K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Viết văn cảm xúc về con vật nuôi ( con bò, con chó, con mèo, ....)*Hồi tưởng về quá khứ, suy nghĩ về hiện tại:- Xác định hình dung con vật mà em đã từng nuôi, những đặc điểm (hình dáng, tính cách) làm em nhớ mãi.-Bây giờ con vật đó có còn tồn tại không? Nếu còn tồn tại thì đặc điểm có đặc điểm gì khác? Nếu không tồn tại thì điều gì ở quá khứ làm em nhớ đến con vật đó nhất.-Tình cảm đối với con...
Đọc tiếp

Viết văn cảm xúc về con vật nuôi ( con bò, con chó, con mèo, ....)
*Hồi tưởng về quá khứ, suy nghĩ về hiện tại:
- Xác định hình dung con vật mà em đã từng nuôi, những đặc điểm (hình dáng, tính cách) làm em nhớ mãi.
-Bây giờ con vật đó có còn tồn tại không? Nếu còn tồn tại thì đặc điểm có đặc điểm gì khác? Nếu không tồn tại thì điều gì ở quá khứ làm em nhớ đến con vật đó nhất.
-Tình cảm đối với con vật ở quá khứ đó còn mãi trong em đến bây giờ
*Liên hệ hiện tại với tương lai:
-Xác định hình dung con vật mà em muốn nói đến ở hiện tại.
-Trong tương lai nếu con vật đó không còn nữa thì em sẽ nhớ đến những đặc điểm mà em yêu quý (hình dáng, tính cách).
-Xác định tình cảm của em đối với con vật đó
Mng help mik vs ah! Thanks mn

1
26 tháng 11 2021

Mng giúp em với ạ

 

18 tháng 10 2016

Biểu cảm về thiên nhiên, cảnh vật: dòng sông, cây cối, cánh đồng, mùa trong năm...
Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng (cây,hoa, quả, cảnh thiên nhiên...)
Thân bài: 
- Hình dung đặc điểm gợi cảm của thiên nhiên, cảnh vật trong thời gian, không gian cụ thể để bộc lộ tình cảm của mình về đối tượng yêu thích.( Có sử dụng yếu tố miêu tả)
VD: Cây: rễ, thân, lá, hoa, quả...
- Suy nghĩ về mối quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật đối với cuộc sống con người 
+ Thân thuộc, gắn bó, có ích lợi với con người như thế nào?
+ Gắn bó với những lứa tuổi nào?
- Suy nghĩ về quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật đối với người viết.
+ Tình cảm, cảm xúc như thế nào?
+ Gợi những kỉ niệm thân thiết gắn bó nào?
- Thiên nhiên, cảnh vật gợi cho mình liên tưởng gì về cuộc sống? Con người? Về tình cảm quê hương, trường lớp, gia đình?
Kết bài: Khẳng định tình cảm của mình đối với thiên nhiên, cảnh vật.

Biểu cảm về sự vật, về con người: món quà, đồ vật, người thân...
Biểu cảm về sự vật:
Mở bài: Giới thiệu sự vật con người định biểu cảm.
Nêu cảm nghĩ chung về đối tượng.
Thân bài: 
1. Hoàn cảnh, lí do có sự vật ( Được tặng nhân ngày sinh nhật, được mua đầu năm học, đựơc người nào đó làm cho, tự làm...)
2. Hồi tưởng những cảm xúc khi tiếp xúc với sự vật:
- Nhớ lại những đặc điểm gợi cảm của sự vật : Hình dáng, màu sắc, chất liệu, các bộ phận....
- Tình cảm, cảm xúc trước những đặc điểm đó.
3. Tình cảm, sự gắn bó đối với sự vật đó:
- Tình cảm đối với sự vật : Yêu quý, nâng niu, chăm sóc, giữ gìn....
- Hoặc từ sự vật ấy nhớ tới tình cảm của người thân, bạn bè...
Kết bài: Khẳng định tình cảm về đối tượng.

