K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2020

Hòa bình là khát vọng của loài người đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc. Hòa bình đem lại cho con người những điều tốt đẹp. Đó là hạnh phúc, là khát vọng của loài người. Ngày nay, các thế lực phản động hiếu chiến vẫn đang có âm mưu phá hoại hòa bình, gây chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy, bảo vệ hòa bình chống chiến tranh là trách nhiệm của mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới.

Đặc biệt nhiều thế hệ đi trước đã hi sinh rất nhiều để đấu tranh và cho chúng ta cuộc sống hòa bình. Vì vậy các thế hệ trẻ bây giờ và mai sau phải trân quý và củng cố thêm.
14 tháng 3 2017
Ý kiến Tán thành (γ)
không tán thành (×)
A. Biết thương lượng, đối thoại để giải quyết mâu thuẫn là biểu hiện lòng yêu hòa bình. (γ)
B. Tìm hiểu truyền thống văn hóa dựng nước và giữ nước là biểu hiện của yêu tổ quốc Việt Nam. (γ)
C. Trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng. (γ)
D. Tôn trọng và giúp đỡ ủy ban nhân dân xã (Phường) là việc của người lớn. (×)
E. Chỉ có những người giàu mới cần có trách nhiệm đóng góp xây dựng quê hương. (×)
28 tháng 11 2021

Em cảm thấy chiến tranh là vô nghĩa nhưng nó có nghĩa khi là chiến đấu vì lí do chính đáng.

Vì thế em cảm thấy mình có trách nhiệm vs vc giữ gìn đất nc 

-Em sẽ học thật tốt để đưa đất nc pt k ai dám đụng đến

-Khuyên các bn giữ gìn quan hệ vì nếu gây lộn sẽn nổ ra xug đột

-Giữ gìn đất nc mở mang bờ cõi.

5 tháng 9 2019

* Nguyên nhân sâu xa

- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi sâu sắc tương quan lực lượng giữa các nước. 

- Mâu thuẫn giữa các nước Đế quốc “trẻ” (Đức, Áo-Hung..) và các nước đế quốc “già” (Anh, Pháp) về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt. 

- Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau: khối Liên minh (Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga). Hai khối này đều ráo riết chạy đua vũ trang và tích cực chuẩn bị chiến tranh, mong muốn địch thủ của mình để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới. 

* Duyên cớ

- 28/6/1914, Thái tử Áo-Hung bị ám sát tại Xéc-bi (nước được phe Hiệp ước ủng hộ). => Giới quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội đó để gây chiến tranh. 

b. Từ những hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới.

* Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã để lại nhiều hậu quả nặng nề:

+ Khoảng 1.5 tỷ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người bị chết, hơn 20 triệu người bị thương. 

+ Nhiều thành phố, làng mạc, nhà máy, đường xá, cầu cống... bị phá hủy. 

+ Chi phí cho chiến tranh của các nước đế quốc tham chiến lên tới 85 tỉ USD. 

* Liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình

- Học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành những người công dân tốt, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, bảo vệ độc lập, hòa bình của đất nước,… 

- Tích cực tham gia những phong trào chung nhằm tuyên truyền ý thức bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh trong phạm vi nhà trường, địa phương, cũng như cả nước và quốc tế,… 

Ví dụ: tham gia vào cuộc thi UPU quốc tế lần thứ 47 (năm 2018) với đề tài chống chiến tranh,…

28 tháng 6 2019

Đáp án B

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc chịu trách nhiệm chính trong việc đưa ra các quyết định về giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới ?

19 tháng 5 2018

Đáp án B