K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2021

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. Người được biết đến không chỉ với tư cách là một nhà hoạt động cách mạng, mà còn với vị trí của một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Trong số những tác phẩm Bác để lại, bài thơ “Rằm tháng giêng” là một tác phẩm nổi bật để lại trong lòng người đọc nhiều suy tư sâu sắc.

Năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ cùng Trung ương Đảng và Chính phủ mở cuộc họp tổng kết về tình hình quân sự thời kì đầu kháng chiến chống Pháp (1947 – 1948). Sau khi họp xong thì đêm cũng đã khuya. Hình ảnh ánh trăng sáng lan tỏa khắp không gian núi rừng rộng lớn. Cùng với sự giao hòa của cảnh vật và con người. Chính bức tranh đầy thơ mộng ấy khơi gợi cảm hứng để Bác sáng tác bài thơ này:

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.”

Câu thơ mở đầu gợi ra cho người đọc hình dung về một đêm rằm tháng giêng, ánh trăng đúng lúc tròn và sáng nhất. Ánh trăng dường như sáng đến độ có thể thắp sáng vạn vật. Để rồi cả “sông xuân”, “nước xuân”, “trời xuân” cũng lẫn màu ánh trăng. Từ “xuân” được điệp lại đến ba lần gợi ra một không gian thật rộng lớn. Từ “tiếp” gợi cho người đọc hình dung ra hình ảnh bầu trời và mặt đất dường như không còn khoảng cách để rồi như hòa hợp lại thành một. Trong thơ ca cổ, những hình ảnh “giang, thủy, nguyệt, thiên” vốn đã rất quen thuộc nhưng khi đi vào thơ Bác lại làm nổi bật nên một bức tranh đầy hiện đại mang vẻ tươi sáng, rực rỡ và tràn đầy sức sống của vạn vật.

Để rồi, đến khi con người xuất hiện thì bức tranh ấy lại càng tuyệt đẹp. Giữa màn sương khói mờ ảo, con người hiện ra trong công việc “đàm quân sự” - một công việc quan trọng, có liên quan đến sự sống còn của dân tộc. Trên con thuyền bồng bềnh nơi sông nước sương khói mờ ảo kia không phải là những người ẩn sĩ trong thơ ca xưa khi tìm về với chốn thiên nhiên để tránh khỏi những thị phi của cuộc đời giống như trong thơ của Cao Bá Quát:

“Thế sự thăng trầm quân mặc vấn
Yên ba thâm xứ hữu ngư châu”

(Việc thế thăng trầm anh chớ hỏi
Mênh mông khói sóng chiếc thuyền câu)

Mà đó là hình ảnh của những người chiến sĩ cách mạng đang bàn bạc việc quân, việc nước. Khi khắc họa hình ảnh này, Bác đã làm nổi bật lên tâm hồn cao đẹp của những chiến sĩ cách mạng - họ là những con người yêu nước, thương dân, một lòng kiên trung với cách mạng. Công việc quan trọng của quốc gia lại được bàn bạc trên con thuyền giữa dòng sông khói tỏa mịt mù cũng gợi lên một hình ảnh độc đáo lại nên thơ. Chỉ đến khi công việc bàn bạc đã xong xuôi, người chiến sĩ mới giật mình nhận ra đêm đã quá khuya. Ánh trăng lúc này giống như đang lùa vào thuyền, vào hồn nhà thơ vấn vít. Trăng dâng đầy lai láng trên con thuyền của người chiến sĩ cách mạng khiến con thuyền để “bàn quân sự” giờ đây vụt biến thành con thuyền thơ đầy ảo mộng. Hình ảnh dường như đã lay động tâm hồn nhà thơ. Khi công việc nước đã xong xuôi, Người mới có thời gian ngắm nhìn thiên nhiên bằng một trái tim say mê nhất. Cảnh tượng thiên nhiên khiến tâm hồn thi sĩ rung động, bồi hồi.

