K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 1 2021

Hình ảnh nổi bật trong bài thơ của Tế Hanh là hình ảnh làng chài với những sinh hoạt vô cùng thân thuộc, những người dân chài mạnh khoẻ, cường tráng và đương nhiên không thể thiếu hình ảnh những người dân chài bơi thuyền ra khơi và cảnh đón thuyền cá về bến - những hoạt động vốn được coi là biểu tượng của làng chài.

Đoàn thuyền ra khơi trong một ngày thật đẹp:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.

Thời tiết đẹp không chỉ thiết thực với người dân chài (thời tiết có đẹp thì mới ra khơi được) mà còn làm nổi bật vẻ đẹp của làng chài trong tình yêu và nỗi nhớ của nhà thơ. Sức lực tràn trề của những người trai làng như truyền vào con thuyền, tạo nên khung cảnh ấn tượng, rất mạnh mẽ và hoành tráng:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Những con thuyền rẽ sóng băng băng và lời thơ cũng theo đó mà bay bổng trong không gian vô cùng rộng rãi, khoáng đạt. Mọi hình ảnh đều được nâng lên đến mức biểu tượng. Chiếc thuyền thì "hăng như con tấu mã", một từ "phăng" thật mạnh mẽ, dứt khoát đã đưa con thuyền "mạnh mẽ vượt trường giang”.

Sau cảnh "khắp dân làng tấp nập đón ghe về" (gợi tả không khí sinh hoạt vô cùng thân thuộc của làng chài), những câu thơ đột ngột chùng xuống:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Từ tả thực, những câu thơ lại dần nghiêng về sắc thái biểu tượng lắng sâu. Điều đó góp phần tạo cho bài thơ một cấu trúc hài hoà, cân đối. Bên trên là cảnh rẽ sóng vượt trùng dương thì đến đây là cảnh nghỉ ngơi. Cái tĩnh đi liền ngay sau cái động nhưng không tách biệt hoàn toàn. Có một sợi dây liên kết, một sự gắn bó rất mật thiết phía sau hình ành "làn da ngăm rám nắng" và "thân hình nồng thở vị xa xăm" của những người trai làng chài, bên cạnh đó còn phải kể đến chi tiết rất gợi cảm: chiếc thuyền đã trở về nghỉ ngơi trên bến nhưng vẫn "nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ . Từ "chất muối" cho đến hơi thở "vị xa xăm" đều gợi đến biển cả, đến những chuyển động vượt qua muôn ngàn sóng gió. Đó chính là khát vọng chinh phục đại dương rất mãnh liệt, đã ngấm sâu trong huyết quản của những người dân làng chài, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Ai sinh ra ở vùng duyên hải hẳn chẳng lạ gì những cánh buồm. Thế nhưng những câu thơ của Tế Hanh vẫn có một cái gì đó là lạ và cuốn hút:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Cánh buồm vô tri đã được người thi sĩ thổi vào một tâm hồn. Đó chính là cái hồn thiêng liêng (trong tâm khảm nhà thơ) của ngôi làng ấy. Nhà thơ đã lấy cái đặc trưng nhất (những cánh buồm) để mà gợi ra bao ước mơ khao khát về một cuốc sống no ấm, đủ đầy. Câu thơ sau thậm chí còn “có hồn” hơn. Thuyền không phải tự ra khơi mà đang “rướn” mình ra biển cả. Hình ảnh thơ đẹp và thi vị biết bao.

Hai câu thơ dưới đây lại mang một hương vị khác - hương vị nồng mặn của biển khơi:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

Hai câu thơ là một bức tranh vẽ phác về hình ảnh dân chài. Đó là những con người dường như được sinh ra từ biển. Cuộc sống biển khơi dãi dầu mưa nắng làm cho làn da “ngăm rám” lại, trong cả “hơi thở” của thân hình cũng là hương vị xa xăm của biển. Hai câu thơ không phải chỉ là sự miêu tả đơn thuần mà nó là sự cảm nhận bằng cả một tâm hồn sâu sắc với quê hương.

Trên đây là những hình ảnh sâu đậm, rõ nét nhất được tái hiện từ kí ức. Đến bốn câu thơ cuối, nhà thơ đã giãi bày trực tiếp tình cảm của mình với quê hương:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ.

