K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 7 2017

- Chưa biết chừng ngày mai trời lại mưa lớn.

- Nghe nói con nhà bác đậu thủ khoa đại học.

- Chả lẽ tôi lại về quê sống cho yên bình.

- Hóa ra môn Văn không khó như tớ nghĩ.

- Sự thật là, trẻ con rất sợ bị la mắng.

- Món ăn ở Hà Nội món nào cũng ngon và hấp dẫn đặc biệt là phở.

- Tôi là mẹ của cháu đấy mà.

27 tháng 8 2023

Đáp án C. Số từ ngữ chỉ những sự vật, hiện tượng liên quan đến sông nước vì vậy vô cùng phong phú... 

25 tháng 7 2023

Chọn C

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Chọn phương án:  C

Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào?Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du. Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa “Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc “Truyện Kiều”, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với cách sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc...
Đọc tiếp

Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào?

Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du. Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa “Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc “Truyện Kiều”, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với cách sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc đến câu thơ ông viết ông đã “ở trong ruộng bãi để học câu hát hay của người trồng dâu”. Đó không phải là một câu nói bóng, mà đó là một tâm sự, một kế hoạch học chữ, hay là nói theo cách nói của chúng ta ngày nay: Nguyễn Du đã đi vào học lời ăn tiếng nói của nhân dân, cơ sở sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ thiên tài đã dựa thẳng vào đấy.

   Xin kể hai ví dụ. Câu thơ Nguyễn Du có chữ “áy” (cỏ áy bóng tà…). Chữ “áy” ấy, tài giỏi đến độ dù người ta không hiểu nghĩa, nó cũng hiện lên sự ảm đạm. Cho tới năm trước, có dịp đi Thái Bình, về huyện Thái Ninh, tôi được biết chữ “áy” là tiếng vùng quê đấy. Quê vợ của Nguyễn Du ở Thái

Bình, Nguyễn Du đã ở lâu đất Thái Bình, “cỏ áy” có nghĩa là cỏ vàng úa. Tiếng “áy” ở Thái Bình đã vào văn chương “Truyện Kiều” và trở thành tuyệt vời.

   Ví dụ nữa, ba chữ “bén duyên tơ” ở “Truyện Kiều”. Thông thường, ta hiểu “bén duyên” có thể gần gũi với câu tục ngữ ”Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. Nhưng không phải. Trong nghề ươm tơ, lúc tháo com tằm lấy tơ thì người ta ngâm tằm vào nồi nước nóng, rồi đem guồng ra, vớt tơ lên quay vào guồng, người nhà nghề gọi là “tơ bén”. Nếu chỉ viết “bén duyên” không thì còn có thể ngờ, chứ “bén duyên tơ” thì rõ ràng Nguyễn Du của chúng ta đã nghe, học và sáng tạo trên cơ sở công việc của người hái dâu chăn tằm. Nguyễn du đã trau dồi ngôn ngữ, đêm ngày mài giũa chữ nghĩa kì khu biết chừng nào!

(Theo Tô Hoài, Mỗi chữ phải là một hạt ngọc, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Sđd)

1
25 tháng 7 2019

- Ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du không phải có sẵn mà là biết học lời ăn tiếng nói của quần chúng

- Trau dồi vốn từ ngoài việc hiểu chính xác nghĩa để dùng còn phải làm giàu vốn từ bằng cách viết thêm từ mới.

2 tháng 6 2017

a) Chú Cường rất khỏe.

- Chú Cường thật là khỏe !

b) Lớp mình hôm nay rất sạch.

- Lớp mình hôm nay mới sạch làm sao !

- Lớp mình hôm nay thật là sạch !

c) Bạn Nam học rất giỏi.

- Bạn Nam học giỏi quá !

- Bạn Nam thật là giỏi !

9 tháng 12 2022

-Đẹp quá trời                               -Đồ vật này mới làm sao.         -Bạn này đẹp thật đấy.               -món ăn này thật là ngon

1 tháng 5 2019

Chọn đáp án: A

Cho đoạn văn sau:Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa )

a) Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, được nói ra trong hoàn cảnh nào? Những lời tâm sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích, hoàn cảnh sống của nhân vật còn có điều gì đặc biệt?

1
26 tháng 2 2019

– Đoạn văn là lời kể của anh thanh niên, nhân vật chính trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Anh đang kể về công việc của mình cho ông họa sĩ già và cô kỹ sư nông nghiệp trẻ.

– Lời kể ấy được nói ra trong tình huống mọi người đang lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét trong thời gian ba mươi phút.

– Những lời tâm sự cho thấy:

   + Nhân vật anh thanh niên đó sống một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng làm bạn với cỏ cây và mây núi ở Sa Pa.

   + Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, chiến đấu. Công việc của anh thanh niên kể trong đoạn văn là ghi báo về những con số lúc một giờ sáng trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt.

– Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật còn có điều đặc biệt: anh sống một mình trong suốt bốn năm trên đỉnh Yên Sơn. Trong bốn năm đó, ông họa sĩ và cô gái trẻ là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà anh.

1 tháng 3 2018

  + Em vẫn ngoan ngoãn mà!

   + Mẹ mua quà cho em đấy.

   + Nó háu ăn thế chứ lị.

   + Anh chỉ muốn khuyên em thôi!

   + Nó có voi còn muốn đòi tiên cơ!

   + Em đành chịu vậy, chứ biết làm sao được.

3 tháng 9 2016

Từ thật thà là tính từ:

a)Chị Loan rất thật thà. ==> Thật thà là vị ngữ
b)Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến ==> Thật thà là định ngữ
c)Chị Loan ăn nói thật thà, dễ nghe. ==> Thật thà là bổ ngữ

Chúc bạn học tốt! Anh Huy :)

3 tháng 9 2016

Từ "thật thà" trong các câu là tính từ .
a)Chị Loan rất thật thà.=> Từ thật thà là vị ngữ
b)Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến. => Từ thật thà là định ngữ
c)Chị Loan ăn nói thật thà, dễ nghe.=> Từ thật thà là bổ ngữ