K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 6 2018

Đáp án D

10 tháng 7 2018

- Văn bản trên là văn bản tổng kết tri thức

    + Diễn đạt bằng ngôn ngữ khoa học

- Mục đích: hệ thống kiến thức

- Nội dung: Tóm tắt kiến thức, kỹ năng cơ bản

26 tháng 3 2017

Lớp nghĩa tường minh của bài thơ nói về sóng biển

- Hàm ý: nói về người con gái khi yêu

- Sóng là tín hiệu thẩm mĩ, từ ngữ nói về sóng có lớp nghĩa thứ hai nói về tình yêu lứa đôi

    + Các lớp nghĩa hòa quyện với nhau trong suốt bài thơ, tác phẩm văn học dùng cách thể hiện hàm ý thì sẽ nổi bật đặc trưng tính hình tượng, giàu hàm súc, ý nghĩa

23 tháng 12 2018

Lời nói của Kiều với Thúc Sinh, ta thấy Kiều là người trọng nghĩa, rõ ràng trong mọi chuyện

    + Nàng cảm tạ ân đức Thúc Sinh khi chuộc nàng ra khỏi lầu xanh: gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân

    + Trong khi báo ân Thúc Sinh, Kiều nhắc đến Hoạn Thư chính vì bao nhiêu khổ của nàng đều do Hoạn Thư gây ra

    + Nàng nhận định Hoạn Thư là kẻ quỷ quái tinh ma, sẽ bị trừng phạt (phen này kẻ cắp bà già gặp nhau)

- Từ ngữ dùng với Thúc Sinh là từ Hán Việt trang trọng: nghĩa, chữ tòng, cố nhân, tạ

    + Khi nói về Hoạn Thư lời lẽ nôm na, dùng thành ngữ dân gian: quỷ quái tinh ma, kẻ cắp bà già, kiến bò miệng chén

→ Hành động trừng phạt theo quan điểm nhân dân được diễn đạt bằng lời ăn tiếng nói của nhân dân

29 tháng 3 2019

a. Các nhân vật giao tiếp:

- Người viết SGK : có nhiều vốn sống (có thể là đã lớn tuổi), có trình độ hiểu biết sâu rộng về văn học, hầu hết đều là những người đã từng nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy văn học trong nhà trường phồ thông.

- Người tiếp nhận SGK: giáo viên, học sinh lớp 10 trên phạm vi toàn quốc.

b. Hoàn cảnh giao tiếp: Trong môi trường giáo dục của nhà trường; có chương trình, có tổ chức theo kế hoạch dạy học.

c. - Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, cụ thể là kiến thức về Văn học.

- Đề tài: Tổng quan văn học Việt Nam.

- Các vấn đề cơ bản:

    + Các bộ phận cấu thành của văn học Việt Nam.

    + Tóm tắt tiến trình phát triển của lịch sử văn học và thành tựu của nó.

    + Những nét lớn về nội dung, nghệ thuật của văn học Việt Nam.

d. Mục đích của hoạt động giao tiếp:

- Xét từ phía người viết: Cung cấp những tri thức cơ bản về nền văn học Việt Nam.

- Xét từ phía người tiếp nhận: Tiếp thu những kiến thức về văn học Việt Nam.

e. Đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ: Dùng nhiều từ ngữ thuộc ngành khoa học Ngữ văn phối hợp với phương thức thuyết minh để nêu tri thức,

Cách tổ chức văn bản: Được kết cấu thành các phần mục rõ ràng, trong đó có các đề mục lớn, nhỏ, trình bày một cách rành mạch, có trình tự hợp lí.

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )a) Theo anh...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\

a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.

b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?

- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )

a) Theo anh (chị), các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì ?

- Kỉ niệm trong tôi 

  Rơi

       như tiếng sỏi

                           trong lòng giếng cạn

- Riêng những câu thơ

                                  còn xanh

   Riêng những bài hát 

                                  còn xanh

(đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh)

b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì ?

- Văn bản 3 : (trang 123 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1, 2.

b) Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.

1
21 tháng 2 2018

Văn bản “Nơi dựa”

- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

- Hình tượng nhân vật:

    + Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

    + Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

Bài “Thời gian”

    + Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

    + Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

    + “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

    + Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt

- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian

- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian

c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền

Văn bản “Mình và ta”

- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật

- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.

- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.

- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc

- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.

 Chọn ô Đúng nếu ý trả lời đúng và chọn ô Sai nếu ý trả lời sai *ĐúngSaiMột số loại thức ăn có thể cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể.Thay đổi món ăn vừa giúp ta ngon miệng, vừa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.Để có sức khỏe tốt, cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.Khi bị bệnh...
Đọc tiếp

 

Chọn ô Đúng nếu ý trả lời đúng và chọn ô Sai nếu ý trả lời sai *

Đúng

Sai

Một số loại thức ăn có thể cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể.

Thay đổi món ăn vừa giúp ta ngon miệng, vừa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Để có sức khỏe tốt, cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Khi bị bệnh cần ăn uống đủ chất, thức ăn dễ tiêu hóa.

Khi bị bệnh, không nên ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.

Khi bị bệnh nên nhịn ăn vì khi ăn vào sẽ gây khó chịu, kích thích dạ dày.

Cần ăn với tỉ lệ, liều lượng phù hợp với tình trạng bệnh tật, sức khỏe.

Một số loại thức ăn có thể cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể.

Thay đổi món ăn vừa giúp ta ngon miệng, vừa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Để có sức khỏe tốt, cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Khi bị bệnh cần ăn uống đủ chất, thức ăn dễ tiêu hóa.

Khi bị bệnh, không nên ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.

Khi bị bệnh nên nhịn ăn vì khi ăn vào sẽ gây khó chịu, kích thích dạ dày.

Cần ăn với tỉ lệ, liều lượng phù hợp với tình trạng bệnh tật, sức khỏe.

1
21 tháng 12 2021

Một số loại thức ăn có thể cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. - Đúng

Thay đổi món ăn vừa giúp ta ngon miệng, vừa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. - Đúng

Để có sức khỏe tốt, cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. - Đúng

Khi bị bệnh cần ăn uống đủ chất, thức ăn dễ tiêu hóa.- Đúng

Khi bị bệnh, không nên ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. - Sai

Khi bị bệnh nên nhịn ăn vì khi ăn vào sẽ gây khó chịu, kích thích dạ dày. - Sai

Cần ăn với tỉ lệ, liều lượng phù hợp với tình trạng bệnh tật, sức khỏe. - Đúng

Đoạn văn sau đây có những thuật ngữ khoa học nào?  "Nói một cách tổng quát, ngữ nghĩa học hiện đại nghiên cứu không chỉ những ý nghĩa hiển ngôn mà cả những ý nghĩa hàm ẩn, nghiên cứu ý nghĩa không chỉ của các đơn vị có đoạn tính, mà cả của các yếu tô" không có đoạn tính, nghiên cứu ý nghĩa không chỉ của các đơn vị lập thành hệ thống mà cả của các hành vi sử dụng chúng,...
Đọc tiếp

Đoạn văn sau đây có những thuật ngữ khoa học nào?

  "Nói một cách tổng quát, ngữ nghĩa học hiện đại nghiên cứu không chỉ những ý nghĩa hiển ngôn mà cả những ý nghĩa hàm ẩn, nghiên cứu ý nghĩa không chỉ của các đơn vị có đoạn tính, mà cả của các yếu tô" không có đoạn tính, nghiên cứu ý nghĩa không chỉ của các đơn vị lập thành hệ thống mà cả của các hành vi sử dụng chúng, của những quan hệ giữa các đơn vị hệ thống với hoàn cảnh giao tiếp". (Đỗ Hữu Châu, Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng)

A. Tổng quát, ngữ nghĩa học, hiện đại, hiển ngôn, hàm ẩn, đơn vị có đoạn tính, ý nghĩa, hoàn cảnh giao tiếp

B. Ngữ nghĩa học, hiển ngôn, hàm ẩn, đơn vị có đoạn tính, yếu tố không có đoạn tính, đơn vị lập thành hệ thống, hoàn cảnh giao tiếp

C. Ngữ nghĩa học, nghiên cứu, ý nghĩa, hệ thống, đơn vị, quan hệ, sử dụng, hoàn cảnh giao tiếp

D. Tổng quát, hiện đại, nghiên cứu, hệ thống, hiển ngôn, hàm ngôn, hoàn cảnh giao tiếp

1
30 tháng 1 2017

Đáp án B

Bài thơ được lập ý bằng cách dựng lên tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà, thắm thiết.Em có tán thành ý kiến trên không? Nếu không, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi sau:a) Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi...
Đọc tiếp

Bài thơ được lập ý bằng cách dựng lên tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà, thắm thiết.

