K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 7 2019

- Chữ bắt đầu bằng tr : trứng, trắng, trên.

- Chữ bắt đầu bằng s : sát sông

- Chữ có dấu hỏi : tả, tổ, thể.

- Chữ có dấu ngã : nữa, đã, vẫn, những.

Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau. a) Tôi vội ra khoang trước nhìn. Xa xa từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ...
Đọc tiếp

Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau.

a) Tôi vội ra khoang trước nhìn. Xa xa từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời.
Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đẫy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây.
Chim tập trung về đây nhiều không thể nói được. Chúng đậu và làm tổ thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng. Xa xa thấp thoáng có người quảy giỏ, cầm sáo trúc để bắt chim, coi bộ dễ hơn bắt gà trong chuồng.
Tiếng chim kêu vang động bên tai, nói chuyện không nghe nhau được nữa. Thuyền chúng tôi tiếp tục chèo, đi tới ba nghìn thước rồi mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây gie sát ra sông. (Theo Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam ) b) Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua những thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù tỏa biếc, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ. Khi vầng sáng nan quạt khép lại dần, trăng vàng mịn như một nốt nhạc bay lên bầu trời, ru ngủ muôn đời thần thoại. (Võ Văn Trực, Vời vợi Ba Vì) c) Lịch sử thường sẵn những trang đau thương, mà hiếm những trang vui vẻ: bậc anh hùng hay gặp bước gian nguy, kẻ trung nghĩa thường lâm cảnh khốn đốn. Những khi ấy, trí tưởng tượng dân chúng tìm cách chữa lại sự thật, để khỏi phải công nhận những tình thế đáng ưu uất. Ta thử lấy truyện Hai Bà Trưng mà xét. Tuy trong lịch sử có chép rõ ràng Hai Bà phải tự vẫn sau khi đã thất trận, nhưng ngay ở làng Đồng Nhân nơi thờ Hai Bà vẫn chép rằng Hai Bà đều hóa đi, chứ không phải tử trận. Đối với các nữ tướng của Hai Bà cũng vậy, ta chỉ thấy các vị anh hùng đó hóa lên trời.
Nghe truyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, với tâm hồn chất phác và giản dị, như tâm hồn người thuở xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc nước nhà lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, ngồi dựa một gốc cây to, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết. (Nguyễn Đình Thi, Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích)

(Gợi ý : Trước hết tìm các từ ngữ hoặc câu văn thể hiện chủ đề, sau đó phân tích cách triển khai chủ đề ấy trong đoạn trích.)

1
20 tháng 12 2019

a, Đoạn văn (a) nói tới chủ đề cánh rừng chim ở phương Nam.

- Cách sắp xếp theo trình tự: từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, từ gần ra xa.

b, Đoạn (b) trình bày chủ đề vẻ đẹp của Ba Vì theo mùa trong năm.

- Tác giả tập trung tả vẻ đẹp của Ba Vì theo thời điểm chủ yếu là buổi chiều và ban đêm khi có trăng lên.

c, Đoạn (c) chủ đề nói về trí tưởng tượng của dân gian trong truyện truyền thuyết.

- Cách sắp xếp đối xứng: một bên là lịch sử, một bên là truyền thuyết có cốt lõi lịch sử.

Một hôm, Chim Sâu vào rừng chơi và được nghe Họa Mi hót. Về tổ, Chim Sâu phụng phịu nói với bố mẹ:- Bố mẹ ơi! Sao bố mẹ sinh con ra không là Họa Mi, mà lại là Chim Sâu?- Bố mẹ là Chim Sâu thì con phải là Chim Sâu chứ! - Chim mẹ trả lời.Chim Sâu con lại hỏi:- Chúng ta có thể trở thành Họa Mi được không ạ?- Tại sao con muốn trở thành Họa Mi?- Vì con muốn có tiếng hót hay để mọi người...
Đọc tiếp

