K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 5 2017

Bố cục: 4 phần

 ●    Phần 1 (từ đầu đến em chỉ khóc hoài): nỗi tuyệt vọng của Xi-mông

 ●    Phần 2 (tiếp … một ông bố): bác Phi-líp gặp Xi-mông và an ủi em.

 ●    Phần 3 (tiếp … bỏ đi rất nhanh): bác Phi-líp đưa Xi-mông về với mẹ và nhận làm bố của em.

 ●    Phần 4 (còn lại) : Xi-mông tin tưởng và nói với các bạn rằng em có bố Phi-líp

16 tháng 1 2017

Bố cục 3 phần:

●   Phần 1( Từ đầu đến “ Làm ăn sinh sống”): Nhân vật Tôi trên đường về quê

●   Phần 2(Tiếp đó đến “ Sạch trơn nh quét”): Nhân vật Tôi những ngày ở quê.

●   Phần 3(Còn lại): Nhân vật Tôi trên đường xa quê.

27 tháng 11 2019

Bố cục:

Hồi 4 gồm 2 lớp kịch: Lớp 2 và lớp 3.

●    Lớp 2: Thơm bình tĩnh cứu 2 cán bộ Cách mạng.

●    Lớp 3: Cuộc đối thoại của Thơm- Ngọc.

19 tháng 10 2018

●    Xi-mông là cậu bé độ 7-8 tuổi, có hoàn cảnh đáng thương và thường bị lũ bạn trêu chọc vì không có bố.

●    Xi-mông định ra bờ sông tự tử nhưng trước cảnh đẹp của bầu trời, nỗi nhớ mẹ khiến em khóc và không thực hiện được ý định.

●    Khi gặp bác Phi- líp em đã trút hết nỗi lòng, mắt đẫm lên, cảm giác buồn tủi. Đó là sự bất lực, tuyệt vọng của đứa trẻ.

●    Khi gặp mẹ, em òa khóc, đau đớn.

●    Khi bác Phi- líp đồng ý làm bố, em vui mừng phấn khích.

●    Hôm sau gặp bạn bè, em đã không còn sợ chúng trêu vì em biết bây giờ mình đã có bố.

8 tháng 5 2021

- Bài học được rút ra là: nhắc nhở chúng ta về lòng yêu thương bạn bè, mở rộng ra là lòng thương yêu con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lầm lỡ của người khác. Nhắc nhở chúng ta về thái độ ứng xử với người xung quanh, cần có một tấm lòng nhân hậu, không nên dửng dưng trước những đau khổ bất hạnh của người khác.

2 tháng 12 2019

Bố cục

- Phần 1 (từ đầu… mất khả năng sống tốt đẹp hơn”): Chiến tranh hạt nhân đe dọa tới sự sống toàn nhân loại.

- Phần 2 ( tiếp… trở lại điểm xuất phát của nó”): Chạy đua vũ trang là vô cùng kém, đi ngược lại sự tiến bộ xã hội

- Phần 3 (còn lại): Chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ cuộc sống hòa bình là nhiệm vụ cấp thiết của toàn nhân loại.

15 tháng 11 2018

Bố cục:

●   Phần 1: (từ đầu đến “Tốt bụng như thế”): Hình tượng cừu trong thơ La Phông-ten.

●   Phần 2: (còn lại): Hình tượng chó sói trong thơ La Phông-ten

23 tháng 6 2018

- Thể loại: truyện ngắn với ngôi kể thứ 3.

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
17 tháng 9 2023

Tác phẩm Bố của Xi-mông là một tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc. Xi-mông vốn không biết bố mình là ai, nói cách khác như cách em tự nhận là không có bố. Chính vì điều này mà Xi-mông bị các bạn trêu chọc, khiên cậu cảm thấy rất buồn và có những ý nghĩ tiêu cực như muốn tự tử. Đăng sau những ý nghĩ tiêu cực đó, là một trái tim đang tổn thương, đang cần được vỗ về, là một trái tim khát khao có được một người bố. Chính bác Phi-líp đã khích lệ Xi-mông. Điều này hẳn đã làm cho Xi-mông cảm nhận được sự ấm áp mà trước nay em hằng ao ước. Xi-mông đột ngột đề nghị bác Phi-líp làm bố của mình vì đó là khát vọng thẳm sâu bên trong của cậu bé khi muốn có một người bố và có một người thực sự rất phù hợp để làm bố cậu. Việc Xi-mông đề nghị bác Phi-líp làm bố của mình cho thấy khát vọng của một cậu bé ngây thơ, bé bỏng, cũng gợi cho người đọc về lối sống nhân ái, bao dung.

1 tháng 11 2023

Trong truyện Bố của Xi-mông có một chi tiết là Xi-mông đột ngột đề nghị bác Phi-lip làm bố của mình: -“Bác có muốn làm bố cháu không?”. Một câu hỏi đột ngột ngây thơ không có chủ định của Xi-mông khiến cho tất cả những người có mặt sững người. Mẹ của Xi-mông mặt đỏ bừng và tê tái đến tận xương tủy, bác Phi-lip xúc động đứng đó không biết phải bỏ đi thế nào cho phải. Tận sâu trong lòng Xi-mông chỉ mong muốn có một người bố, thèm khát được có bố, dù chỉ một lần như bao bạn bè cùng trang lứa để không bị chê cười, bị bắt nạt. Câu nói đơn giản của đứa trẻ hồn nhiên vô tư nhưng lại khiến cho người đọc ngậm ngùi chua xót. Cậu bé tội nghiệp của chúng ta, Xi- mông thật đáng thương biết bao, xã hội rất thiếu công bằng thiếu tình thương khi cho Xi-mông một cuộc sốn đau đớn cả về thể xác lẫn tâm hồn. Khi được chú Phi-lip đáp trả “Có chứ, chú có muốn”, trong giây phút ấy tâm hồn của cậu bé Xi-mông bất hạnh đã tràn ngập hạnh phúc, em cảm thấy được tình cảm ấm áp của một người cha, sự tự hào của việc có bố. Ngày hôm sau, Xi-mông dẫn tay chú Phi-lip tới trường và em tự hào nói với đám bạn hay chọc ghẹo, đuổi đánh em rằng “Đây là bố tao, bố tao tên là Phi-lip”. Một câu nói chứa đựng sự tự hào hãnh diện của một cậu bé luôn khao khát tình thương của một người cha. Thông qua truyện ngắn cho chúng ta thấy một chân lý có bố là điều vô cùng hạnh phúc. Một gia đình thì nên có đầy đủ cả cha lẫn mẹ có như vậy trẻ con mới được trưởng thành một cách vững chắc, hạnh phúc trọn vẹn.

4 tháng 3 2017

Những tình huống:

●   Cậu bé Xi-mông khoảng 7 – 8 tuổi lần đầu đến trường thì bị lũ bạn chế giễu vì không có bố. Xi-mông đã đánh nhau và tấn công những kẻ chế nhạo mình. Nhưng em vô cùng đau khổ vì sự thật em không có bố. Xi-mông đi ra bờ sông và định tự tử.

●   Nhưng nghĩ đến nhà, đến mẹ, em lại khóc. Mẹ em biết chuyện thì ôm lấy con mà khóc.

●   Bác thợ Phi-líp nhìn thấy, an ủi và đưa em về nhà. Phi-líp đã nhận làm bố của em. Hôm sau Xi-mông đến trường, lũ bạn xấu giễu cợt nhưng Xi-mông dám chống lại vì em tự tin rằng mình có bố Phi-líp.