Trong nỗi nhớ lại thấp thoáng màu nước xanh, cát bạc, cánh buồm .. và hẳn không thể thiếu con thuyền "rẽ sóng chạy ra khơi". Có thể thấy những hình ảnh ấy cứ trở đi trở lại, day dứt mãi trong tầm trí nhà thơ để rồi cuối cùng lại làm bật lên cảm xúc:

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Câu thơ được viết thật giản dị nhưng cũng thật gợi cảm, đủ nôn nao lòng người. Bởi nó có sức nặng ngay từ nỗi nhớ da diết và chân thành của tác giả đối với quê hương.

24 tháng 1 2021

Qua đoạn thơ 2 và 3, hình ảnh người dân chài được hiện lên đầy nổi bật với vẻ đẹp về ngoại hình, tâm hồn và cả trong cuộc sống lao động.

Hình ảnh người dân chài gắn với những sinh hoạt vô cùng thân thuộc:

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”.

Sức lực tràn trề, sức sống mạnh mẽ của những người dân chài như hòa nhập và con thuyền, tạo nên một hình ảnh đầy khỏe khoắn, hoành tráng. Người ngư dân cùng con thuyền băng băng ra khơi với khí thế dũng mãnh như “con tuấn mã”. Động từ “phăng” phần nào gợi tả nên sự khéo léo kết hợp với tinh tế trong lao động của con người ngư dân đánh cá.

Vẻ đẹp ngoại hình của người dân chài được tạc nên trên bức tranh với vẻ rắn rỏi, khỏe khoắn:

“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân mình nồng thở vị xa xăm.”

Họ là những con người được sinh ra từ biển. Thân hình họ vạm vỡ, khỏe khoắn, nhuốm màu nắng, màu gió của biển khơi. Đây là hình ảnh tả thực vẻ đẹp mộc mạc mà đằm thắm của con người lao động. Hình ảnh thơ “Cả thân mình nồng thở vị xa xăm” là một hình ảnh rất lãng mạn và gợi cảm. Cái mơ hồ, vô hình “nồng thở vị xa xăm” được thể hiện trong cái “thân hình” hữu hình, cụ thể. Câu thơ gợi mở vẻ đẹp của một tâm hồn mộc mạc, đằm thắm, mặn mà - vẻ đẹp của biển cả. Hình ảnh người dân chài được miêu tả vừa chân thực vừa lăng mạn và trở nên có tám vóc phi thường.

tham khảo:

Trong mỗi chúng ta có lẽ "tình mẫu tử" vẫn là thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng nhất. Bởi hình ảnh người mẹ đã in sâu trong tâm trí mỗi đứa con. Ta bắt gặp tình cảm thiêng liêng ấy trong đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng. Đọc đoạn trích người đọc không khỏi xúc động trước tình yêu thương của chú bé Hồng dành cho người mẹ đáng thương của mình. Hồng đã trải qua những thử thách không kém phần đau đớn để giữ trọn vẹn tình cảm yêu thương mẹ trong sự khinh bỉ, xoi mói độc địa của những người họ hàng giàu có. Cuối cùng, bao tháng ngày chờ mong, khát khao cũng được dền đáp, Hồng đã ở "trong lòng mẹ"
Chú bé Hồng - nhân vật chính của truyện lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha sống u uất, trầm lặng, rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ có trái tim khao khát yêu đương đành chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không có hạnh phúc. Sau khi chồng chết, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng quẫn phải bỏ con đi tha hương cầu thực và bị người đời gán cho cái tội "chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác". Hồng phải sống cuộc sống mồ côi cha, thiếu vắng tình thương của người mẹ, sống nhờ người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Hồng chịu cảnh cô đơn, bị hắt hủi.

Trái lại với thái độ căm thù và trách móc, Hồng thương mẹ và nhớ mẹ vô cùng. Em nuốt những giọt nước mắt đau đớn vào lòng khi luôn phải nghe những lời mỉa mai, bêu rếu xấu xa về mẹ của bà cô độc địa.

