K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 1 2021

Chi tiết "vết thẹo" trên má ông Sáu là một chi tiết hay và đặc sắc. Giống như chi tiết cái bóng trong truyện "Chuyện người con gái Nam Xương", nó có vai trò như 1 cái "bản lề", mở ra diễn biến câu chuyện và cũng đóng lại câu chuyện. Chỉ vì "vết thẹo" đó mà bé Thu mới không nhận ông Sáu là cha, từ đó là xảy ra 1 loạt những hành động và tính cách của bé Thu, giúp cho câu chuyện phát triển còn gì. Nhưng cũng nhờ nó mà cho thấy tính chất ác liệt và dữ dội của chiến tranh, đã khiến cho con người ta đa cả về thể xác lẫn tinh thần. Khi hiểu được vì sao bố mình lại có vết thẹo đó, bé Thu đã ân hận và khi mà chạy đến ôm hôn ông Sáu lúc từ biệt, Thu đã hôn cả lên vết thẹo đó để tỏ ra hối hận về những việc mình đã làm, thể hiện tình yêu cha của mình. Chi tiết đó góp phần tạo nên ý nghĩa truyện, bộc lộ tính cách nhân vật, đặc biệt là rất bất ngờ nữa.

16 tháng 12 2019

Câu truyện cảm động về tình cha con đã phản ảnh sâu sắc tình cảm con người trong hoàn cảnh chiến tranh đã thể hiện rõ chủ đề tư tưởng của tác phẩm .
Tình huống bé Thu không nhận ba là bất ngờ đầu tiên .Hai cha con không gặp nhau chưa đầy một tuổi cho đến khi kháng chiến kết thúc ,anh trở về đứa con gái tám tuổi không hề nhận ba ,không hề chịu gọi lấy một tiếng ba .Giây phút anh chờ đợi tiếng gọi ba là lúc cha con xa nhau .Anh hứa sẽ về mang tặng con chiếc lược bằng ngà và đã làm xong nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh .Tình cha con sâu nặng bộc lộ trong những tình huống éo le ,ngặt nghèo của bom đạn chiến tranh .Chiếc lược ngà đã có giá trị tố cáo tội ác của chiến tranh đối với cuộc sống của con người .Vết sẹo làm biến dạng khuôn mặt anh sáu ,khiến con bé không nhận ra ba là do chiến tranh .Và thật đau xót cha chưa kịp trao kỉ vật cho người con yêu dấu như lời hứ thì chiến tranh đã cướp đi sinh mạng anh .
Qua việc tác giả tả người con gái tám tuổi bướng bỉnh gan góc ,thể hiện bút pháp tâm lý nhân vật đặc sắc .Với trẻ thơ nó thấy bứ ảnh chụp cùng gia đình lúc nhỏ ba không có vết sẹo mà bây giờ có vết sẹo mà bảo gọi bằbg ba ,nó nhất quyết không chịu nhận ba ,chi tiết gọi " trổng " và chi tiết chắt nước cơm đã khắc họa nổi bậc sự đáo để hồn nhiên của bé Thu ,đặc biệt là chi tiết khi anh sáu gắp cho nó cái trứng cá nó hất đi ,bị ba đánh nó không khóc ,không phá mâm cơm ,không chạy đi mà ngồi im đầu cúi gằm xuống,rồi nó nghĩ gì lại gắp trứng cá lên bỏ vào chén và đứng dậy lên không ngồi nữa .Từ đó ta thấy nó sau này thực sự gan góc ,bướng bỉnh qua cô gái giao liên Thu .Sau đó ta thấy cha nó lên đường nó lại đổi khác ,con bé như bị bỏ rơi ,vẻ mặt của nó có cái gì khác khác ,không bướng mà nét mặt như buồn rầu nhưng với trẻ thơ ta thấy cái buồn rất dễ thương ,đôi mi uốn cong và không hề chớp ,đôi mắt nó to hơn ,cái nhìn của nó không ngơ ngác ;không lạ lùng ,nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa .Rồi thì ta thấy sau đó nó gọi tiếng Ba kéo dài ,tiếng kêu của nó rất xót xa ,nó cố đè nén bao nhiêu năm nay ,thèm được gọi ,vừa chạy xô tới như một con sóc ,nó ôm chạt cổ ba nó .Khi tiếng gọi cha đó ta thấy nó rất thiêng liêng ,quý giá bởi đón chờ đó là cả tấm lòng cao đẹp ,thương yêu co vô hạn của người cha .
Rồi thì ,câu chuyện cảm động đã xảy ra ,khi anh chưa kịp thực hiện được ý nguyện cuối cùng của anh sáu trước lúc hi sinh .Người cha ấy vui mừng hớn hở nhủ trẻ bắt được quà khi tìm được khúc ngà để làm lược tặng con gái như lời hứa lúc ra đi .Anh cưa từng chiếc răng lược tỉ mỉ thận trọng cố công như người thợ bạc ,gò lưng ,tẩn mẩn khắc từng nét " Yêu nhớ tặng Thu con của ba " ,nơi rừng sâu nỗi nhớ ấy dồn cả vào công việc ấy ,nâng niu ngắm nghía nó ,chưa chải được cho con nhưng như đã gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh .Nó là biểu tượng của tình yêu thương con ,săn sóc của người cha dành cho con gái ,không ai hiểu nhau bằng tình đồng đội và rồi người trao lược không phải là cha mà coi như là cha thật vậy
Chiếc lược ngà đã đạt giá trị sâu sắc cả về nội dung và hình thức ,se còn gây được xúc động cho cả mọi chúng ta và trong tương lai .

