K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 12 2017

Ôn thật nhiều đề thi học kì 1 vào là giỏi ngay :))

Đề thi học kì 1 lớp 9

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 9 Đề cương ôn tập học kỳ I môn Tiếng Anh lớp 9

Bộ đề thi học kì 1 lớp 9 môn Toán Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Toán có đáp án

Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 9 môn Vật lý Ôn thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9

Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 Đề thi học kì 1 lớp 9 có đáp án

17 tháng 4 2017

Nấm độc,...

17 tháng 4 2017

* Nhiễm trùng thực phẩm : cơm thiu , thịt cá để lâu ngày có mùi khó chịu

* Nhiễm độc thực phẩm : phân bón hóa học dùng để chăm sóc rau , củ quả

8 tháng 5 2017

1 cách

13 tháng 5 2019

là sao ạ

5 tháng 9 2021

hình như là không

5 tháng 9 2021

Có nhé, có cả 2 cuốn cho 2 kì luôn

Đề: Dân gian ta có câu tục ngữ: '' Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.

Bài làm:

Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rang”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.

Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?

Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhièu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.

Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.

Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.

Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.

Chúc bạn học tốt!!

Nhưng mk làm sai rùi cai nay cua lớp 7. Xin lỗi T^T

4 tháng 1 2018

Mình cho bạn một đề thi công nghệ nhưng không phải chính thức đâu ! :

ĐỀ CƯƠNG CÔNG NGHỆ 6 HKI

                                                    NĂM HỌC 2017- 2018

A.    Chọn câu trả lời đúng nhất :

Câu 1: Vải sợi thiên nhiên được dệt bằng các loại sợi :

A. Sợi bông, lanh, đây, gai                                   B. Sợi visco, axêtat.

C. Sợi nilon, polyeste.                                          D. Sợi polyeste; dầu mỏ, than đá.

Câu 2: Vải sợi hóa học có thể được chia làm hai loại là :

A. Vải sợi thiên nhiên và vải sợi nhân tạo           B. Vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp

C. Vải sợi thiên nhiên và vải sợi tổng hợp           D. Vải sợi pha và vải sợi hoá học

Câu 3: Dạng sợi nhân tạo được sử dụng nhiều là :

A. Sợi viscô; axêtat; gỗ, tre, nứa                          B. Sợi nilon, polyeste

C. Sợi bông, lanh, đây, gai                                   D. Sợi tơ tằm, sợi len

Câu 4: Loại vải nên chọn để may áo quần cho trẻ mẫu giáo :

A. Vải bông, màu sẫm, loại vải cứng

B. Vải dệt kim, màu sáng, mềm mại, hoa văn sinh động

C. Vải sợi bông, vải dệt kim, mềm mại, màu tươi sáng, hoa văn sinh động

D. Vải dệt kim, màu sẫm, loại vải cứng

Câu 5: Loại vải nên chọn để may áo quần đi lao động:

A. Vải sợi tổng hợp, màu sẫm, kiểu may cầu kì

B. Vải sợi bông, màu sáng, kiểu may sát người.

C. Vải sợi tổng hợp, màu sáng, kiểu may cầu kì.

D. Vải sợi bông;  màu sẫm;  kiểu may đơn giản, rộng.

Câu 6: Cần chọn vải có màu sắc, hoa văn để may áo cho người gầy mặc tạo cảm giác béo ra :

A. Màu sáng, hoa to, kẻ sọc dọc.

B. Màu sẫm, hoa nhỏ, kẻ sọc ngang, vải mềm.

C. Màu sáng, hoa to, kẻ sọc ngang, chất vải thô xốp.

D. Màu sáng, hoa nhỏ, kẻ sọc dọc, mặt vải trơn.

Câu 7: Áo quần mà người thấp , béo nên mặc để tạo cảm giác gầy đi, cao lên :