Đoạn trò truyện của Hồng với bà cô là một màn đối thoại đầy kịch tính đẩy tâm trạng em đến những diễn biến phức tạp, căng thẳng đến cao độ.

- Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?

Câu hỏi đầy ác ý ấy xoáy sâu vào tâm can của Hồng. Hồng hình dung vẻ mật rầu rầu và sự hiền lành của mẹ, lại nghĩ tới những đêm thiếu thốn tình mẹ khiến Hồng phải khóc thầm thì Hồng muốn trả lời cô là: “có”. Nhưng cậu bé đã nhận ra ý nghĩ cay độc qua cách cười "rất kịch" của cô, cô chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi về mẹ cậu.

Hồng đã cúi mặt không đáp, sau đó Hồng nở nụ cười thật chua xót.

Hồng hiểu mẹ, hiểu được vì hoàn cảnh mà mẹ Hồng phải ra đi. Em đã khóc vì thương mẹ bị lăng nhục, bị đối xử bất công. Em khóc vì thân trẻ yếu đuối, cô đơn không sao bênh vực được mẹ. Càng thương mẹ, em càng căm ghét những hù tục phong kiến vô lí, tàn nhẫn đã đầy đoạ, trói buộc mẹ em: "Giá như những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi".

Chính tình thương mẹ đã khiến cho Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những con người, những tập tục đáng phê phán.

Tình thương ấy còn được biểu hiện rất sinh động, rất cụ thể trong lần gặp mẹ.

Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hổng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ''Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ... ơi!”

Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lây nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả.

Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve.

Trong giây phút này, Hồng như sống trong "tình mẫu tử" hạnh phúc ấy Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào,.

Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi - Hồng không nghĩ đến nó nữa...

Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng.

Tình mẫu tử trong đoạn trích thật đẹp đẽ, thiêng liêng, xúc động. Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người.

Trong lòng mẹ chính là lời khẳng định chân thành đầy cảm động về sự bất diệt của tình mẫu

19 tháng 9 2021

Tham khảo:

Có tuổi thơ nào chẳng đầy ắp những kỷ niệm ngọt ngào về tình mẹ, tình quê hương, về mái trường yêu dấu. Nhưng có tuổi thơ đã hóa trang văn, mà mỗi trang ấy là trang đời về một thời thơ ấu thiếu tuổi thơ đầy cay đắng. Đó chính là Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng được hiện lên qua dòng chữ đẫm nước mắt, trong đó đoạn trích Trong lòng mẹ, chương IV của tác phẩm gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đánh giá về đoạn trích này, sinh thời nhà văn Thạch Lam cho rằng: Nguyên Hồng đã miêu tả thành công những rung động cực điểm của một linh hồn bé dại về người mẹ yêu thương của mình.

Nhân vật tôi (bé Hồng) là kết quả của một cuộc hôn nhân gượng ép, không có tình yêu, cha bé vì cờ bạc, nghiện ngập mất sớm. Mẹ vì nợ nần, cùng túng phải tha phương, cầu thực. Bé sống trong sự ghẻ lạnh của cả một họ hàng giàu có luôn tìm mọi cách chia cắt tình mẹ con.

Đoạn trích không đầy bốn trang giấy, nhưng mỗi dòng chữ dường như cũng phập phồng, thổn thức bởi những rung động cực điếm của một trái tim thơ ngây yêu mẹ tha thiết đến cháy lòng. Chất trữ tình của một ngòi bút nhân đạo thống thiết thấm đẫm qua lời kể của nhân vật tôi (bé Hồng) và những lời bình luận trữ tình ngoại đề của tác giả.

Hiển hiện qua những dòng hồi ký, người đọc như cảm thấu được mọi cung bậc: đau đớn, tủi hận, xót xa, căm giận, sung sướng, hạnh phúc…của bé Hồng. Tất cả cung bậc đó được khởi nguồn từ một trái tim yêu mẹ.

Trước hết những rung động ấy được thể hiện bằng phản ứng quyết liệt của bé Hồng trước lời nói của người bà cô xấu bụng.

