K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 4 2018

Gợi ý làm bài

a) Phân tích

* Đồng hằng sông Hồng và vùng phụ cận

- Mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất

+ Có hình rẻ quạt, bắt đầu từ Hà Nội.

+ Từ Hà Nội tỏa đi các hướng với chuyên môn hóa khác nhau (Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả; Hà Nội - Bắc Giang; Hà Nội - Thái Nguyên; Hà Nội - Việt Trì - Phú Thọ; Hà Nội - Hòa Bình; Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa).

- Tập trung nhiều trung tâm công nghiệp:

+ Hà Nội (quy mô rất lớn, trên 120 nghìn tỉ đồng) với cơ cấu ngành đa dạng như cơ khí, luyện kim đen, sản xuất ô tô, chế biến nông sản, hoá chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulô, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, may.

+ Hải Phòng (quy mô lớn, từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) với cơ cấu ngành đa dạng, gồm 8 ngành (điện tử, đóng tàu, cơ khí, chế biến thực phẩm, luyện kim đen, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, nhà máy nhiệt điện).

+ Các trung tâm quy mô trung bình (từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng) (như Phúc Yên, Bắc Ninh, Hạ Long), với cơ cấu ngành ít hơn.

+ Các trung tâm còn lại có quy mô nhỏ (dưới 9 nghìn tỉ đồng) (như Việt Trì, Thái Nguyên, Cẩm Phả, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định), ít ngành.

* Đông Nam Bộ

- Hình thành một dải công nghiệp (nêu cụ thể).

- Tứ giác công nghiệp mạnh với các trung tâm:

+ Thành phố Hồ Chí Minh: quy mô rất lớn (trên 120 nghìn tỉ đồng), nhiều ngành nhất (cơ khí, luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulô, dệt, may, hoá chất, phân bón, điện tử, đóng tàu, sản xuất ô tô).

+ Biên Hòa: quy mô lớn (từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng), cơ cấu khá đa dạng (điện tử, hoá chất, phân bón, dệt, may, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, sản xuất giấy, xenlulô, thuỷ diện).

+ Vũng Tàu: quy mô lớn (từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng), cơ cấu khá đa dạng (cơ khí, luyện kim đen, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện, dệt, may, hoá chất, phân bón, đóng tàu).

+ Thủ Dầu Một: quy mô lớn (từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng), cơ cấu khá đa dạng (điện tử, hoá chất, phân bón, chế biến nông sản, sản xuất giấy, xenlulô, dệt, may, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng).

b) Giải thích

* Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận

- Vị trí địa lí thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có Hà Nội là thủ đô.

- Gần các khu vực tập trung tài nguyên (như khoáng sản) và nằm trong vùng dồi dào nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

- Dân cư dông, lao động có tay nghề.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ phát triển công nghiệp khá hoàn chỉnh; cơ sở hạ tầng phát triển mạnh.

- Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

* Đông Nam Bộ

- Vị trí địa lí thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp với Đồng bằng sông cửu Long, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Có Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước về diện tích và dân số, đồng thời là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tái và dịch vụ lớn nhất của cả nước.

- Tài nguyên tại chỗ chủ yếu có dầu khí, vật liệu xây dựng, tài nguyên rừng, tài nguyên thủy điện, nguồn thủy sản, điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp.

- Dân cư đồng, thị trường rộng lớn, lao dộng có tay nghề, lại có khả năng thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật đồng bộ và tốt nhất cả nước.

- Thu hút mạnh đầu tư trong nước và quốc tế.

25 tháng 2 2016

a) Phân tích

* Đông bằng sông Hồng và vùng phụ cận :

- Mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất :

   + Có hình rẻ quạt, bắt đầu từ Hà Nội

   +  Từ Hà Nội tỏa đi các hướng với chuyên môn hóa khác nhau ( Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả; Hà Nội - Bắc Giang ; Hà Nội - Thái Nguyên; Hà Nội - Việt Trì - Phú Thọ; Hà Nội - Hòa Bình; Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa)

- Tập trung nhiều trung tâm công nghiệp

   + Hà Nội (quy mô rất lớn, trên 120 tỉ đồng) với cơ cấu ngành đa dạng như cơ khí, luyện kim đen, sản xuất oto, chế biến nông sản, hóa chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, may..