Một hôm, Chim Sâu vào rừng chơi và được nghe Họa Mi hót. Về tổ, Chim Sâu phụng phịu nói với bố mẹ:
- Bố mẹ ơi! Sao bố mẹ sinh con ra không là Họa Mi, mà lại là Chim Sâu?
- Bố mẹ là Chim Sâu thì con phải là Chim Sâu chứ! - Chim mẹ trả lời.
Chim Sâu con lại hỏi:
- Chúng ta có thể trở thành Họa Mi được không ạ?
- Tại sao con muốn trở thành Họa Mi?
- Vì con muốn có tiếng hót hay để mọi người yêu quý.
Chim bố nói:
- Người ta yêu quý chim không chỉ riêng vì tiếng hót, con ạ! Con hãy cứ là Chim Sâu. Hãy bắt thật nhiều sâu, bảo vệ cây cối, hoa màu, con sẽ được mọi người yêu quá.
Một thời gian sau, Chim Sâu đã khôn lớn.
Một buổi chiều, trời đầy bão dông, Chim Sâu bị gió thổi bạt vào một khung cửa sổ và rơi xuống nền nhà. Một cậu bé chạy tới nâng Chim Sâu lên và đặt Chim Sâu trong chiếc hộp cứng. Sáng hôm sau, trời quang mây tạnh. Chú bé đến mở nắp hộp, nhẹ nhàng nâng Chim Sâu trên tay. Ông bố chú bé nói:
- Con hãy thả chú chim ra. Loài chim này rất đáng quý vì nó có ích với vườn cây lắm đấy!
Chú Chim Sâu chợt nhớ lại lời Chim bố ngày nào: "Người ta yêu quý chim không chỉ riêng vì tiếng hót". Cậu bé vuốt ve Chim Sâu rồi khẽ tung Chim Sâu lên cho chú bay đi.
Chú Chim Sâu liền bay tới cành na trong vườn và tìm bắt sâu. Chú vừa nghiêng nghiêng đầu tìm sâu vừa kêu những tiếng "tích tích". Những tiếng kêu "tích tích" của Chim Sâu khiến chú bé rất thích thú.
Sau đó, Chim Sâu làm tổ ở khu vườn ấy. Chú còn rủ thêm nhiều bạn chim tới trú ngụ, cùng nhau bắt sâu bảo vệ cây cối trong vườn.

nêu nội dung bài này

 

nhanh nha mai thi rồi

1
23 tháng 12 2018

ai cũng có một bản chất riêng của mình và không được đánh giá vẻ bên ngoài của chúng cho dù bên ngoài có xấu xí thì bên trong lại là một con vật biết bắt sâu giúp đỡ con người  

CHÚC EM HỌC GIỎI

16 tháng 1 2022

\(s=20m\\ v=340\dfrac{m}{s}\\ t=\dfrac{s}{v}=\dfrac{20}{340}=\dfrac{1}{17}\left(\dfrac{m}{s}\right)\\ So.sánh:\dfrac{1}{17}< \dfrac{1}{15}\\ \Rightarrow ko.thể.nghe.thấy\)

16 tháng 1 2022

cảm ơn nha

16 tháng 1 2022

* Tóm tắt :

\(S=20m\)

\(t=?\)

\(v=340m/s\)

Giải

Thời gian truyền âm từ người đến vách đá và phản xạ lại tai:

\(S=v.t=>t=\dfrac{S}{v}=\dfrac{2d}{v}=\dfrac{2.20}{340}=\dfrac{2}{17}(s)\)

Để nghe được tiếng vang thì thời gian âm truyền ít nhất phải bằng \(\dfrac{1}{15}\)

Vậy \(t=\dfrac{2}{17}>\dfrac{1}{15}s\) nên người đó có nghe được tiếng vang.

* Làm tương tự.

 

Nếu đứng cách 20m thì:

\(t=\dfrac{s}{v}=\dfrac{20}{340}=\dfrac{1}{17}\\ \Rightarrow\dfrac{1}{17}< \dfrac{1}{15}\) 

--->Ko thể nghe thấy

Nếu đứng cách 10m thì:

\(t=\dfrac{s}{v}=\dfrac{10}{340}=\dfrac{1}{34}\\ \Rightarrow\dfrac{1}{34}< \dfrac{1}{15}\) 

