K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 10 2017

Tuy nhiên khi nói tới giá trị cao quý nhất của văn chương thì đúng là “văn chương làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”

Bởi: văn chương khơi gợi trong con người những tình cảm tốt đẹp chưa có và đã có.

    + Văn chương mở ra những khát vọng, gieo cho con người những tình cảm cao đẹp.

    + Văn chương phát hiện, miêu tả vẻ đẹp của cuộc sống một cách sinh động, giúp con người cảm nhận một cách tinh tế, sâu sắc vẻ đẹp.

26 tháng 11 2019

MB: Giới thiệu, trích dẫn ý kiến của Thạch Lam về văn chương

- Nêu cảm nhận cá nhân về ý kiến đó

TB:

- Giải thích ý kiến:

   + Văn chương là thứ khí giới thanh cao và đắc lực: văn chương được xem là công cụ giúp nhà văn hoàn thành sứ mệnh thời đại

   + Văn chương tác động trực tiếp đến tình cảm của con người

- Tố cáo và thay đổi thế giới giả dối, tàn ác làm cho lòng người đọc trở nên trong sạch và phong phú hơn:

   + Văn chương vạch trần, phê phán những cái xấu xa của xã hội, đòi hỏi diệt trừ, thay thế nó

   + Bồi đắp tinh thần, xây dựng lối sống trong sạch, thanh lọc con người

Bình luận, cảm nhận:

- Thạch Lam tự hào khi sử dụng vũ khí là ngòi bút văn chương

   + Nhận xét đúng đắn, khái quát, sát với thực tế

   + Ý thức được nguồn sức mạnh to lớn, cao cả của văn chương

   + Hiểu rõ tương quan giữa hai nhiệm vụ (phản ảnh và xây dựng tâm hồn)

   + Đầy niềm tin vào khả năng của văn học, khả năng tự bồi đắp tâm hồn con người

KB:

Khẳng định sự đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của văn chương đối với đời sống

Đọc văn bản và trả lời câu hỏiTầm nhìn sự hiểu biết của con người đôi lúc không phải xuất phát từ chỗ đứng mà nó còn do tâm hồn của mỗi con người định đoạt. Một người anh là phi công nói với tôi: “Em biết không? Anh đã làm chủ được cả bầu trời và đã phóng tầm mắt quan sát được mọi thứ từ trên cao Còn người anh khác làm kiểm lâm thì nói: “Anh bây giờ đang bảo vệ...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi

Tầm nhìn sự hiểu biết của con người đôi lúc không phải xuất phát từ chỗ đứng mà nó còn do tâm hồn của mỗi con người định đoạt.

 

Một người anh là phi công nói với tôi: “Em biết không? Anh đã làm chủ được cả bầu trời và đã phóng tầm mắt quan sát được mọi thứ từ trên cao

 

Còn người anh khác làm kiểm lâm thì nói: “Anh bây giờ đang bảo vệ toàn bộ núi non, trùng điệp cùng với muôn loài chim thú. Cả hai người anh đều nói về công việc của mình với vẻ đầy tự hào. Còn tôi lúc đó tuy còn nhỏ nhưng là một con người kém may mắn do tai nạn đang ngồi trên xe lăn ngày tháng chỉ quẩn quanh với “thế giới” là trong căn nhà nh

 

Thấy tôi hàng ngày tỏ vẻ buồn chán, mẹ đã động viên tôi: “Con trai! Mọi việc rồi sẽ qua. Tại sao con không đem bầu trời, đám mây, núi non và mọi thứ mà con nhìn thấy thu vào trong tâm hồn con? Như vậy con sẽ có được nhiều thứ hơn con tưởng”. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Tâm hồn của con rộng lớn vậy sao

 

Mẹ hiền từ nói: “Con ngốc nghếch của mẹ! Trên đời chỉ có tâm hồn là có thể lớn và có thể nhỏ. Nó to lớn khi con người ta có tấm lòng độ lượng khoan dung biết thương người như thể thương thân. Nếu con sống được như thế thì tâm hồn có thể chứa đựng được cả trời đất, vạn vật trong đ

 