   +  Hải Phòng (Quy mô lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) với cơ cấu ngành đa dạng, gồm 8 ngành (điện tử, đóng tàu, cơ khí, chế biến thực phẩm, kim loại đen, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, nhà máy nhiệt điện)

   + Các trung tâm quy mô trung bình (từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng) như Phúc Yên, Bắc Ninh, Hạ Long với cơ cấu ngành ít hơn.

* Đông Nam Bộ

- Hình thành một dải công nghiệp

- Tứ giác công nghiệp mạnh với các trung tâm :

   + Tp Hồ Chí Minh : Quy mô rất lớn (trên 120 nghìn tỉ đồng) : Nhiều ngành nhất (cơ khí, luyện kim đen, sản xuất oto, chế biến nông sản, hóa chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, may, đóng tàu

   + Biên Hòa : quy mô lớn (từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Cơ cấu khá đa dạng (điện tử, hóa chất, phân bón, dệt, may, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, sản xuất giấy, xenlulo, thủy điện.)

   + Vũng Tàu : quy mô lớn (từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Cơ cấu khá đa dạng (hóa chất, phân bón, dệt, may, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, đóng tàu, nhiệt điện.)

   + Thủ Dầu Một : quy mô lớn (từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Cơ cấu khá đa dạng (điện tử, hóa chất, phân bón, dệt, may, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, sản xuất giấy, xenlulo.)

b) Giải thích

* Đồng bằng sông Hồng và phụ cận :

- Vị trí địa lí thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế phía bắc trọng điểm , có Hà Nội là thủ đô

- Gần các khu vực tập trung tài nguyên ( như khoáng sản), và nằm trong vùng dồi dào nguyên liệu  cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

- Dân cư đông, lao động có tay nghề

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ phát triển công nghiệp khá hoàn chỉnh; cơ sở hạ tầng phát triển mạnh.

- Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời

* Đông Nam Bộ 

- Vị trí địa lí thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp với đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Duyên hải Miền Trung Bộ

- Có Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước về diện tích và dân số, đồng thời là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước.

- Tài nguyên tại chỗ chủ yếu có dầu khí, vật liệu xây dựng, tài nguyên rừng, tài nguyên thủy điện, nguồn thủy sản, điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp

- Dân cư đông, thị trường rộng lớn, lao động có tay nghề, lại có khả năng thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao

-Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ và tốt nhất cả nước

- Thu hút mạnh đầu tư trong nước và quốc tế

18 tháng 2 2019

Gợi ý làm bài

- Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất nước ta là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

- Một số trung tâm tiêu biểu:

+ Đông Nam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

+ Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Phúc Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định.

28 tháng 1 2018

HƯỚNG DẪN

- Vị trí địa lí thuận lợi:

+ TP. Hồ Chí Minh: Ở trung tâm Đông Nam Bộ, ở trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, gần với các vùng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và với Campuchia; gần với vùng biển rộng lớn.

+ Hà Nội: Ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc; gần với Trung du và miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; gần với vùng biển rộng lớn.

- Dân cư đông, lực lượng lao động lớn và có chất lượng cao.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt và hoàn thiện nhất cả nước. Là hai đầu mối giao thông vận tải lớn nhất nước ta.

- Thu hút mạnh nhất nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

- Có nhiều chính sách năng động trong phát triển kinh tế; Hà Nội còn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của cả nước.

4 tháng 6 2019

Gợi ý làm bài

a) Tình hình phát triển

- Trong những năm qua sản lượng điện của nước ta liên tục tăng với tốc độ nhanh.

Sản lượng điện của nước ta, giai đoạn 2000 - 2007

Năm

2000

2005

2007

Sản lượng (tỉ kWh)

26,7

52,1

64,1

Trong giai đoạn 2000 - 2007, sản lượng điện của nước ta tăng 37,4 tỉ kWh, gấp 2,4 lần.

Nguyên nhân chủ yếu là do:

+ Điện được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động kinh tế và sinh hoạt. Nhu cầu dùng điện ngày một tăng do sự phát triển kinh tế, mức sống được nâng cao.

+ Nước ta có tiềm năng to lớn để phát triển công nghiệp điện lực:

• Than, dầu mỏ, khí đốt có trữ lượng lớn, là điều kiện thuận lợi để phát triển các nhà máy nhiệt điện.

