K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2021

tham khảo

 Có công chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc.

+ Củng cố và xây dựng đất nước, giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất sau này.

5 tháng 8 2023

- Một số vị tướng tài giỏi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc là: Ngô Quyền; Lê Hoàn; Lý Thường Kiệt; Trần Quốc Tuấn; Nguyễn Huệ,...

- Tham khảo: Em ấn tượng nhất với Nguyễn Huệ. Vì:

+ Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hình ảnh Nguyễn Huệ tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 39 tuổi xuân nhưng ông đã có 22 năm đánh Nam dẹp Bắc: lần lượt đánh đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê - tạo cơ sở cho quá trình thống nhất đất nước; đuổi Xiêm diệt Thanh - góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập của nước nhà. Mỗi chiến công trong cuộc đời Nguyễn Huệ đánh dấu một mốc son trong lịch sử hào hùng của cả dân tộc Việt Nam.

+ Không chỉ thể hiện tài năng trên lĩnh vực quân sự, Nguyễn Huệ còn là một nhà cải cách, với những chính sách tiến bộ nhằm canh tân đất nước. Trong thời gian ngắn ngủi (4 năm) kể từ khi lên ngôi hoàng đế sáng lập vương triều (năm 1788) cho đến khi từ trần (năm 1792), công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão lớn lao của vua Quang Trung tuy chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng và ý chí quật khởi, tự cường của ông.

22 tháng 12 2022

TK:

Sau trận chiến lịch sử tại sông Bạch Đằng (938), Ngô Quyền xưng vương, lập ra triều Ngô (939-968), đóng đô ở Cổ Loa, đặt ra định chế triều nghi, quan chức, chỉnh đốn chính trị trong nước. Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước bị 12 sứ quân cát cứ, gây ra cảnh loạn lạc. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh tái thống nhất đất nước, lên ngôi vua lập nên triều Đinh (968-981), lấy hiệu Đinh Tiên Hoàng đế, đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư, định ra phẩm hàm quan văn võ, thiết lập quân đội chính quy. Tiếp nối triều Đinh, năm 981, Lê Hoàn lên ngôi vua, lập triều Tiền Lê (981-1009), lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất thành công, giữ vững nền độc lập.

22 tháng 12 2022

có lạc đề hông ??

câu1:'' Mà nay áo vải cờ đàogiúp dân đựng nước,xiết bao công trìnha) hai câu văn(thơ) trên nói về vị vua nào?b) em hãy nêu những công lao của vị vua đó đối với đất nước?câu2: a) trình bày những chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ 19 ?b) tại sao nhà Nguyễn lại thi hành chính sách hạn chế ngoại thương ?c) nếu là thương nhân của dai đoạn này em có đồng ý với chính sách ngoại thương của nhà...
Đọc tiếp

câu1:'' Mà nay áo vải cờ đào
giúp dân đựng nước,xiết bao công trình
a) hai câu văn(thơ) trên nói về vị vua nào?
b) em hãy nêu những công lao của vị vua đó đối với đất nước?
câu2: 
a) trình bày những chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ 19 ?
b) tại sao nhà Nguyễn lại thi hành chính sách hạn chế ngoại thương ?
c) nếu là thương nhân của dai đoạn này em có đồng ý với chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn ko ? vì sao ?
câu3:
a) cuối thế kỉ 18 nửa đầu thế kỉ 19 nước ta đạt những thành tựu gì về kĩ thuật ?
b) trong thành tựu kĩ thuật cuối thế kỉ 18 nửa đầu thế kỉ 19 của nước ta em thích thành tựu nào nhất ? vì sao ?
c) những thành tựu về kĩ thuật nước ta cuối thế kỉ 18 nửa đầu thế kỉ 1 phản ánh điều gì?

