K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong gần bốn năm cai trị Campuchia, chính quyền Khmer Đỏ đã gây ra nạn giết người hàng loạt thuộc hàng kinh khủng nhất của thế kỷ 20. Nhưng con đường dẫn tới Cuộc chiến Campuchia, còn gọi là Chiến tranh Đông Dương III, xảy ra từ nửa sau thập niên 1970, cùng thời gian có tan vỡ trong quan hệ Trung - Xô và cuộc chiến Việt Nam đến hồi kết thúc. Du kích quân Khmer Đỏ lớn mạnh lên từ vùng rừng núi chiến khu hẻo lánh ở đông bắc Campuchia hồi thập niên 1960. Ai từng trợ giúp Pol Pot và đồng minh? Đường dẫn tới Cuộc chiến Đông Dương lần Ba TQ viện trợ xe bọc thép cho Campuchia Ban đầu là cánh quân sự trong Đảng Cộng sản Campuchia, sau họ sáp nhập với Quốc vương Norodom Sihanouk khi ông bị hạ bệ sau cuộc đảo chính của Lon Nol hồi 1970 và sang sống lưu vong tại Bắc Kinh. Các sử liệu Phương Tây cũng nói về các trận ném bom rải thảm của Mỹ ở Cambodia, "giết chết 250 nghìn dân", và đánh giá rằng việc này đã giúp lực lượng cộng sản Khmer Đỏ giành được quyền kiểm soát nông thôn.
4 tháng 11 2019

Đáp án B

13 tháng 3 2023

Tham khảo:

Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vì:

- Do vị trí chiến lược và địa thế thuận lợi của Đà Nẵng:

+ Là một hải cảng sâu, rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng.

+ Là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô, chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ.

+ Là cổ họng của kinh thành Huế, chỉ cách Huế 100km, nếu chiếm được Đà Nẵng thì chỉ cần vượt đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế.

+ Nằm trên đường thiên lý Bắc - Nam, phía Tây có thể đánh sang Lào, phía Đông là Biển Đông rộng lớn, phía Nam là vùng đất Gia Định màu mỡ có vựa lúa lớn nhất nước ta.

⟹ Đây chính là con đường ngắn nhất, nhanh nhất, ít hao tốn nhân lực, vật lực nhất của Pháp, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” .

Diễn biến:

- Lấy cớ bênh vực đạo Gia-tô, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha kéo đến Việt Nam.

- Ngày 1 - 9 - 1858, quân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng.

- Quân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã lập phòng tuyến, anh dũng chống trả.

- Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại.

13 tháng 11 2017

Vào lúc cuộc chiến ra vô cùng quyết liệt, Lý Thường Kiệt đã viết Nam quốc sơn hà - một bài thơ bất hủ để cổ vũ tinh thần binh sĩ,khẳng định chân lý hùng hồn: Nước Nam là một quốc gia lãnh thổ riêng, cương giới rạch ròi, quyền độc lập tự chủ của dân tộc là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Bài thơ thể hiện khí phách hào hùng về ý chí gang thép của dân tộc, cảnh cáo nghiêm khắc kẻ ngoại xâm, đồng thời cổ vũ mạnh mẽ quân dân ta hăng hái chiến đấu, tin tưởng vững chắc vào thắng lợi hoàn toàn

14 tháng 11 2017

thanks nha

21 tháng 11 2019

- Trong Chiến tranh lạnh lại không diễn ra những cuộc xung đột trực tiếp giữa hai phe, hai siêu cường Xô - Mĩ và không bùng phát thành cuộc "Chiến tranh thế giới thứ ba" vì:

+ Trái ngược với âm mưu làm bá chủ thế giới của Mĩ, thì chủ trương của Liên Xô là duy trì hoà bình trên thế giới.

+ Cả hai phe, hai siêu cường quốc Xô - Mĩ đều muốn đảm bảo an ninh cho chính mình và cho các đồng minh khác.