Em có tán thành ý kiến trên không? Nếu không, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

a) Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi thế nào khi bạn đến chơi nhà?

b) Nhưng qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại là thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế?

c) Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ “ta với ta” nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ.

d) Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà.

2
10 tháng 7 2017

Bài thơ xây dựng tình huống không có gì để tiếp bạn vẫn làm nổi bật được tình bạn thắm thiết, sâu đậm

- Theo nội dung của câu thứ nhất, rất lâu rồi bạn mới đến chơi. Nguyễn Khuyến phải tiếp bạn thật chu đáo, tử tế

- Nhưng sáu câu thơ tiếp theo cho thấy hoàn cảnh đặc biệt

     + Muốn ra chợ thì chợ xa

     + Muốn sai bảo trẻ thì trẻ lại vắng nhà

     + Muốn bắt cá thì ao sâu

     + Muốn bắt gà vườn rộng, rào thưa

     + Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lại chưa ăn được

     + Miếng trầu cũng không có

→ Tạo ra tình huống có sẵn mọi thứ nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó làm nổi bật tình cảm mang ra tiếp bạn.

- Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, nhấn mạnh sự chân tình có thể bù đắp sự thiếu thốn vật chất

 

c, Câu thơ thứ 8 với cụm từ ta với ta ý nghĩa: không cần vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình đủ làm cho tình bạn thắm thiết.

   + Thương quý nhau ở cái tình, ăn ở đối xử với nhau.

→ Chỉ những người bạn thương quý nhau, cảm thông cho nhau thì gặp nhau cũng đã vui rồi

d, Bạn đến chơi nhà, sau câu chào hỏi, tác giả đã nghĩ ngay tới việc lo vật chất để tiếp bạn cho xứng với tình cảm của hai người:

     + Nhà thơ rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn chu đáo nhất

     + Sự coi trọng, quý mến bạn của nhà thơ

11 tháng 11 2021

ko bt

 

DẠY TIẾNG ANH Ở VIỆT NAM: ĐỪNG SỢ SAI, CŨNG ĐỪNG THAM TRÌNH DIỄN...Cameron Shingleton là tác giả cuốn sách "Những điều bạn chưa viết về trai Tây" (NXB Trẻ 2017) được viết bằng tiếng Việt. Sinh ở Melbourne, Australia, anh tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại học Melbourne. Trong 5 năm sống ở TP.HCM, Cameron đã học tiếng Việt và tìm hiểu sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây.Nghe nói đề thi tiếng Anh THPT...
Đọc tiếp

DẠY TIẾNG ANH Ở VIỆT NAM: ĐỪNG SỢ SAI, CŨNG ĐỪNG THAM TRÌNH DIỄN...

Cameron Shingleton là tác giả cuốn sách "Những điều bạn chưa viết về trai Tây" (NXB Trẻ 2017) được viết bằng tiếng Việt. Sinh ở Melbourne, Australia, anh tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại học Melbourne. Trong 5 năm sống ở TP.HCM, Cameron đã học tiếng Việt và tìm hiểu sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây.

    Nghe nói đề thi tiếng Anh THPT quốc gia 2018 đã gây rắc rối cho nhiều thí sinh và đọc báo thấy nói điểm thấp “thê thảm”, tôi quyết định tự mình làm thử. Tôi là người Australia, có bằng tiến sĩ triết học ở Đại học Melbourne nên làm xong chỉ mất 30 phút. Tuy thế, chưa chắc tôi đã được điểm tuyệt đối.

    Ai từng trải qua chương trình học tiếng Anh ở Việt Nam cũng biết nó khá nặng về ngữ pháp. Nhưng đề thi năm nay không đầy ắp câu trắc nghiệm ngữ pháp khô khan. Vấn đề ở đây là các câu hỏi kiểm tra kiến thức từ vựng, kiểu chọn từ gần đồng nghĩa nhất với từ gạch dưới trong câu sau.

