K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 11 2017

a) Đoạn 1: Cây thuốc quý

- Chàng tiều phu

   

- Gặp hổ

- Phát hiện cây thuốc quý

Lời kể : Đã từ rất xa xưa có một người tên là Cuội chuyên làm nghề đốn củi. Một hôm, khi vào rừng, Cuội bị một con hổ nhỏ xông tới tấn công. Cuội liều mạng vung roi đánh trúng đầu hổ làm nó ngã lăn ra đất. Lúc đó, hổ mẹ vừa về tới. Cuội sợ quá leo vội lên cây cao lẩn trốn. Cuội thấy hổ mẹ cúi xuống nhìn con rồi chạy tới một bụi cây gần đó, cắn một nắm lá về nhai mớm cho con. Chỉ ít phút sau, hổ con đã sống lại như không có chuyện gì xảy ra cả. Hai mẹ con hổ cùng nhau đi vào rừng sâu. Cuội biết cây kia là một cây thuốc quý nên nhảy xuống, đào gốc mang về trồng ở vườn nhà.

b) Đoạn 2: Vợ chồng chú Cuội

- Cứu người

- Lấy vợ

- Tai nạn bất ngờ

Lời kể : Nhờ có cây thuốc quý đó, Cuội đã cứu được bao nhiêu người tai qua nạn khỏi. Chàng còn cứu được cả con gái một phú ông nên được ông này nhận chàng làm rể. Hai vợ chồng Cuội rất thương yêu nhau. Nhưng có một hôm, vợ chàng bị ngã vỡ đầu, chàng phải lấy đất sét làm một bộ óc giả thay vào đầu cho vợ rồi dùng lá thuốc quý chạy chữa. Thế mà vợ chàng vẫn tỉnh lại nhưng mắc chứng hay quên.

c) Đoạn 3: Lên cung trăng

- Theo cây lên trời

- Chú Cuội ngồi bên gốc cây

 

Lời kể : Một bữa, do quên lời chồng dặn, vợ Cuội đã tưới nước giải vào gốc cây thuốc quý làm nó từ từ rời khỏi mặt đất bay lên cao. Cuội nhìn thấy thế, sợ mất cây quý, vội chạy lại nắm lấy chùm rễ cây và đã bị cây cuốn theo tới tận cung trăng. Bây giờ vào những đêm trăng tròn và sáng, nhìn lên trời, ta vẫn thấy chú Cuội ngồi dưới gốc cây thuốc quý giữa vầng trăng tròn vành vạnh.

15 tháng 5 2020

đây là bài của mình

Tôi tên là Cuội, làm nghề kiếm củi để đổi gạo sống qua ngày. Một hôm, tôi đang lúi húi chặt cây thì bất ngờ có một con hổ nhỏ xông tới. Không kịp chạy, tôi đành vung rìu lên đánh nhau với nó. Hổ con bị tôi giáng mạnh một rìu vào trán nên ngã lăn quay. Vừa lúc ấy, hổ mẹ về tới nơi. Sợ quá, tôi vội quăng rìu rồi leo tót lên cây để trốn.

       Từ trên cao nhìn xuống, tôi thấy hổ mẹ chạy đến gốc cây gần đỏ, bứt mấy cái lá rồi nhai nát mớm cho con. Một lúc sau, hổ con sống lại, vẫy đuôi mừng rỡ. Đợi hổ mẹ tha hổ con đi xa, tôi đào cả gốc cây lạ mang về nhà.

      Từ khi có cây thuốc quý, tôi cứu sống được rất nhiều người. Con gái phú ông bị bệnh nặng sắp chết, tôi chữa cho cô ta sống lại. Phú ông gả con gái cho tôi. Hai vợ chồng tôi sống với nhau êm ấm, thuận hoà. Một lần, vợ tôi sảy chân bị ngã vỡ đầu. Tôi đắp rất nhiều lá thuốc mà cô ấy vẫn không tỉnh lại. Thương vợ, tôi nặn thử một bộ óc bằng đất sét, đặt vào đầu như cũ rồi rịt thuốc. Không ngờ, cô ấy sống lại, tươi tỉnh như thường, chỉ khổ nỗi từ đấy mắc chứng hay quên.

      Tôi dặn vợ đừng bao giờ tưới nước giải vào cây thuốc quý, nhưng rồi cô ấy đãng trí lại đem thứ nước ô uế đó tưới cho cây. Cây đa lung lay gốc dữ dội, rồi cứ thế lừng lững bay lên trời.

