K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 1 2021

Nếu như cái chết đầy bi thương của lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao gợi nên trong tâm hồn người đọc một sự thương xót và căm phẫn xã hội bất công, tàn bạo đã bóp nghẹt quyền sống của người dân, để họ phải tìm đến lối thoát duy nhất là cái chết thương tâm. Thì với tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ người đọc sẽ cảm thấy thật thắc mắc rằng chỉ với một lời nói không rõ ngọn ngành của một đứa trẻ mới tập nói, chỉ bởi những suy nghĩ đơn giản và ngây thơ lại dẫn đến một cái chết vô cùng bi thương cho người phụ nữ công, dung, ngôn, hạnh - người mà đáng lẽ ra sẽ phải nhận được niềm hạnh phúc xứng đáng.

Câu trả lời có lẽ từ đây, nếu tỉnh táo và xem xét thấu đáo vấn đề thì có lẽ Trương Sinh đã không đẩy vợ đến con đường chết. Chính vì sự đa nghi và mất lòng tin vào vợ, chính vì sự vũ phu nam quyền độc đoán, vì sự bất công, coi rẻ mạng sống người phụ nữ mà khiến cho cái chết của Vũ Nương lại thêm muôn phần bi thảm. Sự ra đi của nàng là cách duy nhất để chứng minh cho nỗi oan nghiệt của bản thân, là chút hy vọng cuối cùng để níu giữ lại phẩm giá tốt đẹp của người phụ nữ.

Sự ra đi của Vũ Nương để lại trong lòng người đọc bao niềm cảm thương, đau đớn và ngậm ngùi, bao nhiêu sự tiếc nuối dành cho một kiếp “hồng nhan bạc mệnh” quá đỗi xót xa trong lòng xã hội lúc bấy giờ.

Có thể thấy thoát ẩn hiện trong những trang văn của Nguyễn Dữ là một niềm thương cảm quặn xé trước bi kịch ngang trái của Vũ Nương, là lời tố cáo đanh thép một chế độ xã hội với những hủ tục lạc hậu những lời văn của Nguyễn Dữ thấm đẫm sâu sắc giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.

Trước và sau Vũ Nương, ta bắt gặp Thị Kính, Thúy Kiều - họ đều là nạn nhân của lễ giáo phong kiến dù bị oan khuất, bị vùi dập về cả thể xác lẫn tinh thần, dù phải sống dưới lớp bùn đen nhơ nhớp của xã hội tanh bẩn nhưng ở họ sẽ mãi ngời sáng vẻ đẹp về phẩm chất luôn ngời sáng để cho người đương thời và mãi mãi về sau khâm phục, nâng niu, kính trọng.

24 tháng 1 2021

Tham khảo:

Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương”, chắc hẳn người đọc sẽ cảm thấy ám ảnh với cái chết của nàng Vũ Nương.

Truyện kể rằng, Vũ Thị Thiết là một phụ nữ đức hạnh ở Nam Xương. Chồng là Trương Sinh, người nhà giàu nhưng không có học, tính lại đa nghi. Triều đình bắt lính, Trương Sinh phải tòng quân trong khi vợ đang mang thai. Chồng đi xa mới được mười ngày thì nàng sinh con trai đặt tên là Đản. Năm sau, giặc tan, việc quân kết thúc, Trương Sinh trở về thì con đã biết nói, những đứa trẻ nhất định không nhận Trương Sinh làm bố. Nó nói: “Ơ hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ thin thít. Trước đây thường có một ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Tính Trương Sinh hay ghen, nghe con nói vậy đinh ninh rằng vợ hư, đã vu oan cho Vũ Nương, ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương bị oan ức đã nhảy xuống sông tự vẫn.

