K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 7 2017

Dựng lên chuyện “Con hổ có nghĩa” sẽ tạo ra tính hấp dẫn cho chuyện kể, hơn nữa nó nhấn mạnh lối sống tình nghĩa, đến con vật còn sống có nghĩa cớ sao con người lại có thể không như vậy

4 tháng 12 2017

1. Văn bản này thuộc thể văn gì? Có mấy đoạn văn? Mỗi đoạn nói gì?
BL: - Văn bản này thuộc loại văn tự sự - truyện cổ trung đại.
- Truyện có 2 đoạn :
+ Đoạn 1: Kể chuyện giữa một con hổ và một và đỡ
+ Đoạn 2: Kể chuyện giữa một con hổ và bác tiều phu. 
2. Với văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là biện pháp gì? Tại sao lại dựng lên chuyện "con hổ có nghĩa" mà không phải là "Con người có nghĩa"?
BL: - Biện pháp là mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người. 
- Nhằm mục đích đề cao ân nghĩa trong đạo làm người. 

23 tháng 10 2019

Biện pháp nghệ thuật chủ yếu: nhân hóa

- Mượn hình ảnh con hổ có nghĩa để nói về con người có nghĩa.

    + Con hổ là loài cầm thú hung dữ mà còn sống có nghĩa, có tình thì lẽ nào con người lại sống thiếu ơn được

     + Đây là cách diễn giải gián tiếp về con người.

25 tháng 1 2018

Ta là chúa sơn lâm của chốn rừng xanh. Bây giờ, ta đã già rồi, nhưng ta vẫn không sao quên được ân nhân đã cứu sống ta. Đó là bác tiều tốt bụng tên Mỗ.Các cháu phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình trong lúc khó khản, hoạn nạn.

Hôm đó, ta rất đói bụng, may mắn thay, ta vớ bẫm được một con bò lớn. Ta lao vào bắt nó, sau một hồi vật lộn, ta lôi con bò ra gần gốc cây rồi vui vẻ đánh chén. Đang ăn thì chợt có một chiếc xương to bị mắc ngang cổ họng khiến ta rất khó chịu. Chẳng biết làm thế nào, ta cho tay vào cổ họng móc xương ra. Nhưng dường như, ta không thích hợp để làm việc này. Ta loay hoay mãi mà chiếc xương vẫn không ra. Bàn tay ta to quá nên càng móc, chiếc xương lại càng vào sâu. Những nanh vuốt sắc nhọn chỉ làm cho cổ họng ta thêm đau đớn. Ta lãn lộn trên đất khiến cát bụi bay mù mịt, những cành cây xung quanh giập nát. Chốc chốc, ta lại cho tay vào họng móc thử mong là nó sẽ ra, nhưng đều bất lực. Đến lúc ta cảm thấy tuyệt vọng rồi, thì có một bác tiều từ xa tới. Bác ta bước đi lảo đảo, mặt đỏ gay. Chắc bác ta đang say rượu. Thấy ta móc họng, máu me trào ra, bác tiều liền trèo lên cây, kêu lên: "Cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho." Hiểu ý của bác, ta nằm phục xuống, há to miệng nhìn bác tiều với vẻ mặt cầu cứu. Bác tiều trèo xuống, tiến lại gần rồi lấy tay thò vào cổ họng ta, móc ra chiếc xương bò to bằng cánh tay. Ta cảm thấy nhẹ nhàng như trút được một gánh nước. Sau đó, bác tiều bỏ đi và chỉ nói lại một câu: "Nhà ta ở thôn Mỗ, hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé.". Sáng hôm sau, ta khoẻ mạnh như thường, và lại tiếp tục đi kiếm mồi. Săn được một con nai to, nhớ lời bác tiều, ta đem đặt nai trước cửa nhà bác. Cứ như vậy, thỉnh thoảng ta lại mang mồi ngon đến với bác. Mười năm thấm thoắt trôi qua. Rồi một hôm, khi ta mang lợn đến nhà mới hay bác đã qua đời. Hôm sau, từ xa, ta thấy rất nhiều người đứng quanh chiếc quan tài, bên cạnh một hố sâu. Ta chạy lại, đứng trên hai chân sau và gầm thét. Mọi người sợ hãi bỏ chạy. Ta ngồi rất lâu cạnh quan tài, dụi đầu vào nó để tỏ lòng thương tiếc. Sau đó, ta đi quanh quan tài vài vòng rồi bỏ vào rừng sâu, lòng đầy thương cảm. Từ đó về sau, cứ đến ngày giỗ bác tiều, ta lại đem lợn hoặc dê đặt trước cửa nhà bác.



