gần ba chục người ,ấy vậy mà chỉ có mười hai người nam (cháu ruột luôn nha) còn bao nhiêu là nữ hết,nên dòng họ có việc nặng nhọc là bắt làm thấy bà.Đêm đó còn chừng tám người gồm cả mình ở lại ,mấy anh mấy cậu thì đánh bài ngoài bàn ngay hiên nhà,còn mình thì bắt ghế ngồi sát mé vách với ông tư,lúc này gần mười giờ,ông tư chắc mệt quá nên ngủ gật trên ghế luôn,cũng tội ,tám mươi ,bốn tuổi rồi mà còn phải thức khuya dậy sớm như vầy…ngồi trong nhà nhìn cái hàng mà thấy rờn rợn,nhưng cái buồn nó chiếm nhiều hơn,mình nhớ lúc nhỏ ông ba hay cho bánh kẹo ,rồi ông ẳm đi khắp xóm,rồi lớn lên tí thì hay qua nhà nghe ông kể chuyện thủy hử….nhớ mà muốn khóc…mình nhắm mắt lại định chợp mắt tí thì tự nhiên có cảm giác nặng trên bụng…giật mình..mở mắt ra …thì ra là thằng Bi,con chị Sương (con dì hai),thằng nhỏ mới năm tuổi mà khôn lắm,không hiểu sao lúc nãy nó ngủ trong phòng rồi mà chạy ra đây…nó leo lên đùi mình ngồi, úp mặt vào bụng mình…”con ra đây làm gì vậy Bi?”…mình hỏi nó…nó ngóc đầu dậy rồi dụi mắt nói “Cậu K ơi,lúc nãy bi ngủ ngon lắm nhưng bi thấy ông cố(ông ba) đứng trước cửa phòng ,bi tỉnh dậy thì thấy ông cố đi ra nhà trước, bi chạy theo nhưng khi ra tới đây thì khong thấy ông cố đâu,chỉ thấy cậu K với cố tư ngồi đây ngủ….”….nghe xong mình xanh mặt ,ông tư cũng thức dậy,ông nhìn thằng bi rồi kêu mình ẳm nó vô phòng mẹ nó ,khi mình ra thì thấy ông tư đang thắp nhang,định mở miệng hỏi thì ông tư đã nói trước “con nít mà,chắc mơ bậy bạ đó” mình thì im luôn….gần mười mộtgiờ rưỡi,mấy anh vẫn còn đánh bài,ông tư thì tiếp tục ngủ trên ghế,mình đang ngồi thì bỗng nghe tiếng loạt xoạt phía ngoài vách (vách cây) nghĩ là chuột nên mình mới thúc nhẹ cùi chỏ vào vách thì tiếng động không còn nữa…không gian yên tĩnh …được chừng vài phút thì tiếng loạt xoạt lại vang lên ngay phía mé vách sau lưng mình,quay sang thì thấy ông tư vẫn ngủ,mà ông tư thì có tật lãng tai mới ghê…thúc cùi chỏ vào vách cái nữa thì nó lại ngưng…”xoạtxoạtxoạtxoạttttt” tiếng động lạ lại vang lên làm mình rợn người…. lần này mình không làm gì cả mà nhẹ nhàng quay về phía sau rồi nhìn qua khe hở của mé vách…thì..thứ mình thấy là…một con mèo đen…ánh đèn hắt ra từ mấy khe hở làm mình thấy nó rõ mồn một,lông nó đen bóng,đặt biệt là cái đuôi nó dàimà uốn cong lại như khoanh nhang muỗi….nó đứng bằng hai chân sau ,hai chân trước nó chồm lên mé vách ,thì ra tiếng động nãy giờ là do nó cào vào mé vách… “xuỵt xuỵt” mình hù nó, nó không chạy mà ngước lên nhìn mình,trong bóng tối mờ mờ ,hai con mắt