A. Màu sáng, hoa to, kẻ sọc ngang.

B. Màu tối, hoa nhỏ, kẻ sọc dọc, mặt vải trơn phẳng.

C. Màu tối, hoa to, kẻ sọc ngang.

D. Màu sáng, hoa nhỏ, chất vải thô xốp.

Câu 8: Dụng cụ cắm hoa gồm :

A. Bình cắm, các dụng cụ khác.                           B. Bình cắm, hoa.

C. Dao, kéo.                                                         D. Hoa

Câu 9: Vật liệu cắm hoa là :

A. Cành, lá, kéo.                                                   B. Hoa, bình, dao, kéo.

C. Các loại hoa, lá, cành.                                      D. Hoa, bình.

Câu 10: Mành có công dụng :

A. Che khuất, che bớt nắng.

B. Làm cho căn phòng có vẻ chật đi.

C. Làm cho căn phòng có vẻ rộng ra.

D. Che khuất, che bớt nắng, làm tăng vẻ đẹp cho căn phòng.

Câu 11: Cách chọn màu sắc của tranh ảnh để tranh trí cho căn phòng :

A. Màu sắc của tranh ảnh phù hợp với màu tường, màu đồ đạc.

B. Có thể sử dụng tranh có màu sắc bất kì để treo tường.

C. Có thể sử dụng màu tranh tương phản với màu tường.

D. Tùy điều kiện kinh tế của gia đình.

Câu 12: Cách chọn kích thước của tranh để trang trí cho căn phòng:

A. Bức tranh to có thể treo trên tường nhỏ.

B. Nhiều bức tranh ảnh nhỏ có thể treo ghép lại trên khoảng tường hẹp.

C. Kích thước của tranh phải cân xứng với tường, nơi treo tranh.

D. Bức tranh nhỏ có thể treo trên tường rộng.

Câu 13: Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa :

A. Làm cho con người cảm thấy gần gũi với thiên nhiên và làm cho căn phòng đẹp, mát mẻ hơn.

B. Mất thời gian, chỉ cần trang trí bằng các đồ vật.

C. Góp phần tăng thu nhập gia đình.

D. Làm thiếu oxy trong phòng kín vào ban đêm.

Câu 14: Khi trang trí cây cảnh cần chú ý điều gì ?

A. Chậu phù hợp với cây, chậu cây phù hợp với vị trí cần trang trí.

B. Trang trí nhiều cây cảnh trong phòng ngủ.

C. Trang trí một chậu cây to trên kệ tủ.

D. Tốn công chăm sóc, mất rất nhiều thời gian.

Câu 15: Để cây cảnh luôn đẹp và phát triển tốt :

A. Cần chăm bón, tưới nước tùy nhu cầu từng loại cây.

B. Không nên để cây ngoài trời.

C. Không cần chăm bón, tưới nước vì cây cảnh khoẻ.

D. Tốn công chăm sóc, mất rất nhiều thời gian.

Câu 16: Cần phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp vì :

A. Để mọi thành viên trong gia đình sống mạnh khoẻ, tăng vẻ đẹp cho nhà ở.

B. Để khách có cảm giác khó chịu, không thiện cảm với chủ nhân.

C. Có nếp sống không lành mạnh .

D. Cảm giác khó chịu, làm việc không hiệu quả.

Câu 17: Thế nào là mặc đẹp?

A. Mặc áo quần mốt mới, đắt tiền.

B. Mặc áo quần cầu kì, hợp thời trang.

C. Mặc áo quần phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi, phù hợp với công việc và hoàn cảnh sống.

D. Mặc áo quần không phù hợp với vóc dáng.

Câu 18: Khi đi học, em thường mặc loại trang phục nào ?

