K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2021

Tham khảo:

 

Từ một cây cầu sắt nối đôi bờ sông Hồng, cầu Long Biên đã được nhân hoá thành con người có lí lịch, có lịch sử, có cảm xúc buồn vui… như bao con người khác. Dường như tác giả thổi hồn mình vào vật, để vật cũng thấm đẫm tình người. Cầu Long Biên ra đời là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, là thành tựu quan trọng của thời văn. minh cầu sắt. Nhưng sự thai nghén chào đời của cây cầu lịch sử này đã gắn liền với bao mồ hôi, nước mắt và cả bao xương máu của những người dân phu Việt Nam.

Người ta còn ghi lại những cảnh ăn ở khổ cực của dân phu và cảnh đối xử tàn nhẫn của những ông chủ người Pháp đã khiến cho hàng nghìn người Việt Nam bị chết trong quá trình làm cầu. Thật là khủng khiếp! Chỉ một vài dòng ngắn ngủi, bài viết đã gợi ra được số phận bi thảm của một dân tộc nô lệ trong một thời kì lịch sử đen tối. Gần nửa thế kỉ tuổi đời ban đầu của mình, cầu Long Biên đã trở thành nhân chứng sống chứng kiến bao đau thương của một dân tộc.

21 tháng 4 2017

b, Câu cuối trong bài diễn đạt dài nhưng có sắc thái biểu cảm rõ hơn về cách diễn đạt gợi những liên tưởng thú vị.

  - Nhịp cầu Long Biên có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối liền, gắn kết những con tim bởi vì cầu Long Biên là nhân chứng lịch sử "sống động, đau thương và anh dũng".

15 tháng 10 2018

Cầu Long Biên qua điểm nhìn của tác giả, người đọc thấy được:

   + Lịch sử tên của cầu: cầu Đu- me

   + Chiều dài: 2290 m

   + Nặng 17 nghìn tấn

   + Là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

   + Kĩ thuật: Sản phẩm của văn minh cầu sắt và bằng mồ hôi của bao người.

   Quy mô của cầu Long Biên tuy nhỏ hơn cầu Thăng Long và Chương Dương, song xét về mặt lịch sử thì cây cầu này có mặt trong suốt gần 100 năm trước.

1.Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?Nêu nội dung, ý nghĩa của mỗi đoạn. 2.Em biết được những điều gì về cầu Long Biên qua đoạn văn từ Cầu Long Biên khi mới khánh thành đến bị chết trong quá trình làm cầu?So sánh với tư liệu được cung cấp qua hai đoạn Đọc thêm (dưới đây) về cầu Thăng Long và Chương Dương, em có thể nhận xét gì thêm về quy mô và tính chất của Cầu Long Biên. 3....
Đọc tiếp

1.Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?Nêu nội dung, ý nghĩa của mỗi đoạn.

2.Em biết được những điều gì về cầu Long Biên qua đoạn văn từ Cầu Long Biên khi mới khánh thành đến bị chết trong quá trình làm cầu?So sánh với tư liệu được cung cấp qua hai đoạn Đọc thêm (dưới đây) về cầu Thăng Long và Chương Dương, em có thể nhận xét gì thêm về quy mô và tính chất của Cầu Long Biên.

3. Đọc đoạn văn từ Năm 1945 đến nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc.

a/ Hãy nêu lên những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại. Cảnh vật và sự việc đó đã cho ta biết những điều gì về lịch sử?

b/ Việc trích dẫn một bài thơ và lời một bản nhạc trong đoạn văn đã có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật ý nghĩa “chứng nhân” của cầu Long Biên?

c/ So sánh cách kể của đoạn này với đoạn đã phân tích ở câu 2. Vì sao ở đây tình cảm của tác giả bộc lộ rõ ràng và tha thiết hơn ở đoạn trên?

( Gợi ý: so sánh về ngôi kể, về phương thức biểu đạt, về cách sử dụng từ ngữ…)

4. Đọc đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn.           

a/ Vì sao tác giả lại đặt tên cho bài văn là Cầu Long Biên- Chứng hân lịch sử? Có thể thay từ chứng nhân bằng chứng tích (dấu tích, hiện vật có giá trị làm chứng cho sự việc đã qua) được không? Hãy tóm tắt nhưng sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã chứng kiến và nêu lên ý nghĩa của các tính từ: sống động, đau thương, anh dũng.

b/ Hãy so sánh giá trị nghệ thuật của câu cuối bài văn và câu rút gọn sau đây:

Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam.

-Vì sao nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim?

2
25 tháng 4 2017

Câu 1: Bài văn Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung, ý nghĩa của mỗi đoạn?