Ngược lại, nó có thể nhỏ khi con người ta sống ích kỷ, hẹp hòi, ghen ghét, đố kỵ, ham danh, háo sắc... biết mình mà không biết người thì đến ngay cả cái kim cũng khó có thể len vào được

 

Quả đúng thật vậy, sau một thời gian chạy chữa và tập luyện tôi đã đi được bằng đôi chân của mình. Ngẫm lại những lời mẹ nói quả thật không sai. Tấm lòng rộng lớn hay nhỏ hẹp đều do tâm hồn mà hình thành. Vì vậy, trong cuộc sống ta nên mở rộng tâm hồn mình ra và sẽ thấy cuộc đời tươi đẹp hơ

 

VÕ HOÀNG NAM

 

Câu1 xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên

 

2: theo thì tại sao nv tôi có tâm trạng biồn chán, còn hai người anh đầy tự hào

 

3: niêu tác dụng biện pháp nghệ thuật đối lập trong lời nói của người mẹ hiền từ

 

4: anh\chị có đồng tình với câu nói: Tấm lòng rộng lớn hay nhỏ hẹp điều do tâm hồn mà hình thành. niêu rõ lí do.

0
Tầm nhìn sự hiểu biết của con người đôi lúc không phải xuất phát từ chỗ đứng mà nó còn do tâm hồn của mỗi con người định đoạt. Một người anh là phi công nói với tôi: “Em biết không? Anh đã làm chủ được cả bầu trời và đã phóng tầm mắt quan sát được mọi thứ từ trên cao Còn người anh khác làm kiểm lâm thì nói: “Anh bây giờ đang bảo vệ toàn bộ núi non, trùng điệp cùng...
Đọc tiếp

Tầm nhìn sự hiểu biết của con người đôi lúc không phải xuất phát từ chỗ đứng mà nó còn do tâm hồn của mỗi con người định đoạt.

 

Một người anh là phi công nói với tôi: “Em biết không? Anh đã làm chủ được cả bầu trời và đã phóng tầm mắt quan sát được mọi thứ từ trên cao

 

Còn người anh khác làm kiểm lâm thì nói: “Anh bây giờ đang bảo vệ toàn bộ núi non, trùng điệp cùng với muôn loài chim thú. Cả hai người anh đều nói về công việc của mình với vẻ đầy tự hào. Còn tôi lúc đó tuy còn nhỏ nhưng là một con người kém may mắn do tai nạn đang ngồi trên xe lăn ngày tháng chỉ quẩn quanh với “thế giới” là trong căn nhà nhỏ

 

Thấy tôi hàng ngày tỏ vẻ buồn chán, mẹ đã động viên tôi: “Con trai! Mọi việc rồi sẽ qua. Tại sao con không đem bầu trời, đám mây, núi non và mọi thứ mà con nhìn thấy thu vào trong tâm hồn con? Như vậy con sẽ có được nhiều thứ hơn con tưởng”. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Tâm hồn của con rộng lớn vậy sao?"

 

Mẹ hiền từ nói: “Con ngốc nghếch của mẹ! Trên đời chỉ có tâm hồn là có thể lớn và có thể nhỏ. Nó to lớn khi con người ta có tấm lòng độ lượng khoan dung biết thương người như thể thương thân. Nếu con sống được như thế thì tâm hồn có thể chứa đựng được cả trời đất, vạn vật trong đó

 

Ngược lại, nó có thể nhỏ khi con người ta sống ích kỷ, hẹp hòi, ghen ghét, đố kỵ, ham danh, háo sắc... biết mình mà không biết người thì đến ngay cả cái kim cũng khó có thể len vào được

 

Quả đúng thật vậy, sau một thời gian chạy chữa và tập luyện tôi đã đi được bằng đôi chân của mình. Ngẫm lại những lời mẹ nói quả thật không sai. Tấm lòng rộng lớn hay nhỏ hẹp đều do tâm hồn mà hình thành. Vì vậy, trong cuộc sống ta nên mở rộng tâm hồn mình ra và sẽ thấy cuộc đời tươi đẹp hơn

 

 

Câu1 xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên

 

2: theo thì tại sao nv tôi có tâm trạng biồn chán, còn hai người anh đầy tự hào

 

3: niêu tác dụng biện pháp nghệ thuật đối lập trong lời nói của người mẹ hiền từ

 

4: anh\chị có đồng tình với câu nói: Tấm lòng rộng lớn hay nhỏ hẹp điều do tâm hồn mà hình thành. niêu rõ lí do.

