K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 12 2019

Mac-xim Go-rơ-ki (1868-1936), là một trong những nhà văn lớn của Nga và của cả thế giới trong thế kỷ XX. Ông có một tuổi thơ đầy bất hạnh, trong quá trình trưởng thành cũng gặp rất nhiều gian nan vất vả. Tuy nhiên trong tâm hồn nhà văn vẫn luôn có những tình yêu bền bỉ, chân thành, mà nền tảng là trong con đường theo đuổi học vấn của mình. Bộ ba tác phẩm nổi tiếng Thời thơ ấu – Trong thế giới – Những trường đại học của tôi, dường như là một bộ tự truyện kể về quãng thời thơ ấu và trưởng thành đầy gian nan, vất vả của nhà văn. Đoạn trích Những đứa trẻ được trích trong chương IX của tác phẩm Thời thơ ấu kể về một trong những ký ức tuổi thơ đầy dữ dội và đáng nhớ của tác giả.

A-li-ô-sa (tên ở nhà của tác giả), là một đứa trẻ mồ côi, phải ở với ông bà ngoại vì bố mất sớm, mẹ đi thêm bước nữa. Bên nhà hàng xóm là ông đại tá đã già Ốp-xi-an-ni-cốp hiện đang sống cùng người vợ kế và ba đứa con riêng. Trong một lần tình cờ A-li-ô-sa đã kéo dây gàu cùng với hai đứa lớn và cứu được đứa em út do nghịch gàu múc nước mà rơi xuống giếng. Kể từ đó bốn đứa trẻ trở nên thân thiết, bất chấp sự cấm đoán của người cha. Ba đứa trẻ nhà bên có cuộc sống giàu có vì cha là đại tá, nhưng vì mồ côi mẹ nên sống thiếu tình thương, chỉ biết nương tựa vào nhau, lại thường hay bị cha cho ăn đòn. Còn A-li-ô-sa thì cũng mồ côi, sống nương tựa vào ông bà, cuộc sống không mấy khá giả và cũng thường bị ông đánh đòn. Ở những đứa trẻ này trước tiên ta thấy có sự tương đồng về hoàn cảnh, chúng có một tuổi thơ nhiều nỗi buồn và khó nhọc dù là giàu hay nghèo.

Sau chuyện thằng út nhà hàng xóm bị ngã xuống giếng, đến cả tuần rồi mấy đứa trẻ mới gặp lại nhau. Chúng chơi với nhau rất hợp cạ, nói chuyện liên hồi không dứt, rồi chẳng biết tò mò hay quan tâm mà A-li-ô-sa hỏi: “Các cậu có bị ăn đòn không?”, sau đó A-li-ô-sa tức giận bởi cậu nghĩ không ngờ ba đứa trẻ ấy cũng bị ăn đòn, cậu tưởng chỉ có người ông khó tính của cậu mới đánh đòn người khác. Trong tâm hồn non nớt của một đứa trẻ đã ánh lên chút gì đó gọi là lòng thương, lòng chính nghĩa trong khi chính bản thân cậu cũng chẳng khá khẩm gì hơn.

Tuy chịu nhiều khó nhọc, nhiều nỗi đau nhưng những đứa trẻ vẫn giữ cho mình cái tính ngây thơ, hồn nhiên đúng tuổi. Chúng cũng thích săn bắt mấy chú chim nhỏ, nhưng rồi lòng lương thiện, tấm lòng yêu thương động vật đã ngăn các cậu làm thế. Một phần là sợ mấy chú chim sẽ chết dưới vuốt mèo, phần là sợ bố chẳng cho nuôi. Trong ba cái đầu non nớt ấy có một nỗi niềm e sợ chính người cha ruột thịt của mình, thật xót xa. Khi nhắc về mẹ, ta thấy những đứa trẻ ấy trả lời rất thẳng thắn, rất mạch lạc có lẽ chúng chưa hiểu được nỗi đau mất mẹ hoặc cố không thể hiện ra mặt. Nhưng câu trả lời của chúng lại khiến cho người đọc thấy thương cảm, câu trả lời càng thẳng thắn càng thể hiện sự cô đơn của ba đứa trẻ mất mẹ. Và khi nhắc về mẹ kế “cả ba đứa có vẻ nghĩ ngợi, gương mặt có vẻ sầm lại”, chúng đang tức giận hay sợ hãi? Có lẽ phần nhiều là sợ hãi và căm ghét bởi chúng nép vào nhau “như những chú gà con” trông thật tội nghiệp, bơ vơ.

A-li-ô-sa cũng là một đứa trẻ mồ côi, cậu cũng thương cảm cho ba đứa trẻ ấy, cậu cố nghĩ ra một điều gì đó để an ủi ba đứa trẻ và rồi cậu nghĩ ra những câu chuyện cổ tích, những phép màu kì diệu có thể khiến người chết sống lại, có khi mẹ ba đứa trẻ ấy có thể sống lại cũng nên. Câu chuyện đấy bà từng kể cho cậu nghe rất nhiều lần. Nhưng thật bất ngờ cả ba đứa trẻ dường như đã trưởng thành, chúng chẳng còn tin vào chuyện cổ tích và dường như điều đó lại làm chúng thêm buồn bã, càng lâm vào trầm tư, có lẽ là đang tủi thân. A-li-ô-sa bỗng cảm thấy bản thân thật may mắn và hạnh phúc hơn ba đứa trẻ kia thật nhiều, bởi ít ra cậu không có cuộc sống sung sướng, nhưng ít ra cậu vẫn có người bà kề bên kể cho cậu nghe những câu chuyện cổ tích thật hay, còn chúng thì không,...