Trả lời:

Bài văn chia làm ba đoạn:

- Đoạn 1 : Từ đầu đến: “nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội”: Cầu Long Biên trong một thế kỉ tồn tại.

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “dẻo dai, vững chắc”: Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội.

- Đoạn 3: Phần còn lại: Khẳng định ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên trong xã hội hiện đại.

Câu 2: Em biết được điểu gì về cầu Long Biên qua đoạn văn từ Cầu Long Biên khi mới hình thành đến bị chết trong quá trình lùm cầu! So sánh với tư liệu được cung cấp qua hai đoạn đọc thêm (SGK) về cầu Thăng Long và Chương Dương, em có thể nhận xét gì thêm vể qui mô và tính chất của cầu Long Biên?

Trả lời:

* Đoạn văn cho biết những thông tin tương đối cụ thể về cầu Long Biên:

- Tên gọi đầu tiên là “ cầu Đu me năm 1945 được đổi tên là cầu Long Biên.

- Qui mô của cầu: + Dài 2290 mét

+ Nặng 17 nghìn tấn.

- Là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam.

- Về kĩ thuật: là thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt.

- Nó được xây dựng bằng mồ hôi và xương máu của hàng nghìn người dân phu Việt Nam bị chết do bàn tay thực dân Pháp.

* So với cầu Thăng Long và cầu Chương Dương (ở phần đọc thêm) thì qui mô và tính chất hiện đại của cầu Long Biên không bằng, nhưng xét về kĩ thuật thì cầu Long Biên được coi là một thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt lúc bấy giờ.

Câu 3: Đọc đoạn văn từ Năm 1945 đến nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc.

a) Hãy nêu lên những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại. Cảnh vật và sự việc đó đã cho ta biết những điểu gì vể lịch sử?

b) Việc trích dẫn một bài thơ và một bản nhạc trong đoạn văn đã có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật “ chứng nhân ” của cầu Long Biên?

c) So sánh cách kể của đoạn này với đoạn đã phân tích (cầu Long Biên khi mới hĩnh thành đến bị chết trong quá trình làm cầu). Vì sao ở đây tác giả bộc lộ tình cảm rõ ràng và tha thiết hơn ở đoạn trên?

Trả lời:

a) Cảnh vật và sự việc được ghi lại:

- Màu xanh của bãi mía, ngô, nương dâu, vườn chuối.

- Buổi chiểu, đèn mọc như sao.

- Nhìn xuống cầu nhớ đoàn quân bí mật ra đi năm 1946.

- Nhìn bầu trời nhớ những năm tháng oanh liột chống không lực Hoa Kì: những lần đầu bị đánh bom.

- Những ngày nước cao: sông Hồng đỏ rực cuồn cuộn chảy, cầu như võng đung đưa. Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử cho cả một thế kỉ XX với cảnh đời đau thương dưới thời Pháp thuộc của dân tộc, với những năm tháng hoà bình ở miền Bắc sau 1954, những năm tháng chống MI cứu nước anh hùng, và cả một sự kiện lịch sừ không thể nào quên vào mùa đông năm 1946 khi Trung đoàn thủ đô chui qua gầm cầu ra đi kháng chiến . Ẽ ế Cây cầu soi bóng trên sóng nước sông Hồng hay chính nó đã soi bóng vào lịch sử dân tộc

b) Việc trích thơ và nhạc đã tạo nên “ chứng nhân ” vẻ nghệ thuật với cây cầu. Nó gắn bó cây cầu với kí ức với tâm hồn con người

c) Cách kể ở đoạn này bộc lộ tình cảm của tác giả rõ ràng và tha thiết hơn ở đoạn trên. Người kể xưng tôi tức là kể về chiếc cầu thông qua cảm nhận rất riêng tư, nó là hồi ức của kỉ niệm. Tác giả đã kết hợp kể, tả và bộc lộ cảm xúc khiến cho những kỉ niệm ưở thành những nhân chứng sống động, có hồn.

- Việc sử dụng từ ngữ cũng rất gợi cảm (...cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng ;... ánh đèn mọc lên như sao sa... )

Câu 4: Đọc đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn.

a) VI sao tác giả lại đặt tên cho bài văn là Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sửì Có thể thay từ chứng nhân bằng từ chứng tích (dấu tích, hiện vật có giá trị làm chứng cho sự việc đã qua) được không? Hãy tóm tắt những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã chứng kiến và nêu lên ý nghĩa của của các tính từ: sống động, đau thương, anh dũng.

b) Hãy so sánh giá trị nghệ thuật của câu cuối bài văn và câu rút gọn sau đây: Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam.

