K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 6 2016

Về mặt sinh học: khi nhai kĩ, thức ăn được nghiền nát thành những mảnh nhỏ, sẽ dễ thấm dịch vị và enzyme, dẫn tới hiệu quả tiêu hóa thức ăn cao, bổ sung nhiều năng lượng cho cơ thể nên no được lâu. Ngoài ra, thức ăn được nghiền nhỏ ở miệng sẽ góp phần giảm gánh nặng cho dạ dày, cơ thể đỡ tiêu tốn năng lượng cho hoạt động tiêu hóa cơ học ở dạ dày.

3 tháng 6 2016

- Nhai kỹ có tác dụng biến đổi thức ăn thành những phần tử nhỏ, tăng diện tích tiếp xúc với các enzim trong dịch tiêu hóa làm quá trình biến đổi thức ăn xảy ra triệt để hơn, hiệu xuất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ nhiều hơn.
- No lâu là chỉ việc no sinh lí. Do được nhai càng kỹ thì hiêu xuất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nên no lâu hơn.

- Vậy trong khi ăn, ta cần ăn chậm nhai kỹ

15 tháng 12 2021

6.

- Khi nhai kĩ, thức ăn sẽ được nghiễn nát thành các mảnh có kích thước nhỏ, điều này giúp cho thức ăn được trộn đều với dịch tiêu hóa và tạo điều kiện cho các enzim tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

- Tại khoang miệng tạo điều kiện cho enzim amilaza tiêu hóa tinh bột thành đường mantose

- Hoạt động tiêu hóa có hiệu quả sẽ tạo ra nhiều năng lượng hơn → no lâu hơn.

- Như vậy, khi ăn uống cần chú ý ăn chậm, nhai kĩ để cho hoạt động tiêu hóa diễn ra một cách thuận lợi nhất, lượng chất dinh dưỡng hấp thu được là tối đa, dẫn đến quá trình tiêu hóa hiệu quả hơn, giúp no lâu hơn.

15 tháng 12 2021

7.

* Hoạt động tiêu hóa ở khoang miệng diễn ra như sau:

- Thức ăn được đưa vào trong miệng được tiêu hóa, chuyển hóa tạo năng lượng qua hai cơ chế: cơ học và hóa học. Các cơ chế cơ học là chức năng riêng của từng bộ phận trong ống tiêu hóa hoạt động. Còn cơ chế hóa học là quá trình điều tiết các chất ở tuyến tiêu hóa nhằm hỗ trợ cùng với nhiệm vụ riêng của miệng, thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già để phân giải thức ăn.

* Nhai cơm lâu trong miệng thấy ngọt vì :

- Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt và biến đổi một thành phần thành đường mantôzơ, đường này đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.

NG
1 tháng 2

Tác giả kể về nhân vật “tôi” trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhân vật tôi hiện lên có một điều kiện cuộc sống rất tốt, nhưng chính cái sự tham lam quan tâm vật chất này đã khiến cho nhân vật tôi có những việc làm thiếu trong sạch. Anh ta đã vô tình hại cô em họ mà không hề hay biết. Khi một lần nữa về quê, anh ta mới biết người mình hại là ai. Sống trong cái xã hội mà thực dân Pháp chiếm đóng, con người cũng dần bị tha hóa theo. Nhà văn Trang Thế Hy, đã khắc họa chân dung của những con người trong chiến tranh khốc liệt. Làm nổi bật hai mặt trái giữa những cái xấu, cái tốt trong tính cách của con người. Cái thứ ánh sáng giản đơn ở miền quê ngoại giống như là thứ ánh sáng soi rọi tâm hồn của mỗi người con quê hương.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Tác giả kể về nhân vật “tôi” trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhân vật tôi hiện lên có một điều kiện cuộc sống rất tốt, nhưng chính cái sự tham lam quan tâm vật chất này đã khiến cho nhân vật tôi có những việc làm thiếu trong sạch. Anh ta đã vô tình hại cô em họ mà không hề hay biết. Khi một lần nữa về quê, anh ta mới biết người mình hại là ai.

Sống trong cái xã hội mà thực dân Pháp chiếm đóng, con người cũng dần bị tha hóa theo. Nhà văn Trang Thế Hy, đã khắc họa chân dung của những con người trong chiến tranh khốc liệt. Làm nổi bật hai mặt trái giữa những cái xấu, cái tốt trong tính cách của con người. Cái thứ ánh sáng giản đơn ở miền quê ngoại giống như là thứ ánh sáng soi rọi tâm hồn của mỗi người con quê hương. 