mèo bình thường là màu xanh ,riêng con này thì một bên xanh,một bên đỏ…nó nhe nanh ra làm mình thấy sợ ….mình đá vào vách cái “ầm”,nó bỏ chạy…bấy giờ trong đầu mình nghĩ “nhà đâu có nuôi chó mèo gì đâu mà sao lại có con mèo này ?mà vòng vòng nhà ông ba cũng không ai nuôi mèo,chỉ nuôi chó thôi thì làm sao có con nào dám lại gần”…chợt giật mình vì nhớ lại lời ngoại kể “mèo đen mà bay qua nắp hàng là người chết bật dậy như cương thi”…lúc này da gà da vịt nổi cùng mình…nhưng đuổi nó đi rồi cũng không sao…đang suy nghĩ thì bỗng….tiếng mèo kêu “meomeomeo” vang lên…rồi sau đó tiếng mèo như tiếng con nít khóc “ngoengoengoe” làm mình dựng tóc gáy (ban đêm mà nghe tiếng nó kêu như vậy mà không sợ mới lạ,huống gì lại đang trong đám ma =…=) mình vội lay ông tư dậy “ông tư,ông tư….có …mèo…kêu ghê lắm ông tư ơi”….ông tư giật mình tỉnh dậy,lúc này mấy anh cũng chạy vô,mặt anh nào cũng tỏ vẻ căng thẳng,dì hai cũng đi ra….anh Sáng (chồng chị Sương) lấy vài cây dầu vuông dài chừng một thước đưa cho mn,khi thấy con mèo vào nhà thì đập…”ngoengoengoe” tiếng mèo vẫn kêu nghe thê lương và đáng sợ,ông tư kêu mẩy anh xịt đèn pin kiếm xung quanh nhà…rồi ông hỏi mình nó ra sao,mình diễn tả con mèo cho ông nghe,ông giật mình nói “linh miêu…chắc đây là linh miêu mà mấy ông bà xưa hay kể,cái loại mèo này sống dai lắm,nhiều khi lấy cây đập gãy xương thấy nó ói máu chết nằm im re vậy mà sơ hở là nó bỏ chạy liền”..”vậy nó có sợ gì không ông?”…”nó là mèo nhưng ba cái con chó bình thường gặp nó thì cụp đuôi không dám sủa,chỉ có con chó mực lưỡi màu đen mà có bốn mắt (hai bớt lông trắng trên mắt nha) thì nó mới sợ”….tiếng mèo đã không còn kêu,mấy anh cũng quay vào nhà hết rồi,ông tư hỏi thấy con nào không thì anh nào cũng lắc đầu…chợt…dì hai la lên “nó…nó…trên cây kèo kìa”…mọi người nhìn theo thì thấy con mèo đang nằm trên cột kèo nhìn xuống,anh Sáng lấy cây chổi dài(chổi lông gà loại quét mạng nhện trên cao á) định chọt hù nó thì nó đứng dậy xù lông lên kêu “gào gào”….mấy anh tay cầm chắc cây chuẩn bị nếu nó có nhảy xuống thì quất liền….mình chợt nhớ có cây ná trong rổ xe liền chạy ra lấy rồi đưa cho anh Hải(con dì hai),anh hải là thiện xạ của xóm,mình đưa anh hai viên đá xanh loại hơi to và nhọn,anh hải canh ngay con mèo bắn một phát trúng đầu nó làm nó hoảng rồi bỏ chạy phóng ra cửa sổ….vậy là mn phải canh suốt hai ngày liền cho tới khi chôn ông…..Hết phần 1….
Ace thấy hay thì ủng hộ mình
Vài ngày sau mình sẽ trả chuyện về cây đa và phần 2 của câu chuyện này đó là :Đi giữ mộ….