A. Đồng phục.                                                      B. Trang phục dân tộc.

C. Trang phục mặc thường ngày.                         D. Trang phục lễ hội.

Câu 19: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp cần thực hiện :

A. Thường xuyên.                                                B. Không thường xuyên.

C. Khi nào rãnh.                                                   D. Một ngày một lần.

Câu 20: Chất liệu vải thường dùng để may rèm :

A. Vải bền, có độ rủ, vải phin hoa.

B. Vải dày như gấm, nỉ và vải mỏng như voan, ren.

C. Vải gấm, nỉ, vải hoa, vải tơ tằm.

D. Vải phin hoa, vải nilon, polyeste.

Câu 21: Cắm hoa trang trí tủ, kệ sách nên chọn:

A. Dạng thẳng, bình cao, ít hoa.                          B. Dạng toả tròn, bình thấp, nhiều hoa.

C. Dạng tỏa tròn, bình cao, nhiều hoa.                D. Dạng nghiêng, bình cao, nhiều hoa.

B. Em hãy chọn phương án đúng (ứng với A hoặc B, C, D) cho mỗi chỗ trống từ câu 22 đến câu 29.

Cây bông dùng để sản xuất ra ….(22). Vải tơ tằm có nguồn gốc từ động vật ….(23).

 ….(24) được sản xuất từ các nguyên liệu than đá dầu mỏ.

Vải sợi tổng hợp là các vải như ….(25) Vải satanh được sản xuất từ chất xenlulô của ….(26) ….(27) có những ưu điểm của các sợi thành phần. Khi kết hợp hai hay nhiều loại sợi khác nhau tạo thành ….(28) Thời tiết nóng nên mặc áo quần bằng vải ….(29) .

Câu 22:   A. Vải sợi bông         B. Vải sợi nhân tạo    C. Vải sợi pha            D. Vải sợi tổng hợp

Câu 23:   A. Con tằm                B. Dê                         C. Cừu                       D. Vịt

Câu 24:   A. Vải sợi tổng hợp   B. Vải sợi nhân tạo    C. Vải sợi pha            D. Vải sợi bông

Câu 25:   A. Vải xoa, tôn, têtơron                               B. Vải lanh

                C. Vải len                                                   D. Vải lụa tơ tằm.

Câu 26:   A. Gỗ, tre, nứa           B. Than đá ,dầu mỏ   C. Bông, con tằm       D. Dê, Cừu

Câu 27:   A. Vải sợi pha            B. Vải sợi bông          C. Vải sợi nhân tạo    D. Vải sợi tổng hợp

Câu 28:   A. Vải sợi pha                                              B. Vải sợi bông

                C. Vải sợi nhân tạo                                     D. Vải sợi tổng hợp.

Câu 29:   A. Sợi bông, vải pha                                     B. Vải xoa, tôn, têtơron

                C. Vải len                                                   D. Nilon, polyeste

Câu 1:  Em hãy trình bày quy trình giặt - phơi?

- Lấy các đồ vật còn sót lại trong túi áo, túi quần ra.

- Tách riêng quần áo sáng màu và quần áo màu.

- Ngâm quần áo 10 -15 phút trong nước lã trước khi vò xà phòng.

- Vò kĩ bằng xà phòng những chỗ bẩn (cổ áo, cổ tay, gấu áo quần) rồi ngâm 15-30 phút.

- Giũ quần áo nhiều lần bằng nước sạch.

- Vắt kĩ và phơi.

Câu 2: Trang phục là gì? Cách phân chia loại trang phục?

- Trang phục: Bao gồm các loại áo quần và một số vật dụng khác đi kèm như: mũ, giày, tất, khăn quàng…trong đó áo quần là vật dụng quan trọng nhất. 

 -  Có 4 loại trang phục:

     + Theo thời tiết: Trang phục mùa lạnh, trang phục mùa nóng.

     + Theo công dụng: Trang phục lễ hội, đồng phục, trang phục thể thao…

     + Theo lứa tuổi: Trang phục trẻ em, trang phục người đứng tuổi.

     + Theo giới tính: Trang phục nam, trang phục nữ.

Câu 3: Bảo quản trang phục gồm những công việc chính nào? Sử dụng trang phục hợp lí có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của con người?