Xa mẹ, rất nhớ mẹ, muốn gặp mẹ nhưng khi cô nói Hồng, có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không tưởng đến khuôn mặt rầu rầu và hiền từ của mẹ, bé toan trả lời có nhưng nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt rất kịch của người cô, bé cúi đầu không đáp rồi lại cười đáp: Không! cháu không muốn vào. Đây có thể coi là phản ứng thông minh, xuất phát từ một trái tim nhạy cảm và lòng tin yêu mẹ sâu sắc.

Nhưng vì trái tim non nớt, khi người bà cô ngọt ngào: Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu và thăm em bé nữa chứ thì lòng bé thắt lại, khóe mắt cay cay … nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm, ở cổ,… cười dài trong tiếng khóc. Các từ rớt, ròng ròng, chan hòa, đầm đìa cùng một trường nghĩa, miêu tả giọt nước mắt đớn đau của bé Hồng vì thương mẹ đến vô hạn. Nỗi đau của bé âm thầm cố kìm nén bên trong giờ đây không thể nào kìm giữ nổi đã vỡ ra thành nước mắt. Mặc dù không đời nào tình thương mẹ của bé lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến nhưng lời nói của người bà cô quả như mũi dao ghê gớm, sắc lạnh đã chạm tới nơi dễ tổn thương nhất của một trái tim thơ ngây đã từng rỉ máu vì nỗi đau xa mẹ, yêu mẹ đến vô cùng.

Tình thương và niềm tin yêu mẹ trào dâng với bao xúc cảm thơ ngây bồng bột về người mẹ tội nghiệp: Tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tồi để sinh nở một cách giấu giếm, trốn tránh như một kẻ giết người lúng túng với con dao vấy máu

Từ nỗi đớn đau vì thương mẹ, bé Hồng căm giận những cổ tục đày đọa mẹ bé qua hình ảnh so sánh thật dữ dội.

Đến đây tình thương mẹ trào lên như bão nổi, giằng xé với bao phẫn uất: Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.

Nhà văn đã sử dụng các động từ chỉ hành động mạnh: vồ, cắn, nhai, nghiến với sắc thái biểu cảm ngày càng tăng, khiến lời văn dường như sôi sục, tuôn trào đặc tả tâm trạng phẫn uất, căm giận cao độ của bé Hồng với những thành kiến vô hình đã làm khổ mẹ bé. Qua đó, ta càng thấu hiểu bé Hồng thương yêu mẹ đến chừng nào.

Trong xã hội phong kiến ngày trước, biết bao người phụ nữ đã phải chôn vùi tuổi xuân vì những thành kiến vô hình mà ác nghiệt ấy:

Gió đưa cây trúc ngã quỳ

Ba năm trực tiết còn gì là xuân.

Từ câu chuyện riêng của đời mình, Nguyên Hồng đã truyền tới người đọc nội dung mang ý nghĩa xã hội sâu sắc bằng những dòng văn giàu cảm xúc và hình ảnh thật ấn tượng. Thông qua những rung cảm của trái tim người con, Nguyên Hồng đã phát biểu quan điểm nhân đạo tiến bộ của mình, dứt khoát đứng về phía người phụ nữ mà thông cảm, bênh vực họ trước những thành kiến tàn ác của xã hội phong kiến.

Từ tình thương và niềm tin yêu mẹ, có một niềm khát khao âm thầm, cháy bỏng luôn ấp ủ trong lòng bé Hồng: được gặp mẹ. Xa mẹ nhưng bé Hồng dường như vẫn bấm đốt ngón tay, tính từng ngày khắc khoải, chờ mong mẹ về: Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về…

Nhưng đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về… Người mẹ đã trở về, nỗi nhớ, niềm mong của bé Hồng đã trở thành hiện thực.

Đến đây có thể nói những rung động về mẹ của bé Hồng đã đến độ cực điểm qua ngòi bút miêu tả của nhà văn. Đầu tiên là cảm giác bối rối, hồi hộp đến nghẹn ngào của bé Hồng khi vừa tan trường ra nhìn thấy người đàn bà ngồi trên xe kéo giống mẹ, bé đuổi theo gọi bối rối: Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!