    Người ta đã nói nhiều đến việc phải rèn cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), phải chú trọng việc giao tiếp thực tế, thì mới có khả năng dùng đến tiếng Anh một cách toàn diện ở ngoài đời. Người ta nói rất nhiều, rất đúng và cũng từ rất lâu rồi.

    Vài câu hỏi có 2 phương án trả lời đủ đồng nghĩa với từ gạch dưới mà tôi phân vân không biết chọn đáp án nào. Một số câu hỏi khác khiến tôi tự nhủ: Không biết học sinh cấp ba ở Australia có chắc chắn biết cụm từ “disseminate knowledge" (phổ biến kiến thức) hay “broach a subject" (động đến vấn đề nhạy cảm) là gì không.

    Câu hỏi đặt ra: Phần lớn người bản ngữ còn chưa chắc rõ những từ này thì người trẻ Việt Nam sắp vào đại học biết để làm gì?

    Một trong những thách thức ngành giáo dục đang phải đối mặt trong năm học 2018-2019 chính là nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo.

    Trả lời báo chí ngày 4/9, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định: "Chúng tôi cũng tập trung thực hiện nâng cao trình độ ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh theo hướng không chỉ giáo dục trong, mà còn ngoài nhà trường, để làm sao đề án mà trước kia là 2020, giờ trình Chính phủ điều chỉnh lại là đề án 2080, theo hướng thiết thực, hiệu quả".

    Ở Việt Nam, người ta đã nói nhiều đến việc phải rèn cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), phải chú trọng việc giao tiếp thực tế, thì mới có khả năng dùng đến tiếng Anh một cách toàn diện ở ngoài đời. Người ta nói những điều này rất nhiều, rất đúng và cũng từ rất lâu rồi.

    HIỂU CHẾT LIỀN'

    Đề thi tiếng Anh THPT quốc gia 2018 năm nay (chắc như đề thi mấy năm trước) chỉ kiểm tra khả năng đọc hiểu, không yêu cầu thí sinh viết nguyên câu, không cần bày tỏ ý kiến hay tóm tắt lại thông tin, và tất nhiên không có phần nào liên quan giao tiếp.

    Nếu mục đích là kiểm tra KIẾN THỨC VỀ tiếng Anh (bao gồm một số điểm khá nâng cao) thì đề thi này tuyệt vời. Thế nhưng, nếu mục đích là kiểm tra KHẢ NĂNG DÙNG tiếng Anh thì giá trị của nó hầu như rất ít.

    Đã dạy ở 2, 3 trường đại học lớn ở Việt Nam, tôi nhận ra cái thiếu rất rõ ràng là bài thi không kiểm tra những kỹ năng tiếng Anh học sinh thực sự cần để học đại học một cách hiệu quả, huống chi là để hòa nhập vào thị trường lao động và thành công ở thế giới ngày càng toàn cầu hóa.

    Có nhiều thí sinh bị rớt môn tiếng Anh là chuyện không hề nhỏ. Nhưng vấn đề lớn hơn là ngay cả đối với những thí sinh vượt ải, thậm chí điểm cao chót vót, thì khi vào đại học vẫn chưa chắc có thể sử dụng tiếng Anh thành thục.

    Tôi có thể đưa ra rất nhiều ví dụ, vừa đáng cười vừa đáng buồn, về tiếng Anh kém cỏi của những học sinh tôi đã dạy (một số đã thi tốt nghiệp cấp ba với điểm tiếng Anh kha khá).

    Đã dạy ở 2, 3 trường đại học lớn ở Việt Nam, tôi nhận ra cái thiếu rất rõ ràng là bài thi không kiểm tra những kỹ năng tiếng Anh học sinh thực sự cần để học đại học một cách hiệu quả, huống chi là để hoà nhập vào thị trường lao động và thành công ở thế giới ngày càng toàn cầu hoá.

