K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 10 2019

Về kinh tế: tăng cường những ảnh hưởng, tác động lẫn nhau.

Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia

Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.

Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

Về chính trị: Tất cả các nước đều có sự phụ thuộc lẫn nhau, tăng sự ảnh hưởng lẫn nhau.

29 tháng 2 2016

-     Xu  thế toàn cầu hóa được thể hiện trên những lĩnh vực sau :

          Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nó là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động lẫn nhau giữa các khu vực, các quốc gia – dân tộc trên thế giới.

 -     Các biểu hiện:

 Sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ thương mại quốc tế. Nền kinh tế các nước có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau.

 Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia. Có khoảng 500 công ti xuyên quốc gia lớn kiểm soát 25% tổng sản phẩm thế giới.

 Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

            Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực, có vai trò ngày càng quan trọng trong các vấn đề kinh tế chung của thế giới.

  - Toàn cầu hóa vừa là thời cơ và thách thức của các nước đáng phát triển :

          Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan và có tính 2 mặt:

           Tích cực: Thúc đẩy sự phát triển nhanh, mạnh của lực lượng sản xuất, làm chuyển biến cơ cấu kinh tế, làm gia tăng tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế.

           Tiêu cực: Làm trầm trọng thêm bất công xã hội, phân hóa giàu nghèo, dẫn tới nguy cơ mất bản sắc văn hóa dân tộc, xâm phạm nền độc lập tự chủ…

2 tháng 2 2016

Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước phát triển:

- Về thời cơ:

+ Từ sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi. Xu thế chung của thế giới là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.

+ Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và lấy kinh tế làm trọng điểm, cùng sự tăng trưởng hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.

+Các nước đang phát triển có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ khoa học-kĩ thuật để có thể :”đi tắt đón đầu” rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước…

Như thế, bối cảnh chung của thế giới là có nhiều cơ hội và thuận lợi cho các nước trong công cuộc phát triển đất nước. Vấn đề là có tầm nhìn và nắm bắt kịp thời, không bỏ lỡ thời cơ.

-Về thách thức:

+ Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế-phát huy thế mạnh : hạn chế với mức thấp nhất những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm; có những bước đi thích hợp, kịp thời.

+ Phần lớn các nước đang phát triển đều từ điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí thấp, nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng còn nhiều hạn chế.

+ Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc dân còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang phát triển.

+ Vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay.

+ Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại… 

26 tháng 10 2019

Giải thích Mục I.1, SGK/10 địa lí 11 cơ bản.

Đáp án: D

 

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Kể từ khi nước ta bắt đầu hội nhập, nền kinh tế trở nên năng động hơn. Các thành phần kinh tế có cơ sở phát triển mạnh mẽ, nhưng sự cạnh tranh giữa chúng có phần quyết liệt hơn. Sự cạnh tranh đó đã làm cho nhiều cơ sở sản xuất, nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc phải tiến hành tinh giản biên chế. Tình trạng này làm tăng thêm đội ngũ những người không có việc làm hoặc có việc làm không đầy đủ. Theo số liệu của các cơ quan chức năng, tình trạng thất nghiệp ở thành thị còn ở mức khá cao, nạn thiếu việc làm ở nông thôn còn rất nghiêm trọng.

- Trong những năm tới, quá trình hội nhập sẽ đòi hỏi đội ngũ lao động có trình độ cao hơn. Nếu như đội ngũ người lao động Việt Nam không được đào tạo và chuẩn bị về mặt công nghệ, quản lí thì tình trạng thất nghiệp không những không giảm mà còn có nguy cơ tăng cao. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo.

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế...
Đọc tiếp

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay là:

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

Là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được. Nó có mặt tích cực và mặt tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển.

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là:

A. Xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được, làm cho mọi mặt đời sống của con người kém an toàn hơn. 

B. Kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. 

C. Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới. 