Đọc kĩ tác phẩm, em thấy truyện không phải không hé mở khả năng có thể dễ dàng tránh được thảm kịch đau thương đó. Tài kể chuyện của tác giả là ở chỗ đó, cởi ra rồi lại thắt vào đẩy câu chuyện đi tới, khiến người đọc hứng thú theo dõi và suy nghĩ, chủ đề của tác phẩm từng bước nổi lên theo dòng kể của câu chuyện. Lời con trẻ nghe như thật mà chứa đựng không ít điều vô lý không thể tin ngay được, nếu Trương Sinh biết suy nghĩ, người cha gì mà lạ vậy: “không biết nói, chỉ nín thin thít” chẳng bao giờ bế con mình, mà hệt như “cái máy” - “mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi”. Câu nói đó của đứa trẻ chẳng phải là một câu đố, giảng giải được thì cái chết của Vũ Nương sẽ không xảy ra. Nhưng Trương Sinh cả ghen, ít học, thiếu suy nghĩ, đã vô tình bỏ dở khả năng giải quyết tấm thảm kịch, dẫn tới cái chết oan uổng của người vợ mà chàng không phải không có tình yêu thương. Tất nhiên sự đời có thế mới thành chuyện, vả lại trên đời làm gì có sự ghen tuông sáng suốt.

Bi kịch có thể tránh được khi vợ hỏi chuyện kia ai nói, chỉ cần Trương Sinh kể lại lời con nói mọi chuyện sẽ rõ ràng. Vũ Nương sẽ chứng minh cho chồng rõ ở một mình nàng hay đùa với con trỏ vào bóng mình và nói là cha Đản. Mãi sau này, một đêm phòng không vắng vẻ, ngồi buồn dưới bóng đèn khuya, chợt người con chỉ vào bóng mình trên vách mà bảo đó là cha nó, Trương Sinh mới tỉnh ngộ, thấu hiểu nỗi oan của vợ thì mọi chuyện đã xong. Vũ Nương không còn nữa trên đời.

Câu chuyện bắt đầu từ một bi kịch gia đình, một chuyện trong nhà, một vụ ghen tuông. Không ít tác phẩm xưa nay đã viết về cái chuyện thường tình đầy tai họa này. Vũ Nương không may lấy phải người chồng cả ghen, nguyên nhân trực tiếp dẫn nàng đến cái chết bi thảm là “máu ghen” của người chồng nông nổi. Nhưng sự thực vẫn là sự thực! Cái chết oan uổng quá đến từ người chồng độc đoán.

Một phụ nữ đức hạnh, tâm hồn như ngọc sáng mà bị nghi oan bởi một chuyện không đâu ở một lời con trẻ, một câu nói đùa của mẹ với con mà phải tìm đến cái chết bi thảm, ai oán trong lòng sông thăm thẳm. Câu chuyện đau lòng vượt ra ngoài khuôn khổ của một gia đình, nó buộc chúng ta phải suy nghĩ tới số phận mong manh của con người trong một xã hội mà những oan khuất, bất công, tai hoạ có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với họ bởi những nguyên nhân nhiều khi rất lạ lùng không thể lường trước được. Đó chính là hiện thực xã hội phong kiến ở nước ta, nhất là ở thời nó đã suy vong. Xã hội đó đã sinh ra những chàng Trương Sinh, những người đàn ông đặc đầu óc “Nam quyền” chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ. Tính ghen tuông của cá nhân cộng với tư tưởng “nam quyền” trong xã hội đã làm nên một Trương Sinh độc đoán đến kỳ cục, khư khư theo ý riêng, nhất thiết không nghe ý kiến của người khác. Đứa trẻ nói thì tin ngay, còn vợ than khóc giãi bày thống thiết thì nhất định không tin, họ hàng, làng xóm phân giải công minh cũng chẳng ăn thua gì. Hậu quả là cái chết thảm thương của Vũ Nương mà nguyên nhân sâu xa là chế độ phong kiến bất công cùng chế độ “nam quyền” bất bình đẳng của nó đã gây ra bao nhiêu tai hoạ cho người phụ nữ nói riêng và con người thời đó nói chung.

Như vậy, có thể thấy cái chết của Vũ Nương chứa đựng nhiều ý nghĩa thật sâu sắc.