26 tháng 1 2021

Vết thẹo trên mặt anh Sáu là chi tiết  ko thể thiếu trong tp chiếc lược ngà của tg NQS. Thứ nhất, nó thể hiện sự gian khổ nơi chiến trg, sự hi sinh vì hòa bình của những người lính. Để rồi, cho họ những thương tật trên cơ thể, những mất mát cho người thân. thứ hai, nnos là thứ khiến bé Thu ko nhận ra anh là chả của mk. Nó khiến cho Thu ngày càng xa cách cha mk, đối sử vs cha n hư người dưng và khiến người đọc có cảm giác vô cùng bức bối. Anh Sáu ở hiện tại vs anh Sáu trong hình chụp cùng mẹ bé Thu quả là ko giống nhau, bé Thu còn quá nhỏ đẻ nhận ra rằng cha mk sau chiến tranh đã thay đổi. Nhưng vết thẹo cũng là điểm nhấn khiến sau này bé nhận ra và nhớ lại tới cha của mk. Sự hối hận dâng trào, tinh cha con trong thu xuất hiện mãnh liệt. Vết thẹo cũng tạo nên một sự gắn kêt vô hình giữa bé Thu và anh Sáu qua cái ôm cuối cùng.

Nếu thấy dài quá thì bn đọc hết rồi bỏ vài dòng cững đc <3

8 tháng 5 2021

TK:

 Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn Nam Bộ, suốt cuộc đời cầm bút của mình ông luôn trăn trở và có những suy tư khi viết về cuộc sống con người ở Nam Bộ. Trong thời khắc chiến tranh ác liệt thì nhà văn cũng đã hướng ngòi bút của mình đi sâu, tập trung khai thác được tình người, tình gia đình trong kháng chiến. Và sáng tác “Chiếc lược ngà” là một trong những thành công của nhà văn khi đã miêu tả thật chân thực tình cha con ông Sáu trong chiến tranh. Trong tác phẩm thì nhân vật ông Sáu luôn mang đến cho người đọc những cảm xúc chân thành, lắng đọng nhất.

 Trong tác phẩm nhân vật chính là bé Thu, nhưng còn một nhân vật trung tâm, nhân vật mang tư tưởng rất lớn lao cho tác phẩm, đó là nhân vật ông Sáu. Chiến tranh thực sự là một điều đáng sợ. Cũng chỉ vì chiến tranh mà gia đình nhỏ ba người của ông Sáu thật khó khăn trong việc đoàn viên đoàn tụ. Ông Sáu làm lính, cả đời nguyện hiến dâng cho Tổ quốc, cống hiến hết mình cho nhân dân và dù biết gánh được trách nhiệm là phải bỏ bê trách nhiệm nhỏ, ông hiểu và luôn đau đáu trong lòng nỗi buồn vì không bù đắp nhiều tình cảm cho vợ con. Ông suy nghĩ rất nhiều, đặc biệt là về đứa con gái bé bỏng, lần gặp cuối cùng là từ khi con còn nhỏ xíu, thấm thoắt đã 8 năm. Nỗi nhớ thương con trong ông ngày càng da diết, ông mong ngóng từng ngày được trở về thăm con. Không được gặp con, không được gần gũi bên cạnh chăm sóc, bao bọc, bảo vệ con gái suốt bao nhiêu năm chính là nỗi day dứt lớn lao nhất trong trái tim của ông.Tại nơi chiến trường, không ngày nào ông không nhớ về gia đình, nhớ về vợ, nhớ về đứa con gái bé bỏng thân yêu. Ông cứ hình dung mãi không biết dáng hình của cô con gái của mình hiện giờ ra sao, cao lớn thế nào, có luôn nhớ tới ông như nỗi nhớ dào dào, mòn mỏi của ông hướng về nó. Bao nhiêu câu hỏi được đặt ra, bao nhiêu sự suy tư được thể hiện. Với ông Sáu, chẳng có gì sung sướng hơn nếu một ngày nào đó ông được trở về thăm nhà. Được gặp lại con, được nghe con gái mình gọi một tiếng “ba” chính là niềm mơ ước lớn lao nhất hiện giờ của ông Sáu.

Và rồi niềm mong mỏi đó cũng có ngày trở thành hiện thực, tuy nhiên, mọi chuyện không như ông mong muốn. Ông mòi mỏi, háo hức vô cùng để được gặp mặt con gái, được ôm con gái vào lòng, được hôn lên tóc nó….nhưng cuối cùng chỉ nhận được sự ghẻ lạnh của cô con gái bướng bỉnh. Cô bé chạy trốn khỏi ông, ông càng đến gần thì nó lại càng bỏ ra xa, khước từ mọi sự gần gũi, vỗ về, quan tâm, âu yếm của ông. Và điều khiến ông đau đớn hơn cả là nó nhất quyết không chịu gọi ông bằng “ba”, phản kháng lại tất cả những việc mà ông dành cho nó, làm cho nó.

Ông Sáu càng gần gũi con, con càng đẩy ông ra xa, ông xót xa vô ngần. Ước nguyện không trọn vẹn, đó là điều ông đau đớn một. Nhưng chuyện sắp phải ra đi trong khi đó không được ôm con gái một lần, không được cảm nhận trọn vẹn, trong khi đó, ông còn lo sợ lần gặp này cũng sẽ là lần gặp cuối cùng vì sự nguy hiểm của chiến tranh là khôn cùng. Ông bất lực nhìn con gái, đau khổ, tuyệt vọng, tưởng chừng người đàn ông mạnh mẽ và can trường đó sẽ phải rơi nước mắt.

