K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 5 2018

Dựa vào tính tương đối của chuyển động: thổi luồng gió vào máy bay đang đứng yên theo chiều ngược với chiều chuyển động thực của máy bay nên nếu lấy luồng gió làm mốc thì máy bay sẽ chuyển động ngược lại. Do đó vẫn thu được kết quả như trong thực tế.

D
datcoder
Giáo viên
31 tháng 10 2023

Ta phân tích thí nghiệm trên:

- Khi kéo quả cầu (2) đến điểm B rồi thả ra thì quả cầu khi đó có năng lượng ở dạng thế năng, nó dần quay trở về vị trí ban đầu do có sự chuyển hóa từ thế năng thành động năng.

- Sau đó va chạm vào quả cầu (1) truyền năng lượng động năng cho quả cầu (1) và nó lên đến vị trí A cùng độ cao với vị trí B, tức là ở đây có sự chuyển hóa từ động năng thành thế năng.

- Và quả cầu (1) có năng lượng bằng quả cầu (2), như ban đầu ta đã cung cấp.

Từ đây, qua thí nghiệm ta thấy, năng lượng được bảo toàn.

BẠN CÓ BIẾT QUAN HỆ GIỮA THIÊN VĂN VÀ KHÍ TƯỢNG ? Ngày xưa, khi xét về một người có kiến thức uyên bác, người ta nói: "(ông ta) trên hiểu thiên văn, dưới tường địa lý". "Trên hiểu thiên văn" bao gồm hiểu biết kiến thức về khí tượng. Ngày nay vẫn còn không ít người chịu ảnh hưởng của nhận xét đó, họ lẫn lộn mối quan hệ giữa hai ngành khoa học thiên văn và khoa học khí tượng....
Đọc tiếp

BẠN CÓ BIẾT QUAN HỆ GIỮA THIÊN VĂN VÀ KHÍ TƯỢNG ?

Ngày xưa, khi xét về một người có kiến thức uyên bác, người ta nói: "(ông ta) trên hiểu thiên văn, dưới tường địa lý". "Trên hiểu thiên văn" bao gồm hiểu biết kiến thức về khí tượng. Ngày nay vẫn còn không ít người chịu ảnh hưởng của nhận xét đó, họ lẫn lộn mối quan hệ giữa hai ngành khoa học thiên văn và khoa học khí tượng. Thời cổ đại, các môn khoa học tự nhiên đều mới ở dạng manh nha, bởi vậy thường có hiện tượng hai môn học hoặc nhiều môn khoa học lẫn lộn với nhau. Người xưa cho rằng thiên văn học và khí tượng học đều đều là nghiên cứu "ông trời" nên đã coi hai môn khoa học đó như nhau. Nhưng ngày nay khi thiên văn học và khí tượng học đã có những bước phát triển lớn, hai ngành khoa học này càng có nội dung khác nhau.

Thiên văn học là khoa học nghiên cứu các thiên thể, chủ yếu là nghiên cứu sự chuyển động của thiên thể, tác dụng qua lại lẫn nhau giữa các thiên thể, điều kiện vật lý và nguồn gốc của các thiên thể đó. Nếu chúng ta coi trái đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời và nghiên cứu nó như một thiên thể, thì Trái đất cũng là đối tượng nghiên cứu của thiên văn học.

Đối tượng nghiên cứu của khí tượng học là tầng khí quyển của trái đất. Nếu bạn lần lượt đọc cuốn "Thiên văn" và "Khí tượng" trong bộ sách "Mười vạn câu hỏi vì sao" thì bạn sẽ phân biệt rất rõ đối tượng nghiên cứu của thiên văn học và khí tượng học.

Thiên văn học và khí tựơng học là ngành khoa học khác nhau, vậy phải chăng chúng hoàn toàn không liên quan gì với nhau? Không phải! Thời tiết thay đổi chủ yếu là do sự chuyển động tầng khí quyển của Trái đất gây ra, nhưng một số nhân tố thiên văn cũng có thể ảnh hưởng tới sự thay đổi của thời tiết, trong đó hoạt động của Mặt trời có ảnh hưởng rất quan trọng tới thay đổi thời tiết lâu dài của Trái đất. Ví dụ trong

vòng 70 năm sau Công nguyên từ 1645-1715 và trong vòng 90 năm Công nguyên từ 1460-1550 đều là thời kỳ hoạt động cực tiểu của Mặt trời, trong hai thời kỳ này nhiệt độ của Trái đất đều lạnh, nhiệt độ bình quân của trái đất giảm 0,5-1°C, ngược lại trong thời kỳ Trung thế kỷ, nhiệt độ của Trái đất có tăng lên đúng vào thời kỳ hoạt động cực đại của Mặt trời.