2 tháng 11 2019

Ý nghĩa nhan đề “Buổi học cuối cùng”:

- Kết thúc những ngày sống trong độc lập tự do

- Báo hiệu những ngày đen tối dưới ách phát xít Đức

- Sự tiếc nuối đối với việc không được học tiếng mẹ đẻ

Tham khảo 

Câu 1:

undefined

Tham khảo 

Câu 2:

undefined

17 tháng 4 2019

Hiện nay, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì nhu cầu tìm hiểu tri thức nhân loại ngày được mở rộng. Con người phải biết nhiều thứ tiếng để trao đổi với nhau trên nhiều quốc gia. Kiến thức ngày càng rộng lớn, con người không thể chỉ biết một mà phải biết nhiều, không chỉ nắm tình hình trong nước mà còn cả thế giới, không chỉ biết cảnh vật ở quốc gia mình mà còn biết thêm những cảnh vật của nhiều nước trên thế giới. 
Ngày nay, truyền thông được mở rộng, con người có thể ngồi một nơi mà biết và truy cập nhiều thông tin trên thế giới, nhưng không biết sử dụng thông tin thì cũng như không biết chữ. Việc học là để giúp ta chọn lọc thông tin, phân tích và sử dụng thông tin chính xác. 
Nói đến tiêu chí đánh giá dân trí của một quốc gia thì chưa có tiêu chí nào rõ ràng và chính xác. Trước đây, người dân không biết chữ, biết đọc, biết viết thì tìm cách dạy cho họ biết đọc, biết viết. Còn bây giờ biết đọc, biết viết là chưa đủ mà còn phải biết chọn lọc thông tin, vận dụng thông tin vào cuộc sống, còn phải biết trao đổi với mọi người và còn phát triển ngôn ngữ của mình.
Các dân tộc sống chung với nhau trên cùng lãnh thổ để có cuộc sống tốt đẹp, hòa thuận thì không chỉ biết phong tục, tập quán của nhau, biết yêu thương nhau mà còn phải biết ngôn ngữ của nhau nữa. Do đó, học là để biết, học là để hiểu, học là để làm và học còn để chung sống hòa bình với nhau. Như vậy, chúng ta cần phải học thì con đường chúng ta đi ít gặp chông gai trắc trở hơn, nếu không học tầm nhìn của ta bị thiển cận, nhìn không xa, bàn không tới, đi không lâu và dễ gặp sai lầm. Như Bác Hồ đã dạy “Đi đường mà biết rõ đường, thì đi thoải mái và thấy như đường dài mà ngắn lại. Đi đường mà không biết trước những chặng phải đi qua, thì mò mẫm, không rõ xa gần, chỉ thấy đường dài thăm thẳm, đi chưa được mấy đã thấy mệt”.
Việc học sẽ giúp chúng ta tìm ra con đường đúng đắn và ngày càng mở rộng ra cho ta nhiều cơ hội mới. 
Học nhiều nhưng không thừa, càng học rộng, hiểu biết càng nhiều và giúp chúng ta giải quyết công việc tốt hơn, càng trau dồi kiến thức, tâm chúng ta càng sáng hơn như câu “ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”. Việc học như viên ngọc phải rèn giũa thường xuyên và càng mở rộng phạm vi học tập, không chỉ học tri thức mà còn trau dồi đạo đức và phải thực hành. Học phải đi đôi với hành, Hồ Chí Minh là người luôn quan tâm đến việc học đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tiễn, nói đi đôi với làm “Lý luận mà không có thực tiễn thì trở thành lý luận suông, thực tiễn mà không có lý luận thì trở thành thực tiễn mù quáng”. Người có kinh nghiệm thì chưa đủ mà cần phải có lý luận đi kèm, người có lý luận thì phải đem ra thực hành, giữa học và hành phải luôn luôn đồng thuận với nhau. Nói mà không làm thì không giỏi, làm mà không có lý luận đi kèm thì sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, công việc sẽ không đi đến nơi. Lênin cũng có câu “Học, học nữa, học mãi” là việc học không bao giờ ngừng, học một rồi phải học lên hai, hai rồi lên ba, học đến suốt đời. 
Việc học không phải lên lớp nghe giảng bài thì mới được gọi là học, mà việc học được tổ chức mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm, chúng ta có thể học khi ta đang làm, học trong khi đang vui chơi. Học không kén chọn ai, ai cũng có thể học, học nhiều hơn nữa. Việc học không có nghĩa là có người hướng dẫn mà người học có thể tự tổ chức việc học cho mình. Vai trò tự học rất quan trọng, người học mà không có tính tự học thì học không đến nơi, không giỏi, còn người học mà có tính tự học thì học nhiều hơn dự tính của mình. 
Việc học không chỉ giúp chúng ta tìm cho mình một nghề mà còn giúp chúng ta nhận biết thế giới, phân tích và giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Vì trong cuộc sống mỗi bước ta đi tới luôn có những khó khăn và thách thức, làm thế nào vượt qua nó, đó là do thái độ của ta nhìn nhận nó và giải quyết nó theo hướng khoa học, mà chính việc học vạch ra cho ta. 
Vậy khi chúng ta càng học rộng con đường chúng ta đi càng dài, càng rộng, càng đi tới càng thu nhiều kết quả tốt. Do đó chúng ta cần vượt qua nhiều gian khó, thử thách dùng chiếc khóa học tập để mở ra cho mình nhiều cánh cửa, nhiều cơ hội và nhiều con đường rộng mở cho ta đi tới thành công. Sau này, dù ở cương vị nào, chúng ta nhìn nhận lại cuộc sống của mình và tự hào rằng “việc học là vô giá”. 
Nhưng có mấy ai hiểu hết giá trị của việc học, do đó mà có nhiều người xem việc học như trò đùa, cưỡi ngựa xem hoa, thích hưởng thụ mà không lao động, nên có nhiều thanh thiếu niên lơ là việc học tập và nhất là lơ là tương lai của mình. Thực trạng hiện nay đang diễn ra vấn nạn, nhiều thanh thiếu niên lơ là việc học, học không nhiệt tình, xem việc học như là hàng hóa, học để lấy bằng đối phó không vì tay nghề vững chắc, nên các em bỏ qua việc học thậm chí còn xem thường người dạy mình. 
Giá trị của việc học bị xem nhẹ, trước đây có câu “người ta lấy thúng đong lúa, có ai lấy thúng đong chữ bao giờ”, do kém hiểu biết nên họ xem trọng việc ruộng nương hơn học, còn bây giờ người ta coi trọng đồng tiền hơn việc học thực thụ. 
Trước thực trạng đáng buồn như hiện nay, chúng ta cần làm gì để tất cả nhìn nhận lại việc học, quan tâm và đầu tư vào việc học. Có rất nhiều công trình từ thiện chung tay giúp đỡ các em nghèo khó học giỏi, những em vì hoàn cảnh mà bỏ học, nhưng chưa có tổ chức nào giúp đỡ các em có điều kiện mà lơ là việc học lôi kéo các em vào việc học để giáo dục các em thành người có ích cho xã hội. Chính gia đình là người bạn của các em, khuyến khích, động viên các em trở lại trường học và rèn luyện các em thành người hữu dụng mai sau. Gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc học tập của các em.
Đây cũng là mong muốn của tất cả những giáo viên đến các bậc phụ huynh hãy quan tâm nhiều hơn đến việc học của các em và rèn luyện nhân cách cho các em. Cùng chung tay giáo dục các em ngày càng tốt hơn. Đúng với lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Hãy là bạn của các em để giúp đỡ các em nhiều hơn trong học tập, trong cuộc sống và trên con đường đi tới của đất nước. 

