K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 7 2017

Vì vùng biển Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nghề làm muối, đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

- Có nhiều nắng, nhiệt độ trung bình năm cao, độ mặn của nước biển cao, ít có sông lớn đổ ra biển,... rất thuận lợi cho việc sản xuất muối.

- Vùng biển Nam Trung Bộ nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Tỉnh nào cũng có bãi tôm, bãi cá, nhưng lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa - Trường sa. Đây là điều kiện thuận lợi đ phát triển nghề khai thác hải sản.

- Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản.

- Dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất muối, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản được chú trọng: đội tàu đánh cá, cng cá, dịch vụ hải sản, cơ sở chế biến hải sản,...

6 tháng 6 2017

Trả lời:

- Các bãi tôm, bãi cá: Đà Nẵng – Quảng Nam, Quảng Ngãi - Bình Định – Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận - Bình Thuận.

- Vùng biển Duyên hải Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối, đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

+ Có nhiều nắng, nhiệt độ trung bình năm cao, độ mặn của nước biển cao, ít có sông lớn đổ ra biển rất thuận lợi cho việc sản xuất muối.

+ Vùng biển Nam Trung Bộ nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Tỉnh nào cũng có bãi tôm , bãi cá, nhưng lớn nhất là các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề khai thác hải sản. Bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm , phà thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

+ Dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất muối, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.

6 tháng 6 2017

Trả lời:

- Các bãi tôm, bãi cá: Đà Nang, Quảng Ngãi - Bình Định, Khánh Hoà, Ninh Thuận - Bình Thuận, Hoàng Sa - Trường Sa.

- Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nghề làm muôi và khai thác, nuôi trồng thuỷ sản.

+ Quanh năm nắng, nhiệt độ trung bình cao, độ mặn của nước biển cao, dọc ven biển ít cửa sông,...

+ Vùng nước mặn, nước lợ ven bờ thích hợp cho nghề nuôi trồng thuỷ sản (nuôi tôm hùm, tôm sú).

+ Trên một số đảo ven bờ từ tỉnh Quảng Nam đến Khánh Hoà có nghề khai thác tố chim yến (yến sào) đem lại giá trị kinh tế cao.

+ Gần các ngư trường trọng điểm (Ninh Thuận — Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu; ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa), có nhiều bãi tôm, cá gần bờ.

20 tháng 8 2019

- Các bãi tôm, bãi cá: Đà Nẵng – Quảng Nam, Quảng Ngãi - Bình Định – Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận - Bình Thuận.

- Vùng biển Duyên hải Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối, đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

      + Có nhiều nắng, nhiệt độ trung bình năm cao, độ mặn của nước biển cao, ít có sông lớn đổ ra biển rất thuận lợi cho việc sản xuất muối.

      + Vùng biển Nam Trung Bộ nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Tỉnh nào cũng có bãi tôm , bãi cá, nhưng lớn nhất là các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề khai thác hải sản. Bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm , phà thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

      + Dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất muối, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.

1 tháng 10 2017

a) So sánh

- Tổng sản lượng thuỷ sản Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ (dẫn chứng).

- Sản lượng thuỷ sản khai thác Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ (dẫn chứng).

- Bắc Trung Bộ có t trọng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng trong tổng sản lượng thuỷ sản cao hơn so Duyên hải Nam Trung Bộ (dẫn chứng).

b) Gii thích

- Duyên hi Nam Trung Bộ có sản lượng thuỷ sn khai thác lớn hơn Bắc Trung Bộ do có nhiều điều kiện thuận lợi hơn.

     + Có đường b biển dài nhất trong các vùng của nước ta, tất cả các tỉnh đều giáp biển.

     + Nguồn hải sản rất phong phú, nhiều bãi tôm, bãi cá lớn.

     + Có các ngư trường trọng điểm: Ninh Thuận - Bình Thuận, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, gần ngư trương Bà Rịa - Vũng Tàu.

     + Khí hậu nóng quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tạo điều kiện cho các loài hải sản phát triển và sinh trưởng quanh năm. Số ngày ra khơi nhiều hơn vùng Bắc Trung Bộ.

     + Lực lượng lao động trong lĩnh vực ngư nghiệp đông đảo, nhân dân có truyền thống, kinh nghiệm đánh bắt, chế biến thủy, hải sản.

     + Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho ngành đánh bắt hải sản được chú trọng: đội tàu đánh cá, cảng cá, dịch vụ hải sản, cơ sơ chế hải sản,...

- Bắc Trung Bộ có tỉ trọng sản lượng nuôi trồng lớn hơn do nhiều vũng vịnh, đầm phá, cửa sông ven biển,... thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, việc nuôi thuỷ sản nước lợ, nước mặn phát triển khá mạnh. Thiên tai thường xảy ra gây khó khăn cho họat động đánh bắt,...

1 tháng 3 2016

a) Việc phát triển nghề cá và du lịch biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

* Nghề cá :

- Biển giàu hải sản, nhất là các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa; sản lượng đánh bắt lớn, nhất là cá biển

- Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Việc nuôi tôm hùm, tôm sú đang phát  triển ở nhiều tỉnh, nhất là ở Phú Yên, Khánh Hòa.

- Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, phong phú, trong đó mắm Phan Thiết ngon nổi tiếng.

- Chú ý khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

* Du lịch biển :

- Có nhiều bãi biển nổi tiếng : Mỹ Khê ( Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn ( Bình Định), Nha Trang ( Khánh Hòa), Cà Ná ( Ninh Thuận), Mũi Né ( Bình Thuận)

- Hình thành các trung tâm du lịch có sức hấp dẫn đối với du khách

b) Đánh bắt hải sản xa bờ đang được đẩy mạnh ở vùng Duyên hải Nam trung Bộ

- Có hiệu quả cao về kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên sinh vật ven bờ

- Khẳng định chủ quyền và góp phần bảo vệ biển đảo của nước ta

10 tháng 12 2023

*Tham khảo:

2. 