Ngoài Mặt trời còn có một số thiên thể cúng tác động tới thời tiét trên Trái đất. Có người cho rằng, sức hút của Mặt trăng và Mặt trời ngoài việc gây ra thuỷ Triều lên xuống của các đại dương còn gây ra sự thay đổi tầng khí quyển của trái đất, ảnh hưởng tới các luồng không khí tuần hoàn trong khí quyển. Những mảnh sao băng mà chúng ta nhìn thấy vào ban đêm cũng ảnh hưởng thời tiết thay đổi. Ví dụ trời mưa phải có đủ hai điều kiện: một là trong không trung phải có đủ hơi nước; hai là phải có một lượng bụi nhất định hoặc những hạt tích điện để ngưng đọng hơi nước thành hạt mưa. Những mảnh sao băng bị cháy vụn tan thành vô số hạt bụi nhỏ hút hơi nước và ngưng đọng thành những hạt mưa.

Nếu chúng ta hiểu rõ được ảnh hưởng của thiên văn đối với thay đổi thời tiết, chúng ta sẽ có thể áp dụng những thành quả nghiên cứu thiên văn vào việc dự báo thời tiết chính xác hơn. Qua đời sống và lao động sản xuất, ông cha ta xưa kia đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm dự báo thời tiết rất phong phú, trong đó nhiều câu tục ngữ dự báo thời tiết đã căn cứ vào những yếu tố thiên văn.

Việc quan trắc thiên văn cũng đòi hỏi có điều kiện thời tiết nhất định. Ví dụ gặp buổi trời mưa, trời râm, thì kính viễn vọng quang học sẽ không sử dụng được. Bởi vậy dự báo thời tiết chính xác sẽ giúp ích nhiều cho công việc nghiên cứu thiên văn.

3
19 tháng 1 2019

Cho mình xin nguồn bạn ưi :3

19 tháng 1 2019

mk biết được cái này trong sách và gõ ra cho các bn đọc đó chứ mk đâu có chép mạng, mk làm lâu lắm đó

1 tháng 3 2023

d. Đề xuất đề tài Nghiên cứu khoa học

 
6 tháng 9 2023

Từ hình vẽ ta thấy vật có hình tam giác thì lực cản không khí là lớn nhất và vật có hình gọt nước nằm ngang có lực cản không khí là nhỏ nhất.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
12 tháng 12 2023

Từ hình vẽ ta thấy vật có hình tam giác thì lực cản không khí là lớn nhất và vật có hình gọt nước nằm ngang có lực cản không khí là nhỏ nhất.

7 tháng 9 2017

Dựa vào tính tương đối của chuyển động. Thổi luồng gió vào máy bay đang đứng yên theo chiều ngược với chiều chuyển động thực của máy bay nên nếu lấy luồng gió làm mốc thì máy bay sẽ chuyển động ngược lại. Do đó ta vẫn thu được kết quả như trong thực tế.

7 tháng 9 2017

Giải

Dựa vào tính tương đối của chuyển động

Thổi luồng gió vào máy bay đang đứng yên theo chiều ngược với chiều chuyển động thực của máy bay nên nếu lấy luồng gió làm mốc thì máy bay sẽ chuyển động ngược lại. Do đó ta vẫn thu được kết quả như trong thực tế.

Câu 1....... nghiên cứu về thực vật, động vật, con người.A. Sinh học.B. Hoá học.C. Vật lý.D. Thiên văn học.Câu 2....... nghiên cứu về chuyển động, lực và năng lượng.A. Sinh học.B. Hoá học.C. Vật lý.D. Thiên văn học.Câu 3...... nghiên cứu về chất và về sự biến đổi của chúng.A. Sinh học.B. Hoá học.C. Vật lý.D. Thiên văn học.Câu 4. Các biển báo trong Hình 2.1 có ý nghĩa gì?A. Cấm thực hiện.B. Bắt buộc thực...
Đọc tiếp

Câu 1....... nghiên cứu về thực vật, động vật, con người.

A. Sinh học.

B. Hoá học.

C. Vật lý.

D. Thiên văn học.

Câu 2....... nghiên cứu về chuyển động, lực và năng lượng.

A. Sinh học.

B. Hoá học.

C. Vật lý.

D. Thiên văn học.

Câu 3...... nghiên cứu về chất và về sự biến đổi của chúng.

A. Sinh học.

B. Hoá học.

C. Vật lý.

D. Thiên văn học.

Câu 4. Các biển báo trong Hình 2.1 có ý nghĩa gì?

Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

A. Cấm thực hiện.

B. Bắt buộc thực hiện.

C. Cảnh bảo nguy hiểm.

D. Không bắt buộc thực hiện.

Câu 5. Trường hợp nào sau đây đều là chất?

A. Đường mía, muối ăn, con dao

B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm

C. Nhôm, muối ăn, đường mía

D. Con dao, đôi đũa, muối ăn

Câu 6. Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?

A. Ngưng tụ.

B. Hoá hơi.

C. Sôi.

D. Bay hơi.

Câu 7. Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học của khí carbon dioxide?

A. Chất khí, không màu

B. Không mùi, không vị

C. Tan rất ít trong nước

D. Làm đục dung dịch nước vôi trong

Câu 8. Quá trình nào sau đây cần oxygen?

