K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2019

Tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.

- Bài thơ “Đói” của Bàng Bá Lân

14 tháng 4 2017

ĐÓI

Năm Ất Dậu tháng ba còn nhớ mãi
Giống Lạc Hồng cực trải lắm đau thương!
Những thây ma thất thểu ngoài đường
Rồi ngã gục không đứng lên vì… đói!
Đói tự Bắc Giang, đói về Hà Nội
Đói ở Thái Bình, đói tới Gia Lâm
Khắp đường xa những xác đói rên nằm
Trong nắng lửa trong bụi lầm co quắp
Giữa đống trẻ chỉ còn đôi hố mắt
Đọng chút hồn sắp tắt của thây ma;
Những cánh tay gầy quờ quạng khua khua
Như muốn bắt những gì vô ảnh,
Dưới mái tóc rối bù và kết bánh
Một làn da đen sạm bọc xương đầu
Răng nhe ra như những chiếc đầu lâu
Má hóp lại, răng hằn sâu gớm ghiếc
Già, trẻ, gái, trai không còn phân biệt
Họ giống nhau như là những thây ma
Như những bộ xương còn dính chút da
Chưa chết đã bốc xa mùi tử khí!
Mùi nhạt nhẽo nặng nề kỳ dị
Một mùi tanh, lộn mửa thoảng mà kinh
(Mùi tanh hôi ám ảnh mãi bên mình
Khiến cả tháng ăn không còn ngon bữa!)
Những thây đó cứ xỉu dần tắt thở,
Nằm cong queo mắt mở trừng trừng
Trong con ngươi còn đọng lệ rưng rưng
Miệng méo xệch nhưng khóc còn dang dở
Có thây chết ba hôm còn nằm đó
Ruồi tám phương bâu lại khóc vo vo
Rồi ven đường đôi nhát cuốc hững hờ
Đắp đệm với những nấm mồ nông dối
Đói tự Bắc Giang, đói về Hà Nội
Đói ở Thái Bình, đói tới Gia Lâm
Rải ven đường những nấm mộ âm thầm
Được đánh dấu bằng ruồi xanh, cỏ tốt
Có nấm mộ quá nông, trơ hài cốt
Mùi tanh hôi nồng nặc khắp không gian
Sau vài trận mưa nước xối chan chan
Ôi! thịt rửa xương tàn phơi rải rác!
Tại Hà Nội cũng như bao tỉnh khác
Những thây ma ngày lếch đến càng đông
Đem ruồi theo cùng hơi hớm tanh nồng
Rồi ngã gục khắp đầu đường cuối ngõ
Thường sớm sớm cửa mỗi nhà hé mở
Rụt rè xem có xác chết nào chăng!
Từng chiếc xe bò bánh rít khô khan
Mỗi sáng dạo khắp nẻo đường nhặt xác,
Đó đây thò khô đét một bàn chân
Hay cánh tay gầy tím ngắt teo răn
Giơ chới với như níu làn không khí
Như cầu cứu, như vẫy người chú ý
Có hơi thở tàn thoi thóp chưa thôi,
Có tiếng của mình, tiếng nấc những tròng ngươi
Nhìn đẫm lệ người chôn người chưa chết!
Bốn ngoại ô mở ra từng dãy huyệt
Được lấp đầy bằng xác chết thường xuyên
Ruồi như mây bay rợp cả một miền
Chết! Chết! Chết! Hai triệu người đã chết!
Họ là những người quê non nước Việt
Sống cần lao bên ruộng lúa đồng khoai
Lúa xanh rờn nhờ họ đổ mồ hôi
Năm ấy, thuở Nhật Tây cùng đô hộ
Chúng thi nhau cướp của dân ta
Hết lúa rồi, hết sạch cả khoai ngô
Hết củ chuối, hết nhẵn khô cả sắn!
Ngày giáp hạt không còn chi gặm nhấm
Đói cháy lòng đành nhá cả mo cau,
Nhai cả bèo và nuốt cỏ khô dầu!
Đói! Đói! Đói! Người nhao lên vì đói!
Đói tự Bắc Giang, đói về Hà Nội
Đói ở Thái Bình, đói tới Gia Lâm
Tạm biệt quê hương lê gót âm thầm
Trên rải rác mỗi nẻo đường đất nước
Từng gia đình dắt díu nhau lê bước
Đi lang thang mong sống tạm qua ngày
Đợi lúa lên hương, bông trĩu đầu cây
Hơn tháng nữa, sẽ hồi sinh, sẽ sống
Nhưng đau đớn hỡi ơi là ảo mộng!
Họ ra đi hi vọng có ngày về
Nhưng chẳng bao giờ về nữa hỡi người quê
Dần ngã gục khắp đầu đường xó chợ
Cùng lúc ấy trên đường rộn rã
Từng đoàn xe rộn rã thóc vàng tươi
Thóc của dân đen thóc của những người
Họ đang chết đói vì thực dân cướp thóc
Thóc chúng cướp phần vung xài huy hoắc,
Phần chúng đem đổ nát trong kho
Ô đau thương chưa từng thấy bao giờ
Trong lịch sử chưa bao giờ từng có
Hai triệu người vì thực dân lìa bỏ
Nước thân yêu, oan uổng chết đau thương
Trong lúc đầy đồng bát ngát ở quê hương
Lúa mơn mởn đang ra đồng trổ trái
Lúa trĩu hạt vàng tươi say gấp bội
Ngạt ngào hương thơm báo hiệu ấm no vui
Nhưng người đi không về nữa than ôi!
Lúa chín gục, chẳng còn ai gặt hái!
Ta nhớ mãi cái thời kỳ đen tối
Quên làm sao tội lỗi kẻ xâm lăng!
Những con người không còn khóc được
Quên làm sao mối thù hận không cùng!
Quên sao được hai triệu người chết đói!
Năm Ất Dậu tháng ba còn nhớ mãi
Giống lạc hồng cực trãi lắm đau thương!
Những thây ma thất thểu ngoài đường
Rồi ngã gục không đứng lên vì… đói!
Đói tự Bắc Giang, đói về Hà Nội
Đói ở Thái Bình, đói tới Gia Lâm.
(Bàng Bá Lân 5/1957)