    Ở một trường đại học tôi dạy môn tiếng Anh giao tiếp năm thứ hai, sinh viên được yêu cầu nộp bài viết về những yếu tố chính của một bài thuyết trình thu hút và thuyết phục khán giả. Đọc xong 4, 5 bài, tôi gần như bị chóng mặt. Tiếng Anh viết của sinh viên thì không tự nhiên, đến độ mất ý nghĩa. Suy nghĩ lại một chút, tôi mới nhận ra tại sao: Phần lớn sinh viên đã viết bài bằng tiếng Việt và nhờ Google dịch giúp vì không có khả năng viết bài đơn giản bằng ngôn ngữ họ đang học. 

    Ở một trường đại học khác, tôi dạy khóa trang bị những kỹ năng tiếng Anh cần thiết cho sinh viên khi vào đại học. Mặc dù sinh viên tham dự đã đậu bài kiểm tra 4 kỹ năng, trong 20 phút đầu, tôi có cảm giác nhiều bạn theo không kịp những điều mình nói bằng một thứ tiếng Anh rõ ràng và thông thường nhất có thể.

    Sinh viên thì nhiệt tình, ham học nhưng không khí vẫn nghẹt thở. Rõ ràng là, mặc dù cũng có thể họ đã luyện nghe khá nhiều, có lẽ gần như chưa bao giờ nghe một người bản ngữ nói tiếng Anh một cách bình thường. Tôi thử đổi sang tiếng Việt: “Các bạn hiểu chết liền đúng không?” Cả lớp cười to. Nhờ vậy, không khí trong lớp mới bớt căng thẳng chút.

    SỢ SAI, SỢ "QUÊ", SỢ HỎI

    Cách học tiếng Anh không thực tế dẫn đến những vấn đề vô cùng lớn, gây ra nhiều hệ quả khác nhau. Và mọi vấn đề này đều xuất phát từ những nỗi sợ cố hữu của người Việt: sợ sai, sợ “quê” và sợ hỏi.

    Thứ nhất là tâm lý sợ sai. Đã nhiều lần bắt chuyện với người Việt bằng tiếng Anh, có khi là người thông minh đã học tiếng Anh nhiều năm, tôi để ý thấy khi bị bắt buộc phải dùng tiếng Anh, thái độ lạc quan, yêu đời của người Việt thường biến mất rất nhanh. Ở trường, họ sợ mắc lỗi thì bị thầy cô, bạn bè chê cười. Về sau, họ sợ nói sai vì không muốn mất mặt trước người nước ngoài.

    Đối với tôi, nỗi “sợ người nước ngoài” này đặc biệt khó hiểu: Khi qua Việt Nam, đại đa số người bản ngữ  không quan tâm người Việt nói sai ngữ pháp hay phát âm chưa chuẩn, mà chủ yếu để ý đến nội dung chính người nói muốn truyền đạt. Bất kỳ ai tự học một ngoại ngữ khác thì đủ “bầm mình” để hiểu rõ việc nói tiếng nước ngoài khó như thế nào.

    Nếu tự ý thức chút nữa, họ càng phải hiểu tầm quan trọng của việc “nói sai”: Trong lớp là nơi thầy cô có thể sửa lỗi, “ngoài đường" là nơi mình phát hiện ra cách nói tiếng Anh nào dễ hiểu, thực dụng và dễ sử dụng nhất.

    Khi bị bắt buộc phải dùng tiếng Anh, thái độ lạc quan, yêu đời của người Việt biến mất rất nhanh. Ở trường, họ sợ mắc lỗi thì bị thầy cô, bạn bè chê cười. Về sau, họ sợ nói sai vì không muốn mất mặt trước người nước ngoài.

    Vấn đề tiếp theo là cái có thể gọi là rối loạn lo âu khi phải đối đầu sự mập mờ, có ảnh hưởng đặc biệt đến khả năng nghe. Người Việt thường được khuyến khích hiểu bài học thông qua việc vận dụng các quy tắc ngữ pháp và tra từ điển. Kết quả là khi họ lâm vào tình trạng chỉ hiểu sơ sơ những gì một người bản ngữ nói - tức là ở tình thế rất bình thường khi đang học một sinh ngữ - thì đã cảm thấy hết sức khó chịu.

    Nguyên nhân là phong cách dạy lỗi thời. Khi giao tiếp bằng tiếng Anh và khó nghe hiểu được, đúng ra người học phải bình tĩnh lại, thử nghe ra những từ khóa cần thiết để hiểu ý chính của người nói và, trong trường hợp vẫn “hiểu chết liền" thì hỏi lại: “Could you say that again?” (Làm ơn nhắc lại được không?)