Cũng không trách cứ được bé Thu con gái ông, bởi con bé lưu giữ cho mình một tình cảm về cha đặc biệt quá. Đối với bé Thu, nó chỉ có một người ba duy nhất, nó thương ba của nó vô cùng. Hiểu được và thấm thía được những nỗi vất vả của ba nó. Chính bởi vậy, tình cảm của nó chỉ dành cho người ba thực sự của nó mà thôi. Chỉ vậy và không ai khác. 8 năm không phải quãng thời gian quá dài nhưng cũng không hề ngắn. 8 năm là quãng thời gian cho một đứa trẻ lớn khôn và cho một người đàn ông càng ngày càng già đi. Ba không giống trong bức ảnh chụp cùng mẹ, người đàn ông trước mặt Thu bây giờ khác biệt quá lớn, con bé có nhiều mối lo lắng và sự nghi ngờ.

Bé Thu – con gái ông, không chịu nhận ông là ba, hơn hết lại với thái độ rất cương quyết và chính khiến. Ông Sáu rất buồn, nhưng ông Sáu cũng không trách con, hơn hết ông thương con hơn vì sự thiếu thốn tình cảm của người cha. Đoạn văn nói về cảnh cha con nhận nhau gây xúc động mạnh mẽ cho người đọc. Thấm thía vô cùng sức mạnh của tình phụ tử. Con gái ôm chặt ba mà hôn lên má ba, hôn lên cả vết thẹo dài trên má – nguyên nhân của việc khó nhận ra ba. Đau đớn, xót xa nhưng cũng ngập tràn sự hạnh phúc. Đối với ông Sáu, giây phút đó khiến ông mãn nguyện cả cuộc đời rồi. Để khi ra chiến trường, nỗi nhớ thương con của ông càng thêm da diết, ông tự mình làm ra cây lược kỷ niệm cho con gái thân yêu, bé bỏng của mình.

Truyện “Chiếc lược ngà” và hình ảnh ông Sáu đã khơi gợi trong lòng ta bao ý nghĩa về sự hi sinh và hạnh phúc ở đời do các thế hệ cha anh đã đổ xương máu làm nên. Và bài học “uống nước nhớ nguồn” càng thêm thấm thía.

8 tháng 5 2021

sao chép trên mạng rồi copy làm thành bài của mình 

 

8 tháng 5 2021

chưa học

9 tháng 5 2021

Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn Nam Bộ, suốt cuộc đời cầm bút của mình ông luôn trăn trở và có những suy tư khi viết về cuộc sống con người ở Nam Bộ. Trong thời khắc chiến tranh ác liệt thì nhà văn cũng đã hướng ngòi bút của mình đi sâu, tập trung khai thác được tình người, tình gia đình trong kháng chiến. Và sáng tác “Chiếc lược ngà” là một trong những thành công của nhà văn khi đã miêu tả thật chân thực tình cha con ông Sáu trong chiến tranh. Trong tác phẩm thì nhân vật ông Sáu luôn mang đến cho người đọc những cảm xúc chân thành, lắng đọng nhất.

Ông Sáu được Nguyễn Quang Sáng xây dựng trong tác phẩm của mình cũng chính là người nông dân Nam Bộ luôn giàu lòng yêu nước. Ông Sáu lúc đi kháng chiến thì đứa con gái của ông lúc này đây cũng lại chưa đầy một tuổi, mãi đến khi đứa con gái nhỏ lên tám tuổi ông mới có dịp về thăm nhà và gặp lại đứa con yêu ngày đêm ông mong nhớ. Trong những ngày được ở nhà ông Sáu luôn cố gắng dành hết tình yêu thương cho con gái ông, thế nhưng bé Thu đã cự tuyệt tình cảm của ông. Lý do mà bé Thu không nhận ra cha chỉ vì trên mặt ông có vết thẹo khác với người cha trong bức hình mà nó biết. Cho đến phút chia tay ông mới đón nhận được tình cảm của con nhưng thực sự lúc đó chính là giây phút ấy quá ngắn ngủi.

Trong chiến tranh ác liệt ông Sáu như chẳng lúc nào không thôi nhớ nhà và nhớ về đứa con nhỏ của mình. Tình yêu thương vô bờ của ông như cứ tích tụ lại từng ngày, ròng biết bao nhiêu năm cho đến khi được một chuyến về phép thăm nhà. Thực sự trong ông Sáu thì cái tình cha con nôn nao trong lòng anh thật lớn mạnh, những khát khao có đủ sức để có thể đốt cháy lòng ông lúc này là được gặp con và mong mỏi đứa con gái yêu của mình gọi một tiếng ba để ông được sống trong tình cha con hạnh phúc, thứ tình phụ tử mà bấy lâu nay ông từng mong đợi. Chẳng cần phải đời chiếc xuồng cập vào bờ hẳn mà ông cũng nhảy ngay lên bờ khi nhìn đứa bé chạc tuổi con ông và như có một sợi dây vô hình đã khiến ông có cảm giác đó chính là bé Thu – con của ông. Thế nhưng đáp lại sự ân cần và tình cảm đó là sự sợ hãi của bé Thu, sự nghi ngờ và không tin ông Sáu là ba của mình. Ông Sáu buồn lắm và “mặt anh sầm lại trong thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”.