Như vậy, bài thơ “Rằm tháng giêng” đã bộc lộ được tình yêu thiên nhiên cũng như lòng yêu nước sâu sắc của nhà thơ. Đồng thời, qua đó Bác cũng gửi gắm một niềm tin chiến thắng cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam.

15 tháng 4 2020

1.

''Cảnh Khuya''

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

''Rằm tháng giêng''

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông Xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

2.

-Bài thơ ''Cảnh khuya'' được viết năm 1947 trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp , viết tại khu Việt Bắc . Tác giả : Hồ Chí Minh.

-Bài thơ '' Rằm tháng giêng '' được viết năm 1948 thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.Tác giả : Hồ Chí Minh . Người dịch : Xuân Quỳnh.

-Tinh thần của Bác được bộc lộ và thể hiện :

+ Tâm hồn thi sĩ : yêu thiên nhiên , yêu thiên nhiên tha thiết , sâu nặng

+ Nhưng đồng thời nó còn thể hiện phẩm chất của 1 người chiến sĩ : lạc quan , tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng , phong thái ung dung , đặc biệt là lòng yêu nước sâu nặng

3.

-Trong câu thơ đầu tiên , tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối trong như tiếng hát xa . Phương diện so sánh là trong, hình ảnh được so sánh với tiếng suối là tiếng hát xa , gợi âm thanh của tiếng suối ngân nga , du dương , êm ái , trong vắt từ xa vọng lại. Âm thanh rất nhỏ mà lại thu hút được sự chú ý của nhà thơ chứng tỏ cảnh đêm khuya đó rất yên tĩnh. Tác giả đã dùng cái động (âm thanh) để khắc họa không gian vô cùng yên tĩnh của núi rừng Việt Bắc. So sánh tiếng suối với tiếng hát - sự vật thân thuộc với con người làm cho thiên nhiên trở nên gần gũi , thân thiết , sống động và ấm áp.

-Điệp từ : ''Lồng''

+Lồng nghĩa là đan kết , giao hòa vào nhau , đan xen vào nhau của sự vật.

-Từ Lồng được lặp lại 2 lần cho thấy bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp , đường nét , hình khối , không gian vừa có chiều cao của bầu trời , vừa có bề rộng của cánh rừng. Bức tranh chỉ có 2 gang màu sáng tối nhưng vô cùng ấm áp , quấn quýt. Cảnh vật ở đó trở nên lung linh , huyền ảo, sinh động

4.

Cả hai bài thơ vừa mang vẻ đẹp cổ điển , vừa mang vẻ đẹp hiện đại.Cả hai bài thơ này đều sử dụng thể thơ cổ : thể thơ ''thất ngôn tứ tuyêt đường luật ''.Chất liệu của bài thơ ca cổ như trăng , hoa , tiếng suối , dòng sông , đó là những thi liệu mà những nhà thơ dùng để miêu tả , gợi tả vẻ đẹp của thiên nhiên. Đặc biệt , vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được thể hiện ở cách miêu tả cảnh vật bằng những nét chấm phá đơn sơ , chủ yếu gợi hồn của cảnh vật .Vẻ đẹp cổ điển đó còn thể hiện ở sự giao hòa , gắn bó với thiên nhiên của nhân vật trữ tình.Vẻ đẹp hiện đại ở : cảnh thiên nhiên không tĩnh tại, không ngưng đọng mà luôn vận động , hướng về ánh sáng , hướng về sự sống. Nhân vật trũ tình không phải nhân vật ẩn sĩ mà là con người hành động , yêu thiên nhiên , gắn bó với thiên nhiên. Đặc biệt , vẻ đẹp hiện đại còn thể hiện ở chính nhân vật trữ tình: vừa là thi sĩ , vừa là chiến sĩ cách mạng, luôn lo cho dân , cho nước.Như vậy , vẻ đẹp cổ điển và hiện đại hòa quyện thống nhất trong bài thơ , đó cũng chính là sự kết hợp giữa chất thi sĩ và chất chiến sĩ trong con người của Hồ Chí Minh

23 tháng 11 2020
Dài quá à,tick động viên chị milk nhé!
21 tháng 12 2016

Phân tích:

-Sử dụng điệp từ "xuân" -> để nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời

=> Gợi tả 1 không gian cao rộng, bát ngát, tràn ngập ánh trăng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng

Nội dung: Rằm tháng giêng là bài thơ tứ tuyệt của Bác được sáng tác năm 1948, trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ miêu tả ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu sắc và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.