-->Ko thể nghe thấy

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Chắc tôi ngủ một giấc lâu lắm thì phải. Khi tôi mở mắt ra, thấy xuồng buộc lên một gốc cây tràm. Không biết tía nuôi tôi đi đâu. Nghe có tiếng người nói chuyện rì rầm bên bờ. “A! Thế thì đến nhà chú Võ Tòng rồi!”. Tôi ngồi dậy, dụi mắt trông lên. Ánh lửa bếp từ trong một ngôi lều chiếu qua khung cửa mở, soi rõ hình những khúc gỗ xếp thành hình bậc thang dài xuống...
Đọc tiếp
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Chắc tôi ngủ một giấc lâu lắm thì phải. Khi tôi mở mắt ra, thấy xuồng buộc lên một gốc cây tràm. Không biết tía nuôi tôi đi đâu. Nghe có tiếng người nói chuyện rì rầm bên bờ. “A! Thế thì đến nhà chú Võ Tòng rồi!”. Tôi ngồi dậy, dụi mắt trông lên. Ánh lửa bếp từ trong một ngôi lều chiếu qua khung cửa mở, soi rõ hình những khúc gỗ xếp thành hình bậc thang dài xuống bến. Tôi bước theo ra khỏi xuồng, lần theo bậc gỗ mò lên. Bỗng nghe con vượn bạc má kêu” Ché… ét, ché… ét” trong lều, và tiếng chú Tòng nói “Thằng của anh lên đấy!”.

-  Vào đây, An! - Tía nuôi tôi gọi.

Tôi bước qua mấy bậc gỗ trơn tuột và dừng lại chỗ cửa. Con vượn bạc má ngồi vắt vẻo trên một thanh xà ngang, nhe răng dọa tôi. Tía nuôi tôi và chú Võ Tòng ngồi trên hai gộc cây. Trước mặt hai người, chỗ giữa lều, có đặt một cái bếp cà ràng, lửa cháy riu riu, trên cà ràng bắc một chiếc nồi đất đậy vung kín mít. Chai rượu đã vơi một đĩa khô nướng còn bày trên nền đất ngay dưới chân chủ và khách, bên cạnh hai chiếc nỏ gác chéo lên nhau.

-  Ngồi xuống đây chú em.

-   Chú Võ Tòng đứng dậy, lôi một gộc cây trong tối đặt bên bếp lửa. Chú cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt (chiếc quần lính Pháp có những sáu túi). Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê nằm gọn trong vỏ sắt, đúng như lời má nuôi tôi đã tả. Lạu còn thắt cái xanh- tuya- rông nữa chứ!

(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt và nội dung đoạn trích.

 Câu 2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện? Kể theo ngôi kể đó có tác dụng gì?

 

2

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm 

Nội dung: Đoạn trích thuật lại sự việc nhân vật tôi đến ngôi lều của chú Võ Tòng. Qua đó người đọc được thấy một phần diện mạo của nhân vật này.

Câu 2: Đoạn trích được kể theo ngôi thứ nhất. Người kể chuyện là nhân vật tên An. Việc kể theo ngôi 1 có tác dụng làm cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc và những sự việc diễn ra trở nên sinh động, chân thật và gần gũi hơn. Đồng thời ngôi kể động tới cả lý trí và tình cảm người đọc, cùng lúc khơi dậy nơi họ nhiều xúc cảm và suy nghĩ sâu xa hơn.

5 tháng 8 2023

Câu 1:

Phương thức biểu đạt của đoạn trích là tự sự kết hợp miêu tả.

Nội dung đoạn trích: kể lại sự việc nhân vật tôi ngủ dậy sau khi ngủ trên xuống thì đến ngôi lều của nhân vật chú Võ Tòng, đồng thời gợi tả hình ảnh sự vật con vượn và ngoại hình chú Võ Tòng.

Câu 2:

Đoạn trích được kể theo ngôi thứ nhất.

Người kể chuyện là nhân vật "tôi" - An.

