K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2021

Trước cách mạng tháng Tám, người nông dân chịu rất nhiều những bất công, chà đạp, sống trong cảnh một cổ hai tròng bị đọa đầy, khó khăn. Nhưng mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"(Trích Tắt đèn- Ngô Tất Tố) và truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao, ta thấy rõ điều đó.

Trước cách mạng tháng Tám, số phận của những người nông dân thấp cổ bé họng gần như rơi vào tuyệt vọng bởi sự chà đạp bất công của những tên "cai trị" hống hách, ngang ngược, lộng hành, vô nhân tính thêm vào đó là một xã hội tù đọng, đẩy tình cảnh của những người ngông dân nghèo rơi vào bế tắc. Đó là bế tắc đến mức phải bán chó, bán cả con để đủ nộp tiền sưu cho một người đã chết của gia đình chị Dậu, đó là bế tắc phải bán con chó mình yêu quý vì hoàn cảnh túng quẫn. Thế nhưng, những người nông dân ấy không vì hoàn cảnh trớ trêu mà cho phép bản thân mình mất đi những phẩm chất đáng quý vốn có của mình.

Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", vợ chồng chị Dậu phải chịu nhiều những chèn ép bất công của quan lại, chính quyền khi mà không có tiền đóng thuế thân cho người em chồng đã mất từ năm ngoái. Cuộc sống hai vợ chồng chị đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn bao giờ hết bởi gia đình đông con lại mất mùa, tiền ăn còn không đủ lại còn chịu đủ mọi thứ thuế trên đời. Chồng chị thì bị đánh đập, bắt bớ khiến cho sức khỏe hao mòn, trên đôi vai nhỏ bé của chị phải gánh không biết bao nhiêu gánh nặng. Thế nhưng, sự dịu dàng, đảm đang của một người phụ nữ trong gia đình không hề mất đi mà còn sáng hơn bao giờ hết. Tình yêu thương chồng của chị thể hiện qua cách mà chị chăm chồng ốm, sự ân cần, dịu dàng chăm lo, lo lắng cho bệnh tình của chồng. Dù là khi tình cảnh gia đình đang rất khó khăn, sự ân cần mà chị dành cho chồng vẫn đầy tràn như vậy, dành tất cả những gì tốt nhất cho chồng, cho con. Thậm chí, khi cai lệ muốn trói anh Dậu trong lúc mà anh đang ốm đang, chị không màng mà chống đối lại cai lệ để bảo vệ chồng.

Còn trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao, gia cảnh Lão Hạc cũng rơi vào bế tắc khi mất mùa liên miên, sức khỏe lão lại yếu không thể đi làm công như trước mà lão lại không muốn ăn vào mảnh vườn mà lão để lại cho con. Lão bán đi con chó mà cậu con trai mua cho, con chó chính là người bạn duy nhất của lão và lão sống trong hoàn cảnh thiếu thốn chỉ để giữ vườn cho con. Một ngày, lão xin Binh Tư- người làm nghề ăn trộm trong làng ít bả chó, biết chuyện, ông Giáo cứ nghĩ lão đã biến chất nhưng không phải như vậy, dù trong hoàn cảnh như vậy, lão Hạc vẫn giữ cho mình phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình. Lão xin bả chó không phải là để làm chuyện xấu mà chính là để kết liễu cuộc sống của mình, để không phải phạm phải tội lỗi, để chết đi trong sạch còn hơn là sống mà biến chất. Dù trong hoàn cảnh túng quẫn như vậy mà Lão Hạc vẫn giữ được thiên lương của mình cho dù là Lão phải trả giá bằng cái chết.

Không chỉ có chị Dậu, lão Hạc mà tất cả những người nông dân nói chung trước cách mạng tháng Tám mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, nhưng vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình.

Qua đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"(Trích Tắt đèn- Ngô Tất Tố) và truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao, ta trân trọng biết mấy những người nông dân mang những phẩm chất tốt đẹp dù trong bất kì hoàn cảnh nào đồng thời cũng xót xa cho số phận đau khổ của họ.

2 tháng 12 2021

mình học lớp 4 bạn học lớp 8 thì mình giúp bạn kiểu gì

28 tháng 12 2021

giúp mình đi mọi người

 

15 tháng 12 2021

Làng của Kim Lân

Lão Hạc của Nam Cao

Tắt đèn của Ngô Tất Tố

 

15 tháng 12 2021

Văn bản"Tức nước vỡ bờ" của  nhà văn Ngô Tất Tố

Văn bản"Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao

12 tháng 5 2021

Làng của Kim Lân

Lão Hạc của Nam Cao

Tắt đèn của Ngô Tất Tố

 

NG
22 tháng 1

Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, ngoài tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, còn có tác phẩm "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận. Cả hai tác phẩm đều viết về đề tài lao động sản xuất nhưng mỗi tác phẩm lại có những nét đặc sắc riêng.