Tiếng gọi ấy bao lâu nay chỉ là tiếng nấc thầm đau khổ của trái tim thơ dại như Mợ! Con khổ quá mợ ơi, giá ai cho tôi một xu nhỉ, chỉ một xu thôi để tôi mua một nắm xôi hay một chiếc bánh khúc ăn cho đỡ đói. Nhưng không ai cho tồi cả. Vì người ta không phải là mẹ cửa tôi, đến đây đã bật lên thành tiếng thổn thức. Bé Hồng thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi,…ríu cả chân lại vì mừng rỡ sung sướng, vội vã đến cuống quýt tội nghiệp như sợ bóng hình mẹ tan biến mất.

Mong ngóng bao ngày, giây phút gặp mẹ, bé Hồng vẫn cám thấy như quá đột ngột, niềm vui, niềm hạnh phúc được gặp mẹ khiến bé bất ngờ không dám tin vào mắt mình nữa để nghĩ rằng: Nêu người quay lại ấy là người khác…. Và cái lầm đó không những làm cho tôi thện mà còn tủi cực nữa, chẳng khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.

Lời văn miêu tả với hình ảnh so sánh gợi cảm, nhà văn đã lấy hình ảnh người khách bộ hành ngã ngục giữa sa mạc, với đôi mắt đăm đắm trông nhìn đến gần rạn nứt để so sánh với khát khao gặp mẹ cháy bỏng mãnh liệt của bé Hồng. Còn người mẹ lại được so sánh như Dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm giữa sa mạc để nói rằng mẹ bé Hồng chính là nguồn sống, là sự hiền hòa, bao dung như dòng nước mát làm dịu lòng con trước nỗi đắng cay của cuộc đời. Chỉ có mẹ mới đưa con từ cõi chết trở về với sự sống, con sống được là nhờ có mẹ.

Được ngồi lên xe cùng mẹ, bé òa lèn khốc nức nở khiến người mẹ cũng sụt sùi theo. Các từ òa, nức nở, sụt sùi cùng trường nghĩa nối tiếp nhau miêu tả cung bậc khác nhau của tiếng khóc, của dòng nước mắt đã càng làm tăng tính biểu cảm của đoạn văn và diễn tả rõ nét tình cảm của bé Hồng khi gặp mẹ.

Trước đây nước mắt bé Hồng đã từng chan hòa, đầm đìa, ròng ròng rơi xuống từ niềm đau, nỗi khổ của mẹ. Bây giờ vẫn là dòng nước mắt nhưng nó vỡ “oà ra” vì bàng hoàng, sung sướng đến tột cùng. Đó là dòng nước mắt nhân lên niềm vui, nở bừng ánh sáng hạnh phúc trong giây phút hội ngộ của tình mẫu tử thiêng liêng.

Những rung động của bé Hồng khi được ngồi kề bên mẹ, được ôm ấp trong lòng mẹ cứ trào lên từng giây, từng phút. Được tận mắt nhìn thấy mẹ, thấy gương mặt mẹ tồi vẫn tươi sáng đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má chứ không còm cõi, xơ xác như lời người bà cô, bé thấy mẹ bé vẫn tươi đẹp như thuở còn sung túc.

Với bé, mẹ chính là cô Tấm thảo hiền, là cô tiên dịu dàng xinh đẹp bởi mẹ em chỉ có một trên đời.

Được ôm ấp, được sống trong lòng mẹ đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đă bao lâu mất đi bỗng lại nở và man khắp da thịt, hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường, bé Hồng tưởng như trên đời không còn hạnh phúc nào bằng. Ngôn ngữ của Nguyên Hồng đã diễn tả thật chính xác sinh động, cảm xúc, cảm giác, những rung động của một người con được ôm ấp trong lòng mẹ, cảm nhận được mùi vị riêng của người mẹ từ hơi quần áo, hơi thở. Đó chính là những rung động chỉ có được ồ người con thiết tha yêu kính mẹ. Đó cũng chính là cộng hưởng của cảm xúc, của nỗi khát khao bao ngày được sống trong lòng mẹ của bé Hồng.