- Nông nghiệp: Đồng bằng sông Hồng là vùng đất màu mỡ, phù hợp cho canh tác nông nghiệp. Lúa là cây chủ lực, đóng góp lớn vào sản xuất lương thực của quốc gia. Ngoài ra, đây cũng là khu vực sản xuất nhiều loại cây lương thực khác như ngô, khoai lang, và cây trồng công nghiệp.

- Công nghiệp: Vùng này có nhiều thành phố lớn như Hà Nội và Hải Phòng, đóng vai trò trọng điểm cho công nghiệp. Các ngành công nghiệp đa dạng từ chế biến thực phẩm đến sản xuất máy móc, điện tử. Khu vực đồng bằng sông Hồng góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

3. 

- Tài nguyên thiên nhiên

- Khí hậu ấm áp

- Nhu cầu thị trường

- Chính sách hỗ trợ

22 tháng 9 2023

a/- Sản lượng thủy sản nuôi trồng của Bắc Trung Bộ (BTB) là 38,8 nghìn tấn, Duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB) là 27,6 nghìn tấn => BTB gấp hơn 1,4 lần DHNTB, chiếm 58,4% sản lượng nuôi trồng của Duyên hải miền Trung.

- Sản lượng thủy sản khai thác của BTB là 153,7 nghìn tấn, DHNTB là 493,5 nghìn tấn => DHNTB gấp hơn 3,2 lần BTB, chiếm 76,3% sản lượng khai thác của Duyên hải miền Trung.

- Tổng sản lượng thủy sản của DHNTB gấp khoảng 2,7 lần tổng sản lượng thủy sản của BTB, chiếm 73,0% tổng sản lượng thủy sản của toàn vùng Duyên hải miền Trung.

=>Kết luận: Nhìn chung, ngành thủy sản của DHNTB phát triển hơn BTB (về tổng sản lượng), BTB phát triển thế mạnh nuôi trồng, DHNTB phát triển thế mạnh đánh bắt hải sản.

b/ Có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng giữa hai vùng chủ yếu do:

+ BTB có lợi thế hơn DHNTB về diện tích mặt nước có thể khai thác để nuôi trồng thủy sản, bờ biển có nhiều đầm phá nóng, nhiều bãi triều, nhiều diện tích đất ngập nước ...

+ Vùng biển DHNTB có nhiều bãi cá, bãi tôm lớn, có ngư trường lớn Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, nên sản lượng thủy sản khai thác lớn hơn nhiều so với BTB.

https://loigiaihay.com/bai-2-trang-100-sgk-dia-li-9-c92a12944.html

Tham khảo đâu??

a) So sánh sản lượng thủy sản của hai vùng:

- Sản lượng thủy sản nuôi trồng của Bắc Trung Bộ gấp hơn 1,3 lần sản lượng thủy sản nuôi trồng của Duyên hải Nam Trung Bộ (năm 2002: nuôi trồng Bắc Trung Bộ là 38,8 nghìn tấn, Duyên hải Nam Trung Bộ là 27,6 nghìn tấn), chiếm 57,3 % sản lượng nuôi trồng của duyên hải miền Trung.

- Sản lượng thủy sản khai thác của Duyên hải Nam Trung Bộ gấp hơn 3,1 lần sản lượng thủy sản khai thác của Bắc Trung Bộ, (năm 2002: khai thác Bắc Trung Bộ là 153,7 nghìn tấn, Duyên hải Nam Trung Bộ là 493,5 nghìn tấn), chiếm 75,9% sản lượng khai thác của duyên hải miền Trung.

+ Tổng sản lượng thủy sản của Duyên hải Nam Trung Bộ gấp hơn 2,5 lần tổng sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ, chiếm 71, 6 % tổng sản lượng thủy sản của toàn vùng Duyên hải miền Trung.

⟹ Kết luận: Nhìn chung ngành thủy sản duyên hải Nam Trung Bộ phát triển hơn Bắc Trung Bộ (về tổng sản lượng), Bắc Trung Bộ phát triển thế mạnh nuôi trồng, duyên hải Nam Trung Bộ phát triển thế mạnh đánh bắt hải sản.

b) Giải thích:

Có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng giữa hai vùng chủ yếu do:

+ Bắc Trung Bộ có lợi thế hơn Duyên hải Nam Trung Bộ về diện tích mặt nước có thể khai thác để nuôi trồng thủy sản, bờ biển có nhiều đầm phá nóng, nhiều bãi triều, nhiều diện tích đất ngập nước ....

+ Vùng biển Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều bãi cá, bãi tôm lớn, có ngư trường lớn Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa — Vũng Tàu, nên sản lượng thủy sản khai thác lớn hơn nhiều so Bắc Trung Bộ.

27 tháng 3 2018

- So sánh sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác của hai vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ

      + Sản lượng thủy sản nuôi trồng của vùng Bắc Trung Bộ lớn hơn duyên hải Nam Trung Bộ.

      + Sản lượng thủy sản khai thác của vùng Bắc Trung Bộ nhỏ hơn duyên hải Nam Trung Bộ.

- Giải thích: Vùng Bắc Trung Bộ có nhiều vũng, vịch, đầm phá, bãi triều và mặt nước nuôi thủy sản

      + Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có nguồn hải sản rất phong phú, người dân có truyền thống đánh bắt thủy sản.