Nguồn: https://yeuvan.com/dong-vai-con-ho-ke-lai-cau-chuyen-con-ho-co-nghia-van-mau-lop-6#ixzz55AY0U212

25 tháng 1 2018

Hôm đó, ta rất đói bụng, may mắn thay, ta vớ bẫm được một con bò lớn. Ta lao vào bắt nó, sau một hồi vật lộn, ta lôi con bò ra gần gốc cây rồi vui vẻ đánh chén. Đang ăn thì chợt có một chiếc xương to bị mắc ngang cổ họng khiến ta rất khó chịu. Chẳng biết làm thế nào, ta cho tay vào cổ họng móc xương ra. Nhưng dường như, ta không thích hợp để làm việc này. Ta loay hoay mãi mà chiếc xương vẫn không ra. Bàn tay ta to quá nên càng móc, chiếc xương lại càng vào sâu. Những nanh vuốt sắc nhọn chỉ làm cho cổ họng ta thêm đau đớn. Ta lãn lộn trên đất khiến cát bụi bay mù mịt, những cành cây xung quanh giập nát. Chốc chốc, ta lại cho tay vào họng móc thử mong là nó sẽ ra, nhưng đều bất lực. Đến lúc ta cảm thấy tuyệt vọng rồi, thì có một bác tiều từ xa tới. Bác ta bước đi lảo đảo, mặt đỏ gay. Chắc bác ta đang say rượu. Thấy ta móc họng, máu me trào ra, bác tiều liền trèo lên cây, kêu lên: "Cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho." Hiểu ý của bác, ta nằm phục xuống, há to miệng nhìn bác tiều với vẻ mặt cầu cứu. Bác tiều trèo xuống, tiến lại gần rồi lấy tay thò vào cổ họng ta, móc ra chiếc xương bò to bằng cánh tay. Ta cảm thấy nhẹ nhàng như trút được một gánh nước. Sau đó, bác tiều bỏ đi và chỉ nói lại một câu: "Nhà ta ở thôn Mỗ, hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé.". Sáng hôm sau, ta khoẻ mạnh như thường, và lại tiếp tục đi kiếm mồi. Săn được một con nai to, nhớ lời bác tiều, ta đem đặt nai trước cửa nhà bác. Cứ như vậy, thỉnh thoảng ta lại mang mồi ngon đến với bác. Mười năm thấm thoắt trôi qua. Rồi một hôm, khi ta mang lợn đến nhà mới hay bác đã qua đời. Hôm sau, từ xa, ta thấy rất nhiều người đứng quanh chiếc quan tài, bên cạnh một hố sâu. Ta chạy lại, đứng trên hai chân sau và gầm thét. Mọi người sợ hãi bỏ chạy. Ta ngồi rất lâu cạnh quan tài, dụi đầu vào nó để tỏ lòng thương tiếc. Sau đó, ta đi quanh quan tài vài vòng rồi bỏ vào rừng sâu, lòng đầy thương cảm. Từ đó về sau, cứ đến ngày giỗ bác tiều, ta lại đem lợn hoặc dê đặt trước cửa nhà bác.                                      Giờ đây ta đã già nua ốm yếu lắm rồi. Ta kể lại chuyện này cho các cháu nghe. Các cháu phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình trong lúc khó khản, hoạn nạn. Có như vậy, sống ở đời mới giữ được tình cảm lâu bền.