Bằng chính rung động của trái tim mình, Nguyên Hồng đã vẽ lên bằng ký ức bức tranh đẹp, lãng mạn về tình mẫu tử muôn đời: tràn ngập ánh sáng, thoang thoảng hương thơm, sắc màu tươi tắn, được họa nên bởi muôn hồng ngàn tía tỏa ra từ tình mẹ với con, tình con với mẹ. Ta chợt nhớ tới câu của một nhà thơ Nga: Chỉ mẹ là nguồn vui ánh sáng diệu kỳ.

Được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ, bé Hồng lại khao khát, một khao khát thật dễ thương là: Phải bé lại lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ để bàn tay của người mẹ vuốt ve, gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

Đây là lời bình luận trữ tình ngoại đề hay chính là lời độc thoại nội tám của nhân vật ẩn chứa khát khao thơ ngây và cũng thật chính đáng của mỗi con người. Ta như bồi hồi sống lại tuổi thơ, được mẹ yêu thương vỗ về, được làm nũng, hưởng sự vuốt ve, chiều chuộng, được cánh tay hiền của mẹ đưa nôi cùng với điệu à ơi để mai này có lúc:

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

Miệng nhai cơm nắm, lưỡi lừa cá xương

Bé Hồng bồng bềnh như trôi trong cảm giác sung sướng, rạo rực ru mình trong giấc mơ về tình mẹ dịu êm.

Tôi còn nhớ câu chuyện cô bé bản diêm của nhà văn thiên tài xứ Đan Mạch, trong đêm đông lạnh giá, em bé đốt đến que diêm cuối cùng để ru mình trong giấc mơ rực sáng, ở đây bé Hồng đang ru mình vào giấc mơ giữa ban ngày, giấc mơ trong hiện thực với tình mẹ thiêng liêng, tình con cháy bỏng để quên đi tất cả.

Văn chính là người, văn của Nguyên Hồng chính là hạt trai long lanh kết tụ từ nước mắt rơi xuống của chính cuộc đời nhà văn. Trang hồi ký của ông thực sự là tiếng lòng của ông vọng về từ một thời thơ ấu, chính vì thế mới là những rung động cực điểm của một linh hồn bé dại, về một tuổi thơ bất hạnh luôn khao khát tình mẹ. Ta! càng cảm thông, xót xa hơn cho những tuổi thơ xa vắng mẹ. Tất cả có thể mất đi, có thể nhạt phai nhưng có một điều không thể nào chia rẽ được. Đó là tình mẫu tử. Với ý nghĩa nhân văn sâu sắc ấy, đoạn trích sẽ còn lay động mãi tới tất cả những trái tim biết yêu mẹ, hiếu để với đấng sinh thành.



 

Đọc Trong lòng mẹ, ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu, trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn. Cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Em sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ em phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, em sống với người họ hàng giàu có...
Đọc tiếp

Đọc Trong lòng mẹ, ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu, trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn. Cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Em sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ em phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, em sống với người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Tuy sống trong khổ đau, nhưng trái tim cậu bé vẫn vẹn nguyên tình yêu thương dành cho mẹ. Bà cô luôn nói những lời cay nghiệt, không ngừng gieo giắc vào tâm hồn ngây thơ của cậu những hoài nghi, khinh miệt mẹ. Nhưng em không hề để tâm và luôn nhớ về mẹ với những kí ức đẹp đẽ nhất. Tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Cậu ước những cổ tục giống như hòn đá hay cục thủy tinh, cậu sẽ nhai, sẽ nghiến cho vụn nát mới thôi. Chính tình yêu thương trỗi dậy trong lòng khiến cậu muốn vùng lên để bảo vệ người mẹ tội nghiệp, đáng thương. Tình yêu thương còn bộc lộ qua cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con. Sau bao ngày xa cách, cậu xà vào lòng mẹ như thỏa nỗi nhớ mong, khát khao yêu thương, em muốn được mẹ ôm ấp, chở che trong niềm hạnh phúc tột cùng. Đoạn trích đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc của cậu bé Hồng, một tâm hồn trẻ thơ đầy những tổn thương nhưng tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt, thể hiện tình mầu tử thiêng liêng và cao đẹp.