mọi ngừi giúp mik nha mik cám ơn nhiều

0
câu1:'' Mà nay áo vải cờ đàogiúp dân đựng nước,xiết bao công trìnha) hai câu văn(thơ) trên nói về vị vua nào?b) em hãy nêu những công lao của vị vua đó đối với đất nước?câu2: a) trình bày những chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ 19 ?b) tại sao nhà Nguyễn lại thi hành chính sách hạn chế ngoại thương ?c) nếu là thương nhân của dai đoạn này em có đồng ý với chính sách ngoại thương của nhà...
Đọc tiếp

câu1:'' Mà nay áo vải cờ đào
giúp dân đựng nước,xiết bao công trình
a) hai câu văn(thơ) trên nói về vị vua nào?
b) em hãy nêu những công lao của vị vua đó đối với đất nước?
câu2: 
a) trình bày những chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ 19 ?
b) tại sao nhà Nguyễn lại thi hành chính sách hạn chế ngoại thương ?
c) nếu là thương nhân của dai đoạn này em có đồng ý với chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn ko ? vì sao ?
câu3:
a) cuối thế kỉ 18 nửa đầu thế kỉ 19 nước ta đạt những thành tựu gì về kĩ thuật ?
b) trong thành tựu kĩ thuật cuối thế kỉ 18 nửa đầu thế kỉ 19 của nước ta em thích thành tựu nào nhất ? vì sao ?
c) những thành tựu về kĩ thuật nước ta cuối thế kỉ 18 nửa đầu thế kỉ 1 phản ánh điều gì?

mọi người giúp mình nhé mik cảm ơn

0
10 tháng 12 2017

Các vị tướng trong ba lần kháng chiến như:Trần Quốc Toản, Trần Quốc Tuấn, Trần Khánh Dư

15 tháng 11 2016

Có 9 vị vua thời Lý:

- Lý Thái Tổ

+ Niên hiệu: Thuận Thiên

-Lý Thái Tông:

+Niên hiệu:Thiên Thành, Thống Thụy, Càn Phù Hữu Đạo, Minh Đạo, Thiên Cảm Thánh Võ, Sùng Hưng Đại Bảo

-Lý Nhân Tông:

+Niên hiệu: Thái Ninh, Anh Võ Chiêu Thắng, Quảng Hữu, Hội Phong , Long Phù, Hội Tường Đại Khánh, Thiện Phù Duệ Võ, Thiên Phù Khánh Thọ

- Lý Thần Tông:

+ Niên hiệu: Thiên Thuận, Thiên Chương Bảo Tự.

-Lý Anh Tông: Thiệu Minh, Đại Đinh, Chính Long Bảo Ứng, Thiên Cảm Chí Bảo

-Lý Cao Tông:

+Niên hiệu: Trịnh Phù, Thiên Tư Gia Thụy, Thiên Gia Bảo Hựu, Trị Bình Long Ứng

- Lý Huệ Tông:

+Niên hiệu: Kiến Gia

- Lý Chiêu Hoàng:

+ Niên hiệu: Thiên Chương Hữu Đạo

Vị vua có công nhiều nhất là Lý Nhân Tông

Bữa sau môn nào ra môn nấy nha :)

Chúc bạn học tốt, mình đi học võ đây

 

15 tháng 11 2016

cảm ơn

29 tháng 12 2018

Bác Hải là một nông dân cần cù, chất phác. Bác là người họ hàng của gia đình em. Em được biết đến bác là nhờ một lần về thăm quê ngoại. Gặp bác khi bác đang cày ruộng.

Hôm ấy, trên đường về quê em phải qua một cánh đồng rộng. Xa xa là dãy núi tím ngắt. Con mương nhỏ dẫn nước chạy men theo con đường trải đá răm. Đang vui vẻ nói chuyện cùng bố. Bố em dừng lại chào to: “Chào bác Hải, trưa rồi mà vẫn không nghỉ tay à?”