Cuồng Minh tứ khích, nhân dĩ độc ngã dân;
Nguỵ đảng hoài gian, cánh dĩ mãi ngã quốc.
Hân thương sinh ư ngược diệm,
Hãm xích tử ư họa khanh.
Khi thiên võng dân, quỷ kế cái thiên vạn trạng;
Liên binh kết hấn, nẫm ác đãi nhị thập niên.
Bại nghĩa thương nhân, càn khôn ky hồ dục tức;
Trọng khoa hậu liễm, sơn trạch mỹ hữu kiết di.
Khai kim trường, tắc mạo lam chướng nhi phủ sơn đào sa,
Thái minh châu, tắc xúc giao long nhi hoàn yêu thộn hải.
Nhiễu dân thiết huyền lộc chi hãm tịnh,
Điễn vật chức thúy cầm chi võng la.
Côn trùng thảo mộc giai bất đắc dĩ toại kỳ sinh,
Quan quả điên liên câu bất hoạch dĩ an kỳ sở.
Tuấn sinh linh chi huyết dĩ nhuận kiệt hiệt chi vẫn nha;
Cực thổ mộc chi công dĩ sùng công tư chi giải vũ.
Châu lý chi chinh dao trọng khốn,
Lư diêm chi trữ trục giai không.
Quyết Đông Hải chi thủy bất túc dĩ trạc kỳ ô,
Khánh Nam Sơn chi trúc bất túc dĩ thư kỳ ác.

Đây là 1 vài câu thơ nói lên tội ác của giặc Minh đối với nhân dân ta

Câu 30: Mục đích chính của Tôn Thất Thuyết khi thay vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương ?A. Tố cáo tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh  B. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước  C. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp  D. Khẳng định nền độc lập của Việt NamCâu 31: Đâu là nhiệm vụ chủ yếu của nghĩa quân Hương Khê trong giai đoạn 1885-1888?A. Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp  B....
Đọc tiếp

Câu 30: Mục đích chính của Tôn Thất Thuyết khi thay vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương ?

A. Tố cáo tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh  

B. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước  

C. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp  

D. Khẳng định nền độc lập của Việt Nam

Câu 31: Đâu là nhiệm vụ chủ yếu của nghĩa quân Hương Khê trong giai đoạn 1885-1888?

A. Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp  

B. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu  

C. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu  

D. Chặn đánh các đoàn xe vận tải của thực dân Pháp

Câu 32: Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX được gọi là phong trào gì?

A. Phong trào nông dân

B. Phong trào nông dân Yên Thế.

C. Phong trào Cần vương.

D. Phong trào Duy Tân.

Câu 33: Nét nổi bật của phong trào nông dân Yên Thế trong giai đoạn 1884-1892 ?