 

24 tháng 3 2016

Chọn  con hổ làm nhân vậy chính chứ không phải là một con vật nào khác – đó cũng là một dụng ý để thực hiện mục đích giáo huấn của câu chuyện. Trong thế giới tự nhiên, hổ là giống vật ăn thịt, là loài thú mạnh nhất , hung bạo nhất trong các loài thú dữ. Nó là "mãnh thú" đứng đầu các "mãnh thú", là chúa sơn lâm. Người ta ví "dữ như cọp", "oai như cọp". Người ta mang " ưđng ba mươi" ra để hù doạ nhau. Nhưng trong quan hệ gia đình thì "hổ giữ không ăn thịt con".  Còn trong câu chuyện này , trong quan hệ xã hội, ta lại gặp những con hổ có nghĩa. Mãnh thú mà còn có tình, có nghĩa , có lòng biết ơn sâu sắc - điều đó khiến cho con người chúng ta, nhất là nhỡng kẻ vô tình, vô nghĩa phải hổ thẹn. 

24 tháng 3 2016

vì muốn truyện có tính chất giáo huấn.

làm cho câu truyện thêm phần sinh động, tính chất giáo huấn tạo cho người đọc như đang nói về chính bản thân mình từ đó rút ra bài học

1 tháng 11 2017

Tôi làm nghề sản phụ đã lâu. Quanh vùng Đông Triều quê tôi, bà con vẫn gọi tôi là bà đỡ Trần. Tôi đã đỡ đẻ cho rất nhiều chị, nhiều cô khắp xóm dưới làng trên, nhưng đỡ đẻ cho hổ thì mới có một lần, thế mà tôi nhớ mãi.

Lần ấy, giữa đêm khuya, nghe tiếng gõ cửa gấp lắm. Tôi nghĩ chắc là có ai đến mời. Vừa mở cửa bước ra thì có một vật lạ lao tới ôm lấy tôi. Tôi chết khiếp khi biết mình bị hổ vồ. Con hổ rất to, dùng một chân ôm lấy tôi, chạy như bay vào rừng sâu. Hổ rẽ cây, vượt suối rồi nhẹ nhàng đặt tôi xuống cửa hang. Qua ánh sao đêm, tôi mở mắt nhìn thấy một con hổ cái đang lăn lộn, cào đất. Rụng rời chân tay. Tôi nghĩ mình đã trở thành mồi ngon cho hổ dữ. Tim như ngừng đập. Bỗng hổ đực cầm tay tôi và nhìn hổ cái, nước mắt ứa ra. Nhìn bụng hổ cái động đậy, tôi biết ngay hổ cái đang đau đẻ. Tôi thở phào, nhưng vẫn run. Sẵn thuốc mang theo trong túi, tôi liên hoà với nước suối cho uống, lại xoa bóp bụng hổ. Hổ đực ngồi cạnh canh chùng. Chỉ một lát sau, hổ cái trở dạ. Mẹ tròn con vuông. Hổ đực vẫy đuôi rối rít, nô giỡn với con, còn hổ cái thì cứ nằm phục xuống, dáng mỏimệt lắm. Lúc bấy giờ khoảng canh hai. Lá cây đẫm sương “lấp lánh” ánh sao. Gió thì thào. Tiếng suối thì thầm từ xa vọng lại. Hổ cái, hổ đực, hổ con vằn vện bộ lông. Tôi đang đứng tần ngần, bỗng hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, đào lên một cục to trăng trắng. Hổ đực đặt vào tay tôi, tôi biết hổ đực đã tặng mình một cục bạc. Hổ vẫy đuôi, dẫn tôi đi ra khỏi cửa rừng. Trời sắp sáng, tôi giơ tay nói: “Xin chúa rừng quay về”.Hổ cúi đầu, vẫy đuôi như lưu luyến đưa tiền. Khi tôi đi đã khá xa, hổ liền gầm lên một tiếng rồi mới quay về hang.

Về đến nhà, cân cục bạc hổ tặng được hơn mười lạng. Năm ấy mất mùa, đói kém, nhờ số bạc ấy mà gia đình tôi mới sống qua dược.