21 tháng 12 2016

camon bn nhaeoeo

11 tháng 11 2021

câu 1

a.thơ 5 chữ

b

 - Theo nhà thơ, món quà tình cảm mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ thơ chính là tình yêu của mẹ. Tình yêu ấy thể hiện một cách bình dị mà cảm động qua sự chăm sóc ân cần và lời hát ru của mẹ. Mỗi hình ảnh trong lời hát ru của mẹ đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa, gửi gắm những ước mong của me dành cho trẻ thơ

.câu 2  biện páp nghệ thuật nhân hóa kể lại một cách sinh động về sự ra đời của loài người. Mọi thứ từ mặt trời, mẹ, bố, mặt bể, con đường, trường lớp,… đều sinh ra để phục vụ cho những nhu cầu của trẻ con.câu 3 . ko thể ,món quà tình cảm mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ thơ chính là tình yêu của mẹ. Tình yêu ấy thể hiện một cách bình dị mà cảm động qua sự chăm sóc ân cần và lời hát ru của mẹ. Mỗi hình ảnh trong lời hát ru của mẹ đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa, gửi gắm những ước mong của me dành cho trẻ thơ. 

11 tháng 11 2021

Xác định và trả lời câu hỏi của văn bản sau Bài thơ Cây Đa

a . Xác định thể loại của văn bản trên.

Thể loại: Thơ ngũ ngôn ( 5 chữ )

b .Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

PTBĐ: Tự sự, biểu cảm

c.Trong khổ thơ đầu, hình ảnh “làng em” hiện lên như thế nào

Hình ảnh "làng em" đã hiện lên với: cây đa , mương nước giữa đồng , lá xanh , biển lúa vàng

d.Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên.

Các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên: mênh mông , thong thả , đủng đỉnh , rì rào 

e.Hãy giải thích nghĩa của từ “thong thả” trong văn bản.

"thong thả" : chậm rãi, từ tốn, không tỏ ra vội vàng, gấp gáp.

f.Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Lông hồng như đốm lửa”

Biện pháp tu từ được sử dụng là: So sánh

g.Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ “Cây đa gọi gió đến Cây đa vẫy chim về”

Biện pháp tu từ: Nhân hóa

Tác dụng: Khiến cho mọi hoạt động của Cây đa trở nên sinh động, dịu dàng, chúng được sử dụng nhằm tăng tính hình tượng, diễn đạt của Cây đa.

h.Hình ảnh cây đa trong bài thơ khơi gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì

Tham khảo (Mình đưa ra gợi ý, bạn tự làm nhé) :

+ Gợi cho em cảm xúc thân thuộc, yêu thương

+ Cây đa làm cho quê hương mình thêm sự giản dị, mộc mạc, gần gũi khiến cho ai đi hay về đều nhớ tới nó

+ Dù có nắng mưa, trải qua bao thế hệ, cây đa vẫn ở đó, vẫn sừng sững nơi cửa làng

+ ....

* P/s: Thật sự xin lỗi bạn vì mình chỉ đưa được một vài gợi ý thôi. Học tốt nhé *

4 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Nghệ thuật: điệp ngữ.
Thể hiện tỉnh cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và Phong thái ung dung ,tự tại, lạc quan.

3 tháng 1 2022

nghệ thuật là :điệp ngữ

14 tháng 1 2022

GIÚP MIK VỚI