Trong mấy nhà được ở nhà, ông Sáu cũng chẳng dám đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con, dường như cũng chính ông mong được nghe một tiếng “ba” từ miệng của con bé nhưng tất cả đều không trọn vẹn và với ông sao lại khó khăn như thế. Ông vẫn luôn luôn gần gũi con thì bé Thu càng hất ra và nhất định không gọi ông một tiếng ba nào cả. Ông Sáu như cảm nhận thấy thật khổ tâm và bất lực với con nhỏ quá ương ngạnh. Ông Sáu thương và yêu con của ông nhiều lắm, chính chiến tranh đã là nguyên do lớn để cha con ông không được gặp nhau, và để lại trên khuôn mặt ông vết thẹo dài vừa đau đớn vừa lại là nguyên nhân khiến cho cha con không nhận nhau.

Cho đến lúc chia tay, ông Sáu dường như cũng muốn ôm con hôn con nhưng lại sợ nó từ chối và bỏ chạy, chính vì thế mà ông đành chỉ nhìn con với đôi mắt trìu mến và có biết bao vẻ buồn rầu nhưng rồi trước những biển hiện tình cảm mãnh liệt của con. Ông Sáu lúc đó cũng xúc động khi con bé cất tiếng gọi “ba”. Cảm giác trong ông lúc này đây dường như không kìm được xúc động và không muốn cho con nhìn thấy mình khóc. Ông cũng một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt rồi cũng đã hôn lên tóc con bằng tình yêu vô bờ bến nhất.

Lúc này ông cũng lại thấy dằn vặt day dứt vì ông cũng đã đánh con trong lúc nóng giận, rồi lời dặn của bé Thu khiến ông không thể nào quên được “Ba về, ba mua cho con một cây lược nghe Ba”. Câu nói này dường như đã thôi thúc ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà để tặng cho con gái của ông. Ông kiếm được khúc ngà thì trong lòng vui sướng, trong mưa bom và bão đạn hình ảnh ông Sáu chiến đấu anh hùng và không quên cứ lúc rảnh lại lôi miếng ngà ra để làm thành cây lược. Khi nhớ con ông mang chiếc lược ngà ra ngắm nghía rồi mài lên tóc để giúp cho cây lược thêm bóng, thêm mượt hơn và tình yêu thương con như được khắc họa trên chiếc lược ngà. Chiến tranh khốc liệt khiến ông Sáu hi sinh thế nhưng tình cha con ở ông thì không thể nào chết được.

Thực sự việc xây dựng lên nhân vật ông Sáu người cha giàu tình yêu thương con cũng đã để lại bao mến phục với độc giả và làm cho tác phẩm “Chiếc lược ngà” trở thành một tác phẩm vừa hiện thực nhưng lại được bao phủ bởi tình phụ tử thiêng liêng nhất.

21 tháng 8 2023

Trong văn bản " Vết sẹo ",chi tiết vết sẹo trên má của người mẹ có ý nghĩa gì?

Ý nghĩa: Vết sẹo ấy là một kỉ niệm, một kỉ niệm có lẽ sẽ rất khó quên trong cuộc đời của người mẹ-vết sẹo ấy là minh chứng của sự dũng cảm, người mẹ hy sinh thân mình để bảo vệ con, dùng cả tính mạng để cứu đứa con trai khỏi tay tử thần. Chính vết sẹo ấy là điểm thu hút để người đọc tìm hiểu, khám phá để phát hiện những nét phẩm chất của nhân vật. Đồng thời nhà văn còn đặt vào một tình huống cụ thể để nhân vật bộc lộ những phẩm chất tính cách tuyệt vời: yêu thương con vô hạn, sẵn sàng hy sinh để con được sống.

2 tháng 2 2021

a. Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn:

- Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm. Để làm nên một chi tiết có giá trị đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật.

- Vai trò: "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn", tức là chi tiết giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm, quan niệm nghệ thuật của mình.

b. Phân tích chi tiết "vết thẹo":

* Chi tiết “vết thẹo” xuất hiện 3 lần trong tác phẩm. Lần thứ nhất, phút đầu bé Thu gặp ba; lần thứ hai, qua cuộc trò chuyện với bà ngoại; lần thứ ba, Thu nhận ra ba, hôn cùng khắp, hôn cả vết thẹo.

* Chi tiết này góp phần tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện. Vết thẹo trên mặt ông Sáu là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, nối kết các tình tiết trong truyện, tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút bất ngờ, hợp lý:

- Chỉ vì "vết thẹo" mà bé Thu không nhận ra ba, đối xử với ba một cách lạnh lùng, cự tuyệt.

- Khi được bà ngoại giải thích về "vết thẹo" trên gương mặt ba, mối nghi ngờ của bé Thu về ông Sáu đã được giải tỏa, khiến bé Thu nhận ra ba.

- Khi nhận ra ba, tình cảm, thái độ của em đã thay đổi hoàn toàn. Thu nhận cha, yêu cha, yêu vết thẹo, không muốn chia tay cha.

=> Như vậy, chi tiết "vết thẹo" đã tạo nên kịch tính, tình huống truyện làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của tác phẩm.

* Chi tiết nghệ thuật "vết thẹo" góp phần quan trọng làm rõ vẻ đẹp của các nhân vật:

- Ông Sáu yêu nước, dũng cảm,dám chấp nhận hi sinh.

- Bé Thu có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu thương cha sâu sắc, mãnh liệt.

* Chi tiết "vết thẹo" còn thể hiện chủ đề, nội dung tư tưởng của tác phẩm:

- Vết thẹo là chứng tích của chiến tranh, chiến tranh đã gây ra nỗi đau về thể xác và tinh thần cho con người, đã chia cắt nhiều gia đình.

- Chứng tỏ chiến tranh có thể hủy diệt tất cả nhưng không thể hủy diệt được tình cảm con người: cụ thể là tình cha con, tình phụ tử thiêng liêng, sâu nặng.