Mọi người tìm hộ mình một TRƯỜNG TỪ VỰNG trong đoạn văn trên với ạ!                                                              Cảm ơn mọi người nhìu!! <3

0
a) Em hiểu thế nào về hai chữ tức cảnh trong nhan đề bài thơb) đọc hai câu thơ mở đầu và thực hiện các yêu cầu sau1) Tìm và nêu tác dụng của các từ trái nghĩa trong câu thơ đầu những hình ảnh Như Khang và suối lại lên mối quan hệ như thế nào giữa con người với thiên nhiên2) theo em hình ảnh nhân vật trữ tình trong hai câu thơ đầu có nét gần gũi với kiểu hình tượng nào sau đây trong...
Đọc tiếp

a) Em hiểu thế nào về hai chữ tức cảnh trong nhan đề bài thơ

b) đọc hai câu thơ mở đầu và thực hiện các yêu cầu sau

1) Tìm và nêu tác dụng của các từ trái nghĩa trong câu thơ đầu những hình ảnh Như Khang và suối lại lên mối quan hệ như thế nào giữa con người với thiên nhiên

2) theo em hình ảnh nhân vật trữ tình trong hai câu thơ đầu có nét gần gũi với kiểu hình tượng nào sau đây trong thơ ca trung đại:

A- hình tượng chinhphu tráng sĩ bày tỏ chí hướng hoài Bảo

B- hình tượng ẩn sĩ vui Thú lâm tuyền

C- hình tượng lữ khách mang tâm trạng nhớ quê

D- hình tượng người tài tử chán ghét công danh

c) câu thơ thứ 3 tạo nên bước chuyển về cảm xúc ơ như thế nào

d) Vì sao trong câu thơ cuối nhân vật trữ tình cảm nhận cuộc đời cách mạng" thật là sang "câu thơ thể hé mở điều gì để về tâm hồn lẽ sống của Bác

e) nhận xét về giọng điệu của bài thơ

0
22 tháng 6 2018

Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau miễn là có đủ một số ý theo quy định. Sau đây là một cách làm cụ thể:

• Mở bài: Đặt vấn đề: Sự vô tâm của thế hệ gấu bông đã làm giật mình các bậc cha mẹ. Hai hiện tượng mà báo Tuổi trẻ Chủ nhật đã nêu là khá phổ biến. Đó cũng là thể hiện của sự suy tàn về chữ hiếu và vi phạm nghiêm trọng đạo đức con người Á Đông. Hai hiện tượng trên như một lời cảnh tỉnh đối với bổn phận làm con của chúng ta.

• Thân bài:

+ Biểu hiện: Giải thích nội dung của hai hiện tượng trên nói lên sự vô tâm của thế hệ trẻ đối với những người thân yêu nhất, có công nuôi dưỡng và bảo bọc chúng ta từ khi mới sinh ra - đó là cha mẹ, ông bà, thầy cô giáo,... Hình ảnh một em bé thờ ơ khi mẹ đi nhặt đồ và hồn nhiên nói: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!” cũng như hình ảnh một cậu học sinh rất rành về sở thích của ca sĩ cậu yêu thích mà chẳng biết gì về sở thích, nghề nghiệp, tâm trạng và niềm đau của bố mẹ mình. Điều đó đã tạo nên sự phản cảm mạnh mẽ trong tâm hồn người đọc.

+ Nguyên nhân:

- Giới trẻ thường chỉ quan tâm tới cuộc sống và sở thích của mình, đó là một trong những biểu hiện của thói ích kỷ.

- Bậc cha mẹ thiếu sâu sát, thiếu quan tâm đúng mực đến hành vi, sở thích và nhân cách của con.

- Nhà trường và xã hội thiếu phương pháp giáo dục đúng mực, thiếu những hoạt động để rèn luyện nhân cách của học sinh và gắn kết con cái với cha mẹ.

- Nhà trường và gia đình còn thờ ơ với việc giáo dục cẩn trọng về đạo đức làm người và những đức tính như: hiếu thảo, lòng biết ơn, lòng nhân ái, tính vị tha, khả năng chia sẻ với những người thân yêu, ...

+ Hậu quả:

 - Nếu không khắc phục được những hiện tượng này, xã hội càng ngày càng trở nên băng hoại về đạo đức và sự vô cảm càng ngày càng trở nên phổ biến.