* Bảo quản trang phục gồm những công việc chính:

+ Giặt, phơi

+ Là ( ủi )

+ Cất giữ

* Sử dụng trang phục hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của con người vì:

+ Sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động công việc và hoàn cảnh xã hội có ý nghĩa rất quan trọng  đối với công việc và thiện cảm của mọi người đối với mình.

+ Biết mặc thay đổi, phối hợp áo, quần hợp lý về màu sắc, hoa văn sẽ làm phong phú thêm trang phục hiện có.

+ Bảo quản  trang phục đúng kỹ thuật sẽ giữ được vẻ đẹp, độ bền của trang phục tiết kiệm chi tiêu cho may mặc.

Câu 4: Nhà ở có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?

+ Nhà ở là nơi  trú ngụ của con người.

+ Nhà ở bảo vệ con người tránh những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên và xã hội.

+ Là nơi thỏa mãn nhu cầu về vật chất, tinh thần của mọi thành viên trong gia đình.

Câu 5: Thế nào là nhà ở sạch sẽ ngăn nắp? Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp?

* Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp là nhà ở có môi trường sống luôn luôn sạch sẽ, điều đó khẳng định có sự chăm sóc và gìn giữ bởi bàn tay của con người.

* Phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp vì:

+ Vì nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp sẽ bảo đảm sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình.

+ Tiết kiệm thời gian khi tìm vật dụng và khi dọn dẹp

+ Làm tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà.

Câu 6:  Phải làm gì để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp?

- Mỗi người cần có nếp sống sạch sẽ, ngăn nắp: giữ vệ sinh cá nhân, không khạc nhổ, không vức rác bừa bãi, các vật dụng để đúng nơi quy định…

- Tham gia các công việc giữ vệ sinh nhà ở: quét dọn, lau chùi, đổ rác đúng nơi quy định…

- Nên dọn dẹp nhà ở thường xuyên để ít mất thời gian và đạt hiệu quả tốt hơn.

Câu 7: Tranh ảnh có công dụng trong trang trí nhà ở gì? Nêu cách chọn tranh ảnh.

* Tranh ảnh có công dụng:

 + Dùng để trang trí tường nhà.

+ Tạo thêm sự vui mắt, duyên dáng cho căn phòng.

+ Tạo cho căn phòng thoải mái, dễ chịu.

* Cách chọn tranh ảnh:

+ Nội dung tranh ảnh: tùy vào ý thích của chủ nhân và điều kiện kinh tế của gia đình.

+ Màu sắc tranh ảnh: phù hợp với màu tường, màu đồ đạc.

+ Kích thước tranh ảnh phải cân xứng với tường.

Câu 8: Gương có công dụng gì trong trang trí nhà ở? Nêu cách treo gương.

* Gương có công dụng:

+ Dùng để soi và trang trí, tạo vẻ đẹp cho căn phòng.

+ Tạo cảm giác căn phòng rộng rãi và sáng sủa hơn.

* Các cách treo gương:

+ Treo gương rộng phía trên tràng kỉ, ghế dài tạo cảm giác chiều sâu cho căn phòng.

+ Treo gương trên một phần tường hoặc toàn bộ tường sẽ tạo cảm giác rộng hơn đối với phòng nhỏ hẹp.

+ Treo gương trên tủ, kệ hoặc ngay sát cửa ra vào sẽ làm tăng thêm vẻ thân mật, ấm cúng và tiện sử dụng.

Câu 9: Trình bày quy trình cắm hoa trang trí?

* Qui trình cắm hoa gồm 2 bước:

- Chuẩn bị:

+ Bình cắm hoa: Có thể dùng bình thấp, bình cao, giá lẵng...

+ Dụng cụ: Dao, kéo, mút xốp...

+ Hoa: Hoa tươi, mua ở chợ hoặc ở nhà.

- Quy trình thực hiện:

- Lựa chọn hoa, lá, dạng bình cắm sao cho phù hợp giữa hoa với bình; giữa bình với vị trí cần trang trí.