18 tháng 10 2016

Chọn một trong 3 ý hay gì bn ?

Đâu là cách lập ý trong bài văn biểu cảm? A. Hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, vừa quan sát vừa suy ngẫm, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm, vừa thể hiện cảm xúc. B. Hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm hoặc vừa quan sát vừa suy ngẫm, vừa thể hiện cảm xúc. C. Suy nghĩ...
Đọc tiếp

Đâu là cách lập ý trong bài văn biểu cảm?

 A. 

Hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, vừa quan sát vừa suy ngẫm, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm, vừa thể hiện cảm xúc.

 B. 

Hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm hoặc vừa quan sát vừa suy ngẫm, vừa thể hiện cảm xúc.

 C. 

Suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, vừa quan sát vừa suy ngẫm, hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, tưởng tượng những tình huống gợi cảm, vừa thể hiện cảm xúc.

 D. 

Vừa quan sát vừa suy ngẫm, hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm, vừa thể hiện cảm xúc.

14

Thể thơ của bài thơ “Bánh trôi nước”giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây:

 

 A. 

Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

 B. 

Thể thơ tự do

 C. 

Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

 D. 

Thất ngôn bát cú Đường luật

15

Chỉ ra mạch cảm xúc trong bài Bài thơ “Tiếng gà chưa” được Xuân Quỳnh .

 

 A. 

Hiện tại -  quá khứ - tương lai

 B. 

Hiện tại – quá khứ - hiện tại

 C. 

Quá khứ - hiện tại - tương lai

 D. 

Quá khứ - hiện tại

16

Cả hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng riêng” của chủ tịch Hồ Chí Minh đều thể hiện nội dung gì?

 A. 

Thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác Hồ

 B. 

Đều thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc, tâm hồn nhạy cảm, lạc quan, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ

 C. 

Thể hiện tinh thần lạc quan, lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ

 D. 

Thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác Hồ

17

Câu thơ nào trong bài “Bánh trôi nước” thể hiện thân phận của người phụ nữ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 A. 

Câu 4

 B. 

Câu 3 và 4

 C. 

Câu 1 

 D. 

 Câu 2

18

Cảnh tượng được miêu tả trong bài “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” là cảnh tượng như thế nào?

 

 A. 

Huyền ảo, thanh bình và nên thơ 

 B. 

Hùng vĩ và tươi tắn, nên thơ

 C. 

Rực rỡ và diễm lệ, thanh bình

 D. 

Âm u, buồn bã, huyền ảo

19

Cho đoạn câu thơ sau:

                         Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn

                         Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn

                         Gác mái, ngư ông về viễn phố

                         Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.

Trong đoạn thơ có mấy từ Hán Việt?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 A. 

5 từ

 B. 

3 từ

 C. 

4 từ

 D. 

2 từ

20

Có mấy kiểu điệp ngữ

 

 A. 

3 kiểu

 B. 

4 kiểu

 C. 

Không xác định được

 D. 

2 kiểu

21

Bài thơ nào sau đây không thuộc nội dung yêu nước chống ngoại xâm, lòng tự hào dân tộc và tình yêu cuộc sống thanh bình?

 

 A. 

Sông núi nước Nam

 B. 

Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

 C. 

Qua Đèo Ngang

 D. 

Phò giá về kinh

22

Trong tác phẩm “Một thức quà của lúa non: Cốm” tác giả Thạch Lam đã thể hiện tình cảm gì đối với cốm?

 A. 

Trân trọng, tự hào

 B. 

Trân trọng, nâng niu, tự hào

 C. 

Tự hào, giữ gìn

 D. 

Trân trọng, ngợi ca

23

Tại Bài thơ “Sông núi nước Nam” được gọi là bài thơ thần ?

 

 A. 

Là bản tuyên ngôn độc lập

 B. 

Là khúc ca khải hoàn 

 C. 

Gắn với truyền thuyết, vang lên trong miếu Trương Hống, Trương Hát, giữa đêm 

 D. 