25 tháng 9 2021

Bàn về kết thúc của nhân vật, có ý kiến cho rằng đó là cái kết hợp lý, đồng thời cũng có ý kiến cho rằng tác giả nên để cho nhân vật được hưởng hạnh phúc ở nhân gian thay vì kết thúc như vậy. Theo em, cái kết thúc của tác giả dành cho nhân vật là cái kết hợp lý vì nó thể hiện được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc cho câu chuyện, nên ta không nên thay thế cái kết này. Đầu tiên, việc tác giả để cho Vũ Nương được xuất hiện rực rỡ và lung linh với kiệu hoa, võng lọng và được chính người chồng đa nghi minh oan đã thể hiện được giá trị nhân đạo sâu sắc của tác giả. Nhân vật Vũ Nương với phẩm chất tốt đẹp cuối cùng cũng được minh oan, cũng được sống hạnh phúc, được minh oan trong rực rỡ và lung linh. Chính nhờ việc sử dụng yếu tố lung linh kỳ ảo đã thể hiện được sự thương xót, an ủi của tác giả đối với người bạc mệnh. Sau tất cả những sóng gió, cuối cùng nàng cũng được hưởng hạnh phúc. Thế nhưng, những sự lung linh, rực rỡ mà Vũ Nương có lại chỉ là những rực rỡ và lung linh kỳ ảo mà thôi. Với nàng, nàng chẳng thể có được hạnh phúc khi ở nhân gian, ở cuộc sống thực. Nàng phải chịu cuộc sống chia cắt chồng con và mang nỗi oan khuất đau đớn tột cùng. Dù cho nàng được minh oan, được ngồi trong kiệu hoa võng lọng rực rỡ nhưng có lẽ đó chỉ là hạnh phúc không có thật. Sự thật là nàng vẫn chết, Trương Sinh vẫn mất vợ, bé Đản vẫn mất mẹ, chỉ có nỗi oan của nàng được hóa giải mà thôi. Đây chính là giá trị hiện thực của tác phẩm. Nếu như, truyện kết thúc có hậu hơn thì giá trị hiện thực sẽ không còn, số phận của nhân vật sẽ không thể hiện được chiều sâu tư tưởng. Tóm lại, theo em kết thúc như vậy với Vũ Nương là kết thúc hợp lí nhất vì nó vừa thể hiện được giá trị nhân đạo vừa thể hiện được giá trị hiện thực của tác phẩm.

Tham khảo nhé!

25 tháng 10 2017

Bạn tham khảo:

Cái chết của Vũ Nương luôn đem đến cho chúng ta nhiều ý kiến trái chiều,đã có ý kiến cho rằng "Sự trở về của Vũ Nương là nỗi day dứt khôn nguôi của Trương sinh".Theo em ý kiến trên là chưa có độ chính xác. Sau khi biết nguyên nhân cái chết của người vợ là do chiếc bóng trên tường ,nhưng trương sinh cũng không hề ân hận .Con người Trương Sinh cũng không một lần day dứt.Thế mà xã hội phong kiến cũng không lên án hắn .Vũ Nương thật là đáng thương ,cái chết của nàng lại nhẹ tựa lông hồng,không là gì trong mắt Trương sinh,coi nhẹ vì việc đã qua rồi .Càng thương cho Vũ Nương thì ta lại càng phê phán Trương sinh ,và chế độ phông kiến đã tạo nên nhưng người như Trương sinh .Người đã cùng chung chăn gối với mình nhưng không một tia tin tưởng.Có thể thấy được sự trở về của Vũ Nương không phải là nỗi day dứt khôn nguôi của Trương Sinh ,kẻ bức tử nàng Vũ coi mình hoàn toàn vô căn.

Bài còn nhiều sai xót

1 tháng 11 2021

khó quá nha

2 tháng 11 2021

đề thi giữa kì các cô bảo học đề cương là có, mà đề thi với đề cương không giống tí jkhocroi

13 tháng 10 2021

Tôi nghĩ những con vật nuôi còn là những người bạn thân thiết bên cạnh chúng ta. Bố mẹ thường lo ngại việc có những con vật nuôi bên cạnh những đứa trẻ sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu. Nhưng không phải vậy, vật nuôi mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích.

Thứ nhất, việc có vật nuôi khiến những đứa trẻ phải vui chơi và luyện tập cùng chúng. Nếu chúng ta không thực hiện những hành động đó, chú chó sẽ trở nên cuồng chân, sinh ra giận dữ, hay cắn đồ,… Việc vui đùa cùng vật nuôi sẽ kéo chúng ta ra ngoài trời hay là phải vận động, điều này sẽ giúp sức khỏe của chúng ta tốt hơn.