Chi tiết độc đáo và sâu lắng trong Chiếc lược ngà là sự mong mỏi một tiếng gọi "ba" của bé Thu :

Cái mong ước của người cha được nghe con mình gọi "ba" tưởng đơn giản nhưng mà thực ra lại vô cùng khó khăn. Ngay từ khi mới trông thấy con từ xa, anh Sáu đã không thể kìm được tình cảm của mình: "không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên… vội vã bước những bước dài, rồi đứng lại kêu to: "Thu ! Con"… anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòn anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh". Nhưng, những phản ứng của bé Thu, con anh, lại hoàn toàn trái ngược với những gì anh nghĩ: "nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng". Và khi thấy anh vẫn tiếp tục tiến về phía nó, thì "mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: "Má ! Má!". Những hành động cảm xúc của anh Sáu lẫn bé Thu đều rất đúng với tâm lí của mỗi người, ngẫm kĩ thì khó mà khác được. Đó chính là cái tài của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

27 tháng 12 2020

Chiến tranh đã qua đi nhưng mỗi khi nhìn lại chúng ta vẫn không nguôi nỗi xót xa trước sự tàn phá ghê gớm của nó. Đã biết bao người hi sinh, đổ máu ; bao hạnh phúc bị vùi dập ; bao cuộc chia tay đẫm nước mắt. Đọc đoạn trích trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, người đọc hiểu thêm về sự tàn khốc của chiến tranh. Hình ảnh cô bé Thu giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc về nỗi đau mà trẻ thơ phải chịu đựng trong cuộc chiến ác liệt : nỗi đau thiếu cha.

Bé Thu ngay từ khi xuất hiện đã để lại ấn tượng khó quên : "một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà". Qua cách miêu tả của tác giả, bé Thu hiện lên là cô bé đáng yêu, hồn nhiên, nhí nhảnh. Ẩn đằng sâu sự hồn nhiên đó, có lẽ ít ai biết Thu phải chịu cảnh thiếu thốn tình cảm của cha. Theo lời ông Sáu - bố em, thì ngày ông lên đường chiến đấu, đứa con gái duy nhất mới "chưa đầy một tuổi" - cái tuổi quá nhỏ để nhớ mặt cha. Điều này cũng lí giải vì sao sau bảy năm trời đằng đẵng xa cách khi nhìn thấy ông Sáu, nhìn thấy cha mình, Thu không vồ vập chạy đến ôm cổ ba mà trái lại "con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng". Nhà văn đã sử dụng liên tiếp các từ miêu tả trạng thái tâm lí ngỡ ngàng, ngạc nhiên của bé : giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng. Khi nghe ông Sáu xúc động nói : "Ba đây con", bé Thu vẫn không nhận ra, vẫn không tin đó là ba mình : "Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, bỗng nó tái mặt, rồi vụt chạy và kêu thét lên : "Má ! Má" ". Tác giả rất tinh tế khi miêu tả sự thay đổi trạng thái tâm lí của Thu : từ lạ lùng đến khiếp sợ. Khi đứa trẻ cảm thấy bất an, sợ hãi thì mẹ chính là nơi trú ẩn bình an nhất. Nhà văn thực sự rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. Câu chuyện được thắt nút, tạo sự hấp dẫn, hồi hộp với độc giả : vì sao đứa bé không nhận cha ? Nguyễn Quang Sáng đã tạo được sức hấp dẫn cho tác phẩm của mình.

Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng độ căng cần thiết tạo sự dồn nén cho diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu, bởi thời gian mà ông Sáu về phép chỉ có ba ngày ngắn ngủi. Ông Sáu càng "vỗ về" bao nhiêu, bé Thu lại càng tỏ ra bướng bỉnh bấy nhiêu. Sự xa cách đằng đẵng đứa con gái dấu yêu đã khiến ông khao khát đến cháy bỏng một tiếng gọi "ba" của con bé. Tuy vậy, bé Thu nhất định không nhận đó là ba mình. Nhà văn đã lột tả chi tiết hành động thể hiện sự "chống đối" của cô bé khi phải gọi ông Sáu vào ăn cơm. Lúc đầu bé lảng tránh "Thì má cứ kêu đi", khi phải gọi thì nói trổng : "Vô ăn cơm !", rồi khi ông Sáu giả vờ không nghe thấy thì con bé cũng không chịu thua, nó "đứng trong bếp nói vọng ra : "Cơm chín rồi !". Giữa ông Sáu và bé Thu lúc này như đang xảy ra cuộc chiến ngầm. Nếu người đọc chỉ căn cứ vào các câu nói trống không và các hành động chống đối của Thu chắc hẳn sẽ nghĩ đây là một cô bé hư, thiếu lễ phép với người lớn. Song, nhìn sâu vào tình huống mà cô bé 8 tuổi đang phải trải qua chúng ta sẽ phần nào hiểu và cảm thông cho tâm trạng của bé. Cuộc sống của hai mẹ con em đang trôi đi trong những tháng ngày xa cách một "người cha" - người vốn đã có trong hình dung, tiềm thức của bé, nay lại có người xa lạ lại đến bắt em gọi bằng ba. Với bé Thu, đây thực sự là một "cú sốc tinh thần".