Kể theo ngôi kể thứ nhất có tác dụng dễ dàng bộc lộ trực tiếp tình cảm và suy nghĩ của tác giả trước hình ảnh, câu chuyện được gợi từ nhân vật đồng thời đọc giả dễ nắm bắt tâm lý nhân vật hơn.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Chắc tôi ngủ một giấc lâu lắm thì phải. Khi tôi mở mắt ra, thấy xuồng buộc lên một gốc cây tràm. Không biết tía nuôi tôi đi đâu. Nghe có tiếng người nói chuyện rì rầm bên bờ. “A! Thế thì đến nhà chú Võ Tòng rồi!”. Tôi ngồi dậy, dụi mắt trông lên. Ánh lửa bếp từ trong một ngôi lều chiếu qua khung cửa mở, soi rõ hình những khúc gỗ xếp thành hình bậc thang dài xuống...
Đọc tiếp
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Chắc tôi ngủ một giấc lâu lắm thì phải. Khi tôi mở mắt ra, thấy xuồng buộc lên một gốc cây tràm. Không biết tía nuôi tôi đi đâu. Nghe có tiếng người nói chuyện rì rầm bên bờ. “A! Thế thì đến nhà chú Võ Tòng rồi!”. Tôi ngồi dậy, dụi mắt trông lên. Ánh lửa bếp từ trong một ngôi lều chiếu qua khung cửa mở, soi rõ hình những khúc gỗ xếp thành hình bậc thang dài xuống bến. Tôi bước theo ra khỏi xuồng, lần theo bậc gỗ mò lên. Bỗng nghe con vượn bạc má kêu” Ché… ét, ché… ét” trong lều, và tiếng chú Tòng nói “Thằng của anh lên đấy!”.

-  Vào đây, An! - Tía nuôi tôi gọi.

Tôi bước qua mấy bậc gỗ trơn tuột và dừng lại chỗ cửa. Con vượn bạc má ngồi vắt vẻo trên một thanh xà ngang, nhe răng dọa tôi. Tía nuôi tôi và chú Võ Tòng ngồi trên hai gộc cây. Trước mặt hai người, chỗ giữa lều, có đặt một cái bếp cà ràng, lửa cháy riu riu, trên cà ràng bắc một chiếc nồi đất đậy vung kín mít. Chai rượu đã vơi một đĩa khô nướng còn bày trên nền đất ngay dưới chân chủ và khách, bên cạnh hai chiếc nỏ gác chéo lên nhau.

-  Ngồi xuống đây chú em.

-   Chú Võ Tòng đứng dậy, lôi một gộc cây trong tối đặt bên bếp lửa. Chú cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt (chiếc quần lính Pháp có những sáu túi). Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê nằm gọn trong vỏ sắt, đúng như lời má nuôi tôi đã tả. Lạu còn thắt cái xanh- tuya- rông nữa chứ!

(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)

Câu 5. Chỉ ra đặc sắc về ngôn ngữ phong cách, lối sống sinh hoạt của người dân Nam Bộ thể hiện trong đoạn trích.

1
5 tháng 8 2023

Đặc sắc về ngôn ngữ phong cách, lối sống sinh hoạt của người dân Nam Bộ thể hiện trong đoạn trích: cách nói chuyện hồ cởi, cởi mở, tự nhiên với nhau thể hiện sự tình thân giữa các nhân vật đồng thời cách sống giản dị, đặc biệt rất hiếu khách của người dân Nam Bộ, sống đơn giản thoải mái và cách ăn mặc thì thời trang theo kiểu lạ mà bản thân thích. 

25 tháng 2 2023

Nếu vỗ tay hoặc nói to trong một căn phòng lớn và trống trải thì tiếng vang sẽ được truyền khắp phòng và không có vật cản tiếng vang đó

Tuy nhiên, cũng chính trong căn phòng đó mà lại được trang bị nhiều đồ đạc thì các đồ đạc này đã làm âm thanh bị phản xạ ra nhiều hướng khác nhau, làm phân tán đường truyền của âm, vì vậy mà chúng ta không còn nghe được tiếng vang nữa.

25 tháng 2 2023

Nếu vỗ tay hoặc nói to trong một căn phòng lớn và trống trải thì tiếng vang sẽ được truyền khắp phòng và không có vật cản tiếng vang đó.
Tuy nhiên, cũng chính trong căn phòng đó mà lại được trang bị nhiều đồ đạc thì các đồ đạc này đã làm âm thanh bị phản xạ ra nhiều hướng khác nhau, làm phân tán đường truyền của âm, hấp thụ âm phản xạ. Vì vậy, mà chúng ta không còn nghe được tiếng vang nữa.