<--nextpage-->

những câu chuyện… phần 2 :giữ mộ bất đắc dĩ – Tác Giả Khói
Nhà mình có ông năm (anh ông ngoại) là người giữ nghĩa địa. Hồi đó ông cũng có vợ con đàng hoàng nhưng ông hay ăn nhậu nên bà năm dắt mấy dì (dòng họ mình toàn nữ) về nhà mẹ ruột ở,chắc buồn tình chán đời nên ông mới đi làm công việc này.Vừa làm đám giáp năm cho ông xong thì nghe tin ông năm bệnh,nhà mới giao việc đi thăm ông cho mình và anh hải (hai thằng rảnh nhất nhà ==).Đi xe máy năm tiếng đồng hồ mới tới chỗ,nguyên khu vực không có đến một cái nhà,xung quanh toàn vườn tược um tùm,từ chợ mà vào tới trong đây cũng gần mười cây số.Chỗ nhà mà ông ở thì nằm cuối nghĩa địa,nhà mái tôn ,vách cây nhìn khá là đẹp,nơi này có khoảng ba mươi ngôi mộ và một số huyệt bỏ trống vì người nhà tới bốc cốt mang về…có con cháu lên thăm ông mừng lắm ,ông mới kêu minh mình và anhhải ở lại chơi vài bữa sẵn phụ ông vài chuyện.Gần tối,ba ông cháu ra uống nước ở cái bàn ngoài mé hiên nhà,nguyên khu nghĩa địa hơn một mẫu đất mà có bốn cái bóng đèn càna thắp sáng cho có lệ,khung cảnh tĩnh mịch và lạnh lẽo như đang ở cõi âm vậy,nhìn đâu cũng toàn là mồ mả,nhìn mà muốn rầu thúi ruột,vậy mà ông năm ở được mới hay (có mấy lần nhà rước ông về mà ông không chịu).Thấy sợ sợ ,mình bèn kiếm chuyện nói cho vui “ông Năm ở đây được chục năm rồi,vậy có khi nào ông gặp “cái đó” hông?”…”có chứ sao không con,cái hồi ông mới vào đây ở,ông lão trước đây giữ chỗ này có dặn ông cúng bánh trái rồi hãy vào,vậy mà ông quên tuốt.Tối đó,ông nấu tô mì rồi lại gần cửa sổ ngồi ăn thì nghe chỗ vách như có người gõ vào vậy,ông nhìn ra cửa sổ thì thấy phía dưới cửa sổ có ba bốn đứa nhỏ nhìn lên rồi xòe tay ra như muốn xin ăn vậy,ban đêm trong nghĩa địa mà có con nít là ông hiểu chuyện gì rồi, ông bèn đóng cửa sổ lại.Ăn xong ,ông leo lên võng nằm thì ngủ quên,tới chừng có nắng dội vô mặt,ông giật mình tỉnh dậy thì thấy mình đang nằm dưới đất mà tuốt ngoài gần cổng nghĩa địa..quay qua thì ông nhìn thấy bốn nấm mồ của con nít,ông mới đi vô nhà thì lạ thay…cửa nhà vẫn còn đóng,mà khóa chốt bên trong mới ghê,vậy ông ra bằng đường nào…sợ quá,ông mới đi ra phía lộ rồi bắt xe ra chợ mua đồ về cúng..”…nghe ông năm kể xong mà nổi da gà,mình bèn chạy vô giường nằm…khuya,mắc đái, kêu anh hải mà ảnh nói không mắc,sĩ diện nên mình mới đi một mình (mắc công ổng biết mình sợ ma),nhà vs thì tuốt phía sau cách nhà hai chục thước ,đường ra đó tối om,mình mới lại chỗ cây chùm ruột gần nhà mà “hành sự”…gió thổi qua hiu hiu,mát ghê,đang thả hồn theo gió thì đột nhiên….”khụkhụkhụ….cắc..kè….cắc….kè….” làm giật mình,mém tí nữa ướt mặt(==),hóa ra là trên cây có con tắc kè,làm hú hồn hà…mà nó kêu trong gió thì nghe trại ra thành “cắt…nè….cắt…nè” nên mình vội giải quyết nhanh rồi chạy vào nhà.
Trong nhà hơi nực nên mở cửa sổ cho gió vào,mình với anh hải thì nằm ở bộ ván gần cửa sổ,tối gió hơi lạnh nên mình mới ngồi dậy để đóng ,thì…ngay chỗ cái huyệt cách nhà chừng mười mấy thước… có cái gì đó sáng sáng…rồi cái thứ sáng sáng đó từ từ lơ lửng trên không…một cục lửa màu vàng xanh to như cái đầu người…lần đầu tiên mình nhìn thấy loại ma trơi mà các cụ hay kể.Mình quay sang kêu anh hải dậy “anh hải,ma trơi kìa…” anh hải ngồi dậy nhìn rồi đóng cửa sổ ,rồi nói “phản ứng hóa học đó mà,ma quỷ gì” rồi ảnh ngủ…mình cũng chui vô mền nằm…