• Các hệ thống sông ở nước ta có trữ năng thủy điện lớn.

Vì thế, trong những năm qua nước ta đã xây dựng được nhiều nhà máy nhiệt điện, thủy điện lớn và hệ thông truyền tải điện năng,...

+ Chính sách hỗ trợ phát triển của Nhà nước.

- Cơ cấu sử dụng điện ở nước ta gồm 2 nhóm ngành là nhiệt điện và thủy diện.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ ngành điện bao gồm:

+ Các nhà máy nhiệt điện và thủy điện.

+ Hệ thống đường dây tải điện.

+ Các trạm biến áp.

b) Phân bố

- Ngành công nghiệp điện lực hiện đã phát triển rộng khắp lãnh thổ nước ta.

- Các nhà máy thủy điện (dẫn chứng: nêu tên các nhà máy).

- Các nhà máy thủy điện đang xây dựng (dẫn chứng: nêu tên các nhà máy).

- Các nhà máy nhiệt điện (dẫn chứng: nêu tên các nhà máy).

- Hệ thống đường dây tải điện: Đường dây 500 KV chạy từ Hòa Bình đến Phú Lâm (Thành phố Hồ Chí Minh). Đường dây 220 KV nối nhiều nhà máy điện với nhau (dẫn chứng). Chính vì vậy, mạng lưới truyền tải điện xuyên suốt cả nước.

- Các trạm biến áp:

+ Trạm 500 KV đặt ở Hòa Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng trên đường dây 500 KV Bắc - Nam.

+ Trạm 220 KV đặt ở nhiều nơi như Việt Trì, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang,... trên đường dây 220 KV.

21 tháng 1 2017

HƯỚNG DẪN

a) Khu vực đồi núi nước ta có sự phân hóa đa dạng

- Địa hình núi chia thành 4 vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

+ Vùng núi Đông Bắc: Nằm ở phía đông thung lũng sông Hồng.

• Có 4 cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều).

• Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng.

• Thấp dần từ tây bắc về đông nam: Những đỉnh núi cao trên 2000m nằm trên vùng thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt - Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng cao trên 1000m. Ở trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 - 600m.

+ Vùng núi Tây Bắc: Nằm giữa sông Hồng và sông cả, cao nhất nước ta với 3 dải địa hình cùng hướng tây bắc - đông nam:

• Phía đông: Dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ, có đỉnh Phanxipăng (3143m).

• Phía tây: Các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào với độ cao trung bình.

• Ở giữa: Thấp hơn là các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.

+ Vùng núi Trường Sơn Bắc: Từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.

• Gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc - đông nam.

• Núi thấp và hẹp ngang; hai đầu nâng cao (vùng núi Tây Nghệ An ở phía bắc và vùng núi Tây Thừa Thiên Huế ở phía nam), ở giữa thấp trũng (vùng đá vôi Quảng Bình và vùng đồi núi thấp Quảng Trị).

• Cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển.

+ Vùng núi Trường Sơn Nam: Gồm các khối núi và cao nguyên, có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây.

• Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao đồ sộ, địa hình núi với những đỉnh cao trên 2000m nghiêng dần về phía đông, sườn dốc.

• Phía tây là các cao nguyên badan Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh tương đối bằng phẳng, có các độ cao khoảng 500 - 800 - 1000m và các bán bình nguyên xen đồi.

- Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du: Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.

+ Bán bình nguyên Đông Nam Bộ: Các bậc thềm phù sa cổ ở độ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan ở độ cao chừng 200m.

+ Địa hình đồi trung du: Rộng nhất nằm ở rìa Đồng bằng sông Hồng, hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung. Phần nhiều là các thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng chảy.

b) Nguyên nhân làm cho địa hình khu vực đồi núi nước ta có sự phân hóa đa dạng: Do sự tác động của nội lực và ngoại lực khác nhau ở vào các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển lãnh thổ nước ta.

- Vùng núi Đông Bắc gắn với nền Hoa Nam và khối Vòm sông Chảy, được nâng lên yếu trong Tân kiến tạo.

- Vùng núi Tây Bắc nằm trong địa máng Đông Dương với các mảng nền cổ hướng tây bắc - đông nam (Pu Hoat, Rào Cỏ, Hoàng Liên Sơn...), được nâng lên mạnh trong vận động Tân kiến tạo.