      Vừa lúc ấy, tôi đi kiếm củi về, vội nhảy bổ đến túm vào rễ cây cố giữ cây lại. Nhưng cây thuốc cứ bay lên cao, cao mãi kéo cả tôi theo. Bên tai tôi gió rít ù ù. Tôi sợ quá nhắm chặt mắt. Cây bay suốt mấy ngày, mấy đêm rồi dừng lại trên cung trăng. Thế là tôi mãi mãi phải sống cô độc trên mặt trăng lạnh lẽo. Tôi nhớ nhà, nhớ vợ, nhớ quê hương lắm! Tháng nào cũng vậy, cứ đến đêm rằm trăng sáng, tôi lại ngồi dưới gốc cây đa, nhìn xuống trần gian và không nguôi ao ước: "Bao giờ tôi mới được trở về dưới ấy?".

20 tháng 2 2017

a) Đoạn 1: Chiếc áo đẹp.

Gió bấc thổi từng cơn lạnh buốt báo hiệu mùa đông đã đến sớm rồi. Đã hơn một tuần nay tôi thấy Hòa mặc một chiếc áo len thật đẹp. Áo có màu vàng tươi như màu hoa cúc. Áo có một dây kéo dài có thể kéo từ dưới lên tận cổ. Đằng sau áo còn có một chiếc mũ có thể kéo trùm lên đầu cho khỏi lạnh. Tôi mượn Hòa mặc thử thấy ấm sực cả người. Tôi ao ước có một cái áo len như thế nên đêm ấy tôi đã ngỏ lời xin mẹ mua cho một cái áo len như cái áo của Hòa.

b) Đoạn 2 : Dỗi mẹ

Nghe tôi nói xong, mẹ tôi bảo: "Mẹ chỉ có một số tiền nhỏ đang định mua cho anh Tuấn và con mỗi đứa một cái áo bông. Cái áo len của Hòa đắt tiền bằng cả hai cái áo bông đây". Tôi phụng phịu với mẹ : "Nhưng con chỉ thích cái áo len màu vàng thôi" rồi tôi dỗi mẹ lên giường nằm, giả vờ ngủ.

c) Đoạn 3 : Nhường nhịn

 

Tôi nằm im chưa ngủ thì chợt nghe anh Tuấn thì thào với mẹ :

"Mẹ ơi, mẹ cứ mua cái áo len cho em Lan đi. Con không cần áo mới đâu". Mẹ tôi nói, giọng thật nhỏ nhẹ : "Năm nay xem ra sẽ lạnh lắm đấy. Không có áo ấm con bị bệnh đấy". Anh Tuấn cười : "Không hề gì đâu, con khỏe lắm. Con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong". Mẹ tôi âu yếm bảo: "Được, con cứ ngủ đi, để mẹ nghĩ đã".

d) Đoạn 4 : Ân hận

Tôi nghe trọn câu chuyện giữa mẹ tôi và anh Tuấn, chợt tôi thấy ân hận vô cùng. Trong khi tôi chỉ nghĩ đến mình thì mẹ tôi quan tâm tới cả hai anh em và anh Tuấn sẵn sàng nhường phần áo ấm cho tôi. Nhất định sáng mai khi trở dậy tôi sẽ nói ngay với mẹ: "Con không cần mua áo len vàng nữa đâu. Mẹ cứ mua cho hai anh em con mỗi người một áo ấm mẹ ạ !

5 tháng 3 2019

a) Đoạn 1 : Đi chợ Tết

Vào một ngày giáp Tết, Uyên và các bạn rủ nhau đi chơi chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ. Họ đang ríu rít trò chuyện thì có tiếng gọi: Nè, sắp nhỏ kia đi đâu vậy" làm cả bọn đứng sững lại nhìn ra ngơ ngác.

b) Đoạn 2 : Bức thư

Họ chợt nhận ra người gọi đó là Phương. Uyên cho Phương biết mọi người đang đi tìm một món quà để gửi ra cho Vân ở Hà Nội. Vân là một người bạn mà cả nhóm mới quen ở trại hè Nha Trang.

Phương nói "Tết ngoài Hà Nội chắc vui lắm ?" Uyên nói : "Vui nhưng mà lạnh dễ sợ luôn…" Rồi Uyên lấy thư của Vân ra đọc cho Phương nghe. Nghe Uyên đọc thư xong. Huệ nói : "Ước gì chúng mình gửi cho Vân được một ít nắng phương Nam nhỉ !"

 

c) Đoạn 3 : Món quà

Nghe Huệ nói vậy, Phương chợt reo lên : "Mình nghĩ ra rồi !".