 

Sự căng thẳng được đẩy lên đến cao trào khi cả hai ba con được đặt vào tình huống thử thách mới : mẹ - người "trung gian hoà giải" đi vắng, chỉ còn hai ba con ở nhà cùng với nồi cơm đang sôi. Khi không thể tự tay bắc nồi cơm xuống để chắt nước, không còn ai để cầu cứu, ông Sáu đoán chắc con bé sẽ phải gọi "ba", nhưng dù là nhờ thì Thu vẫn nói trổng : "Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái !". Tác giả tập trung xoáy sâu vào sự thay đổi tâm lí của bé khi nồi cơm sôi sùng sục : "Nó hơi sợ, nó nhìn xuống, vẻ nghĩ ngợi, nhắc không nổi, nó lại nhìn lên. Tiếng cơm sôi như thúc giục nó. Nó nhăn nhó muốn khóc. Nó nhìn nồi cơm rồi lại nhìn lên chúng tôi". [...] Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước...

"con bé đáo để thật". Mặc dù vậy, bé Thu không phải là đứa trẻ chỉ biết "chống đối", quậy phá, bé cũng có suy nghĩ. Khi thấy ông Sáu "gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó", Thu "liền lấy đũa xới vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra". Từ "bất thần" như nhãn tự của câu văn, nó cho chúng ta thấy đó không phải là hành động cố tình mà phải chăng là hành động bất cẩn do đang mải suy nghĩ ? Bởi nếu phản đối, em đã hất miếng trứng ra ngay từ đầu. Nhưng do quá yêu con, quá thương con và mong mỏi một tiếng gọi "ba" ấm áp mà luôn bị chối từ nên khi con bé làm như vậy, ông Sáu đã không kiềm chế được nên đã đánh và mắng con : "Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?". Sự bướng bỉnh, ngang ngạnh không phải là bản chất tính cách của bé Thu nên dù bị cha đánh em không "khóc, giẫy, đạp đổ cả mâm cơm" mà "gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm rồi sang nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên đấy".

Bé Thu là cô bé bướng bỉnh, song em thực sự là người có tình cảm, biết suy nghĩ. Nếu không như vậy, chắc hẳn em sẽ quậy đến cùng chứ không sang nhà ngoại để "khóc". Thái độ ngang ngạnh của em với ông Sáu không làm người đọc giận, trái lại làm người đọc thấy đau xót. Sự tàn phá của chiến tranh thật ghê gớm, nó khiến cho con không nhận ra ba... Thật xót xa.

Tuy nhiên, điều mà nhà văn hướng đến không chỉ dừng lại ở đó, cái mà ông nhấn mạnh chính là tình cha con thiêng liêng, bất tử. Điều kì diệu đã xảy ra vào những phút giây cuối cùng trước khi ông Sáu chia tay gia đình lên đường chiến đấu. Trong khi mọi người đang chuẩn bị cho ba lên đường "con bé như bị bỏ rơi... vẻ mặt nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm tại, buồn rầu". Bé Thu đã có sự thay đổi thái độ rõ rệt. Nhà văn miêu tả cô bé như già hơn so với tuổi "đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngúc, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa". Người đọc hiểu rằng chắc hẳn đang có sự giằng co, day dứt trong lòng bé. Liệu bé có nhận ông Sáu làm cha ? Tiếng thét nức nở của em như trả lời cho tất cả :

"Ba...a...a...ba", tiếng thét vỡ oà sau bao lâu câm lặng, tiếng thét của tình thương và nỗi nhớ cha da diết. Tác giả đi sâu miêu tả thanh âm thiêng liêng, kì diệu đó : "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa". Tình yêu với người cha sau bao năm xa cách giờ như bùng cháy : "nó vừa kên vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó... Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa". Đoạn văn có nhịp điệu nhanh thể hiện sự mạnh mẽ, dào dạt của suối nguồn tình cảm yêu thương. Hành động của bé Thu chứng tỏ em yêu và nhớ ông Sáu biết chừng nào. Câu hỏi tại sao bé Thu không nhận ông Sáu là cha đến đây đã được giải đáp : "té ra nó không nhận ba nó là vì cái vết thẹo" vì "ba không giống cái hình ba chụp với má". Từ nhận thức ngây thơ, trong sáng của con trẻ, nhà văn đã lên tiếng tố cáo sự tàn ác của chiến tranh. Vì chiến tranh mà cha con ông Sáu phải xa cách, vì chiến tranh mà con không nhận ra ba.

Bé Thu thật đáng thương bởi giây phút nhận cha cũng là giây phút em phải chia tay ba. Hạnh phúc đến với em ngắn ngủi quá. Như ý thức được điều đó, Thu ra sức níu giữ : "hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai của nó run run". Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã vượt qua các họa sĩ hay nhiếp ảnh gia để tạo dựng một cảnh chia tay đẫm nước mắt bằng ngôn từ thông qua việc lựa chọn câu chữ giàu chất tạo hình, biểu cảm. Chiến tranh khiến cho cả những đứa trẻ ngây thơ cũng phải hi sinh. Thu chấp nhận để ông Sáu ra đi và không quên kèm theo lời dặn trong nước mắt : "Ba về ! Ba mua cho con một cây lược nghe ba ". Tại sao bé không chọn một món quà nào khác mà lại chọn cây lược ? Bởi lẽ đó là vật dụng luôn gắn liền với người con gái, "hàm răng mái tóc là góc con người". Hơn nữa những gì ta muốn lưu giữ chính là những gì sẽ gắn bó, gần gũi nhất. Không phải ngẫu nhiên tác giả đặt tên cho truyện ngắn này là Chiếc lược ngà. Chiếc lược chính là biểu tượng cao nhất của tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu, một kỉ vật thiêng liêng, bất tử.

Với cái nhìn của người từng trải, Nguyễn Quang Sáng đã làm sống dậy hình ảnh một bé Thu hồn nhiên, bướng bỉnh mà giàu tình cảm. Tinh cảm của em dành cho cha thật xúc động. Những trang văn của Nguyễn Quang Sáng thực sự là những trang văn đẫm nước mắt. Nó giúp người đọc hiểu được sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh nhưng cũng thấy được sự bất diệt của tình cảm thiêng liêng, cao quý của con người.

