K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 1 2017

Đáp án

- Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới: Năm 2002, dân số châu Á gấp 5,2 châu Âu, gấp 117,7 châu Đại Dương, gấp 4,4 châu Mĩ và gấp 4,5 châu Phi. Dân số châu Á chiếm 60,6% dân số thế giới.  (1 điểm)

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á vào loại cao, 1,3% bằng mức trung bình của thế giới, sau châu Phi và châu Mĩ.  (1 điểm)

- Châu Á đông dân vì:

    + Phần lớn diện tích đất đai thuộc vùng ôn đới, nhiệt đới.  (0,25 điểm)

    + Châu Á có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa.  (0,25 điểm)

    + Đại bộ phận các nước kinh tế còn đang phát triển, hoạt động nông nghiệp là chính nên vẫn cần nhiều lao động.  (0,25 điểm)

    + Nhiều nước vẫn còn chịu ảnh hưởng của các quan điểm lạc hậu, tư tưởng đông con vẫn còn phổ biến.  (0,25 điểm)

14 tháng 4 2018

- Dân số Đông Nam Á đông, chiếm 14,2% dân số châu Á và 8,6% dân số thế giới.

- Mật độ dân số trung bình của khu vực thuộc loại cao so với thế giới (119 người/km2, gấp hơn hai lần), nhưng tương đương với mật độ của châu Á.

- Tỉ lệ gia tăng dân số của khu vực cao hơn so với châu Á và thế giới.

18 tháng 10 2018

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

+ Tính cơ cấu:

Cơ cấu dân số các nước Đông Á năm 1990 và năm 2011

 + Tính bán kính đường tròn  ( r 1990 , r 2011 ) :

r 1990 = 1 , 0   đvbk

r 2011 = 1553 , 9 1327 , 8 = 1 , 08   đvbk

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số các nước Đông Á năm 1990 và năm 2011

 b) Nhận xét

Giai đoạn 1990 - 2011:

* Về sự thay đổi dân số

- Dân số các quốc gia Đông Á và tổng số dân toàn khu vực đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau giữa các quốc gia.

+ CHDCND Triều Tiên có tốc độ tăng trưởng dân số cao nhất (tăng gấp 1,22 lần), tiếp đến là CHND Trung Hoa (tăng gấp 1,18 lần), Hàn Quốc (tăng gấp 1,16 lần).

+ Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng dân số thấp nhất (tăng gấp 1,03 lần).

- Các quốc gia có tốc độ tăng trưởng dân số cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng dân số toàn khu vực là CHDCND Triều Tiên, CHND Trung Hoa.

- Hàn Quốc, Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng dân số thấp hơn tốc độ tăng trưởng tổng dân số toàn khu vực.

* Về cơ cấu dân số:

- Trong cơ cu dân s các nước Đông Á năm 1990 và năm 2011, chiếm tỉ trọng cao nht là CHND Trung Hoa, tiếp đến là Nhật Bản, Hàn Quc và chiếm tỉ trọng thấp nhất là CHDCND Triều Tiên.

- Cơ cấu dân số các nước Đông Á có sự thay đổi trong giai đoạn 1990 - 2011. Cụ thể:

+ Tỉ trọng dân số CHND Trung Hoa tăng từ 86,0% lên 87,0%, tăng 1,0%.

+ Tỉ trọng dân số Nhật Bản giảm từ 9,3% xuống còn 8,2%, giảm 1,1%.

+ Tỉ trọng dân s CHDCND Triều Tiên tăng từ 1,5% lên 1,6%, tăng 0,1%.

+ Tỉ trọng dân sHàn Quốc không có sự thay đổi, duy trì ở mức 3,2%.

4 tháng 8 2017

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện dân số Đông Nam Á giai đoạn 1990 – 2011

 b) Nhận xét

Giai đoạn 1990-2011:

- Dân số Đông Nam Á tăng liên tục (dẫn chứng).

- Tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

6 tháng 2 2017

- Số dân Đông Á năm 2002 là: 1.509,5 triệu người.

- Tỉ lệ dân số Trung Quốc so với dân số châu Á là: 34,2% (chưa tính số dân Liên Bang Nga.

- Tỉ lệ dân số Trung Quốc so với dân số khu vực Đông Á là: 84,3%.

21 tháng 1 2018

Đáp án

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:   (1 điểm)

    + Công thức: Tỷ số phần trăm của a = a/(a+b)×100(%).

    + Áp dụng công thức trên ta có:  T S P T l ú a   Đ ô n g   N a m   Á   =   157 / ( 157 + 427 ) x 100   =   26 , 2 % .

    + Tương tự như trên, ta được bảng sau:

Bảng tỉ trọng cơ cấu cây lúa và cây cà phê của Đông Nam Á, châu Á và thế giới (%)

Lãnh thổ Lúa Cà phê
Đông Nam Á 26,2 19,2
Châu Á 71,3 24,7
Các vùng khác 2,5 26,1

- Vẽ biểu đồ   (1 điểm)

Đề kiểm tra Học kì 2 Địa Lí 8 có đáp án (Đề 2)

b) Nhận xét và giải thích

- Nhận xét   (0,5 điểm)

    + Châu Á có tỉ trọng lúa lớn nhất (71,3%) tiếp đến là Đông Nam Á (26,2%) và chiếm tỉ trọng nhỏ nhất là các vùng khác (2,5%).

    + Các vùng khác có tỉ trọng cà phê lớn nhất (26,1%) nhưng không chênh nhiều so với châu Á (24,7%) và Đông Nam Á (19,2%).

- Giải thích: Ở châu Á có thể sản xuất được nhiều nông sản bởi có nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển.   (0,5 điểm)