Là án thiên cổ hùng văn 

24

Tác phẩm nào dưới đây không phải tác phẩm trữ tình?

 

 A. 

Cảnh khuya

 B. 

Cuộc chia tay của những con búp bê

 C. 

Qua Đèo Ngang

 D. 

Bạn đến chơi nhà

25

Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là gì?

 A. 

Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm về nôi dung và hình thức của tác phẩm

 B. 

Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm về nôi dung và bố cục của tác phẩm

 C. 

Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm về tác giả

 D. 

Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm về nôi dung thể loại của tác phẩm

26

Bài “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh thể hiện nội dung gì?

 

 A. 

“Tiếng gà trưa” gợi những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã là sâu sắc thêm tình quê hương, đất nước 

 B. 

“Tiếng gà trưa” là những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu, tình cảm ấy đã làm sâu sắc thêm tình quê hương, đất nước

 C. 

Tình bà cháu sâu nặng, gắn bó, hòa hợp

 D. 

“Tiếng gà trưa” là những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu, tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương, đất nước

27

Hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng riêng” của chủ tịch Hồ Chí Minh được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

 

 

 A. 

Những năm hòa bình ở miền Bắc sau kháng chiến chống Pháp

 B. 

Những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược

 C. 

Những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp

 D. 

Trước Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ mới về nước

28

Câu văn: “Với tác phẩm này, tác giả đã gieo vào lòng ta những tình cảm đẹp, tình yêu quê hương đất nước để mỗi chúng ta thêm trân trọng, tự hào về nơi mình sinh ra và lớn lên” có phương thức biểu đạt nào?

 A. 

Miêu tả

 B. 

Tự sự

 C. 

Biểu cảm

 D. 

Cả tự sự và miêu tả

29

Bài thơ nào có sử dụng từ trái nghĩa?

 A. 

Cảnh khuya

 B. 

Hồi hương ngẫu thư

 C. 

Rằm tháng riêng

 D. 

Bạn đến chơi nhà

30

Trong các dãy từ sau, dãy từ nào là từ láy?

 A. 

Đất đai, hoa hồng, tươi tốt, mong muốn

 B. 

Sung sức, mơ mộng, chậm chễ

 C. 

Xấu xí, xanh xao, vuông vắn, ngay ngắn

 D. 

Chiều chuộng, đi đứng, thân thương

31

Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả muốn nhắn gởi với mọi người điều gì?

 

 A. 

Bố mẹ là người có trách nhiệm hàng đầu trong việc nuôi dạy con cái.

 B. 

Kể lại việc hai anh em Thành và Thủy sắp phải chia tay nhau vì cha mẹ li hôn.

 C. 

Nêu lên tâm trạng buồn khổ của hai anh em Thành và Thuỷ khi sắp phải chia tay nhau.

 D. 

Tổ ấm gia đình là quý giá .Mọi người hãy cố gắng giữ gìn, bảo vệ.

32

Bài thơ “Phò giá về kinh “ ra đời trong hoàn cảnh nào ?

 

 A. 

Sau khi Trần Quang Khải thắng giặc Nguyên Mông trên bến Chương Dương, Hàm Tử .

 B. 

Lí Thường Kiệt chống Tống trên bến sông Như Nguyệt 

 C. 

Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

 D. 

Quang Trung đại phá quân Thanh 

33

  Ý của “Hồng cốm tốt đôi” trong văn bản “Một thức quà của lúa non: Cốm” của Thạch Lam là:

 A. 

Lời chúc đôi lứa hòa hợp,  hạnh phúc, lâu bền

 B. 

Lời chúc năm mới

 C. 

Quà sêu tết

 D. 

Lời chúc sung túc

34

Câu thơ nào chứa thành ngữ?

 A. 

Thân em như chẽn lú đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

 B. 

Mục đồng sáo vẳng châu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng

 C. 

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nỗi ba chìm với nước non”

 D. 

Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm tử bắt quân thù

35

Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh là biện pháp tu từ nào?