Cả bọn hỏi Phương, Phương tủm tỉm cười : "Chúng mình sẽ gửi Vân một vật ngoài Bắc không có : một cành mai.

Cả bọn tán thành : "Đúng rồi, một cành mai, một cành mai chở nắng phương Nam".

 

Thế là họ vui vẻ quay lại chợ chọn mua một cành mai đẹp.

2 tháng 11 2021

Tham khảo:

Sau khi đã tan tiệc Trung Thu, tôi về nhà đánh răng sau đó đi ngủ luôn vì mệt mỏi. Tôi liu diu mắt, thiếp đi lúc nào không biết, chợt lúc tỉnh dậy, tôi thấy mình đang nằm ngủ dưới gốc cây đa. Tôi giật mình choàng dậy. Ngay cạnh tôi là một ngừoi đàn ông mạc quần áo bà ba quấn khăn kẻ. Tôi hoảng sợ nhưng ngừoi đàn ông bảo:" Cháu đừng sợ, chú là Cuội đây, chú tình cờ đi ngang qua đây thấy chúng cháu đang tổ chức Trung Thu vui vẻ và lại gọi chứ xuống ăn bánh nữa nên chú rất mừng" Tôi hỏi:

-Thế đây là cung trăng hả chú?

Chú trả lời:

- Ừ, đây là cung trăng đó, cháu thấy có đẹp không?

Tôi nói:

- Đẹp lắm chú ạ. Nó còn to ơi là to!

Rồi chú bảo tôi :

- Cháu muốn đi tham quan cung trăng không?!

- Có ạ- tôi lẻo miệng đáp.

Rồi chú Cuội dắt tôi đi vòng quanh cung trăng chơi, tiếp đó chú cho tôi xem những chú thỏ đang giã bánh giầy. Đặc biệt còn có cả chị Hằng Nga đang làm bánh nữa chứ. Chị Hằng cho tôi làm thử, lúc đầu còn vụng về nhưng sau cũng quen.

Nhưng chợt tôi nghe tiếng gọi:" Đăng ơi, Đăng! Dậy, dậy đi con. Tôi choàng tỉnh mắt thấy mẹ đang đứng ở cửa phòng gọi tôi. Tôi bước ra khỏi giường nhưng lòng vẫn còn nghĩ về giấc mơ hôm qua:" Không biết những gì vừa nãy có phải là thật không nhỉ?"

27 tháng 4 2018

a) Đoạn 1 : Hai vợ chồng chăm chỉ.

- Thức khuya dậy sớm : Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về nhà khi đã lặn mặt trời.

- Không lúc nào ngơi tay : Cấy lúa, gặt hái xong, họ lại trồng khoai, trồng cà.

- Kết quả tốt đẹp : nhờ làm lụng chuyện cần, họ đã gây dựng được một cơ ngơi đoàng hoàng.

b) Đoạn 2 : Dặn con.

- Tuổi già : Hai ông bà mỗi ngày lại già yếu, ít lâu sau bà lão qua đời, ông lão cũng lâm bệnh nặng.

- Hai người con lười biếng : Hai người con ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền.

- Lời dặn của người cha : Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng.

c) Đoạn 3 : Tìm kho báu.

- Đào ruộng tìm kho báu : Hai người con nghe theo lời cha đào bới cả đám ruộng.

- Không thấy kho báu : Vụ mùa đến, hai người con trồng lúa. Nhờ làm đất kĩ nên vụ ấy bội thu. Mấy mùa tiếp theo cũng vậy.

 

- Hiểu lời dặn của cha : Ai chăm chỉ, yêu quý đất đai sẽ có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc

NG
17 tháng 10 2023

1.Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi qua thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà để bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc. 
2.

Em chủ động hoàn thành bài tập. 
3.

Học sinh tự đọc lại, rà soát và chia sẻ trong nhóm để nghe lời nhận xét 

13 tháng 4 2019

Tranh 1: Nước Việt Nam ta đã bị bọn giặc phong kiến phương Bắc xâm lược. Giặc hung tàn đã giày xéo lên cuộc sống dân ta. Chúng bắt dân ta phải nộp lúa gạo, bạc vàng châu báu và nhiều sản vật quý. Dưới ách thống trị của chúng, cuộc sống của mỗi người đều rất cơ cực.

Tranh 2: Lòng căm thù quân giặc, ai ai cũng muốn phanh thây xả thịt bọn chúng, bắt chúng phải đền tội ác. Vì thể ở nhiều nơi, bà con đã tập hợp lực lượng, chuẩn bị giáo mác, cung tên, rèn luyện võ nghệ sẵn sàng diệt giặc.