A. Các toán quân hoạt động riêng rẽ, thủ lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm  

B. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở  

C. Liên tiếp phải chống lại các cuộc càn quét lớn của thực dân Pháp  

D. Giảng hòa để chuẩn bị lực lượng đấu tranh

Câu 34: Bản chất của phong trào nông dân Yên Thế ?

A. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản  

B. Cuộc đấu tranh tự phát của nông dân  

C. Phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến  

D. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

Câu 35: So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản ?

A. Mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia  

B. Đối tượng đấu tranh và hình thức đấu tranh  

C. Hình thức, phương pháp đấu tranh  

D. Đối tượng đấu tranh và quy mô phong trào

Câu 36: Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) không bao gồm nội dung nào sau đây?

A. Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh Đông Nam Kì.  

B. Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Giatô.  

C. Thừa nhận chủ quyền của Pháp ở Nam Kì.  

D. Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp tự do vào buôn bán.

Câu 37. Ngày 20 - 11 - 1873, diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì?

      A. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội.
      B. Quân dân ta anh dũng đánh bại cuộc tấn công của Pháp ở Hà Nội.
       C. Nhân dân Hà Nội chủ động đốt kho đạn của Pháp.
       D. Thực dân Pháp đánh chiếm Thanh Hóa.

Câu 38. Lực lượng nào tham gia đông nhất trong khởi nghĩa nông dân Yên Thế?

A. Công nhân.

B. Nông dân.
C. Các dân tộc sống ở miền núi.
D. Nông dân và công nhân.

Câu 39. Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

A. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập.

B. So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp.
C. Chưa có sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 40: Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Hương Khê ở đâu?

 A. Ba Đình.

       B. Sãi Sậy.

       C. Tân Sở.

       D. Ngàn Trươi

2
14 tháng 3 2023

Câu 30: Mục đích chính của Tôn Thất Thuyết khi thay vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương ?

A. Tố cáo tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh  

B. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước  

C. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp  

D. Khẳng định nền độc lập của Việt Nam

Câu 31: Đâu là nhiệm vụ chủ yếu của nghĩa quân Hương Khê trong giai đoạn 1885-1888?

A. Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp  

B. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu  

C. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu  

D. Chặn đánh các đoàn xe vận tải của thực dân Pháp

Câu 32: Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX được gọi là phong trào gì?

A. Phong trào nông dân

B. Phong trào nông dân Yên Thế.

C. Phong trào Cần vương.

D. Phong trào Duy Tân.

Câu 33: Nét nổi bật của phong trào nông dân Yên Thế trong giai đoạn 1884-1892 ?

A. Các toán quân hoạt động riêng rẽ, thủ lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm  

B. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở  

C. Liên tiếp phải chống lại các cuộc càn quét lớn của thực dân Pháp  

D. Giảng hòa để chuẩn bị lực lượng đấu tranh

Câu 34: Bản chất của phong trào nông dân Yên Thế ?

A. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản  

B. Cuộc đấu tranh tự phát của nông dân  

C. Phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến  

D. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

Câu 35: So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản ?

A. Mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia  

B. Đối tượng đấu tranh và hình thức đấu tranh  

C. Hình thức, phương pháp đấu tranh  

D. Đối tượng đấu tranh và quy mô phong trào

Câu 36: Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) không bao gồm nội dung nào sau đây?

A. Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh Đông Nam Kì.  

B. Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Giatô.  

C. Thừa nhận chủ quyền của Pháp ở Nam Kì.  

D. Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp tự do vào buôn bán.

Câu 37. Ngày 20 - 11 - 1873, diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì?

      A. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội.
      B. Quân dân ta anh dũng đánh bại cuộc tấn công của Pháp ở Hà Nội.
       C. Nhân dân Hà Nội chủ động đốt kho đạn của Pháp.
       D. Thực dân Pháp đánh chiếm Thanh Hóa.

Câu 38. Lực lượng nào tham gia đông nhất trong khởi nghĩa nông dân Yên Thế?

A. Công nhân.

B. Nông dân.
C. Các dân tộc sống ở miền núi.
D. Nông dân và công nhân.

Câu 39. Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

A. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập.

B. So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp.
C. Chưa có sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 40: Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Hương Khê ở đâu?

 A. Ba Đình.

       B. Sãi Sậy.

       C. Tân Sở.

       D. Ngàn Trươi

14 tháng 3 2023

31.B

32.C

39.D

30 tháng 6 2017

Đáp án B

Bản án chế độ thực dân Pháp là tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản năm 1925 gồm 12 chương. Tác phẩm đã tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam “thuế máu”, “phơi thây trên chiến trường châu Âu”, “đày đọa phụ nữ và trẻ em thuộc địa … Từ đó nhấn mạnh vào mâu thuẫn dân tộc, thức tỉnh tinh thần đấu tranh của nhân dân Việt Nam.