 A. 

Phép lặp

 B. 

Liệt kê

 C. 

Điệp ngữ

 D. 

Nói quá

36

Bài thơ “Tiếng gà trưa” có thành coong gì về nghệ thuật?

 

 A. 

Sử dụng rộng rãi lối liên tưởng, tưởng tượng

 B. 

Cách diễn đạt tự nhiên với những hình ảnh giản dị chân thực

 C. 

Sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa có giá trị biểu cảm cao

 D. 

Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc

37

Bài thơ “Tiếng gà chưa” được Xuân Quỳnh sáng tác vào thời gian nào?

 

 A. 

Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp

 B. 

Thời kì đầu kháng chiến chống Mĩ

 C. 

Thời kì cuối kháng chiến chống Mĩ

 D. 

Thời kì cuối kháng chiến chống Pháp

0
NG
25 tháng 10 2023

2.Nhà em có nuôi một chú chó tên là Mi Mi. Mi Mi thuộc giống chó ta, là chú chó nhỏ nhất trong đàn chó mà chó mẹ vừa sinh. Mi Mi giống mẹ nên có bộ lông đen tuyền như mực, em rất thích vuốt ve bộ lông ấy vì nó rất mềm mại. Đôi mắt của Mi Mi nhỏ xíu, đen láy, chiếc tai nhỏ lúc nào cũng vểnh lên như để nghe ngóng. Chiếc mũi nhỏ lúc nào cũng ươn ướt, chiếc miệng nhỏ xinh ham ăn nhìn rất đáng yêu. 
3. HS tự thực hiện.
4. HS tự thực hiện.

22 tháng 3 2019

HƯỚNG DẪN VIẾT

Nhà em có nuôi một chú mèo mướp và đặt tên là Miu. Miu có cái đầu tròn như quả cam. Bộ lông của chú có sọc vằn màu đen, xám và mượt như nhung. Chú có bộ vuốt sắc nhọn mà bất cứ con chuột nào khi nhìn thấy cũng phải khiếp sợ. Mỗi khi Miu thấy em, chú đều kêu meo meo và cọ cọ bộ lông mềm vào chân để làm nũng. Mỗi bữa ăn, mẹ em đều cho Miu một mẩu xương cá, nó ăn ngon miệng và tỏ ra rất hài lòng. Cả nhà em ai cũng yêu quý Miu và xem chú như là một thành viên trong gia đình của mình.

Lập dàn ý chi tiết tả con mèo nuôi trong nhà .a) Mở bài : Giới thiệu con mèo định tả : Con mèo này ở đâu ? Của ai ? Em thấy nó vào dịp nào...
Đọc tiếp

Lập dàn ý chi tiết tả con mèo nuôi trong nhà .

a) Mở bài : Giới thiệu con mèo định tả : Con mèo này ở đâu ? Của ai ? Em thấy nó vào dịp nào ?

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

b) Thân bài : 

- Tả hình dáng bên ngoài : Tầm vóc, kích thước, hình dáng, màu sắc của con mèo như thế nào ?  Từng bộ phận : Đầu, mắt, mũi, râu, thân hình, chân, đuôi của mèo có đặc điểm gì ?

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

- Tả tính nết, hoạt động của con mèo : cách đi đứng, ăn uống, chạy nhảy, rình chuột như thế nào ? Con mèo đối với chủ và đối với những người xung quanh như thế nào ?

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

c) Kết bài : Nêu cảm nghĩ của em với con mèo :

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

1
7 tháng 4 2018

Dàn ý viết bài

I.           Mở bài

Nhà em có chuột, mẹ mua một con mèo, nay nó đã lớn.

II.          Thân bài

a.                               Tả hình dáng

-       Mèo dài gần hai gang tay, loại mèo tam thể: trắng, nâu, xám.

-       Lông mèo dày và rất mượt.

-       Đầu mèo tròn như cuộn len nhỏ tròn, thân thon thon.