0
28 tháng 6 2018

Trong đoạn trích tác giả sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ để chứng minh, kết hợp với lời bình luận, giải thích sâu sắc:

- Sự khắc khổ của Bác không nằm ở lối sống khắc khổ của người tu hành, hay các nhà hiền triết

- Sự giản dị về đời sống vật chất làm nổi bật sự phong phú về đời sống tinh thần, tâm hồn, tình cảm của Bác

- Tác giả kết hợp nhiều phương pháp, biện pháp:

   + Lật lại vấn đề “Nhưng chớ hiểu nhầm rằng”

   + Giải thích “bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú”

   + Bình luận “Đời sống vật chất càng… tinh thần cao đẹp nhất”

⇒ Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau giúp cho tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, bài viết thuyết phục hơn.

30 tháng 9 2016

mk có trả lời 1 lần của bn r nhé

4 tháng 10 2016

mk ghi những câu trả lời đúng bn nhé

CÂU A; B; D;E;G;H

 

BÀN VỀ SỰ TỬ TẾTrong tiết học hôm nay của tôi, thầy giáo lịch sử đã nói với chúng tôi có ý đại khái rằng: “ Dù cho các em có làm gì đi chăng nữa, dù là việc nhỏ nhặt hay lớn lao, tất cả đều phải đi kèm sự tử tế. Không có tử tế, chúng ta không thể sống tốt được.”Câu nói của thầy đã “ đậu” lại trong tâm trí tôi ngay lúc đó. Mọi lần, tôi đều cảm thấy thầy khó...
Đọc tiếp

BÀN VỀ SỰ TỬ TẾ

Trong tiết học hôm nay của tôi, thầy giáo lịch sử đã nói với chúng tôi có ý đại khái rằng: “ Dù cho các em có làm gì đi chăng nữa, dù là việc nhỏ nhặt hay lớn lao, tất cả đều phải đi kèm sự tử tế. Không có tử tế, chúng ta không thể sống tốt được.”
Câu nói của thầy đã “ đậu” lại trong tâm trí tôi ngay lúc đó. Mọi lần, tôi đều cảm thấy thầy khó khăn, nghiêm khắc quá. Nhưng sao hôm nay tôi lại cảm thấy từng lời, từng câu thầy nói ra rất chân thật và sâu sắc bằng tất cả sự chiêm nghiệm của một người đã hai màu tóc, đã đi được nửa đời người . Tôi cứ băn khoăn mãi.. Vậy thế nào mới là tử tế?
Sự tử tế với tôi là cách đối xử giữa con người với nhau một cách chân thực, nói không với sự lừa dối. Sự tử tế làm cho người ta sống đúng đắn với bản thân, gia đình và xã hội với cái tâm trong sáng và lòng hướng thiện. Và ta có nên xem sự tử tế như một thước đo về lẽ sống và lòng ngay thẳng, sự trung thực và tốt đẹp bên trong “ phần người” của một ai đó?
Tôi nhớ cô giáo dạy Văn năm lớp 9 đã cho một bài tập rằng: “ Đừng quên cái ác vỗ vai cái thiện, cả hai cùng cười tiến về tương lai” và chúng tôi sẽ phải bình luận về câu nói trên. Vậy nếu như ta sống tử tế, có phải ta sẽ phần nào xóa nhòa đi cái ác trong tâm, có khả năng loại trừ đi con rắn độc về lòng đố kị, ganh ghét, tị nạnh nhau. Ta ươm mầm hạt giống thiện để có một cuộc đời hạnh phúc và tốt đẹp hơn. Và khi đối đãi với nhân gian bằng cái tâm trong sáng và tử tế, lòng con người sẽ cảm thấy bình an hơn.. Cho đi những sự tốt đẹp và nhận lại điều tương tự, bạn đồng ý không?
In trong tâm trí tôi là dáng lưng cao gầy đang chạy xe lên dốc cầu cao vô tình thấy người phụ nữ khó nhọc đạp chiếc xe bán hàng dường như đang “đình công”, không ngừng phát ra những tiếng cót két khó chịu của mình. Người đó không ngại ngần dùng phần chân trái làm lực đẩy đưa chiếc xe ấy lên cầu, san sẻ bớt phần nào sức nặng với người phụ nữ. Năm đó tôi tầm 6 tuổi, ngồi sau lưng chú nhìn thấy toàn bộ sự việc ấy. Trong cuộc sống của chú sau này không thuận lợi, dường như đã đưa chú tôi thành con người khác hơn, mọi người ít nhiều có sự xa lánh. Nhưng sự tử tế mà chú cho tôi thấy năm nào tôi vẫn còn nhớ.. À thì ra, đối đãi tử tế với người khác không chỉ khiến mình và người được giúp cảm thấy hạnh phúc và tốt đẹp hơn, mà còn có thể để lại cho người thứ ba nào đó một bài học khắc cốt ghi tâm.
“ Các em phải làm người tử tế..”