Tranh 3: Khi nghe tin Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, dân chúng đã trùng trùng giáo mác đi theo. Hai bà mặc áo giáp phục lộng lẫy, cưỡi trên mình voi, phất cờ và vung kiếm chỉ huy. Quân ta ào ào xông lên đè bẹp kẻ thù, khiến cho chúng kinh hồn bạt vía ôm đầu chạy trốn.

Tranh 4: Giành lại được non sống, hai vị anh hùng dân tộc từ chiến trận trở về, được nhân dân cả nước tôn vinh. Tên tuổi Hai Bà Trưng còn mãi mãi sáng chói trong những trang sử vàng của dân tộc Việt Nam

4 tháng 6 2019

1. Bức tranh 1: Tôi đang nắn nót viết từng chữ thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi, làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu. Tôi nổi giận. Cô-rét-ti cười, đáp : "Mình không cố ý đâu !"

Cái cười của cậu làm tôi càng tức. Tôi nghĩ là cậu vừa được phần thưởng nên kiêu căng.

2. Bức tranh 2: Lát sau để trả thù, tôi đẩy Cô-rét-ti một cái đến nỗi hỏng hết trang tập viết của cậu. Cậu ta giận đỏ mặt, giơ tay dọa tôi, nói : "Cậu cố ý đấy nhé !"

Thấy thầy giáo nhìn, cậu hạ tay xuống, nhưng lại nói thêm : "Lát nữa ta gặp nhau ở cổng."

3. Bức tranh 3: Cơn giận lắng xuống. Tôi bắt đầu thấy hối hận. Chắc là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay tôi thật. Tôi nhìn cậu, thấy vai áo cậu sứt chỉ, chắc vì cậu đã vác củi giúp mẹ. Bỗng nhiên, tôi muốn xin lỗi Cô-rét-ti nhưng không đủ can đảm.

4. Bức tranh 4: Tan học, tôi thấy Cô-rét-ti đi theo mình. Tôi đứng lại, rút cây thước kẻ cầm tay. Cậu ta đi tới, tôi giơ thước lên.

– Ấy đừng ! – Cô-rét-ti cười hiền hậu – Ta lại thân nhau như trước đi ! tôi ngạc nhiên, ngây ra một lúc, rồi ôm chầm lấy bạn. Cô-rét-ti nói :

– Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa, phải không En-ri-cô ?

– Không bao giờ ! Không bao giờ ! – Tôi trả lời.

5. Bức tranh 5: Về nhà, tôi kể chuyện cho bố nghe, tưởng bố sẽ vui lòng. Nào ngờ bố mắng "Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn vì con có lỗi. Thế mà con lại giơ thước dọa đánh bạn".

 
13 tháng 7 2019

a) Đoạn 1 : Trên đường phố Thành và Mến kết bạn với nhau từ hồi Thành rời thành phố sơ tán về nông thôn, quê của Mến để tránh sự ném bom phá hoại của giặc Mĩ. Lúc ấy hai bạn còn nhỏ xíu. Thế mà đã hai năm trôi qua. Hôm nay bố Thành đón Mến ra thành phố chơi. Thành dẫn bạn đi thăm phố phường đông vui khiến Mến thấy ngạc nhiên và thích thú.

b) Đoạn 2 : Trong công viên.

   

Khi vào công viên, hai bạn cùng chơi với nhau nhiều trò chơi như ngồi cầu trượt, lên đu quay... Mến say sưa ngắm cảnh mặt hồ rộng lớn lăn tăn gợn sóng. Hồ nước gợi hai bạn nhớ lại những kỉ niệm về vùng quê : hai bạn cùng ngồi thuyền thúng ra đầm hái hoa sen. Đang nói chuyện, chợt hai em nghe thấy tiếng kêu thất thanh : Cứu với !". Thành còn đương ngơ ngác xem có chuyện gì xảy ra thì Mến đã nhảy ùm xuống hồ nước cứu một cậu bé vừa rớt xuống hồ. Mến bơi nhanh và giỏi nên loáng cái đã dìu được cậu bé vào bờ.

c) Đoạn 3 : Lời của bố.

Về nhà, hai bạn giấu không dám kể bố nghe chuyện trên. Nhưng rồi một thời gian, khi Mến đã trở về quê, bố cũng biết chuyện. Bố trầm ngâm bảo Thành :

– Con ạ ! Người ở làng quê là như vậy đấy. Lúc chiến tranh, họ sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa cho ta. Khi cứu người, họ chẳng hề chần chừ ngần ngại.