"Lặng lẽ Sa Pa" khắc họa chân dung người lao động mới, tiêu biểu là anh thanh niên làm khí tượng kiêm vật lí địa cầu ở đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Anh là một người có tinh thần trách nhiệm cao, say mê công việc, có ý thức tự học, tự rèn luyện. Anh cũng là một người có tâm hồn trong sáng, yêu đời, luôn lạc quan, yêu mến cuộc sống.

"Đoàn thuyền đánh cá" là một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của người lao động trên biển đồng thời thể hiện niềm tự hào của dân tộc ta trước những thành quả lao động của nhân dân. Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá hiện lên thật đẹp, thật khỏe khoắn, đầy sức sống. Họ là những người lao động cần cù, gan dạ, luôn hăng say lao động, cống hiến cho quê hương, đất nước.

Từ nội dung của hai tác phẩm trên, ta có thể thấy rằng mỗi con người đều có trách nhiệm với quê hương, đất nước. Đó là trách nhiệm lao động, cống hiến để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Đó cũng là trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn những thành quả lao động của cha ông. Mỗi người cần phải có ý thức trách nhiệm, tích cực lao động, học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

Bài làm

"Từ hai tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" và "Đoàn thuyền đánh cá", ta thấy rằng mỗi con người đều có trách nhiệm với quê hương, đất nước. Đó là trách nhiệm lao động, cống hiến để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Mỗi người cần phải có ý thức trách nhiệm, tích cực lao động, học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và phát triển đất nước."

17 tháng 12 2022

lão hạc - Nam Cao

lang - Kim Lân 

 

15 tháng 11 2021

đâu ạ

15 tháng 11 2021

các gợi ý A,B,C,D đâu?

21 tháng 12 2022

TK:

Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm ( tác giả) cũng nói lên tình mẹ con, tình yêu bộ đội, yêu dân làng của bà mẹ Tà-ôi địu con lên nương làm việc:

– Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ dội

   – Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói.

     – Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước.

Tất cả những câu hát đó đều nói lên tấm lòng yêu thương con, thương bộ đội, dân làng, đất nước của bà mẹ Tà-ôi – bà mẹ Việt Nam. Lòng yêu thương con, thương bộ đội, thương đất nước, thương dân làng hòa quyện vào trong lòng bà mẹ Tà-ôi thật tự nhiên, sâu sắc.

Nói đến lòng yêu thương con người trong văn học cách mạng phải kể đến tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh mà tiêu biểu là bài Không ngủ được.

Một canh… hai canh… lại ba canh

       Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

    Canh bốn, canh năm, vừa chợp mắt

         Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.

Bài thơ đã kể lại một đêm không ngủ được của Bác vì lúc nào Người cũng một lòng yêu nước, thương dân. Lòng yêu thương đó lúc nào cũng thường trực trong lòng khiến Bác không sao chợp mắt được.

Bài thơ Ốm nặng trong tập Nhật kí trong tù cũng thế hiện lòng nhớ thương đất nước của Bác:

Ngoại cảm trời Hoa cơn nóng lạnh

Nội thương đất Việt cảnh lầm than.

Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O Henri cũng nói lên tình cảm sâu nặng của những người nghệ sĩ nghèo. Họ nghèo về vật chất chứ không nghèo về tình cảm. Tiêu biểu là Xiu và Giôn-xi, bác Bơ-men. Trong bất kì hoàn cảnh nào họ cũng hết lòng bảo vệ lẫn nhau, hi sinh vì nhau.

Tác phẩm Tính cách Nga cũng nói lên lòng yêu thương sâu nặng của con người Nga. Họ âm thầm hi sinh, chịu đựng cho nhau và vì nhau.

Tóm lại, lòng yêu thương con người là một nội dung lớn của văn học. Lòng yêu thương đó luôn luôn tỏa sáng trong lòng người đọc. Qua các tác phẩm, văn học trong nước cũng như ngoài nước chúng ta đã cảm nhận những bài học quý, những tình cảm đẹp cùa con người. Ngày nay khi được đọc, được học những tác phẩm đó chúng ta như được uống vào dòng sữa quê hương, dòng sữa của tình yêu thương.