Sáng hôm sau,mình kể ông năm nghe,ông năm cười rồi nói “ma trơi hiền lắm,không có chọc phá ai hết,chắc đó là linh hồn của người đã mất về thăm chỗ chôn mình thôi mà”…nghe xong mà da gà nổi rần rần…ông năm mới kêu mình và anh hải phụ nhổ cỏ,dọn dẹp mấy ngôi mộ.Làm tới gần trưa cũng gần xong,tới chỗ ngôi mộ nhìn có vẻ cũ nhất thì mình thấy có hàng chữ “sn1900-mn1979″mình mới quay qua hỏi anh hải “ông cụ này nếu còn sống chắc hơntrăm tuổi quá anh Hải?”mình hỏi làm anh hải giật mình nên lở tay làm ngã cái bình hoa trên mộ xuống, may là không bể,nhặt cái bình hoa lên xong anh hải mới trả lời…”ừ,chắc bằng tuổi ông sơ”…”vậy nếu ông sơ còn sống thì kêu anh em mình là gì ?”…”ừm,nếu ông sơ còn sống thì tao chắc được kêu là Chắt.Còn mày hả? Mày kêu bằng thằng Chịch hehe”…nói xong,ổng cười đê tiện rồi đi vô nhà,bỏ lại thằng em đang ngơ ngác vì bị dụ…Tự dưng có cơn gió mạnh bất thường thổi ngang làm mình thấy lành lạnh nênmình chạy vào theo..chiều hôm đó ,ông năm mua con gà về kêu làm món gà quay chảo ăn,mình xung phong đi cắt cổ.Thường thường trước khi cắt cổ gà ,người ta hay cởi dây trói chân rồi khấn,còn mình thì quên nên mình để luôn dây không khấn mà đè cắt cổ gà…hơn mười phút,con gà bị cắt hết mạch máu rồi mà nó vẫn mở mắt thao láo nhìn mình, quái..bình thường mình cắt chưa được hai phút là con gà im re…đợi tí xíu nữa…trong nhà,anh hải đã la làng “mày ngồi hửi phân gà hay gì lâu vậy mậy”….tức quá,mình mới lấy dao chặt cái cổ con gà muốn lìa ra luôn, chỉ còn dính miếng da ở cổ…vậy mà con gà vẫn mở mắt rồi còn kêu “quác..quác..”…ông năm ra tới ,ông năm nhìn rồi nói “con bậy quá,cắt cổ mà không cắt dây,vậy sao mà nó “đi” được”..mình mới cắt dây thì …con gà đứng dậy chạy…nhìn nó lúc này như mấy con zombie vậy…cái cổ thì lìa xuống đất,vậy mà hai cái chân chạy nhanh bà cố…tiệntay,mình cầm theo cái cây,chạy lại con gà,mình phang vào chân nó làm nó nằm khuỵu xuống… vậy mà nó vẫn kêu “quác..quác..”.mìnhmới khấn”con gà ăn dơ ở bẩn,đầu thai kiếp khác mần ăn(kiếp khác lại bị “mần” ăn (^^),kiếp sau làm phượng hoàng để ăn sang ở sạch”(không biết đúng không, tại hồi đó nghe lóm )…vậy mà nó ra “đi” thật..xong rồi thấy sợ nên mình đem vứt con gà,chiều ba ông cháu đành ăn cơm với đậu hủ..
Tối,lần này biết khôn nên mình đi tiểu trước rồi mới ngủ,đang thiu thiu thì bị bóng đè..mắt thì mở nhìn xung quanh được bình thường, nhưng tay chân cứng đơ,nặng như có cả chục ký sắt đè lên vậy..hai conmắt đảo xung quanh..kìa..cái đồng hồ mới có mười giờ rưởi,ông năm thì nằm ngủ trên ghế bố,còn bên cạnh thì anh hải ngủ ngáy như heo….nhưng…ngay cái ghế dựa gần góc nhà,có một ông già đang ngồi trên đó,ông già râu tóc bạc phơ,mặc bộ pijama màu trắng..mình định kêu anh hải mà miệng cứ ú ớ…rồi ổng đứng dậy rồi…lướt trên mặt đất….ổng lại gần cửa rồi quay lại nhìn…cái mặt ổng quen lắm,hình như mình thấy ở đâu rồi…”cái hình trên bia mộ hồi sáng” suy nghĩ chợt lóe qua làm mình muốn són trong quần…chợt thấy ông già không cần mở cửa…mà ổng đi xuyên qua luôn…giật mình tỉnh dậy,mồ hôi đổ dầm dề,nhìn lại đồng hồ mớimười giờ rưởi ,thở phào nhẹ nhõm vì nghĩ chắc là mơ..vì nhà có thờ cúng phật với ông địa thì ma sao vào được…đang nằm lim dim thì bên cạnh ,anh hải tự nhiên nói nhảm “ông ơi,tha con,đừng đánh con”…thấy ảnh nhắm mắt mà lảm nhảm là biết bị mớ,chắc nằm mơ thấy ghẹo con nhỏ nào nên bị ông già nó đánh,nên mình cũng không thèm kêu dậy