14 tháng 11 2017

Tôi họ Trần, có gốc tích lâu đời ở huyện Đông Triều. Tôi làm nghề đỡ  đẻ (hộ sinh) đã hơn hai chục năm nay và đã giúp cho hàng trăm phụ nữ vượt qua những khó khăn trong việc sinh nở

 Một đêm nọ, tôi nghe có tiếng động hơi khác thường: vừa như tiếng gõ, vừa như tiếng cào cào cánh cửa. Tôi mở cửa ra xem có ai tới mời mình đi đỡ đẻ không. Chuyện này đã thường xuyên xảy ra, có khi quá nửa đêm người ta vẫn tới mời đi vì việc sinh nở đâu có định rõ giờ giấc nào. Nhưng cửa đã mở, tôi cầm ngọn đèn dầu giơ lên soi, chẳng thấy bóng dáng một ai. Tôi toan trở vào nhà, chợt từ một bụi cây gần cửa, một con hổ lao ra. Tôi sợ quá nhưng vẫn còn nhìn rõ hai mắt sáng lóng lánh, những cái râu dài hai bên mép và những vết vằn trên lưng nó, rồi sau đó ngất xỉu đi, cái đèn trên tay văng ra và vỡ tan khi nào chẳng rõ. Khi tôi tỉnh lại thì đã thấy mình nằm trong hang hổ. Thì ra con hổ đã vồ lấy tôi và khéo léo ôm tôi chạy mãi vào rừng và đưa tôi tới tận đây

 Tôi nghĩ: hổ sắp ăn thịt mình rồi, và nhắm mắt lại chờ chết. Nhưng lát sau, không thấy hổ cắn xé, tôi đánh bạo mở mắt ra thì nhờ ánh trăng chiếu vào của hang, tôi nhận ra có một con hổ nữa đang lăn lộn dưới đất. Tôi nhìn kỹ thì thấy cái bụng nó rất to và hiểu ra: nó là con hổ cái đang đau đẻ và tôi được đón đến đây chính là để đỡ đẻ cho nó. Thật là một dịp đỡ đẻ khác thường! Lúc này hổ đực tỏ vẻ rất hiền lành cầm lấy tay tôi nhìn về phía hổ cái như có ý nói: "bà hãy giúp cho vợ tôi được mẹ tròn con vuông"

 Sẵn có thuốc mang theo trong túi, tôi hòa ra cho hổ cái uống rồi xoa bóp bụng cho nó. Lát sau hổ đẻ được hai con hổ con xinh xắn. Hổ mẹ mệt mỏi ngủ thiếp đi mặc cho hai đứa con bò tìm vú để bú sữa. Hổ đực tỏ vẻ vui mừng lắm. Nó đào bới ở góc hang rồi móc lên một cục bạc lớn. Sắc bạc sáng lóng lánh dưới ánh trăng. nó cầm cục bạc đặt vào tay tôi rồi dẫn tôi ra khỏi rừng.

 Khi đã về tới gần nhà tôi thì gà xóm đã gáy vang, trời cũng sắp sáng, hổ đực cúi đầu,vẫy đuôi tỏ ý chào cáo từ tồi quay đầu chạy vụt vào rừng.

 Năm ấy trời làm lũ lụt, mùa màng mất cả, nhiều gia đình rất cùng quẫn đòi ăn. Riêng tôi, nhờ có số bạc hổ tặng cho mà có thể sống qua những ngày tháng gieo neo. Qua truyện này,  tôi mới hiểu ra rằng: hổ là loài thú dữ, chuyên ăn thịt nhiều loài vật khác, nhưng nó cũng biết sống có tình có nghĩa

9 tháng 8 2018

1)Các tác giả viết câu chuyện này cũng thầm gửi tới cho chúng ta một thông điệp: Mọi người hãy biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, sống nhân nghĩa với nhau sống đúng với đạo lý làm người để nhằm xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Câu chuyện có giá trị nhân văn sâu sắc, có giá trị thời đại to lớn.

2)Mẹ hiền dạy con là một truyện lí thú. Một cách viết ngắn, lớp lang mạch lạc, giản dị mà sâu sắc: Ba lần chuyển chỗ ở, một lần hối hận vì "nói đùa" với con, một lần cắt đứt tấm vải đang dệt... để dạy con ý thức học tập. Mạnh mẫu rất yêu con, lại có phương pháp dạy con, quan tâm giáo dục đạo đức và chí hướng học hành cho con. Mạnh mẫu là một bà mẹ hiền vĩ đại. Mạnh Tử là một nhà hiền triết vĩ đại mới có người con vĩ đại. Đọc truyện Mẹ hiền dạy con, càng kính trọng Mạnh mẫu bao nhiêu thì ta càng yêu quý mẹ cha mình bấy nhiêu!

13 tháng 8 2018

Cảm ơn bạn nha