- Vì sao nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim?

Trả lời:

a) Tác giả đã dùng thủ pháp nghệ thuật nhân hoá trong việc gọi tên cầu Long Biên: Không gọi cầu là vật chứng hay chứng tích mà gọi là chứng nhân và nhân chứng. Cách nhân hoá đó đã đem lại sự sống, linh hồn cho sự vật vô tri vô giác. Cầu Long Biên trở thành người đương thời của bao thế hệ, như nhân vật bất tử chịu đựng, nhìn thấy, xúc động trước bao đổi thay, bao nỗi thăng trầm của thủ đô, của đất nước cùng với con người.

Các sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên chứng kiến:

+ Thời thuộc Pháp + Năm 1945

+ Kháng chiến chống Pháp + Thời hoà bình + Kháng chiến chống Mĩ + Những mùa lũ.

Như vậy cầu Long Biên đã chứng kiến lịch sử dân tộc trong một thời gian không dài nhưng rất nhiều biến đổi. Nó trở nên sống động.

Sự sống động ấy có phần của các sự kiện đau thương (hàng nghìn người chết vì làm cầu, bom Mĩ ném rách cầu tả tơi) và anh dũng (Những đoàn quân ra đi, cầu được hàn, sửa trong chiến tranh)

b) Hình ảnh cuối bài là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc: từ chiếc cầu sắt nối khoảng cách đôi bờ, tác giả nghĩ đến một nhịp cầu vô hình để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam. Đó là một kết thúc hay, để lại nhiều dư vị trong lòng người đọc.

25 tháng 4 2017
Bài văn có thể chia ba đoạn: - Đoạn 1 (Từ đầu đến "nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội"): Giới thiệu chung về cầu Long Biên qua một thế kỉ tồn tại. - Đoạn 2 (Từ "Cầu Long Biên khi mới khánh thành" đến "nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc"): Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng. - Đoạn 3 (Từ "Bây giờ cầu Long Biên" đến hết): Cầu Long Biên trong đời sống hiện tại và cảm nghĩ của tác giả.
24 tháng 10 2018

“ Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quan chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”…

Không gian mùa xuân được gợi nên bởi những hình ảnh những cánh én đang bay lượn rập rờn như thoi đưa. Sự mạnh mẽ, khỏe khắn của những nhịp cánh bay cho thấy rằng mùa xuân đang độ viên mãn tròn đầy nhất. Quả có vậy: “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” có nghĩa là những ngày xuân tươi đẹp đã qua đi được sáu chục ngày rồi, như vậy bây giờ đang là thời điểm tháng ba. Nền cảnh của bức tranh thiên nhiên được hoạ nên bởi màu xanh non, tươi mát của thảm cỏ trải ra bao la: “Cỏ non xanh tận chân trời”, sắc cỏ tháng ba là sắc xanh non, tơ nõn mềm mượt êm ái. Huống chi cái sắc ấy trải ra “tận chân trời” khiến ta như thấy cả một biển cỏ đang trải ra rập rờn, đẹp mắt. Có lẽ chính hình ảnh gợi cảm ấy đã gợi ý cho Hàn Mặc Tử hơn một thế kỉ sau viết nên câu thơ tuyệt bút này: “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. Trên nền xanh tươi, trong trẻo ấy điểm xuyết sắc trắng tinh khôi của vài bông hoa lê. Chỉ là “vài bông” bởi những bông hoa lê đang thì chúm chím chưa muốn nở hết. Hoa như xuân thì người thiếu nữ còn đang e ấp trong ngày xuân. Chữ điểm có tác dụng gợi vẻ sinh động, hài hoà. ở đây, tác giả sử dụng bút pháp hội hoạ phương Đông, đó là bút pháp chấm phá. Hai câu thơ tả thiên nhiên ngày xuân của Nguyễn Du có thể khiến ai đó liên tưởng đến hai câu thơ cổ của Trung Quốc: hương thơm của cỏ non, màu xanh mướt của cỏ tiếp nối với màu xanh ngọc của trời, cành lê có điểm một vài bông hoa. Nhưng cảnh trong hai câu thơ này đẹp mà tĩnh tại. Trong khi đó gam màu nền cho bức tranh mùa xuân trong hai câu thơ của Nguyễn Du là thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời. Trên cái màu xanh của cỏ non ấy điểm xuyết một vài bông lê trắng (câu thơ cổ Trung Quốc không nói tới màu sắc của hoa lê). Sắc trắng của hoa lê hoà hợp cùng màu xanh non mỡ màng của cỏ chính là nét riêng trong hai câu thơ của Nguyễn Du. Nói gợi được nhiều hơn về xuân: vừa mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống lại vừa khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng và thanh khiết. Thiên nhiên trong sáng, tươi tắn và đầy sức sống, con người cũng rộn ràng, nhộn nhịp để góp phần vào những chuyển biến kì diệu của đất trời.

