K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 2 2021

2.“Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”

– Trời nhiều sao thì ít mây do đó sẽ nắng, ngược lại trời vắng sao sẽ nhiều mây thường sẽ mưa (Đây là kinh nghiệm nên không phải cứ trời ít sao là sẽ mưa).

– Kinh nghiệm này dựa trên quan sát thực tế, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

– Câu tục ngữ giúp con người nhìn sao có thể đoán biết được thời tiết để sắp xếp việc.

3.“Ráng mỡ gà có nhà thì giữ”

– Trời xuất hiện ráng mây có màu vàng mỡ gà có nghĩa sắp có bão

– Đây là kinh nghiệm dự đoán bão

– Nhắc nhở ý thức việc chủ động phòng chống bão lũ

 4.“Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt”

– Mùa lũ lụt ở miền Bắc thường vào trước sau  tháng bảy (âm lịch), nhân dân quan sát nếu thấy kiến di chuyển nhiều thì sắp có mưa lớn, lụt lội.

– Cơ sở: Kiến là côn trùng nhạy cảm, khi sắp có mưa bão sẽ bò lên nơi cao ráo

– Từ thực tế quan sát, áp dụng phòng chống bão lũ, thiên tai

29 tháng 10 2017

Có thể chia những câu tục ngữ thành hai nhóm:

- Nhóm 1 bao gồm những câu tục ngữ số 1,2, 3, 4

- Nhóm 2 bao gồm những câu tục ngữ số 5, 6, 7, 8

Nội dung chính của từng nhóm câu tục ngữ là:

- Nhóm 1: Nhóm những câu tục ngữ nói về thiên nhiên

- Nhóm 2: Nhóm những câu câu tục ngữ nói về kinh nghiệm lao động sản xuất

3 tháng 8 2018

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối. 

    ●   Giá trị kinh nghiệm: Câu tục ngữ giúp người dân lao động có thể chủ động sắp xếp công việc cày cấy, sản xuất phù hợp với thời gian từng mùa.

Mau sao thi nắng, vắng sao thì mưa.

     ●   Giá trị kinh nghiệm: Giúp cho người nông dân dự đoán được thời tiết ngày hôm sau để chủ động trong việc gieo trồng, gặt hái, cày bừa..

Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

     ●   Giá trị kinh nghiệm: Giúp người dân phòng chống được giông bão, giảm thiểu thiệt hại. Nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.

Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

    ●    Giá trị kinh nghiệm: Từ hiện tượng tự nhiên đó giúp cho ta chủ động ý thức phòng chống lũ lụt để bảo vệ mùa màng, tài sản và tính mạng của con người.

Tấc đất tấc vàng.

    ●   Giá trị của kinh nghiệm: Câu tục ngữ nhắc nhở con người nâng cao ý thức vào việc bảo vệ đất đai đồng thời nêu cao ý thức về việc cải tạo đất.

Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

    ●   Giá trị kinh nghiệm: Giúp con người nêu cao ý thức về việc bảo vệ, khai thác có hiệu quả các điều kiện tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.

Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

    ●   Giá trị của kinh nghiệm: Giúp người dân thấy rõ tầm quan trọng trong từng yếu tố để nâng cao năng suất lao động. Điều này có ý nghĩa rất lớn với đất nước nông nghiệp như Việt Nam.

Nhất thì nhì thục

    ●   Giá trị của kinh nghiệm: Câu tục ngữ đã đưa ra một kinh nghiệm quí báu trong sản xuất nông nghiệp. Nhắc nhở người dân gieo trồng đúng thời vụ, cày bừa kĩ càng trước khi gieo trồng.

4 tháng 1 2017

Cần nhắn tin cho mình nha ^^

13 tháng 1 2017

bạn í đang bận mà

8 tháng 1 2020

Để câu trả lời của bạn nhanh chóng được duyệt và hiển thị, hãy gửi câu trả lời không đầy đủ và nên:

  • Yêu cầu, gợi ý các bạn khác chọn (k) đúng cho mình
  • Chỉ ghi đáp số mà không có lời giải, hoặc nội dung không liên quan đến câu hỏi.
21 tháng 6 2019

Đáp án: A

11 tháng 1 2018

Ca dao là những bài hát từ trái tim người Việt bình dân xa xưa. Nó là lời tâm sự, là tiếng than, là nỗi lòng thầm kín của những con người Việt Nam vô danh sống thầm lặng đó đây. Bên cạnh đó, có ý kiến rằng Tục ngữ là túi khôn của nhân loại. Vậy sau đây, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa và làm sáng tỏ ý kiến này.

Thông thường “túi” là một cái bọc đựng đồ dùng như “túi tiền, túi trà, túi gạo” nhưng đặc biệt hơn cả là “túi khôn”; tức là cái vật dụng trong đó chứa tất cả trí khôn. Dù ai sinh ra ngu dốt cách mấy, nắm được “túi khôn” trong tay cũng trở nên thông minh sắc sảo và thành công trong đời. Suy rộng ra, “túi khôn của nhân loại” là tất cả những kinh nghiệm hay nhất của toàn bộ những người khôn ngoan ở khắp mọi nơi: trên rừng, dưới biển, ngoài sông, trong núi v.v.. Vì sao vậy? Vì con người hơn các loài khác ở trí tuệ, từ trí tuệ phát sinh ngôn ngữ. Tục ngữ là thành tựu của ngôn ngữ, của trí tuệ và kinh nghiệm sống của loài người. Nó lại được lưu truyền bằng nghệ thuật sử dụng vần, đối cho dễ nhớ, dễ thuộc.

Lý do tiếp theo khiến tục ngữ trở thành trí khôn vì nó là kinh nghiệm của nhiều thế hệ loài người đã từng trải qua lao động sản xuất, đã từng sống trong những hoàn cảnh nghiệt ngâ nhất như thiên tai, bệnh hoạn, đói khát, chiến tranh. Từ đó, cha ông ta đã dùng trí tuệ đề rút ra những kinh nghiệm rồi truyền lại cho thế hệ con cháu để con cháu mình thành công hơn lớp người đi trước. Kho tục ngữ Việt Nam còn lại đến ngày nay là một bằng chứng thể hiện như: đấu tranh thiên nhiên, lao động sản xuất, kinh nghiệm về học tập, cách xử thế… Những câu tục ngữ về đấu tranh thiên nhiên có nhiều câu hay thể hiện trí khôn và lời khuyên nhủ của ông cha ta như: Nước chảy đá mòn, Ở bầu thì tròn ở ống thì dài, họ còn lưu truyền lại cách tiên đoán thời tiết như:

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa . 

2 tháng 8 2017

Chọn C

22 tháng 7 2018

Những kinh nghiệm, thái độ của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội:

- Câu tục ngữ thể hiện kinh nghiệm về thời tiết, chăn nuôi, trồng trọt, những kinh nghiệm về đời sống.

- Thể hiện thái độ tôn vinh những giá trị của con người.