+ Liên Xô và Mĩ đều có những vũ khí lợi hại phục vụ cho chiến tranh. Như vậy chỉ cần những cuộc xung đột trực tiếp giữa hai phe diễn ra thì có thể quét sạch toàn bộ nền văn minh nhân loại.

+ Mĩ và Liên Xô đều muốn đứng đầu thế giới về ngành công nghiệp. Chiến tranh lạnh diễn ra là cơ hội cho hai siêu cường quốc Xô - Mĩ đọ sức với nhau thông qua cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, những cuộc triển khai lực lượng quy ước chiến lược,...

+ Việc sử dụng chính sách viện trợ trong cuộc chạy đua vũ trang giúp hai phe đế quốc chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, hai siêu cường quốc Xô - Mĩ mở rộng thêm mối quan hệ quốc tế.

+ Ngoài ra, do không có thế lực nào đứng trên tất cả các quốc gia để đảm bảo quyền lợi cho mỗi quốc gia. Cho nên giữa hai phe, hai siêu cường quốc Xô - Mĩ phải tự xây dựng lực lượng vũ trang để bảo vệ cho sự tồn tại của mình.

19 tháng 2 2018

Đáp án C

Tại Hà Nội, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt giữa ta và địch tại sân bay Bạch Mai, khu Bắc Bộ Phủ, đầu cầu Long Biên,… các phố Khâm Thiên, Hàng Đậu, Hàng Bông,… Cuộc chiến đấu diễn ra trong vòng 60 ngày từ ngày 19-12-1946 đến ngày 17-2-1947.

13 tháng 4 2022

thế còn câu kia 

13 tháng 4 2022

:>

19 tháng 3 2018

Đáp án D
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 đã buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh (tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược; chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc) và chấm nhận đến đàm phán ở Pari để giải quyết vấn đề kết thúc chiến tranh ở Việt Nam. Từ đó, mở ra ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước.

19 tháng 3 2018

xin chào bạ, mình xin giải đáp như sau :

* Vài nét về vị trí chiến lược của vùng Tây Bắc và Điện Biên Phủ: - Vùng Tây Bắc:

+ Tây Bắc là một dải đất ở phía Tây Bắc bộ Việt Nam. Phần lớn đất đai là núi cao, rừng rậm; núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng mà đỉnh Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn là “nóc nhà” của Tây Bắc với độ cao 3.142m. Các con sông như: Sông Mã, sông Đà, sông Thao với dòng nước chảy xiết đã chia Tây Bắc thành nhiều khu vực. Đường vào Tây Bắc vừa ít lại phải qua nhiều sông, suối, núi cao hiểm trở nên đi lại cực kỳ khó khăn.

+ Tây Bắc là một địa bàn chiến lược quan trọng của Bắc bộ Việt Nam nói riêng, của Bắc Đông Dương nói chung. Phía Tây tiếp giáp với hai tỉnh Phông Xa Lì và Sầm Nưa của Lào, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Phía Đông là căn cứ địa Việt Bắc. Phía Nam là tỉnh Hòa Bình, nối liền với các tỉnh thuộc Liên khu III và liên khu IV. Do vị trí địa lý của Tây Bắc có đặc thù như vậy đã khiến cả ta và Pháp đều rất chú trọng đến địa bàn chiến lược này.

+ Đối với ta, làm chủ được Tây Bắc không những bảo vệ được vững chắc khu đầu não kháng chiến Việt Bắc, tạo thành thế liên hoàn nối liền một dải hậu phương kháng chiến rộng lớn, mà còn có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu quốc tế, đặc biệt là tăng cường thêm tình đoàn kết Việt - Lào để chống kẻ thù chung.

+ Đối với thực dân Pháp, khống chế được khu vực này, chúng sẽ mở rộng được địa bàn hoạt động nhằm uy hiếp, khống chế bên sườn và sau lưng ta, chia cắt liên lạc và sự chi viện của ta (giữa Việt Bắc và Liên khu III, Liên khu IV), đồng thời từ đây có thể che chở cho Thượng Lào cùng cố đô Luông Pha Băng.

- Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn thuộc tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên), nằm ở giữa vùng núi rừng Tây Bắc, có lòng chảo Mường Thanh (Mường Then - Mường Trời) dài gần 20km, rộng từ 6 đến 8 km, cách Hà Nội khoảng 300km, cách Luông Pha Băng (Lào) khoảng 200km đường chim bay, cách biên giới các nước Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan từ 150 đến 200 km, cách Việt Bắc, khu IV từ 300km đến 500km đường bộ. Thung lũng này nằm gần biên giới Việt - Lào, là một đầu mối giao thông quan trọng, có tuyến đường đi Lào, có con sông Nậm Rốm chảy theo hướng Bắc

- Nam đổ xuống sông Nậm Hu, có sân bay Mường Thanh được xây dựng từ năm 1889. Dân số Điện Biên Phủ lúc đó có khoảng 2 vạn người thuộc 11 dân tộc khác nhau: Kinh, Thái, H’Mông, Nùng, Mường, Tày, Lào, Xá, Puộc, Hoa, Pú Noi...

Đế quốc Pháp

- Mỹ đánh giá và coi Điện Biên Phủ ở vào “một vị trí chiến lược quan trọng, chẳng những đối với toàn bộ chiến trường Đông Dương, mà còn đối với miền Đông Nam Á” (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự. Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Tập V, Nxb Sự thật, H. 1992. Tr.70). Nó là “ngã tư chiến lược quan trọng”, nó như “cái bàn xoay và có thể xoay đi bốn phía Việt Nam, Lào, Miến Điện, Trung Quốc” (Na Va. Đông Dương hấp hối. Nxb Plông, Pari, 1958 (tiếng Việt). Nó như “cái chìa khóa” bảo vệ Thượng Lào, từ đó có thể đánh chiếm lại các vùng đã bị mất ở Tây Bắc trong những năm 1950 - 1953 và tạo điều kiện để đánh tiêu diệt quân chủ lực của ta tại đây. Đồng thời là một căn cứ không quân - lục quân lợi hại, phục vụ cho chính sách xâm lược của Mỹ ở Đông Nam châu Á.

Kế hoạch tác chiến của Nava hy vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành lại thế chủ động chiến lược, chuyển bại thành thắng... Ngày 3/12/1953 Nava ra huấn lệnh cho quân đội Pháp tập trung lực lượng phòng ngự ở Tây Bắc vào căn cứ không quân - lục quân ở Điện Biên Phủ và quyết giữ căn cứ này với bất cứ giá nào.

- Tây Bắc với địa hình phức tạp rất khó khăn cho hoạt động quân sự của địch nhưng lại rất thuận lợi cho chiến tranh nhân dân của ta. Bởi vậy sau ba chiến dịch, vùng Trung du và đồng bằng (chiến dịch Trung du, chiến dịch đường số 18 và chiến dịch Hà Nam Ninh), Đảng ta quyết định chọn hướng rừng núi Tây Bắc để tiến công. Tại Hội nghị Bộ Chính trị bàn về nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953 - 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Về hướng hoạt động, lấy Tây Bắc làm hướng chính, các hướng khác là hướng phối hợp. Hướng chính hiện nay không thay đổi, nhưng trong hoạt động thì có thể thay đổi. Phép dùng binh là phải thiên biến vạn hoá”.

Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực tinh nhuệ của địch ở đây, giải phóng Tây Bắc và tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang của Lào giải phóng Bắc Lào, đồng thời tạo điều kiện để tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch trên chiến trường Đông Dương. Điện Biên Phủ trở thành trung tâm điểm của kế hoạch Đông Xuân 1953 - 1954 của ta, là trận “quyết chiến chiến lược” lớn nhất giữa ta và Pháp.

Trong thư gửi Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào ngày 22/12/1953, Hồ Chủ tịch nêu rõ: “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà còn cả đối với quốc tế. Vì vậy, toàn dân, toàn quân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”.