Thứ hai, từ lí do trên đã hình thành nên sự phát triển ý thức trách nhiệm của con trẻ khi nuôi thú cưng. Các con vật nuôi luôn cần sự chăm sóc, cho ăn uống, tắm rửa, dọn dẹp vệ sinh, huấn luyện,… Vì nếu không những hành động như thế thì dẫn đến những hậu quả xấu. Nếu một chú cá không được cho ăn thường xuyên thì nó sẽ bị đói mà dẫn đến chết. Hay chúng ta không chịu thay nước thường xuyên thì môi trường sống của nó sẽ bị bẩn dễ gây bệnh đến cá. Khi mà trẻ con học được cách có trách nhiệm với thú nuôi thì chúng sẽ biết cách chăm sóc bản thân mình tốt hơn.

Thứ ba, khi nuôi động vật thì sẽ mang lại cảm giác thoải mái, giảm stress. Những hành động, cử chỉ vuốt ve, âu yếm,… những chú chó mang đến cảm giác an toàn. Hay là khi chúng ta ôm ấp những chú mèo, những tiếng grừ grừ sẽ làm giảm căng thẳng, cảm bình yên. Đặc biệt khi vui đùa, ở cạnh, trò chuyện với những vật nuôi khiến chúng ta cảm thấy luôn có một người bạn ở bên cạnh mình.

Nhưng đâu phải vậy, vật nuôi cũng sẽ có hại. Chẳng hạn như, bạn ko tiêm phòng dại cho chó, bạn có thể bị nó cắn. Hay mèo, bạn ôm ấp nó quá mức, nó có thể gây tổn thương cho chúng ta. Rất nhiều trường hợp xấu như vậy. Hoặc là chúng có thể phá đồ của chúng ta. Nhưng những việc này ko hay xảy ra nên tôi kết luận: '' vật nuôi trong nhà giống như một thành viên của gia đình vậy''.

Vật nuôi trong nhà giống như một thành viên của gia đình vậy. Chúng mang lại rất nhiều những lợi ích mà chúng ta vừa chỉ ra ở bên trên. Sự xuất hiện của vật nuôi trong nhà đồng nghĩa với việc chúng ta cần có tránh nhiệm với nó, nuôi dưỡng và chăm sóc nó.

13 tháng 10 2021

Đối với em,vì trước đây em từng có một chú chó tên là Mino,nhưng nó đã qua đời vì bị bệnh.Em thấy rằng khi Mino qua đời,em như mất đi một người bạn thân duy nhất.Em cho rằng vật nuôi giống như người bạn thân của mình vậy,nó luôn bên mình,luôn song hành bên mình.Khi mất đi sẽ cảm thấy buồn nhường nào.Nên em nghĩ,chúng ta nên có một vật nuôi,như vậy,chúng ta sẽ có thêm một người bạn bên cạnh để an ủi,để cùng vui đùa như hai người bạn khác chủng loại với nhau,nhưng dù khác chủng loại thì hai người bạn ấy vẫn rất vui vẻ.

 

 

23 tháng 9 2021

Tham khảo:

Vũ Nương là một người vợ hết lòng yêu thương và thủy chung với chồng. Thật vậy! Khi Trương Sinh đi lính, Vũ Nương một mình ở trong muôn vàn nỗi lo. Người vợ trẻ ở nhà trong đơn côi nhớ thương chồng nơi trận mạc. Nàng thủy chung vô cùng. Điều đó được nhà văn minh chứng trong những đoạn văn đầu tiên của bài. Biết Trương Sinh hay ghen, Vũ Nương hết mực gìn giữ khuôn phép. Đặc biệt trong những ngày chồng đi lính, sự thủy chung của nàng còn được tô điểm cùng những phẩm chất tốt đẹp. Từng lời nói của nàng với Trương Sinh khi bị chồng nghi ngờ làm ta thêm phần thương xót cho thân phận của nàng. Người vợ thủy chung ấy không được chồng tin tưởng dù nàng hết mực phân bua. Chua xót biết mấy cho những nghi ngờ của Trương Sinh. Nhìn Vũ Nương gieo mình xuống dòng Hoàng Giang, ta chỉ có thể nói đó là bi kịch của một kiếp người bị nghi oan, bị ruồng rẫy. Sự thủy chung của nàng được đặt vào trong một hoàn cảnh éo le và buộc nàng thử thách mình bằng việc chứng minh sự trong sạch. Tóm lại, Nguyễn Dữ đã khắc họa Vũ Nương với vẻ đẹp là sự chung thủy và để lại ấn tượng đậm sâu trong lòng bạn đọc.

23 tháng 9 2021

cho mình hỏi từ Hán Việt là tuè nào vậy ạ