Câu chuyện đã khép lại mà vẫn còn văng vẳng đâu đây tiếng gọi ba đến xé lòng của bé Thu. Đó thực sự là một vang âm ám ảnh trong lòng người đọc hôm nay và mai sau...

28 tháng 12 2020

Chiến tranh đã qua đi nhưng mỗi khi nhìn lại chúng ta vẫn không nguôi nỗi xót xa trước sự tàn phá ghê gớm của nó. Đã biết bao người hi sinh, đổ máu ; bao hạnh phúc bị vùi dập ; bao cuộc chia tay đẫm nước mắt. Đọc đoạn trích trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, người đọc hiểu thêm về sự tàn khốc của chiến tranh. Hình ảnh cô bé Thu giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc về nỗi đau mà trẻ thơ phải chịu đựng trong cuộc chiến ác liệt : nỗi đau thiếu cha.

Bé Thu ngay từ khi xuất hiện đã để lại ấn tượng khó quên : "một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà". Qua cách miêu tả của tác giả, bé Thu hiện lên là cô bé đáng yêu, hồn nhiên, nhí nhảnh. Ẩn đằng sâu sự hồn nhiên đó, có lẽ ít ai biết Thu phải chịu cảnh thiếu thốn tình cảm của cha. Theo lời ông Sáu - bố em, thì ngày ông lên đường chiến đấu, đứa con gái duy nhất mới "chưa đầy một tuổi" - cái tuổi quá nhỏ để nhớ mặt cha. Điều này cũng lí giải vì sao sau bảy năm trời đằng đẵng xa cách khi nhìn thấy ông Sáu, nhìn thấy cha mình, Thu không vồ vập chạy đến ôm cổ ba mà trái lại "con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng". Nhà văn đã sử dụng liên tiếp các từ miêu tả trạng thái tâm lí ngỡ ngàng, ngạc nhiên của bé : giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng. Khi nghe ông Sáu xúc động nói : "Ba đây con", bé Thu vẫn không nhận ra, vẫn không tin đó là ba mình : "Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, bỗng nó tái mặt, rồi vụt chạy và kêu thét lên : "Má ! Má" ". Tác giả rất tinh tế khi miêu tả sự thay đổi trạng thái tâm lí của Thu : từ lạ lùng đến khiếp sợ. Khi đứa trẻ cảm thấy bất an, sợ hãi thì mẹ chính là nơi trú ẩn bình an nhất. Nhà văn thực sự rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. Câu chuyện được thắt nút, tạo sự hấp dẫn, hồi hộp với độc giả : vì sao đứa bé không nhận cha ? Nguyễn Quang Sáng đã tạo được sức hấp dẫn cho tác phẩm của mình.

Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng độ căng cần thiết tạo sự dồn nén cho diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu, bởi thời gian mà ông Sáu về phép chỉ có ba ngày ngắn ngủi. Ông Sáu càng "vỗ về" bao nhiêu, bé Thu lại càng tỏ ra bướng bỉnh bấy nhiêu. Sự xa cách đằng đẵng đứa con gái dấu yêu đã khiến ông khao khát đến cháy bỏng một tiếng gọi "ba" của con bé. Tuy vậy, bé Thu nhất định không nhận đó là ba mình. Nhà văn đã lột tả chi tiết hành động thể hiện sự "chống đối" của cô bé khi phải gọi ông Sáu vào ăn cơm. Lúc đầu bé lảng tránh "Thì má cứ kêu đi", khi phải gọi thì nói trổng : "Vô ăn cơm !", rồi khi ông Sáu giả vờ không nghe thấy thì con bé cũng không chịu thua, nó "đứng trong bếp nói vọng ra : "Cơm chín rồi !". Giữa ông Sáu và bé Thu lúc này như đang xảy ra cuộc chiến ngầm. Nếu người đọc chỉ căn cứ vào các câu nói trống không và các hành động chống đối của Thu chắc hẳn sẽ nghĩ đây là một cô bé hư, thiếu lễ phép với người lớn. Song, nhìn sâu vào tình huống mà cô bé 8 tuổi đang phải trải qua chúng ta sẽ phần nào hiểu và cảm thông cho tâm trạng của bé. Cuộc sống của hai mẹ con em đang trôi đi trong những tháng ngày xa cách một "người cha" - người vốn đã có trong hình dung, tiềm thức của bé, nay lại có người xa lạ lại đến bắt em gọi bằng ba. Với bé Thu, đây thực sự là một "cú sốc tinh thần".

 

Sự căng thẳng được đẩy lên đến cao trào khi cả hai ba con được đặt vào tình huống thử thách mới : mẹ - người "trung gian hoà giải" đi vắng, chỉ còn hai ba con ở nhà cùng với nồi cơm đang sôi. Khi không thể tự tay bắc nồi cơm xuống để chắt nước, không còn ai để cầu cứu, ông Sáu đoán chắc con bé sẽ phải gọi "ba", nhưng dù là nhờ thì Thu vẫn nói trổng : "Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái !". Tác giả tập trung xoáy sâu vào sự thay đổi tâm lí của bé khi nồi cơm sôi sùng sục : "Nó hơi sợ, nó nhìn xuống, vẻ nghĩ ngợi, nhắc không nổi, nó lại nhìn lên. Tiếng cơm sôi như thúc giục nó. Nó nhăn nhó muốn khóc. Nó nhìn nồi cơm rồi lại nhìn lên chúng tôi". [...] Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước...