…khuya,gà gáy nên giật mình tỉnh dậy (thói quen,hồi xưa ở quê đi làm đồng sớm nên gà gáy gần sáng là phải dậy để phụ cơm nước) anh hảithì đâu mất tiêu,tưởng ảnh đi đái nên cũng không để ý,nhìn lên đồng hồ đã gần năm giờ sáng…mình mới vạch mùng rồi bước xuống …bỗng…chân mình đạp trúng thứ gì đó mềm mềm,lạnh lạnh…nhìn xuống là nguyên cánh tay người dưới sàn…”ááá” mình la làng lên làm ông năm cũng giật mình tỉnh dậy,ông năm lại gần thì mình chỉ cái cánh tay..ông năm kêu mình nắm lôi ra ..thì ra là anh hải…lúc này ảnh còn ngủ im re hà…ông năm lấy ca nước tạt vô mặt anh hải,anh hải mở mắt ra…”giường hông ngủ mà xuống đất ngủ mậy?”…ông năm hỏi rồi kêu mình đở anh hải lên ghế ngồi,anh hải uống xong ly nước mới kể…”hồi nãy ,con nằm mơ thấy cái ông già trên ngôi mộ mà con làm rớt bình hoa hồi sáng,ổng ngồi ngay trên cái ghế dựa trong nhà,mà lúc đó tay chân con cứng ngắc hà,miệng con thì nói không được, con quay qua thì thấy thằng k nó ngồi nhìn con nữa.ông già đó đi..à không..bay lại chỗ giường rồi lấy cây gậy gõ vào đầu con,xong ổng dùng một tay rinh con lên rồi thì con xỉu luôn,khi ông năm tạt nước thì con mới tỉnh dậy.”…nghe anh hải nói xong,mình muốn rụng rời…mình bèn hỏiông năm “nhà có thờ ,sao ma vô được đây vậy ông?”…”lúc chôn họ ở đây thì gia đình người dó có cúng đất đai và thổ địa cho họ nhập thổ,nên khu vực này như nhà của họ,dù có thờ cúng họ vẫn có thể ra vào bình thường, thôi để mai ra mua đồ về cúng,chắc tại thằng Hải làm gì đó đụng chạm nên người ta mới phá”…anh hải xoa đầu rồi xoa cái tay nói “hồi nãy nhớ ổng đánh vô đầu mà sao giờ cái tay (chỗ mình đạp á) đau quá” …”chắc té xuống đất chứ gì? mình nói cho qua rồi thôi. ..
Sáng hôm sau,anh hải lấy xe máy chở ông năm ra chợ mua đồ về cúng,mình ở nhà buồn nên ra trước ngồi chơi…bỗng …trên cái mộ gần nhà córắn rồng*( hổ ngựa,trong nhà rắn rồng-ra đồng rắn hổ ) to lắm,tính mình sợ rắn nên mình kiếm cái cây dài rồi khều nó xuống đất,ấy vậy mà nó rớt đất rồi, nó nhìn mình rồi mới bò đi.Ông năm và anh hải về tới,thì có vài người đi xe du lịch vào rồi đem đồ vô cúng,thì ra chỗ cái mộ có con rắn là mộ một cô gái,và hôm nay là ngày giỗ nên gia đình cổ mới đem đồ theo cúng.Đến chiều, ông năm tự dưng trở bệnh,mình với anh hải mới tống ba chở ông đi bệnh viện,anh hải thì lo giấy tờ thủ tục nhập viện nên kêu mình về canh nhà vì sợ bọn hút chích nó vào (khu đó hay có xì ke tụ tập lắm)mình về tới cổng thì trời cũng tối,xe tự dưng chết máy,làm mình dắt xe mà chạy như ma đuổi… vào tới nhà ,dẹp xe rồi đóng cửa,sao đó mình ăn cơm ,đốt nhang rồi leo lên võng nằm luôn …lúc này cũng gần mười một giờ..tự dưng có tiếng cú kêu “cúcúcú” từ đâu đó nghe vang vọng,bỗng mình nghe có tiếng gõ cửa…”cốccốccốc”..mình chưa kịp trả lời thì có tiếng ông năm “k ơi mở cửa”…mình mừng quá,định ra mở cửa thì tự dưng trong đầu mình lóe lên suy nghĩ “hồi nãy nghe bác sĩ nói ông nhập viện mai mới cho về mà sao giờ này về sớm vậy”…còn đang do dự thì có tiếng gấp gáp của anh hải “lẹ em ơi,ngoài đây lạnh lắm”…quái,anh hải toàn kêu mày ,tao với mình cho “thân thiết” chứ có bao giờ kêu bằng em đâu…thấy nghi nghi nên mình nhẹ nhàng đi lại rồi nhìn xuống phía kẽ hở của cửa…chẳng có ai cả…”cốccốccốc”… vậy mà tiếng gõ cửa vẫn vamg lên đều đều….mình sợ quá vội chạy lại bàn thờ phật…lúc này ngoài cửa có tiếng kêu”k ơi…k…” nhớ lại những câu chuyện ma gọi tên người vào lúc khuya của các cụ làm mình thấy sợ….bà nội nó…hồn mình muốn lìa khỏi xác vậy,lúc này rối rồi thì chợt nhớ chiêu ông tư,mình xá bàn phật rồi lấy một mớ tro nhang rải phía cửa,sau đó hốt một mớ gạo trắng trong nhà rồi hé cửa ra ném ra ngoài thì không còn tiếng động lạ gì nữa…mình cũng thức luôn tới sáng rồi xách xe (lúc tối thì tắt máy,lúc sáng thì bỗng dưng chạy được) chạy lên bv luôn…..từ đó về sau ,mỗi lúc lên thăm ông năm,mình đều chơi tới chiều rồi về,chứ tuyệt đối không ở đêm nữa…
Hết phần 2, ace thấy hay thì ủng hộ và đón đọc phần 3: miếng đất phong thủy….