12 tháng 12 2019

Đáp án D

Thái độ của tác giả qua việc tố cáo tội ác của thực dân Pháp:

- Khắc sâu mối thù với quân xâm lược

- Thể hiện sự nhận thức tỉnh táo của người dân trước âm mưu hiểm độc của kè thù

- Nén đau thương mà vượt lên nỗi khổ của chính mình

1 tháng 2 2021

Quê hương anh nước mặn đồng chua

 Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

  Anh với tôi đôi người xa lạ

  Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

  Súng bên súng, đầu sát bên đầu

  Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

  Đồng chí!

  Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

  Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

  Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

  Áo anh rách vai

 Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

  Đồng chí, 1948

Đánh giá tội ác của Mĩ đối với nhân dân ta 

- Tội ác của Mĩ là vô cùng lớn .

- Từ khi Mĩ nhảy vào miền Nam thống trị thì đã có không ít vụ thảm sát đưa nên máy chém hàng loạt những người theo đảng ta .

- Nhất là khi chiến tranh 2 miền diễn ra Mĩ đã không ít lần thả bom , rải chất độc da cam , đặc biệt là dùng máy bay B52 phá hoại miền Bắc và chúng còn ra sức đánh đập tù nhân, ném bom vào thường dân.

27 tháng 4 2021

 cảm ơn bạn 

4 tháng 2 2021

Hi , anh khủng long dz :

1 ) .em hãy sưu tầm những ca dao,tục ngữ và hò vè của nhân dân ta qua các thời kì lịch sử lên án,cai trị,bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc :

Ban ngày quan lớn như thần,

Ban đêm quan lớn tần mần như ma.

Bao giờ hết cỏ Tháp Mười,

Thì dân ta mới hết người đánh Tây.

Bể Đông có lúc vơi đầy,

Mối thù đế quốc, có ngày nào quên! 

Cái thằng Tây nó ác quá.

Nó đánh, nó đá, nó cưỡng hiếp, chửi mắng lôi thôi.

Trở về nương rẫy đi thôi,

Làm than khổ lắm, đấm buồi làm than!

Cao su đi dễ khó về,

Khi đi mất vợ khi về mất con.

Cao su đi dễ khó về,

Khi đi trai trẻ, khi về bủng beo.

Cậu cai nói dấu lông gà,Cổ tay đeo nhẫn gọi là cậu cai.Ba năm được một chuyến sai,Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.Chém cha lũ Nhật côn đồ!

Bắt người cướp của, tha hồ thẳng tay.

Dân ta trăm đắng ngàn cay,

Thóc ăn chẳng có trồng đay cho người!

Chớ tham đồng bạc con cò,

Bỏ cha bỏ mẹ đi phò Lang Sa.

4 tháng 2 2021

mỗi câu 2 dòng chú ý hộ, có một câu 4 dòng mà dài dài ý (nó bị lỗi hay sao ý )

Nhớ khi nội thuộc Đường triều

Giang sơn cố quốc nhiều điều ghê gai

Sâu quả vải vì ai vạch lá

Ngựa hồng trần kể đã héo hon...

13 tháng 5 2021

Ban ngày quan lớn như thần,

Ban đêm quan lớn tần mần như ma.

Bao giờ hết cỏ Tháp Mười,

Thì dân ta mới hết người đánh Tây.

Bể Đông có lúc vơi đầy,

Mối thù đế quốc, có ngày nào quên! 

Cái thằng Tây nó ác quá.

Nó đánh, nó đá, nó cưỡng hiếp, chửi mắng lôi thôi.

Trở về nương rẫy đi thôi,

Làm than khổ lắm, đấm buồi làm than!

Cao su đi dễ khó về,

Khi đi mất vợ khi về mất con.

Cao su đi dễ khó về,

Khi đi trai trẻ, khi về bủng beo.

Cậu cai nói dấu lông gà,Cổ tay đeo nhẫn gọi là cậu cai.Ba năm được một chuyến sai,Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.Chém cha lũ Nhật côn đồ!

Bắt người cướp của, tha hồ thẳng tay.

Dân ta trăm đắng ngàn cay,

Thóc ăn chẳng có trồng đay cho người!

Chớ tham đồng bạc con cò,

Bỏ cha bỏ mẹ đi phò Lang Sa.