Bác Hải đang cày ruộng. Bác ngừng trâu. Dừng lại, nở nụ cười thật tươi chào lại bố con em. Năm nay bác chừng ngoài bốn mươi tuổi rồi. Dáng người bác cao lớn, vạm vỡ. Trên khuôn mặt chữ điền là đôi mắt to và sáng. Da bác rám nắng, tay chân chắc nịch. Bác say sưa cày ruộng trong chiếc áo đen đã bạc màu, ướt đẫm mồ hôi. Chiếc quần vải màu xanh dày dặn được xắn cao để lộ màu da chân đỏ au, vồng lên những bắp thịt cuồn cuộn, rắn chắc. Đôi tay cứng cáp điều khiển cái cày khéo léo. Một tay bác cầm chuôi cày, còn tay kia thì cầm cái roi dài để phết vào mông trâu khi nào trâu lười biếng. Theo lưỡi cày, đất được lật lên ngọt xớt, phơi mình trên thửa ruộng chạy dài, thẳng tắp. Thỉnh thoảng bác lại quất nhẹ vào lưng trâu, miệng quát to: "Ngọ! Ngọ!". Hai con trâu đi chậm rãi dần vì phải kéo cả lưỡi cày, lật bao nhiêu lớp bùn đất. Trong ruộng có nước, khi lưỡi cày đi qua, nó để lại trong nước những hình xoắn tròn to, rồi nhỏ dần nhỏ dần. Khi cày đã thấm mệt, bác dừng lại nghỉ ngơi. Bác ngồi dưới một gốc cây to rồi lấy trong túi ra một gói thuốc rê đã được vê thành từng điếu rồi châm lửa hút. Lúc này, các động tác của bác chậm rãi. Hai con trâu khoan thai, vẫy đuôi găm cỏ. Mặt trời giờ đã lên cao, ánh nắng rải chan hoà khắp thửa ruộng. Mặt bác nhễ nhãi mồ hôi, nhưng bác vẫn cùng con trâu tiếp tục cày xong thửa ruộng. Trâu sau một lát nghỉ ngơi, lại ngoan ngoãn bì bõm kéo cày theo sự điều khiển của bác. Em thấy quý và cảm phục bác làm sao. Nhìn những hàng đất cày thành luồng trông rất đẹp dưới nắng trưa, em lại nhớ đến câu tục ngữ: "Ăn một bát cơm, nhớ người cày ruộng".

Em và bố tiếp tục lên xe vào nhà nội, mỗi lúc một xa, bóng bác Hải khuất dần. Để làm ra hạt gạo, người nông dân phải đổ biết bao mồ hôi, công sức. Em thầm cảm ơn các bác nông dân, những người đã cho ta bát cơm trắng, dẻo thơm trong sự nhọc nhằn vất vả của mình.

29 tháng 12 2018

Cánh đồng lúa quê em đã vào mùa thu hoạch các bác nông dân ngày ngày ra đồng gặt lúa, mang về những hạt thóc vàng ươm sau những ngày tháng vất vả.

Từ sáng tinh mơ, các bác nông dân đã ra đồng. Ra đồng các bác rẽ theo các hướng khac nhau, ai về thửa ruộng nhà nấy. Nhìn xa xa, ai cũng giống nhau. Vì mùa này trời rất nắng nên các bác mặc áo dày, đội nón trắng, khuôn mặt trùm kín bằng một chiếc khăn chỉ để lộ đôi mắt. Dụng cụ đã chuẩn bị xong, các bác bắt đầu công việc gặt lúa. Đàn bà lom khom cắt lúa còn đàn ông thì tuốt lúa. Tay trái các bác nâng từng bông lúa, tay phải cầm liềm cắt lúa xoèn xoẹt, đôi bàn tay mềm mại, thoăn thoắt tưởng như các bác đang múa. Từng bước chân nhịp nhàng di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Lúa cắt xong được các bác xếp ngay ngắn thành từng đống rất gọn gàng. Lúa được cắt mỗi lúc một nhiều. Tiếng tuốt lúa vang lên rộn ràng cùng nhịp thở của các bác. Các bác đứng dậy vươn vai, quay lại nhìn thành quả lao động của mình. Nét mặt ai cũng vui. Mặt trời lên cao dần, Khi đã thấm mệt, các bác đứng lên nghỉ giải lao, ngồi uống nước đá, ăn vội cái bánh mì mà người nhà mới mang đến. Đâu đó vang lên những lời hát ngọt ngào của các cô gái làm xua đi những mệt nhọc. Sau ít phút giải lao, mọi người lại bắt tay vào việc. Càng về trưa nắng càng gay gắt mọi người ai cũng thấm mệt nhưng tranh thủ làm cho xong công việc. Mồ hôi rơi xuống nghe thánh thót, lưng áo ướt đẫm. Thỉnh thoảng, các bác lấy nón quạt phành phạch xua tan đi cái nắng nóng cứ vô tình chiếu xuống cánh đồng trống trải. Lúa trên ruộng cũng được gặt xong.

Vào mùa gặt, ai cũng bận rộn. Những hạt lúa chắc nịch, vàng ươm đã được đưa về nhà. Các bác nông dân phấn khởi vì vụ mùa bội thu.