    Điều đáng nói là hệ thống dạy ngôn ngữ ở Việt Nam thì đã và đang âm thầm làm điều ngược lại: Nó vẫn khiến cho học trò quá rụt rè trong việc hỏi lại những gì họ chưa hiểu, thậm chí khi họ thực sự tò mò muốn biết.

    Vấn đề thứ ba thấy rất rõ ràng khi xem qua đề thi tiếng Anh THPT năm nay là người Việt học tiếng Anh không chú tâm đầy đủ ngữ cảnh liên quan. Khi tôi được đào tạo dạy tiếng Anh cho người không phải bản ngữ, giáo viên hay nhắc các thầy cô tương lai về kết quả của một cuộc nghiên cứu ngôn ngữ học: Để nhớ lâu một từ mới, một học trò với trí nhớ trung bình cần “gặp” lại nó khoảng 7 lần trong 7 tình huống khác nhau.

    Còn phương pháp dạy tiếng Anh phổ biến ở trường Việt Nam thì khác hẳn. Học trò vẫn bị bắt buộc học từ mới một cách máy móc, hiểu ra ý nghĩa từ 1, 2 ví dụ đơn điệu, tách biệt với tình huống cụ thể, không liên quan hành động thực tế nào giúp họ hiểu và nhớ. Kết quả của cách dạy và học này là bài thi phần lớn câu hỏi hoàn toàn thiếu ngữ cảnh.

    CÔNG CỤ GIAO TIẾP HAY NGHỆ THUẬT TRÌNH DIỄN

    Muốn phê phán thì phải có giải pháp khắc phục. Tới đây chắc sẽ có nhiều câu hỏi đặt ra: Một chương trình học Anh ngữ cấp 2, cấp 3 chất lượng cao thì ra sao? Một đề thi chất lượng cần kiểm tra cái gì và nên kiểm tra bằng cách nào?

    Ngoài việc dạy và luyện cả 4 kỹ năng, cái cần được nhấn mạnh là học và hiểu qua bối cảnh, đồng thời khích lệ học trò DÙNG tiếng Anh một cách thiết thực, hiệu quả.

    Dạy ngữ pháp hay từ vựng không có gì sai - dù gì vẫn có những điểm khi học một ngôn ngữ mới, học sinh vẫn phải học thuộc lòng hay lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhưng phải công nhận là đại đa số học sinh sẽ không "tiêu hóa" được bài, nếu không có câu chuyện hay thông tin hấp dẫn đi kèm, hoặc không có trò chơi hay thử thách đủ để thu hút và giữ sự chú ý từ người học.

    Khi học viết thì phải khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm của chính mình. Khi học nói phải kích thích học sinh mô tả thế giới xung quanh, những trải nghiệm của chính lứa tuổi teen. Khi học đọc thì phải cho học sinh mang lên lớp tài liệu giàu ý nghĩa được chính các em chọn lọc, chứ không phải bài đọc nghiêm nghị có giá trị giáo huấn nặng nề.

    Phải bắt đầu coi tiếng Anh như công cụ để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất, chứ không phải môn nghệ thuật để trình diễn, để đánh đố nhau bằng những từ tối nghĩa, bí ẩn và hầu như không người bản xứ nào sử dụng.

    Tôi không có ý khuyên giáo viên gạt bỏ tất cả giáo trình qua một bên. Thế nhưng, đó phải là giáo trình tiếng Anh và thiết bị lớp học “thế hệ mới", cùng với giáo viên tiếng Anh - không cần thiết là người nói tiếng Anh hoàn hảo - được đào tạo trên tinh thần tận dụng nguồn tài liệu khổng lồ hữu ích trên Internet.

    Đề thi tiếng Anh cần được thiết kế lại để có 4 phần riêng kiểm tra cả 4 kỹ năng, đi cùng với chương trình được mở rộng nói đại khái ở trên. Chuyện quan trọng không kém là cần thay đổi triệt để tiêu chí ra đề và chấm bài thi.