-       Chân cao, rắn rỏi: ngón chân ngắn có móng vuốt nhọn sắc.

-       Mắt mèo xanh, tròn như hai hòn bi ve trong suốt.

-       Mũi hồng hồng, nhỏ xíu; ria mép dài vươn về hai phía như những chiếc ăng-ten cực nhạy.

b.                               Tả hoạt động, tính nết

-       Ban ngày mèo thường thong thả dạo chơi trong nhà, thỉnh thoảng nhảy nhót đùa giỡn, vồ đuổi mấy chú gián.

-       Khi ăn từ tốn, gọn gàng.

-       Khi bắt chuột, toàn thân im phắc, đôi mắt mở to chăm chú nhìn về phía trước rồi bất chợt lao nhanh.

III.         Kết luận

Con mèo nhà em rất dễ thương. Nó thường xán đến mỗi khi em đi học về.

Tập làm văn :Dựa vào những câu hỏi gợi ý sau, viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4, 5 câu) để nói về một con vật mà em thích.1. Đó là con gì, ở đâu ?- Đó là con Lu nhà em. Một giống chó săn thông minh, lanh lợi và rất trung thành.2. Hình dáng con vật ấy có đặc điểm gì nổi bật ?- Hồi bố mới mua về, nó chỉ to bằng cái bình thủy Trung Quốc. Mới có sáu tháng mà nó đã đứng ngang ngực em...
Đọc tiếp

Tập làm văn :

Dựa vào những câu hỏi gợi ý sau, viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4, 5 câu) để nói về một con vật mà em thích.

1. Đó là con gì, ở đâu ?

- Đó là con Lu nhà em. Một giống chó săn thông minh, lanh lợi và rất trung thành.

2. Hình dáng con vật ấy có đặc điểm gì nổi bật ?

- Hồi bố mới mua về, nó chỉ to bằng cái bình thủy Trung Quốc. Mới có sáu tháng mà nó đã đứng ngang ngực em rồi. Toàn thân phủ một lớp lông vằn vện, giống như con hổ quảng cáo trên truyền hình.

3. Hoạt động của con vật ấy có gì ngộ nghĩnh, đáng yêu ?

Mỗi lần cho nó ăn, em yêu cầu nó phải đi bằng hai chân sau, hai chân trước nhấc khỏi mặt đất rồi làm động tác bắt tay. Đến chỗ ăn cơm, cho dù đang rất thèm ăn nhưng nó vẫn ngoan ngoãn ngồi im chờ lệnh. Có khi đói bụng quá, nó thực hiện động tác rất nhanh rồi thục mõm vào ăn một cách vội vã. Ăn xong, tự động ra nằm ở bậc thềm trông nhà. >

1
28 tháng 8 2018

HƯỚNG DẪN VIẾT

Lu là tên chú chó của gia đình em. Đó là giống chó săn thông minh, lanh lợi và rất trung thành. Hồi bố mới mua về, nó chỉ to bằng cái bình thủy Trung Quốc. Mới có sáu tháng mà nó đã đứng ngang ngực em rồi. Toàn thân nó phủ một lớp lông vằn vện, giống như con hổ quảng cáo trên truyền hình. Lu ngoan lắm. Mỗi lần cho nó ăn, em yêu cầu nó phải đi bằng hai chân sau, hai chân trước nhấc khỏi mặt đất rồi làm động tác bắt tay. Đến chỗ ăn cơm, cho dù đang rất thèm ăn nhưng nó vẫn ngoan ngoãn ngồi im chờ lệnh. Có khi đói bụng quá, nó thực hiện động tác rất nhanh rồi thục mõm vào ăn một cách vội vã. Ăn xong, tự động ra nằm ở bậc thềm trông nhà. Hễ nghe thấy tiếng động lạ, nó nhanh chóng phóng ra sủa oang oang để báo hiệu cho mọi người biết. Gia đình em ai cũng yêu quý Lu và xem nó như là một thành viên trong gia đình.