Ngày hôm nay, lời thầy còn vang vọng trong tâm trí tôi. Tôi chọn cách sống tử tế. Còn bạn?
Diệu Tâm

0
mọi người hãy xem bài em có đúng k ạNghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ...
Đọc tiếp

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạ

Nghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn?”. Để trả lời với tất cả chúng ta câu hỏi đó, trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu đã tâm sự bằng những câu thơ giản dị mà rất sâu sắc: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

Tố Hữu muốn khẳng định trước hết sống phải có ích cho đời. Là con chim không chỉ biết kêu mà cao hơn nữa phải biết cất tiếng hót ca lanh lảnh hót cho đời, tạo nên những bản nhạc rộn rã tươi vui cho đất trời. Cũng như vậy, đã là chiếc lá thì chiếc lá phải xanh tươi đưa lại sức sống cho cây cối, làm mát mắt cho đời và hút nhiều thán khí, nhả ra nhiều ô-xy đem lại sự sống cho con người và muôn loài vật trên trái đất này. Ngay cả những sinh vật hết sức nhỏ bé như thế, mà chúng còn biết hiến dâng những gì tốt đẹp nhất, có ý nghĩa nhất giúp ích cho đời. Vậy, chúng ta là những con người “Chúa tể của trần gian, kiểu mẫu của muôn loài” (Sêch-xpia), là “Hoa của đất” (tục ngữ), là động vật duy nhất có trí tuệ và tâm hồn, chúng ta phải làm gì và sống ra sao đây để cùng muôn loài tô điểm cho quê hương, đất nước, cho “Trái đất này là ngôi nhà của chúng mình” ngày một tươi đẹp hơn.

Muốn sống cho xứng đáng tên gọi thiêng liêng cao quý của mình “Con người! Ôi hai tiếng ấy vang lên mới tự hào và kiêu hãnh làm sao!” (Gor –ki), mỗi chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Nghĩa là phải biết ứng xử một cách đẹp đẽ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, với quê hương đất nước. Nói như Tố Hữu, lẽ sống đẹp là lẽ sống có “vay” thì có “trả”, có “nhận”, thì phải có “cho”, phải cống hiến hy sinh sức lực, tâm trí, thậm chí là cả sự sống của mình cho đời, để đời ngày một “đàng hoàng”, “tươi đẹp hơn”.
Mỗi chúng ta giờ đây được sống trên đời, hít thở khí trời, đứng thẳng hai chân kiêu hãnh làm người, chúng ta đã được nhận quá nhiều từ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà tổ tiên, từ tình yêu thương đùm bọc của bà con, đồng bào, từ sự hy sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã đổ máu xương để xây dựng quê hương và giữ gìn đất nước thanh bình tươi đẹp như hôm nay… Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đã được thừa hưởng biết bao thành quả của người đi trước để lại và người khác đem cho. Như thế là chúng ta đã “vay”, đã “mắc nợ” người thân, nhân dân, đất nước nhiều rồi! Là con người vốn giàu nhân cách và lòng tự trọng, lẽ nào chúng ta nhắm mắt ăn quỵt được sao? Không! Chúng ta phải “trả”, hơn nữa phải “cho” nhiều hơn những gì mà chúng ta đã “vay”, đã “nhận”. Đó là hành động vừa đúng với nhân tâm, vừa hợp với Đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Cách đây hơn nửa thiên niên kỷ, thi hào dân tộc Nguyễn Trãi, một người Việt Nam nhất trong những người Việt Nam nhất trong lịch sử quá khứ cũng từng đã viết “Ăn lộc phải đền ơn kẻ cấy cày”, đó sao?