    Nếu bài thi thuộc “thế hệ cũ" (như đề thi tiếng Anh THPT 2018) đòi hỏi trình độ hiểu biết về tiểu tiết cao đến mất ý nghĩa thực tế, tiêu chí mới cần xoáy sâu vào giao tiếp thành công, tiếp thụ thông tin hiệu quả hay giãi bày ý kiến mạch lạc, rõ ràng.

    Nói tiếng Anh giọng Việt Nam hơi đặc sệt một chút cũng được, miễn là người nghe hiểu được ý. Viết cũng vậy: Email có sai ngữ pháp hay vụng về chút cũng ít khi thành vấn đề trên thực tế, vì vậy nó không nên bị quan trọng hoá khi ra đề hay chấm điểm.

    Việc phần lớn thí sinh trượt tiếng Anh THPT năm nay không hề có nghĩa là tiếng Anh trung bình của giới trẻ VN không có tiến bộ. Khảo sát so sánh trình độ tiếng Anh của các nước khác chỉ rõ Việt Nam đứng giữa danh sách và có xu hướng đi lên.

    Việt Nam vẫn xếp sau Singapore và Philippines - nơi tiếng Anh là một trong số ngôn ngữ chính thức hay được công nhận là ngôn ngữ giảng dạy, nhưng vẫn trội hơn Nhật Bản. Lớp học tiếng Anh ở Nhật hay Hàn Quốc ép học sinh học gạo và tập trung vào những kiến thức về ngôn ngữ bị tách rời, chủ yếu vì chúng dễ kiểm tra, và đặc biệt thích hợp với tư tưởng bằng cấp.

    Việt Nam có thể học từ ai nếu muốn tiến lên tiếp? Singapore cho học sinh thực hành nói bằng cách học diễn, kể chuyện. Đề thi tiếng Anh cấp ba bao gồm phần viết, nói và nghe; học sinh thi nói phải mô tả hình.

    Ở Philippines, tiếng Anh không chỉ được coi là môn học mà là phương tiện truyền thông hàng ngày. Điều làm học sinh thấy thích thú là trọng tâm của lớp học. Ngoài giờ lên lớp, còn có chương trình tiếng Anh do chính người Philippines nói tiếng Anh lưu loát sản xuất và dẫn.

    Mục đích của chương trình học nên là kỹ năng thực tế giúp học sinh giao tiếp với người nước ngoài, tự giới thiệu sơ qua về bản thân, tìm hiểu người nghe một chút, giao tiếp với họ một cách có hiệu quả. Hay nói một cách cụ thể hơn, để giúp người Việt sắp vào đời không ngại, không muốn chạy trốn, không sợ sai hay mất mặt khi có người nước ngoài đứng trước mặt và bắt chuyện.

    Đương nhiên, vẫn sẽ có những người Việt cần đến kỹ năng tiếng Anh “hàn lâm" và phức tạp hơn. Nhưng chuyện đó không có nghĩa phải lấy từ ngữ “siêu cao cấp" làm trọng tâm của chương trình Anh Ngữ cấp ba. Mục đích rõ ràng, ngay cả của việc học đại học đối với đại đa số sinh viên ngày nay, là có bằng và đủ kiến thức để kiếm được một việc làm sau tốt nghiệp.

    Khi vào đại học, sinh viên giỏi muốn học thật cao sẽ cặm cụi đọc hiểu, thảo luận tài liệu tiếng Anh liên quan chuyên môn của họ, trình bày sự kiện phức tạp và ý kiến tinh tế trong bài viết hay thuyết trình tiếng Anh. Nhưng, để đạt đến trình độ học vấn tiếng Anh cao như vậy, chắc chắn người học không thể bỏ qua cái nền cơ bản: Khả năng dùng tiếng Anh cho những mục đích hàng ngày, như nghe hai người bản ngữ nói chuyện về thời tiết hay bày tỏ quan điểm của mình về iPhone đời mới nhất.

    Nếu đi theo hướng đó, Việt Nam cần phải thay đổi trước tiên định hướng cốt lõi của việc dạy và học tiếng Anh: Phải bắt đầu coi tiếng Anh như công cụ để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất, chứ không phải môn nghệ thuật để trình diễn, để đánh đố nhau bằng những từ tối nghĩa, bí ẩn và hầu như không người bản xứ nào sử dụng.

    2

    dài vậy trời

    17 tháng 11 2021

    đọc mỏi mắt quá