Cảm nhận của em về đoạn trích cảnh ngày xuân

24 tháng 10 2018

Bạn có thể làm cho tớ cũng đề như thế nhưng là 1 bài văn ngắn được không ạ?

24 tháng 5 2017

b, Việc trích dẫn một bài thơ và lời một bản nhạc: gây ấn tượng mạnh mẽ, chân thực, cụ thể trong đó cầu Long Biên là nhân chứng sống.

10 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Trong văn bản "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" của Nguyễn Đình Chiểu, hình ảnh Lục Vân Tiên hiện lên thật anh dũng phi thường. Khi nhìn thấy bọn cướp, Lục Vân Tiên không những không sợ hãi trốn chạy mà còn lao ra chỗ bọn cướp đánh nhau với chúng để cứu người. Chỉ với một cây gậy bằng thân cây mà một mình Vân Tiên đã đánh tan lũ giặc hại dân hại nước. Nguyễn Đình Chiểu đã miêu tả Lục Vân Tiên võ công phi thường "tả đột hữu xông" đánh bọn cướp không chớp mắt. Chàng đại diện cho chính nghĩa, cho cái thiện để đánh thắng bọn gian tà. Tên cầm đầu bọn cướp bị Lục Vân Tiên cho một gậy khiến "thác rày thân vong". Chỉ bằng vài câu thơ ngắn gọn, NGuyễn Đình Chiểu đã vẽ nên một Lục Vân Tiên oai nghi hùng dũng, xả thân vì nghĩa.

10 tháng 8 2016

Giới thiệu tác giả* Nguyễn Du*

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Tên tuổi của nhà thơ không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vang xa trên thi đàn thế giới. Sở dĩ tác giả đạt được niềm vinh quang đó là vì ông đã có một sự nghiệp sáng tác giá trị, trong đó xuất sắc nhất là Truyện Kiều - tác phẩm lớn nhất của nền văn học Việt Nam. Cảm hứng nhân đạo và vẻ đẹp ngôn từ của truyện thơ này đã chinh phục trái tim bao thế hệ bạn đọc trong gần hai trăm năm qua. Đọc đoạn trích "Cảnh ngày xuân", chúng ta càng cảm phục bút pháp miêu tả cảnh vật giàu chất tạo hình và man mác xúc cảm của tác giả.

Cảm nhận

Mở đầu khổ thơ, tác giả sử dụng từ ngày xuân để làm nổi bật không khí xuân đang lan toả không gian. Hình ảnh con én đưa thoi đã làm hiện lên khung cảnh những con én đang chao liệng trên nền trời xanh nhanh như thoi dệt vải. Miêu tả cảnh én là để nhà thơ gửi gắm một điều: ngày xuân tươi đẹp đang trôi qua rất nhanh. Tứ thiều quanh là chỉ ánh mây đẹp của mùa xuân nhưng những ngày xuân đẹp đẽ ấy đã trôi qua hơn sáu mươi ngày. Lời thơ phả phất âm điệu trầm buồn, nuối tiếc. Khung cảnh mùa xuân ấy còn được Nguyễn Du miêu tả qua hình ảnh “ cỏ non xanh tận chân trời”. Dưới ánh sáng rực rỡ màu xanh của cỏ như trải dài lên tới trời xanh. Sắc xanh tràn đầy sức sống của cỏ cùng với sắc xanh hiền hoà của trời đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên hết sức tươi sáng: thảm cỏ xanh mướt như trải dài đến vô tận. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân của Nguy n Du không chỉ có màu sắc tươi sáng, mà còn có đường nét thanh thoát. Câu thơ “ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” đã thể hiện rõ điều đó. Về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật đảo ngữ trong từ trắng điểm. Nổi bật trên nền xanh thanh thoát của một vài bông hoa lê. Màu sắc tươi mát ấy không hề khiến bức tranh thiên nhiên trở nên đối lập mà ngược lại còn rất hài hoà. Sắc xanh của cỏ, của trời khiến màu trắng của hoa lê rõ ràng hơn bao giờ hết. Dường như tất cả vẻ đẹp của mùa xuân đang hội tụ về đông đủ trong những ngày cuối mùa. Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân đã được nhà thơ Nguyễn Du khắc hoạ đậm nét qua bốn câu thơ đầu trong văn bản “ Cảnh ngày xuân”.