D. Sự phát triển nhanh chóng các mối quan hệ thương mại, là sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu.

1
11 tháng 8 2019

Đáp án C
Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới

Câu 11. Toàn cầu hóa là một xu thế:A. xu thế phát triển xã hội.      B. xu thế phát triển của nhân loại.C. xu thế chủ quan không thể đảo ngược.  D. xu thế khách quan không thể đảo ngược.Câu 12. Biểu hiện nào dưới đây không phải là xu thế toàn cầu hóa?A. Sự ra đời của các ngân hàng lớn trên thế giới.B. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.C. Sự phát triển và tác động to lớn của các...
Đọc tiếp

Câu 11. Toàn cầu hóa là một xu thế:
A. xu thế phát triển xã hội.      B. xu thế phát triển của nhân loại.
C. xu thế chủ quan không thể đảo ngược.  D. xu thế khách quan không thể đảo ngược.
Câu 12. Biểu hiện nào dưới đây không phải là xu thế toàn cầu hóa?
A. Sự ra đời của các ngân hàng lớn trên thế giới.
B. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
C. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
D. Sự sáp nhập và họp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.
Câu 13. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc cách mạng khoa học công nghệ là gì?
A. Thay đổi cơ cấu dân cư.            B. Đem lại sự tăng trưởng cao về kinh tế.
C. Sự giao lưu quốc tế được mở rộng.     D. Tăng năng suất lao động.
Câu 14. Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại so với cuộc cách mạng công nghiệp ở TK XVIII là gì?
A. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống.
B. Mọi phát minh kĩ thuật điều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
C. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn sản xuất.
D. Mọi phát minh kĩ thuật đều dựa vào các ngành khoa học cơ bản.
Câu 15: Biểu hiện nào dưới đây phản ánh đúng xu thế toàn cầu hóa hiện nay?
A. Sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất.
B. Sự tăng trưởng cao của các nền kinh tế.
C. Sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế các nước trên thế giới.
D. Sự phát triển nhanh chóng của các quan hệ thương mại quốc tế,

0
Câu 11. Toàn cầu hóa là một xu thế:A. xu thế phát triển xã hội.      B. xu thế phát triển của nhân loại.C. xu thế chủ quan không thể đảo ngược.  D. xu thế khách quan không thể đảo ngược.Câu 12. Biểu hiện nào dưới đây không phải là xu thế toàn cầu hóa?A. Sự ra đời của các ngân hàng lớn trên thế giới.B. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.C. Sự phát triển và tác động to lớn của các...
Đọc tiếp

Câu 11. Toàn cầu hóa là một xu thế:
A. xu thế phát triển xã hội.      B. xu thế phát triển của nhân loại.
C. xu thế chủ quan không thể đảo ngược.  D. xu thế khách quan không thể đảo ngược.
Câu 12. Biểu hiện nào dưới đây không phải là xu thế toàn cầu hóa?
A. Sự ra đời của các ngân hàng lớn trên thế giới.
B. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
C. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
D. Sự sáp nhập và họp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.
Câu 13. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc cách mạng khoa học công nghệ là gì?
A. Thay đổi cơ cấu dân cư.            B. Đem lại sự tăng trưởng cao về kinh tế.
C. Sự giao lưu quốc tế được mở rộng.     D. Tăng năng suất lao động.
Câu 14. Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại so với cuộc cách mạng công nghiệp ở TK XVIII là gì?
A. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống.
B. Mọi phát minh kĩ thuật điều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
C. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn sản xuất.
D. Mọi phát minh kĩ thuật đều dựa vào các ngành khoa học cơ bản.
Câu 15: Biểu hiện nào dưới đây phản ánh đúng xu thế toàn cầu hóa hiện nay?
A. Sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất.
B. Sự tăng trưởng cao của các nền kinh tế.
C. Sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế các nước trên thế giới.
D. Sự phát triển nhanh chóng của các quan hệ thương mại quốc tế.

0
Câu 1. Xu thế toàn cầu hóa tác động tới những quốc gia nào?A.Các quốc gia kém phát triểnB. Các quốc gia đang phát triểnC. Các quốc gia phát triển.D. Tất cả các quốc gia trên thế giớiCâu 2. Toàn cầu hóa là một xu thế:A. xu thế phát triển xã hội.B. xu thế phát triển của nhân loại.C. xu thế chủ quan không thể đảo ngược.D. xu thế khách quan không thể đảo ngược.Câu 3. Biểu hiện nào dưới đây không phải là xu thế...
Đọc tiếp

Câu 1. Xu thế toàn cầu hóa tác động tới những quốc gia nào?