- Vùng núi Trường Sơn Bắc nằm trong địa máng Đông Dương, không được nâng lên mạnh trong vận động Tân kiến tạo.

- Vùng núi Trường Sơn Nam vừa nằm trong địa máng Đông Dương với mảng nền cổ lớn là Kon Tum; trong vận động Tân kiến tạo vừa được nâng lên ở nơi này, vừa phun trào mắc ma ở những nơi khác.

- Vùng bán bình nguyên và đồi trung du là kết quả phối hợp rõ rệt của các vận động nâng lên rất yếu, phun trào mắcma và sự chia cắt của dòng chảy trên các thềm phù sa cổ.

24 tháng 2 2016

Nhà máy thủy điện Sơn La

Sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng điện nước ta:

– Thủy điện phân bố chủ yếu ở vùng đồ núi và thường gắn với các con sông lớn: hệ thống sông Hồng (sông Đà), sông Đồng Nai,… và gần các mỏ khoáng sản: than, dầu, khí.

– Đặc điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và miền Nam:

+ Nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc chủ yếu dựa vào mỏ than ở Quảng Ninh, Na Dương,…

+ Nhà máy nhiệt điện ở miền Nam chủ yếu dựa vào dầu nhập khẩu và các mỏ dầu, khí, ở thềm lục địa.

25 tháng 2 2016

a) Tình hình phát triển 

- Trong những năm qua, sản lượng điện của nước ta liên tục tăng với tốc độ nhanh chóng

                            Sản lượng điện nước ta giai đoạn 2000-2007

            Năm     2000        2005        2007
Sản lượng (tỉ KWh)       26,7          52,1          64,1

Trong giai đoạn 2000-2007, sản lượng điện của nước ta tăng 37,4 tỉ KWh, gấp 2.4 làn

Nguyên nhân chủ yếu do :

- Điện được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động kinh tế và sinh hoạt, Nhu cầu dùng điện ngày một tăng do sự phát triển kinh tế, mức sống được nâng cao

- Nước ta có tiềm năng to lớn để  phát triển công nghiệp điện lực :

    + Thanh, dầu mỏ, khí đốt có trữ lượng lớn, là điều kiện thuận lợi để phát triển các nhà máy nhiệt điện

    + Các hệ thống sông ở nước ta có trữ lượng năng thủy điện lớn

Vì thế, trong những năm qua , nước ta đã xây dựng được nhiều nhà máy nhiệt điện, thủy điện lớn và hệ thống truyền tải điện năng,...

- Chính sách hỗ trợ phát triển của nhà nước

- Cơ cấu sử dụng điện ở nước ta gồm 2 nhóm nganhg : nhiệt điện và thủy điện

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ ngành điện bao gồm :

   + Các nhà máy  nhiệt điện và thủy điện

   + Hệ thống đường dây tải điện

    + Các trạm biến áp

b) Phân bố

- Ngành công nghiệp điện lực hiện đã phát triển rộng khắp lãnh thổ nước ta

- Các nhà máy thủy điện đang xây dựng

- Các nhà máy nhiệt điện

- Hệ thông đường dây tải điện : đương dây 500kv chạy từ Hòa Bình đến Phú Lâm (tp Hồ Chí Minh). Đường dây 220kv nối nhiều nhà máy điện với nhau. Chính vì vậy mạng lưới điện tải xuyên suốt cả nước

- Các trạm biến áp

  + Trạm 500KV đặt ở Hòa Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng trên đường dây 500kv Bắc - Nam

  + Tram 220KV đặt ở nhiều nơi Việt Trì, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang,... trên đường dây 220kv

Câu VI (3,0 điểm)1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy giải thích vì sao Đông Nam Bộ là vùng có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước?2. Cho bảng số liệu:SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015Năm2010201220142015Than sạch (triệu tấn)44,842,141,141,7Dầu thô (triệu tấn)15,016,717,418,7Điện phát ra (tỉ kwwh)91,7115,1141,3157,9(Nguồn: Niên giám...
Đọc tiếp

Câu VI (3,0 điểm)

1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy giải thích vì sao Đông Nam Bộ là vùng có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước?

2. Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

Năm2010201220142015
Than sạch (triệu tấn)44,842,141,141,7
Dầu thô (triệu tấn)15,016,717,418,7
Điện phát ra (tỉ kwwh)91,7115,1141,3157,9

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017)

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng một số sản phẩm công nghiệp nước ta, giai đoạn 2010 - 2015?

b. Nhận xét về tình hình phát triển sản lượng một số sản phẩm công nghiệp nước ta, giai đoạn trên.

c. Giải thích tại sao sản lượng điện của nước ta tăng rất nhanh trung thời gian trên?

0
26 tháng 1 2016

a. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp:  là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lý các nguồn lực sẳn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình đổi mới kinh tế - xã hội nước ta. Đây là một trong những công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

b. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là vì:

- Có vị trí địa lí thuận lợi:

+ Hà Nội nằm ở trung tâm của vùng Đồng bằng sông Hồng, nằm ở trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là một trong ba đỉnh của tam giác tăng trưởng phía bắc, nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn thứ hai của cả nước, lại nằm gần những vùng giàu tài nguyên về khoáng sản, lâm sản, thủy điện.

+ Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm của của vùng Đông Nam Bộ, nằm ở trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế Tp. HCM – Biên Hòa – Vũng Tàu. Tiếp giáp với những vùng tài nguyên, nằm gần tuyến giao thông quốc tế.

- Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật tốt nhất và hoàn thiện nhất cả nước. Đây là hai đầu mối giao thông vận tải lớn nhất nước ta.

            - Nguồn lao động dồi dào và có chất lượng nguồn lao động dẫn đầu cả nước, đặc biệt là TPHCM.

            - Là hai vùng thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.

            - Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Hà Nội và TP HCM là hai thành phố đông dân nhất cả nước. Năm 2006, dân số Hà Nội là 3,2 triệu người, dân số Tp. HCM là 6,1 triệu người.

- Có nhiều chính sách năng động trong phát triển kinh tế.  

29 tháng 12 2016

TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta vì hai thành phố này hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp:

- Vị trí địa lí thuận lợi.

+ Hà Nội nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là một trong ha đỉnh của tam giác tăng trưởng phía bắc.

+ TP. Hồ Chí Minh nằm ỏ trung tâm của vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Hà Nội là thủ đô của nước ta, có sức hút đầu tư trong và ngoài nước.

- TP. Hồ Chí Minh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, đầu mối giao thông lớn nhất phía Nam.

- Tài nguyên:

+ Hà Nội nằm gần cơ sở nguyên liệu, năng lượng của miền núi trung du phía bắc, nguồn thủy năng trong hệ thống sông Hồng và có nguồn nguyên liệu nông -lâm - thủy sản khá dồi dào của vùng Đồng bằng sông Hồng.

+ TP. Hồ Chí Minh nằm trong vùng Đông Nam Bộ, nên có tài nguyên dầu khí, vật liệu xây dựng, tài nguyện thủy điện, nguồn thủy sản, điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp; liền kề với Đồng bằng sông Cửu Long, vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn nhất nước.

- Là hai thành phố có số dân đông nhất (năm 2008, số dân của Hà Nội là 6116,2 nghìn người, TP. Hồ Chí Minh là 6611,6 nghìn người), có nguồn lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ công nghiệp có chất lượng tốt nhất và hoàn thiện nhất cả nước.

- Đây là hai thành phố thu hút mạnh đầu tư từ bên ngoài.

- Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp, trong đó có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm.

- Có nhiều chính sách năng động trong phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp.


29 tháng 12 2018

Dựa vào biểu đồ cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế, ta lập được bảng sau:

Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1995 - 2007 (%)

* Nhận xét

Trong giai đoạn 1995 - 2007, cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế có sự chuyển biến theo hướng tích cực, nhưng còn chậm.

- Tỉ lệ lao động trong khu vực nông, lâm, thủy sản giảm từ 71,2% (năm 1995) xuống còn 53,9% (năm 2007), giảm 17,3%, nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu lao động.

- Tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 11,4% (năm 1995) lên 20,0% (năm 2007), tăng 8,6%.

- Tỉ lệ lao động trong khu vực dịch vụ tăng từ 17,4% (năm 1995) lên 26,1% (năm 2007), tăng 8,1% và hiện chiếm tỉ lệ cao thứ hai trong cơ cấu lao động.

* Giải thích: Nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự phát triển của các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đã kéo theo sự chuyển dịch lao động giữa các khu vực kinh tế.