_Hok tốt_

15 tháng 4 2019

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “"Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo"
”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì. 
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” 
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

15 tháng 4 2019

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “"Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo"
”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì. 
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” 
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc nhan đề và nêu cách hiểu của bản thân.

- Nêu suy luận về vấn đề tác giả bàn luận.

- Nêu ý nghĩa của vấn đề ấy.

Lời giải chi tiết:

- Nhan đề Bản sắc là hành trang mang ý nghĩa: Bản sắc là nét riêng, nét độc đáo trong văn hóa của mỗi quốc gia hay cá nhân nào đó. Cũng chính vì vậy, bản sắc ấy sẽ là nền móng để nước ta bước ra thế giới, hội nhập và phát triển.

- Nhan đề ấy cho em biết vấn đề mà tác giả đang bàn luận chính là gìn giữ và phát huy giá trị bản sắc dân tộc trong thời kì hội nhập.

- Đây là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Khi mà những giá trị, bản sắc truyền thống đang có nguy cơ bị mai một thậm chí bị thay thế hoàn toàn.

5 tháng 3 2023

- Nhan đề “Bản sắc là hành trang”: Bản sắc là nét riêng, hành trang là những điều có thể đem theo mãi mãi. Bản sắc là hành trang là những nét riêng biệt, đặc sắc riêng của dân tộc ta nên được đem theo, giữ gìn mãi mãi.

- Nhan đề này cho em biết vấn đề tác giả bàn luận trong văn bản là việc bảo tồn, phát huy và giữ gìn bản sắc dân tộc.

- Vấn đề ấy có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập, nơi những điều mới mẻ, hiện đại có nguy cơ xóa bỏ hoàn toàn những nét riêng biệt của mỗi dân tộc.