- Cắt và cắm các cành chính trước (chú ý cắt hoa trước)

- Cắt các cành phụ có độ dài ngắn khác nhau, cắm xen giữa các cành chính che khuất miệng bình và điểm thêm hoa lá.

- Đặt bình hoa vào vị trí trang trí.

Câu 10. Nêu ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở ?

* Ý nghĩa của cây cảnh và hoa:

+ Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa làm tăng vẻ đẹp của nhà ở.

+ Làm cho con người cảm thấy gần gũi với thiên nhiên hơn.

+ Cây cảnh góp phần làm sạch không khí.

+ Trồng, chăm sóc cây cảnh và cắm hoa trang trí đem lại niềm vui, thư giãn cho con người sau những giờ lao động học tập mệt mỏi.

+ Tăng thu nhập cho một số hộ gia đình.

Câu 12: Các loại hoa nào dùng trong trang trí nhà ở? Kể tên một số loại hoa mà em biết.

- Các loại hoa dùng trong trang trí nhà ở là:

+ Hoa tươi: rất đa dạng và phong phú về chủng loại, màu sắc, kích thước, mùi hương...

+ Hoa khô: được làm khô bằng hóa chất hoặc sấy khô, nhuộm màu sau đó cắm vào bình, lẵng... để trang trí.

+ Hoa giả:  rất đa dạng và phong phú, thường được làm bằng các loại nguyên liệu như giấy mỏng, vải, lụa, nilon, nhựa... Hoa giả tương đối bền, có nhiều màu sắc, đa dạng và có thể làm sạch khi bị bẩn nên được sử dụng nhiều.

Các loại hoa như: hoa cúc, hoa mai, hoa hồng...

( Nếu mà thắc mắc thì cứ hỏi nha ! )

4 tháng 1 2018

đề rất dễ bạn cứ yên tâm
 

11 tháng 1 2019

Văn Lang là một nước nông nghiệp, ở mỗi vùng, tùy theo đất đai, người Lạc Việt có cách gieo cấy trên ruộng đồng hay trên nương rẫy của mình.

Thóc lúa đã trở thành lương thực chính của cư dân Văn Lang ; ngoài ra, họ còn biết trồng thêm khoai, đậu, cà, bầu, bí, chuối, cam... và trồng dâu, chăn tằm. Nghề đánh cá, nuôi gia súc đều phát triển.

Các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt vải, lụa, xây nhà, đóng thuyền được chuyên môn hóa.

Nghề luyện kim được chuyên môn hóa cao. Ngoài việc đúc lưỡi cày, vũ khí người thợ thủ công còn đúc những trống đồng, thạp đồng. Điều đó vừa thể hiện trình độ kĩ thuật, vừa là vật tiêu biểu cho nền văn hóa của người Lạc Việt. Họ cũng bắt đầu biết rèn sắt.



11 tháng 1 2019

+Làm đồ gốm, dệt vải, xây nhà,đóng thuyền được chuyên môn hóa.

+Nghề luyên kim được chuyên môn hóa cao, đúc lưỡi cày,vũ khí, người thợ thủ công còn đúc trống đồng, thạp đồng.

+Ngoài ra còn rèn sắt.

25 tháng 12 2016
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)

Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng (từ câu 1 đến câu 4).

Câu 1. Cần chọn vải có màu sắc hoa văn để may áo cho người gầy mặc tạo cảm giác béo ra:

A. màu sáng, hoa to, kẻ sọc dọc.

B. màu sẫm, hoa nhỏ, kẻ sọc ngang.

C. màu sáng, hoa to, kẻ sọc ngang.

D. màu sẫm, hoa to, kẻ sọc ngang.

Câu 2. Nên chọn vải may áo quần phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo:

A. vải sợi bông, màu sẫm, hoa nhỏ.

B. vải dệt kim, màu sáng, hoa văn sinh động.

C. vải dệt kim, màu sẫm, hoa to.

D. vải sợi bông, màu sáng, hoa văn sinh động.

Câu 3. Chất liệu vải thường dùng để may rèm:

