K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 5 2017

Trong cuộc hội thoại giữa bé Hồng và người cô, mỗi nhân vật:

    + Chú bé Hồng có 2 lượt lời.

    + Người bà cô có 6 lượt lời.

23 tháng 5 2018

- Nhân vật người cô chú bé Hồng:

   + Nhân vật bà cô gây ấn tượng mạnh với người đọc bởi dã tâm, lời nói cay nghiệt, độc ác và bảo thủ trước những lề lối tàn nhẫn của xã hội cũ.

   + Xoáy sâu vào sự thiếu thốn tình mẫu tử của bé Hồng bằng câu hỏi nhẫn tâm " mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không"

   + Ý nghĩ cay độc trong giọng nói, nét mặt cười rất kịch

   + Cố gieo rắc vào đầu đứa cháu hoài nghi để chia rẽ tình mẹ con

   + Giọng nói, cử chỉ quan tâm của bà cô là giả dối, sáo rỗng

   + Khi đứa cháu khóc bà cô vẫn cố tình khơi vào nỗi đau của cháu

= > Bà cô với dã tâm độc ác muốn chia rẽ tình cảm mẹ con, muốn đứa cháu "khinh miệt và ruồng rẫy mẹ" bằng những cử chỉ ngọt ngào nhưng rất kịch, hành động quan tâm giả dối, lời nói cay độc, nhẫn tâm, ý nghĩ xấu xa, nham hiểm.

16 tháng 7 2021

Phân tích nhân vật người cô qua các phương diện: 

- Ngôn ngữ: Lời nói độc địa, sáo rỗng, giả dối, giễu cợt

=> Nội dung của câu đối thoại mang ý nghĩa lăng mạ 

- Nội tâm: Dã tâm, cay độc, mỉa mai, muốn khoét sâu nỗi thương tâm của chú bé Hồng 

=> Tỏ sự "thương xót" cho cậu bé, đồng thời nói xấu người mẹ bất hạnh của chú

- Cử chỉ hành động: nụ cười rất kịch, tỏ sự ngậm ngùi thương xót cho thầy của Hồng

=> Cố tình đổ thêm dầu vào lửa, đục thủng tình thương yêu mẹ của tác giả 

=> Làm cho nạn nhân thêm đau xót, lòng thắt lại, đau tận tâm can, xót từng khúc ruột, chỉ biết câm nín nghe những lời lăng mạ, xúi giúc độc ác của bà dì 

========================================================INSTAGRAM: @studie_hard_today 

16 tháng 12 2018

- Bà cô muốn khoét sâu vào nỗi đau của Hồng:

+ Cử chỉ: cười nói " Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?", cái cười rất kịch

- Bên ngoài thì tỏ vẻ quan tâm nhưng bên trong lại bộc lộ sự giả dối, ẩn chứa những ý nghĩ không tốt đẹp

+ Vỗ vai cười hỏi " mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ"

                             ----> Bộc lộ sự cố ý: châm biếm, lăng mạ

+ Giọng nói ngọt ngào

+ Ánh mắt long lanh, nhìn chằm chặp ---> Cái nhìn săm soi

---> Cô Hồng là người lạnh lùng, tàn nhẫn

Dù Hồng là cháu của cô, khi Hồng trải qua nỗi khổ đau đớn như vậy, đáng nhẽ phải an ủi Hồng, nhưng lại cố ý làm Hồng đau đớn thêm.

- Nghệ thuật: Miêu tả tăng tiến, trình tự thời gian

---> Thấy được sự nham hiểm của bà cố

...

mk chỉ gạch ý chính trong phần Thân Bài thôi, còn muốn viết thành bài văn thì bn dựa zô mak làm nha

16 tháng 7 2021

Phân tích nhân vật người cô qua các phương diện: 

- Ngôn ngữ: Lời nói độc địa, sáo rỗng, giả dối, giễu cợt

=> Nội dung của câu đối thoại mang ý nghĩa lăng mạ 

- Nội tâm: Dã tâm, cay độc, mỉa mai, muốn khoét sâu nỗi thương tâm của chú bé Hồng 

=> Tỏ sự "thương xót" cho cậu bé, đồng thời nói xấu người mẹ bất hạnh của chú

- Cử chỉ hành động: nụ cười rất kịch, tỏ sự ngậm ngùi thương xót cho thầy của Hồng

=> Cố tình đổ thêm dầu vào lửa, đục thủng tình thương yêu mẹ của tác giả 

=> Làm cho nạn nhân thêm đau xót, lòng thắt lại, đau tận tâm can, xót từng khúc ruột, chỉ biết câm nín nghe những lời lăng mạ, xúi giúc độc ác của bà dì 

========================================================INSTAGRAM: @studie_hard_today 

13 tháng 10 2017

a, Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu và cái Tí phát triển ngược nhau:

    + Cái Tí vồn vã, sốt sắng hỏi chuyện mẹ khi thấy mẹ về, hỏi thăm mẹ về việc bị cai lệ đánh.

    + Chị Dậu lúc đó giữ thái độ im lặng "không nói gì", chị buồn chán khi phải bán cái Tí cho nhà Nghị Quế.

    - Khi biết được việc mẹ bán mình cho nhà Nghị Quế cái Tí khóc lóc, van xin mẹ cho ở lại.

    + Chị Dậu đau thắt trong lòng như vẫn tìm lời an ủi, vỗ về để cái Tí nghe lời.

  b, Tác giả miêu tả phù hợp với diễn biến tâm lý của nhân vật trong truyện. Vì ban đầu cái Tí chưa biết chuyện, nó hồn nhiên hỏi han, quan tâm mẹ, khi biết mình phải sang ở đợ nhà Nghị Quế nó kêu khóc, van xin.

    Còn chị Dậu ban đầu im lặng vì nỗi đau phải bán đứa con dứt ruột đẻ ra, nhưng để cái Tí nghe lời chị phải nén nỗi đau, dỗ dành, thuyết phục con.

  c, Sự hồn nhiên hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện:

    + Những câu nói, sự quan tâm hồn nhiên của cái Tí lại khắc sâu vào lòng chị Dậu sự đau xót và bất lực.

    + Cái Tí hồn nhiên, hiếu thảo bao nhiêu thì lòng thương con, yêu con không muốn rời xa con lại tăng lên bấy nhiêu.

23 tháng 5 2017

- Cai lệ là nhân vật hống hách, nhẫn tâm, luôn ra oai. Trong hội thoại hắn thường xuyên cướp lời người khác:

    + Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp sưu mau.

    + Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước dám mở mồm ra khất!

  - Người nhà lý trưởng nịnh bợ, khúm núm đối với cai lệ nhưng lên mặt với chị Dậu:

    + Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy!

    + Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai để ông ấy ra đình kêu với quan cho.

  - Anh Dậu nhân vật luôn sợ sệt, ngại va chạm, tránh xô xát với người khác:

    + U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta phải tù phải tội.

  - Nhân vật chị Dậu thương yêu chồng con, đảm đang nhưng khi cần thiết, tính cách của chị trở nên dứt khoát, mạnh mẽ:

    + Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

    + Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

    + Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!