"con bé đáo để thật". Mặc dù vậy, bé Thu không phải là đứa trẻ chỉ biết "chống đối", quậy phá, bé cũng có suy nghĩ. Khi thấy ông Sáu "gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó", Thu "liền lấy đũa xới vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra". Từ "bất thần" như nhãn tự của câu văn, nó cho chúng ta thấy đó không phải là hành động cố tình mà phải chăng là hành động bất cẩn do đang mải suy nghĩ ? Bởi nếu phản đối, em đã hất miếng trứng ra ngay từ đầu. Nhưng do quá yêu con, quá thương con và mong mỏi một tiếng gọi "ba" ấm áp mà luôn bị chối từ nên khi con bé làm như vậy, ông Sáu đã không kiềm chế được nên đã đánh và mắng con : "Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?". Sự bướng bỉnh, ngang ngạnh không phải là bản chất tính cách của bé Thu nên dù bị cha đánh em không "khóc, giẫy, đạp đổ cả mâm cơm" mà "gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm rồi sang nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên đấy".

Bé Thu là cô bé bướng bỉnh, song em thực sự là người có tình cảm, biết suy nghĩ. Nếu không như vậy, chắc hẳn em sẽ quậy đến cùng chứ không sang nhà ngoại để "khóc". Thái độ ngang ngạnh của em với ông Sáu không làm người đọc giận, trái lại làm người đọc thấy đau xót. Sự tàn phá của chiến tranh thật ghê gớm, nó khiến cho con không nhận ra ba... Thật xót xa.

Tuy nhiên, điều mà nhà văn hướng đến không chỉ dừng lại ở đó, cái mà ông nhấn mạnh chính là tình cha con thiêng liêng, bất tử. Điều kì diệu đã xảy ra vào những phút giây cuối cùng trước khi ông Sáu chia tay gia đình lên đường chiến đấu. Trong khi mọi người đang chuẩn bị cho ba lên đường "con bé như bị bỏ rơi... vẻ mặt nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm tại, buồn rầu". Bé Thu đã có sự thay đổi thái độ rõ rệt. Nhà văn miêu tả cô bé như già hơn so với tuổi "đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngúc, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa". Người đọc hiểu rằng chắc hẳn đang có sự giằng co, day dứt trong lòng bé. Liệu bé có nhận ông Sáu làm cha ? Tiếng thét nức nở của em như trả lời cho tất cả :

"Ba...a...a...ba", tiếng thét vỡ oà sau bao lâu câm lặng, tiếng thét của tình thương và nỗi nhớ cha da diết. Tác giả đi sâu miêu tả thanh âm thiêng liêng, kì diệu đó : "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa". Tình yêu với người cha sau bao năm xa cách giờ như bùng cháy : "nó vừa kên vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó... Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa". Đoạn văn có nhịp điệu nhanh thể hiện sự mạnh mẽ, dào dạt của suối nguồn tình cảm yêu thương. Hành động của bé Thu chứng tỏ em yêu và nhớ ông Sáu biết chừng nào. Câu hỏi tại sao bé Thu không nhận ông Sáu là cha đến đây đã được giải đáp : "té ra nó không nhận ba nó là vì cái vết thẹo" vì "ba không giống cái hình ba chụp với má". Từ nhận thức ngây thơ, trong sáng của con trẻ, nhà văn đã lên tiếng tố cáo sự tàn ác của chiến tranh. Vì chiến tranh mà cha con ông Sáu phải xa cách, vì chiến tranh mà con không nhận ra ba.

Bé Thu thật đáng thương bởi giây phút nhận cha cũng là giây phút em phải chia tay ba. Hạnh phúc đến với em ngắn ngủi quá. Như ý thức được điều đó, Thu ra sức níu giữ : "hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai của nó run run". Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã vượt qua các họa sĩ hay nhiếp ảnh gia để tạo dựng một cảnh chia tay đẫm nước mắt bằng ngôn từ thông qua việc lựa chọn câu chữ giàu chất tạo hình, biểu cảm. Chiến tranh khiến cho cả những đứa trẻ ngây thơ cũng phải hi sinh. Thu chấp nhận để ông Sáu ra đi và không quên kèm theo lời dặn trong nước mắt : "Ba về ! Ba mua cho con một cây lược nghe ba ". Tại sao bé không chọn một món quà nào khác mà lại chọn cây lược ? Bởi lẽ đó là vật dụng luôn gắn liền với người con gái, "hàm răng mái tóc là góc con người". Hơn nữa những gì ta muốn lưu giữ chính là những gì sẽ gắn bó, gần gũi nhất. Không phải ngẫu nhiên tác giả đặt tên cho truyện ngắn này là Chiếc lược ngà. Chiếc lược chính là biểu tượng cao nhất của tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu, một kỉ vật thiêng liêng, bất tử.

Với cái nhìn của người từng trải, Nguyễn Quang Sáng đã làm sống dậy hình ảnh một bé Thu hồn nhiên, bướng bỉnh mà giàu tình cảm. Tinh cảm của em dành cho cha thật xúc động. Những trang văn của Nguyễn Quang Sáng thực sự là những trang văn đẫm nước mắt. Nó giúp người đọc hiểu được sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh nhưng cũng thấy được sự bất diệt của tình cảm thiêng liêng, cao quý của con người.

Câu chuyện đã khép lại mà vẫn còn văng vẳng đâu đây tiếng gọi ba đến xé lòng của bé Thu. Đó thực sự là một vang âm ám ảnh trong lòng người đọc hôm nay và mai sau...