0
24 tháng 7 2016

a) Mở bài :giới thiệu và suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện : cảm động trước tình yêu thương chân thành , sự đồng cảm, cách cư xử của các nhân vật trong chuyện

b)Thân bài 

1.Bộc lộ những tình cảm suy nghĩ của em 1 cách cụ thể chi tiết khi được sống trong tình yêu thương trân thành , sự đồng cảm , cách cư xử là món quà quý giá ta tặng cho người khác . Và khi trao món quà đó cho người khác ta cũng nhận được món quà tương tự.

2. giải  thích : Tình yêu thương là phẩm chất thẩm mĩ thuộc về cái đẹp là tình cảm tốt đẹp ta dành cho nhau: đó là sự đồng cảm giúp đớ nhau trong cuộc sống. Nó xuất phát từ sự trong sáng không vụ lợi , tính toán nhỏ nhen

3.vậy vì sao con người cần có tình yêu thương

- Tình yêu thương tạo nên sức mạnh to lớn để họ vượt qua khó khăn gian khổ khi họ gục ngã ( lấy dẫn chứng thực tế và văn học để chứng minh)

-Tình yêu thương đem đến cho con người niềm vui , hạnh phúc cao hơn là sự sống( CM: Một bàn tay đưa ra có thể cứu nổi 1 linh hồn , một nụ cười , một cử chỉ âu yếm cho ta thêm nghị lực để sống và sống tốt hơn, một hành động cảm thông có thể khiến con người gần nhau hơn)

-Cuộc sống không có tình yêu thương sẽ làm cho tâm hồn con người già cỗi , thế giới không có tình yêu thương thì chỉ có hận thù và chiến tranh)

4.Bàn luận mở rộng( dẫn chứng CM)

-Cuộc đời còn biết bao những con người sống thiếu tình yêu thương của cha mẹ, anh em phải xa cách chia lìa như Thành và Thủy trong " Cuộc chia tay của những con búp bê"(Khánh Hoài) và biết bao tình cảnh éo le khác .