A.Các quốc gia kém phát triển

B. Các quốc gia đang phát triển

C. Các quốc gia phát triển.

D. Tất cả các quốc gia trên thế giới

Câu 2. Toàn cầu hóa là một xu thế:

A. xu thế phát triển xã hội.

B. xu thế phát triển của nhân loại.

C. xu thế chủ quan không thể đảo ngược.

D. xu thế khách quan không thể đảo ngược.

Câu 3. Biểu hiện nào dưới đây không phải là xu thế toàn cầu hóa?

A. Sự ra đời của các ngân hàng lớn trên thế giới.

B. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

C. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.

D. Sự sáp nhập và họp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.

Câu 4. Xu thế toàn cầu hóa đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta là gì?

A. Nắm bắt thời cơ hội nhập quốc tế.

B. Tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài.

C. Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật.

D. Nắm bắt thời cơ vượt qua thách thức phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới.

Câu 5. Thách thức lớn nhất của xu thế toàn cầu hóa đặt ra cho Việt Nam là gì?

A. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường quốc tế.

B. Trình độ của người lao động còn thấp.

C. Chưa tận dụng tốt nguồn vốn và kĩ thuật từ bên ngoài.

D. Trình độ quản lí còn thấp.

Câu 6: Mục đích lớn nhất của Việt Nam khi gia nhập WTO là gì?

A. Giao lưu về văn hóa.

B. Tiếp thu trình độ khoa học kĩ thuật.

C. Hội nhập kinh tế thế giới.

D. Học hỏi kinh nghiệm quản lí của các nước phát triển hơn.

MN GIÚP E BÀI NÀY VỚI Ạ.E ĐANG CẦN GẤP Ạ.

0
Câu 1. Xu thế toàn cầu hóa tác động tới những quốc gia nào?A.Các quốc gia kém phát triểnB. Các quốc gia đang phát triểnC. Các quốc gia phát triển.D. Tất cả các quốc gia trên thế giớiCâu 2. Toàn cầu hóa là một xu thế:A. xu thế phát triển xã hội.B. xu thế phát triển của nhân loại.C. xu thế chủ quan không thể đảo ngược.D. xu thế khách quan không thể đảo ngược.Câu 3. Biểu hiện nào dưới đây không phải là xu thế...
Đọc tiếp

Câu 1. Xu thế toàn cầu hóa tác động tới những quốc gia nào?

A.Các quốc gia kém phát triển

B. Các quốc gia đang phát triển

C. Các quốc gia phát triển.

D. Tất cả các quốc gia trên thế giới

Câu 2. Toàn cầu hóa là một xu thế:

A. xu thế phát triển xã hội.

B. xu thế phát triển của nhân loại.

C. xu thế chủ quan không thể đảo ngược.

D. xu thế khách quan không thể đảo ngược.

Câu 3. Biểu hiện nào dưới đây không phải là xu thế toàn cầu hóa?

A. Sự ra đời của các ngân hàng lớn trên thế giới.

B. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

C. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.

D. Sự sáp nhập và họp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.

Câu 4. Xu thế toàn cầu hóa đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta là gì?

A. Nắm bắt thời cơ hội nhập quốc tế.

B. Tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài.

C. Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật.

D. Nắm bắt thời cơ vượt qua thách thức phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới.

Câu 5. Thách thức lớn nhất của xu thế toàn cầu hóa đặt ra cho Việt Nam là gì?

A. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường quốc tế.

B. Trình độ của người lao động còn thấp.

C. Chưa tận dụng tốt nguồn vốn và kĩ thuật từ bên ngoài.

D. Trình độ quản lí còn thấp.

Câu 6: Mục đích lớn nhất của Việt Nam khi gia nhập WTO là gì?

A. Giao lưu về văn hóa.

B. Tiếp thu trình độ khoa học kĩ thuật.

C. Hội nhập kinh tế thế giới.

D. Học hỏi kinh nghiệm quản lí của các nước phát triển hơn.

MN GIÚP E BÀI NÀY VỚI Ạ.E ĐANG CẦN GẤP Ạ.

0