 - Những hiện tượng trên là nhát dao cứa vào lương tâm của những người Việt Nam có đạo đức, là nỗi đau dai dẳng cho thế hệ cha anh.

 - Những hiện tượng trên là sự xói mòn về đạo đức, là sự chạy theo những nét đẹp phù phiếm và hư ảo, bỏ quên những nét đẹp chân thật và những tình cảm thiêng liêng.

+ Cách khắc phục:

- Chủ quan: bản thân mỗi con người phải ý thức về trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội, rèn luyện lòng nhân ái, lòng vị tha từ những việc nhỏ nhặt nhất.

- Khách quan: gia đình, nhà trường và xã hội nên chú trọng hơn về việc giáo dục nhân cách cho học sinh, dạy học sinh biết quan tâm tới những người thân yêu, gần gũi với mình, dạy học sinh biết cảm nhận vẻ đẹp cùa lòng vị tha, sự chia sẻ, đồng cảm và lối sống có trách nhiệm.

- Lên án mạnh mẽ lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, ích kỷ.

• Kết bài: Hai hiện tượng trên đã đánh thức lương tâm của những người đã từng mắc vào những lỗi lầm tương tự. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh đối với thế hệ trẻ nói riêng và đối với tất cả những người Việt Nam.

Mẹ tôi phúc hậu lắm. Dáng mẹ hơi tròn với làn da ngâm đen. Mẹ tôi không điệu đà. Tóc mẹ lúc nào cũng được túm gọn bằng dây thun. Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt. Mẹ chỉ mộc mạc và bình dị vậy thôi. Là một cô giáo mầm non; sáng dạy dỗ những đứa trẻ, tối chăm lo cho gia đình. Bốn mùa nắng mưa, mẹ chỉ gắn bó với chiếc xe đạp già....
Đọc tiếp

Mẹ tôi phúc hậu lắm. Dáng mẹ hơi tròn với làn da ngâm đen. Mẹ tôi không điệu đà. Tóc mẹ lúc nào cũng được túm gọn bằng dây thun. Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt. Mẹ chỉ mộc mạc và bình dị vậy thôi. Là một cô giáo mầm non; sáng dạy dỗ những đứa trẻ, tối chăm lo cho gia đình. Bốn mùa nắng mưa, mẹ chỉ gắn bó với chiếc xe đạp già. Chiếc xe đã cũ, đã hỏng hóc nhiều; khi đi cứ phát ra tiếng "kót...két". Ấy vậy mà thân thương, nghe cứ thấm đượm lòng tôi mỗi chiều về. Để được chờ đợi, được nhìn dáng người đạp xe trong nắng, đội chiếc mũ tai bèo mà thương lắm thương ơi.

Tôi đi học, một bước vào đời. Vui, buồn, đều về tâm sự với mẹ. Mẹ tôi không văn chương hoa mỹ, lời mẹ nói ra không bóng bẩy đầy thơ. Mẹ chỉ cười, mẹ cười và nói những điều chân thành nhất. Nhưng đối với tôi, vậy đã là quá đủ. Lúc được thành tích tốt, mẹ cười đầy tự hào. Lúc gặp thất bại giữa chặng đường đến ước mơ, mẹ cười an ủi. Lúc bị bạn bè ganh tị, mẹ cười bảo tôi vị tha. Mẹ sống bằng nụ cười của mẹ, tôi sống từ ánh nắng của nụ cười đó. Sao mà ấm, sao mà rộng lớn, sao mà bao dung quá đỗi.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích

Câu 2: Câu " Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt" có sử dụng biện pháp tu từ nào

Câu 3: Nêu nội dung đoạn trích

Câu 4: Nhận xét về hình ảnh người mẹ qua đoạn trích trên từ 3-5 dòng

Giúp mình trả lời vơiz. Please!!!!!

1
25 tháng 3 2020

1. Miêu tả

2. Liệt kê

3. Miêu tả hình ảnh mẹ thân yêu và tình cảm của con dành cho mẹ

4. - mẹ bình dị, thân thuộc

- Mẹ là bến đỗ, là bạn tâm giao

- Mẹ luôn là ánh sáng, cho con động lực.