A. Hô hấp.

B. Quang hợp.

C. Hoà tan.

D. Nóng chảy.

Câu 9: Vật liệu nào dưới đây dẫn điện?

A. Kim loại

B. Nhựa

C. Gốm sứ

D. Cao su

Câu 10: Các cây thép dùng trong xây dựng nhà cửa, cầu, cống được sản suất từ loại nguyên liệu nào sau đây?

A. Quặng bauxite

B. Quặng đồng

C. Quặng chứa phosphorus

D. Quặng sắt

Câu 11: Cách sử dụng nhiên liệu hiệu quả, tiết kiệm?

A. Điều chỉnh bếp gas nhỏ lửa nhất

B. Đập than vừa nhỏ, chẻ nhỏ củi

C. Dùng quạt thổi vào bếp củi khi đang cháy.

D. Cho nhiều than, củi vào trong bếp.

Câu 12: Nhóm thức ăn nào dưới đây là dạng lương thực?

A. Gạo, rau muống, khoai lang, thịt lợn

B. Khoai tây, lúa mì, quả bí ngô, cà rốt

C. Thịt bò, trứng gà, cá trôi, cải bắp

D. Gạo, khoai lang, lúa mì, ngô nếp.

Câu 13. Hỗn hợp là

A. Dây đồng.

B. Dây nhôm.

C. Nước biển.

D. Vòng bạc.

Câu 14. Khi hoà tan bột đá vôi vào nước, chỉ một lượng chất này tan trong nước; phần còn lại làm cho nước bị đục. Hỗn hợp này được coi là

A. dung dịch.

B. chất tan.

C. nhũ tương.

D. huyền phù.

Câu 15. Để tách chất rắn không tan ra khỏi chất lỏng, ta dùng phương pháp tách chất nào sau đây?

A. Cô cạn.

B. Chiết.

C. Chưng cất.

D. Lọc.

Câu 16. Hỗn hợp chất rắn nào dưới đây có thể tách riêng dễ dàng từng chất bằng cách khuấy vào nước rồi lọc?

A. Muối ăn và cát.

B. Đường và bột mì.

C. Muối ăn và đường.

D. Cát và mạt sắt.

Câu 17. Tại sao nói “tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống”

A. Vì tế bào rất nhỏ bé.

B. Vì tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: Tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản như: sinh sản, sinh trưởng, hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết.

C. Vì tế bào Không có khả năng sinh sản.

D. Vì tế bào rất vững chắc.

Câu 18. Loại tế bào nào sau đây phải dùng kính hiển vi điện tử mới quan sát được?

A. Tế bào da người.

B. Tế bào trứng cá.

C. Tế bào virut.

D. Tế bào tép bưởi.

Câu 19: Vì sao tế bào thường có hình dạng khác nhau?

A. Vì các sinh vật có hình dạng khác nhau.

B. Để tạo nên sự đa dạng cho tế bào.

C. Vì chúng thực hiện các chức năng khác

nhau.

D. Vì chúng có kích thước khác nhau.

Câu 20. Từ một tế bào ban đầu, sau 5 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra

A. 4 tế bào con.

B. 16 tế bào con.

C. 8 tế bào con.

D. 32 tế bào con

 

Câu 1. (1 điểm ) Tại sao khi làm thí nghiệm xong cần phải: Lau dọn chỗ làm thí nghiệm; sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ; rữa sạch tay bằng xà phòng?

Câu 2: (1 điểm) Hãy đưa ra một ví dụ cho thấy:

A. Chất rắn không chảy được

B. Chất lỏng khó bị nén

C. Chất khí dễ bị nén

Câu 3: (1 điểm ) Em hãy trình bày cách sử dụng nhiên liệu trong sinh hoạt gia đình (đun nấu, nhiên liệu chạy xe) an toàn và tiết kiệm?

Câu 4: (1 điểm) Trình bày cách tách muối lẫn sạn không tan trong nước?

Câu 5: (1 điểm) Vẽ tế bào vảy hành: chú thích rõ màng tế bào, nhân và tế bào chất

0
14 tháng 3 2019

1.Ròng rọc X Mp nghiêng

2.Chất lngr bên trong nở ra khi nóng và co lại khi lạnh 

3.Vật khí sẽ nở ra nhiều nhất ->vật lỏng->vật rắn

4Đường ray bị cong , n kế thủy ngân đo nđộ nước đang sôi

5Nhúng ống ngiệm vào ncs màu rồi nhấc lên sao cho chỉ còn 1 giọt , dùng một bình thủy tinh kín , cắm óng đó  vào bình và hơ nóng,ta thấy giọt nước di chuyển vì ko khí bên trong đã nở ra khi gặp nđộ cao 
6.Nkế thủy ngân : Đo nđộ phòng thí nghiệm 
Nkế y tế : Đo n đọ cơ thể 

Nkế rượu : ĐO nđọ khí quyển 

7. Dùng ứng dụng sự co giẫn của các chất vạt ứng dụng t tế 
Hok tốt 
Thêm vào để câu trả lời thêm chi tiết nha