A. vải bền, có độ rủ, vải phin hoa.

B. vải dày như gấm, nỉ và vải mỏng như voan, ren.

C. vải gấm, nỉ, vải hoa, vải tơ tằm.

D. vải phin hoa, vải nilon, polyeste.

Câu 4. Cắm hoa trang trí tủ, kệ sách nên chọn:

A. dạng thẳng, bình cao, ít hoa.

B. dạng toả tròn, bình thấp, nhiều hoa.

C. dạng toả tròn, bình cao, nhiều hoa.

D. dạng nghiêng, bình cao, nhiều hoa.

Câu 5. Hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B để được câu trả lời đúng.

A B
1. Tuổi thanh, thiếu niên thích hợp với nhiều loại vải và kiểu trang phục nhưng cần A. có vẻ gầy đi.
2. Khi mặc phối hợp vải hoa và vải trơn, nên chọn vải trơn B. các nhu cầu của con người về vật chất và tinh thần.
3. Vải màu sẫm, kẻ sọc dọc, hoa nhỏ làm cho người mặc C. chừa lối đi.
4. Vải sợi pha kết hợp được những ưu điểm D. căn phòng rộng rãi và sáng
sủa hơn.
5. Nhà ở là tổ ấm của gia đình, là nơi đáp ứng E. các cành hoa vào bình với
chiều dài và góc độ hợp lí.
6. Nhà ở chật, cần bố trí các khu vực sinh hoạt hợp lí và sử dụng G. chú ý thời điểm sử dụng để mặc cho phù hợp.
7. Ngoài công dụng để soi và trang trí, gương còn tạo cảm giác H. có màu trùng với một trong
các màu chính của vải hoa.
8. Cắm hoa là sự phối hợp giữa hoa vớibình cắm và sắp xếp I. của các loại sợi thành phần.
K. giữ gìn nhà ở sạch sẽ.
M. đồ đạc nhiều công dụng.

II. Tự luận (6 điểm)

Câu 6. Vì sao vào mùa hè, người ta thích mặc áo vải sợi bông, vải sợi tơ tằm và không thích mặc vải nilon, polyeste?

Câu 7. Em đi chợ vải mua tặng mẹ một mảnh vải tơ tằm để may áo dài. Em chọn được một số mảnh đẹp, vừa ý. Làm thế nào để xác định đúng loại vải em cần mua?

Câu 8. Em có một phòng nhỏ hoặc một khu vực riêng để học tập, ngủ, nghỉ.

Em cần những đồ đạc gì và bố trí chúng như thế nào cho thuận tiện?

Em sẽ làm gì hàng ngày để chỗ ở của em luôn ngăn nắp, sạch đẹp?

 Nội dung trên chỉ thể hiện một phần hoặc nhiều phần trích dẫn. Để có đầy đủ, chi tiết và đúng định dạng, bạn vui lòng tải về Đề kiểm tra học kỳ I môn Công nghệ lớp 6 - Đề số 1 để xem.  Video đang được xem nhiều by Taboola Sponsored Links You May Like Are you ready to conquer Ancient Greece? Already 35 million players!Grepolis - Online Free Game    U.N. bans trade of the endangered pangolinReuters TV    What will cognitive computing change?Financial Times for CapGemini    Duterte says U.S. rivals have his backReuters TV    Pokemon GO takes over AmericaReuters TV    Obamas To Move Into $6M MansionReuters TV    Xem các tài liệu khác của Bộ GD-ĐTTìm thêm:Đề kiểm tra học kì 1 môn công nghệ lớp 6 Đề thi học kì I lớp 6 môn công nghệĐề thi học kì 1 lớp 6 môn công nghệđề thi kiểm tra chất lượng học kì 1 lớp 6 môn công nghệđề kiểm tra học kì 1 môn công nghệ lớp 6Tham khảo thêm nội dung liên quan
25 tháng 12 2016

cau lay tren mang ak