Sự xuất hiện của người cha đã khiến cuộc nói chuyện của những đứa trẻ chấm dứt, ông ta rất hung dữ, nạt nộ ba đứa trẻ vào nhà đồng thời còn cấm đoán việc A-li-ô-sa chơi với con ông ta. Mà nguyên nhân chính đó là sự phân biệt giai cấp, phân biệt giàu nghèo sâu sắc dưới chế độ Nga hoàng thời bấy giờ đã ngăn cách tình bạn thật đẹp của ba đứa trẻ. Tuy nhiên điều đó chẳng thể nào ngăn cản được cái tính ham chơi và những tâm hồn cô đơn đồng điệu xích lại gần nhau hơn. Chúng vẫn chơi với nhau rất thân thiết, tuy nhiên phải đề phòng bị ông đại tá bắt gặp. Thế rồi như những người bạn tri kỷ chúng lần lượt kể nhau nghe những chuyện buồn tẻ chán nản, chia sẻ với nhau những chuyện bắt chim, nuôi chim hằng ngày, kể chuyện cổ tích cho nhau nghe. Chỉ có duy nhất là chưa bao giờ nghe ba đứa trẻ kể về bố và mẹ kế, có lẽ đó là những niềm đau, là niềm kiêng kỵ trong tâm hồn của cả ba đứa trẻ tội nghiệp hoặc chúng đã tự giác gạt họ ra khỏi cuộc sống chăng? Chúng cảm thấy buồn bã vì thiếu tình cảm yêu thương từ những người thân thuộc, từ bố, từ mẹ, từ bà. Điều đó đã để lại trong lòng A-li-ô-sa thật nhiều niềm suy tư và lại càng thêm yêu thích ba đứa trẻ hàng xóm ấy.

Đoạn trích ngắn tuy chỉ là những lời nói chuyện rất đỗi ngây thơ và thông thường của những đứa trẻ, tuy nhiên đã để lại trong lòng người đọc nhiều sức gợi. Đó là nỗi niềm chua xót trước hoàn cảnh mồ côi của những đứa trẻ bất hạnh, nỗi đau ấy không một thứ vật chất nào có thể lấp đầy, ngoài tình thân trong gia đình. Và hơn cả là tình bạn thật hồn nhiên và trong sáng của A-li-ô-sa và ba đứa trẻ nhà bên, giữa chúng đã có sự đồng cảm, bao dung lẫn nhau. Thứ tình cảm ấy đã vượt qua cả sự cấm đoán và sự khác biệt giai cấp để tìm đến nhau như những tâm hồn tri kỷ, an ủi cho nỗi đớn đau trong lòng mỗi đứa trẻ bằng sự hạnh phúc, vui vẻ chân chính của tuổi thơ.

19 tháng 5 2021

mỗi dấu chấm là xuống dòng nhé do mik ko để ý hi hhi

19 tháng 5 2021

Vẫn câu trả lời trước: 

Khát vọng trẻ em được sống trong bình đẳng

~ Hok T ~

26 tháng 1 2018

Chọn đáp án: A.

31 tháng 8 2023

Khổ thơ "Biển" của Xuân Diệu được phân tích như sau:

Bốn câu thơ của "Biển" được khép lại nhưng hồn thơ lại mở ra những khát vọng mãnh liệt, muốn vươn tới cái tận cùng của tình yêu tuổi trẻ. Điều này thể hiện qua việc tác giả sử dụng hình ảnh biển để tượng trưng cho tình yêu. Biển là biểu tượng của sự mênh mông, bao la và bất tận, tượng trưng cho tình yêu mãnh liệt và không biên giới.

Tác giả chúc cho những ai đã yêu, đang yêu và những ai đang tìm kiếm tình, yêu sớm tìm được bến đỗ của đời mình. Điều này thể hiện sự mong muốn của tác giả rằng mọi người đều có thể tìm thấy tình yêu và hạnh phúc trong cuộc sống của mình. Cuối cùng, tác giả khuyến khích mọi người yêu chân thành, đằm thắm, say mê và mãnh liệt như chàng trai đa tình trong bài thơ "Biển". Điều này cho thấy tác giả đánh giá cao tình yêu chân thành và sự đam mê trong tình yêu.

Tóm lại, khổ thơ "Biển" của Xuân Diệu thể hiện sự khao khát và mong muốn vươn tới tình yêu mãnh liệt và không biên giới, cũng như hy vọng mọi người tìm thấy hạnh phúc trong tình yêu và yêu thương chân thành.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 12 2023

Bài thơ Tiếng gà trưa của tác giả Xuân Quỳnh:

- Thể thơ; 5 chữ

- Nội dung chính: Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ giữa bà và cháu.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
13 tháng 7 2018

1. Cặp từ trái nghĩa: cười - khóc. Tác dụng: làm nổi bật cảm xúc của nhân vật khi được nghe tiếng đàn của cụ Vi-ta-li.

2. Đoạn văn sử dụng phép liên kết

- Liên kết nội dung: (về chủ đề): cùng nói về việc học đàn và nhận dạy đàn giữa cụ Vi-ta-li và đứa trẻ.

- Liên kết về hình thức:

+ Phép lặp: Có lúc - Có lúc.

- Phép thế: Có muốn học nhạc - Đấy là.

=> Khiến đoạn văn trở nên liên kết chặt chẽ và không bị lặp.

c. Thầy Vi-ta-li gọi nhân vật tôi là đứa trẻ có tâm hồn vì:

Cậu bé có cảm nhận tinh tế và sâu sắc: khi nghe tiếng nhạc hay, cậu biết rung động và nhớ tới mẹ.