K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2021

* Tình hình chính trị

 

- Tháng 9-1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phát xít Đức chiếm được Pháp, chính phủ Pháp đầu hàng.

 

- Chính sách của Pháp ở Đông Dương thay đổi: ra sức vơ vét sức người, sức của dốc vào chiến tranh.

 

- Cuối tháng 9-1940, Nhật nhảy vào Đông Dương xâm lược nước ta, Pháp đầu hàng và câu kết với Nhật để cai trị nhân dân ta.

 

- Một số tù chính trị ở Việt Nam được thả ra đã nhanh chóng hoạt động trở lại.

 

- Năm 1945, quân phát xít thất bại trên hầu khắp các mặt trận. Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, lợi dụng cơ hội đó quần chúng nhân dân sôi sục cách mạng, sẵn sàng Tổng khởi nghĩa.

 

* Tình hình kinh tế

 

- Chính sách của Pháp:

 

+ Pháp ban hành chính sách kinh tế chỉ huy, vơ vét của cải, nhân lực của nước ta phục vụ cho mục đích chiến tranh.

 

+ Tăng các loại thuế: thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện,…

 

- Chính sách của Nhật:

 

+ Quân Nhật cướp đất của nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, thầu dầu phục vụ cho nhu cầu chiến tranh.

 

+ Thu mua lương thực, chủ yếu là lúa gạo theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt.

 

⟹ Sự câu kết thống trị của Nhật - Pháp đã gây ra nạn đói khủng khiếp cuối năm 1944 - đầu năm 1945, làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết. Các tầng lớp nhân dân bị đẩy đến tình trạng cực khổ, điêu đứng. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Đông Dương với đế quốc, phát xít Nhật - Pháp trở nên sâu sắc

4 tháng 2 2021

Tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi. Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở một số nước: Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản cùng với tay sai ở một số nước (Pháp, Tây Ban Nha...) trở thành mối nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến tranh mới.

- Mặt trận Nhân dân Pháp được thành lập năm 1936 do Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt đã thắng cử lên cầm quyền. Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp đã áp dụng một số chính sách tự do, dân chủ đối với các thuộc địa.

- Hậu quả kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và chính sách bóc lột, khủng bố, đàn áp của Pháp làm cho đời sống nhân dân ta vô cùng ngột ngạt, dẫn đến yêu cầu phải cải thiện đời sống và thực hiện các quyền tự do dân chủ.

- Một số tù chính trị ở Việt Nam được thả ra đã nhanh chóng hoạt động trở lại.

16 tháng 9 2019

Tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi. Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở một số nước: Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản cùng với tay sai ở một số nước (Pháp, Tây Ban Nha...) trở thành mối nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến tranh mới.

- Mặt trận Nhân dân Pháp được thành lập năm 1936 do Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt đã thắng cử lên cầm quyền. Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp đã áp dụng một số chính sách tự do, dân chủ đối với các thuộc địa.

- Hậu quả kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và chính sách bóc lột, khủng bố, đàn áp của Pháp làm cho đời sống nhân dân ta vô cùng ngột ngạt, dẫn đến yêu cầu phải cải thiện đời sống và thực hiện các quyền tự do dân chủ.

- Một số tù chính trị ở Việt Nam được thả ra đã nhanh chóng hoạt động trở lại.

15 tháng 10 2018

- Tình hình Nhật Bản trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có những điểm đáng chú ý:

* Về kinh tế

- Công nghiệp

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế công nghiệp.

     + Nhật không bị chiến tranh tàn phá

     + Lợi dụng châu Âu có chiến tranh Nhật tranh thủ sản xuất hàng hóa và xuất khẩu.

     + Sản xuất công nghiệp của Nhật tăng nhanh.

- Biểu hiện:

     + Năm 1914 - 1919 sản lượng công nghiệp Nhật tăng 5 lần tổng giá trị xuất khẩu gấp 4 lần, dự trữ vàng và ngoại tệ tăng gấp 6 lần.

     + Năm 1920 - 1921 Nhật Bản lâm vào khủng hoảng.

- Nông nghiệp

     + Tàn dư phong kiến còn tồn tại đã kiềm hãm sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.

     + Giá lương thực,thực phẩm vô cùng đắt đỏ

Nguyên nhân đưa đến khủng hoảng là do dân số tăng quá nhanh, thiếu nguyên liệu sản xuất và thị trường tiêu thụ mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp đặc biệt là do trận động đất năm 1923 ở Tô-ki-ô

* Về xã hội

- Đời sống của người lao động không được cải thiện lắm. Bùng nổ phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân.

- Tiêu biểu có cuộc bạo động lúa gạo

- Phong trào bãi công của công nhân lan rộng, trên cơ sở đó tháng 7/1922 Đảng Cộng sản Nhật thành lập.

22 tháng 3 2017

Đáp án B

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á vốn là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ (trừ Thái Lan). Trong những năm chiến tranh, các nước này đều bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản.

7 tháng 4 2018

Đáp án: B

Giải thích: Mục…1 (phần III)….Trang…152...SGK Lịch sử 11 cơ bản

21 tháng 11 2018

Đáp án A

Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại cho Nhật Bản hậu quả hết sức nặng nề: khoảng 3 triệu người chết và mất tích; 40% đô thị; 80% tàu bè; 34% máy móc bị phá hủy; 13 triệu người chết và thất nghiệp; thảm họa đói rét đe dọa toàn nước Nhật.

15 tháng 5 2021

trên mạng nhiều lắm nha anh tham khảo thêm

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), Pháp đầu tư mạnh với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam, từ 1924 – 1929, số vốn đầu tư khoảng 4 tỉ phrăng.

– Nông nghiệp: đầu tư nhiều nhất, mở rộng diện tích đồn điền cao su, nhiều công ty cao su được thành lập (Đất đỏ, Mi-sơ-lanh…)

 

– Công nghiệp: đặc biệt là khai thác mỏ than, mở mang các ngành dệt, muối, xay xát,….

– Thương nghiêp: ngoại thương phát triển, giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh.

– Giao thông vận tải: phát triển, mở rộng để phục vụ công cuộc khai thác.

15 tháng 4 2021

tham khảo:

Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:

* Nguyên nhân sâu xa:

- Do sự chệnh lệch trình độ phát triển giữa các nước tư bản, dẫn đến những mâu thuẫn về thuộc địa, thị trường.

- Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa. Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm những mâu thuẫn trở nên sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

- Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

 

 

15 tháng 4 2021

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tạo những chuyển biến to lớn của tình hình thế giới: ... - Chiến tranh làm thay đổi thế và lực của hệ thống TBCN: Phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt, Anh và Pháp suy yếu. Mĩ lớn mạnh lên trở thành cường quốc đứng đầu hệ thống này.

9 tháng 4 2018

Đáp án: D

10 tháng 3 2018

Đáp án cần chọn là: D

Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Âu đều lệ thuộc vào các nước tư bản Tây Âu