-Vẫn có kẻ vô cảm trước nỗi đau của đồng loại cần phê phán ( dẫn chứng CM)

5. Xây dựng bài học nhận thức

c) Kết bài

2 tháng 9 2016

Đó cũng chính là một triết lí, một phương châm sống mà mỗi con người chúng ta cần có.
Tình yêu thương – một thứ tình cảm thiêng liêng khó có thể định nghĩa được. Con người sống không có tình yêu thương đồng loại thì chẳng khác gì là một vật vô tri vô giác. Yêu thương đem lại cho ta một niềm vui, hạnh phúc mà khó có từ ngữ nào có thể diễn tả được. Chính tình yêu thương con người làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp. Những mảnh đời bất hạnh sẽ cảm nhận được tình người. Tình yêu thương luôn song hành với sự cảm thông và chia sẻ. Chính tình yêu thương là cội nguồn sản sinh ra điều đó. Biết cảm thông, chia sẻ ta sẽ biết được rằng trên đời vẫn còn vô số người cần sự giúp đỡ của ta. Ông bà ta có câu: “Cứu một mạng người còn hơn xây bảy cảnh chùa”. Đấy chính là một lời răn dạy về tình yêu thương, cảm thông và chia sẻ. Con người ta sẽ trở thành những con người có giá trị nếu biết yêu thương và chia sẻ với người khác. Đôi khi chỉ cần một hành động nhỏ của ta cũng giúp họ có được niềm tin vào cuộc sống. Không cần những gì quá cao cả, lớn lao, chỉ cần những sự động viên, yêu thương chân thật cũng đủ để xây dựng nên tình người trong cuộc sống. Hãy yêu thương con người để tưới mát cho tâm hồn ta và làm mát cho tâm hồn người khác.
Tình cảm giữa người ăn xin và “tôi” trong câu chuyện chính là một ví dụ cụ thể nhất. Rõ ràng là họ có cho nhau được bất kỳ thứ vật chất nào đâu. Họ đều là con người nghèo khổ, bất hạnh, cần sự giúp đỡ. Những thứ mà họ nhận được ở nhau chính là tình người. Tình người sưởi ấm tâm hồn họ trong đêm đông giá rét. Ông lão nhận được ở “tôi” sự cảm thông yêu thường và tôn trọng. Còn “tôi” nhận được ở ông lão sự đồng cảm, yêu thương. Đấy chính là giá trị tinh thần quý giá nhất. Hay trong “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen. Cái chết của cô bé chính là do sự bàng quang, thờ ơ của mọi người. Trong khi chỉ cần một hành động nhỏ thì có lẽ cô bé đã không phải chết thê thảm như thế trong sự vui vẻ, không khí ấm áp đêm ba mươi. Cả hai câu chuyện đều “vẽ” nên một hiện thực rằng tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ là rất cần trong cuộc sống.
Bằng những hành động thiết thực nhất, con người ta ngày nay đã có những hành động rất đúng đắn để giúp đỡ người khác. Vô số trẻ em cơ nhỡ đã được nuôi dưỡng, xây dựng nhà tình thương, giúp đỡ người nghèo. Đó là những hành động rất đáng được trân trọng và phát huy.
Thế nhưng bên cạnh những mặt tốt thì trong xã hội ngày nay vẫn còn tồn tại số ít những mặt hạn chế. Họ sống thờ ơ đến lãnh đạm, bàng quang đến vô tình. Một cuộc sống chỉ có “ta với ta”, chẳng có ai xung quanh cả. Họ là những con người cần sự giáo dục đúng đắn từ cộng đồng và xã hội.
Tôi cũng như các bạn ngày nay thật mau mắn được sống trong tình yêu thương của mọi người. Nhưng không phải vì thế mà tôi sống một cách vô lo vô nghĩ. Khi đi dọc những con đường thành phố, tôi đã nhìn thấy vô số những người bất hạnh cần sự giúp đỡ. Có lẽ tôi cũng như “tôi” trong “Người ăn xin”, cũng nhận được một cái gì đó từ họ và họ cũng nhận được sự đồng cảm từ tôi.
Tình yêu thương, sự tôn trọng quả thật là món quà vô giá và kì diệu. Nó đưa con người ta thoát khỏi sự tầm thường và vươn lên từ nghịch cảnh. Chỉ cần một hành động nhỏ cũng sưởi ấm lòng ta. Để rồi câu hát ấy cứ mãi ngân vang trong lòng mỗi chúng ta: “Hãy lau khô cuộc đời em, bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em bằng tất cả trái tim con người Việt Nam”.