Trong sự nghiệp xây dựng chính quyền và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ở Việt Nam ta đã có biết bao con người sống rất đẹp cho đạo lý, lẽ sống “trả”, “vay” đó, như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xuân, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tử Trọng, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc,…Họ sẵn sàng “cho” cả cuộc đời, sẵn sàng đổ máu mình cho Tổ quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự do. “Và em nữa. Lưng đèo Mụ Gia, ai biết tên em? Chỉ biết cô gái nhỏ anh hùng. Sống chết từng đêm; Mà lòng thanh thản lạ: Đâu phải hy sinh, em vinh dự vô cùng”. (Tố Hữu – gửi TNXP).

Noi theo những tấm gương cao đẹp đó, giờ đây, những người đang sống lại tiếp tục hy sinh, cống hiến tâm trí và sức lực của mình để làm giàu cho Tổ quốc:

“Ta lại hành quân như năm nào đánh Mĩ

Những sư đoàn không súng, lại xung phong

Ta lại thắng như những chàng dũng sĩ

Biến và hoang vu, thành cơm áo hoa hồng.”

(Tố Hữu).

Hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta có biết bao con người đã “cho” đi những giọt mồ hôi thấm đẫm tâm não để “nhận” lại những công trình khoa học, những sản phẩm lao động; hoặc “cho” đi những giọt máu đào nhân đạo để cho người bệnh có nụ cười ngọt ngào, vì sự sống được hồi sinh; hoặc “cho” đi những đồng tiền mà mình tiết kiệm được để cho những người nghèo, cơ nhỡ có những điều kiện vật chất tối thiểu để hướng cuộc đời về phía tương lai.

Bên cạnh biết bao con người ngày đêm miệt mài học tập, lao động, cống hiến tài năng sức lực cho xã hội, đất nước, thì có một bộ phận không nhỏ của thanh niên lại chỉ biết “vay” và “nhận”, thậm chí còn “nhận” quá nhiều mà không chịu “trả”. Họ đua đòi theo con đường ăn chơi hưởng lạc: đến với vũ trường, tìm đến “nàng tiên nâu”. “cái chết trắng”, để tiêu vèo hết cuộc đời trong chốc lát, vi những thú vui vô nghĩa, mà không hề biết hổ thẹn. Những người có lối sống ích kỷ và bất nhân, vô ơn bạc nghĩa ấy thật đáng phê phán, lên án, phỉ nhổ.

Như vậy, mấy câu thơ giản dị của Tố Hữu đã thể hiện một lẽ sống biết “vay”-“trả”; “cho”-“nhận” đúng lương tâm và đạo lí rất đẹp của người Việt Nam xưa nay. Hiểu được lẽ sống đó, mỗi chúng ta, ở từng cương vị cuộc sống khác nhau, hãy cống hiến hết sức mình, hãy “cho” thật nhiều và gắng làm “Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời” như nhà thơ Thanh Hải đã viết:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

5
29 tháng 10 2016

Bài làm hay

1 tháng 11 2016

cam on

Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểunhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôinổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đờisống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tìnhcảm, những...
Đọc tiếp

Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu
nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi
nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời
sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình
cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu
gương sáng trong thế giới ngày nay.”
Câu 1: Câu in đậm thuộc kiểu câu gì?
Câu 2: Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng phương pháp lập luận nào?
Câu 3: Em hiểu tại sao tác giả lại cho rằng đời sống của Bác Hồ là “đời sống thực sự văn
minh”? Theo em, ngày nay, chúng ta có cần học tập “đời sống văn minh” của Bác hay không?
Vì sao?

2
13 tháng 3 2020

:D Câu in đậm là câu nào vậy?????

13 tháng 3 2020

câu in đậm là câu : Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác Hồ sống khắc khổ theo lối nhà tu hành ,thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật