K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2018

Sét là tia lửa điện khổng lồ xảy ra do sự phóng tia lửa điện giữa hai đám mây tích điện trái dấu hoặc giữa đám mây tích điện với ngọn cây cao, mô đất cao hay đồi núi,... trên mặt đất. Hiệu điện thế gây ra sét có thể đạt tới hàng trăm triệu vôn ( 10 8 - 10 9  V) và cường độ dòng điện trong sét có thê đạt tới hàng vạn ampe ( 10 4 - 10 5  A). Tia lửa điện trong sét làm áp suất không khí tăng đột ngột, do đó gây ra tiếng nổ lớn kèm theo. Tiếng nổ do sét phóng điện giữa hai đám mây gây ra gọi là tiếng sấm. Tiếng nổ do sét phóng điện giữa đám mây và các vật trên mặt đất gây ra gọi là tiếng sét.

21 tháng 12 2021

a) vì tốc độ của ánh sáng nhanh hơn tốc độ của âm thanh

b)  Sấm sét cách người quan sát là

\(s=v.t=340.4=1360\left(m\right)\)

22 tháng 12 2021

cảm ơn hehe

30 tháng 12 2021

a) vì tốc độ của ánh sáng nhanh hơn tốc độ của âm thanh

b)  Sấm sét cách người quan sát là

s=v.t=340.4=1360(m)

24 tháng 12 2020

 Sửa lại chút nhá :3 phải là tia sét chứ khong phải tia sấm âu 

Vì vận tốc ánh sáng là 300000km/s , còn vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s ➝ ánh sáng truyền đến nhanh hơn âm thanh ,nên thường ta nhìn thấy tia sét trước khi nghe thấy tiếng sấm

24 tháng 12 2020

Vì tốc độ truyền của ánh sáng nhanh hơn tốc độ truyền của âm thanh 

23 tháng 9 2018

Chọn D

Ta có thể coi thời gian ánh sáng đi từ tia sét đến mắt là rất nhỏ, không đáng kể. Khoảng cách từ nơi có sét đến ta là:

S = v.t = 340.2,5 =  850 m

24 tháng 12 2016

bạn tham khảo ở đây nha : Vật lý 7 | HOCMAI Forum - Cộng đồng học sinh Việt Nam

13 tháng 1 2022

hãy giúp thêm 1 câu nhé các bnhihi

       a)  vì tốc độ ánh sáng lớn hơn tốc độ âm thanh nên nhìn thấy tia chớp trước                                                                                                                                              b,Gọi thời gian tiếng sấm -> tai người đó là t, vận tốc âm truyền trong không khí là v, khoảng cách giữa người đó và nơi xuất hiện tia sét là s.

Người đó cách nơi xuất hiện tia sét:

s = v . t = 340 . 8 = 2720 (m)

2 tháng 10 2018

- Vì vận tốc ánh sáng rất lớn so với vận tốc truyền âm nên ta quan sát thấy tia sét trước khi nghe được âm thanh do tia sét truyền đến.

- Vì sau khi thấy tia sét thì 4s sau âm mới đến tai nên khoảng cách từ nơi xảy ra tia sét đến tai người đó là: s = 340.4 = 1360 m ⇒ Chọn đáp án C.

27 tháng 10 2021

C. 1360 m

Ngữ liệu 1 THẦN SÉT - (Thần thoại Việt Nam) Trong đám tướng tá của Ngọc Hoàng trước tiên phải kể đến thần Sét. Thần Sét có danh hiệu là Thiên lôi, cũng có khi gọi là ông Sấm. Thần mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội. Thần chuyên một việc thi hành luật pháp ở trần gian, hành động của thần phản ánh sự thịnh nộ của Ngọc Hoàng. Thần có một lưỡi búa đá. Khi xử...
Đọc tiếp

Ngữ liệu 1 THẦN SÉT - (Thần thoại Việt Nam) Trong đám tướng tá của Ngọc Hoàng trước tiên phải kể đến thần Sét. Thần Sét có danh hiệu là Thiên lôi, cũng có khi gọi là ông Sấm. Thần mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội. Thần chuyên một việc thi hành luật pháp ở trần gian, hành động của thần phản ánh sự thịnh nộ của Ngọc Hoàng. Thần có một lưỡi búa đá. Khi xử án kẻ nào, dù là người, là vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ lên đầu, chứ không chém vào cổ. Có khi xong việc, thần không mang lưỡi búa lên theo mà quẳng luôn tại đó. Thần thường ngủ về mùa đông, vào khoảng tháng Hai, tháng Ba mới lại dậy làm việc. Tính thần Sét rất nóng nảy: hễ Ngọc Hoàng sai là đi ngay, hễ thấy là đánh liền cho nên cũng có lúc làm cho người, vật chết oan. Vì thế mà thần Sét đã có lúc bị Ngọc Hoàng phạt vì đánh lầm giết hại kẻ vô tội. Người ta kể chuyện có lần thần bị bắt nằm im một nơi không cựa quậy ở trong một đám rừng ở Thiên đình. Con gà thần của Ngọc Hoàng được lệnh thỉnh thoảng lại mổ một cái làm cho thần đau nhói cả người nhưng không biết làm thế nào được. Khi được Ngọc Hoàng tha, thần có thói quen hễ nghe thấy tiếng gà là giật mình. Mỗi lần có chớp rạch, biết thần Sét sắp xuống, người hạ giới thường bắt chước tiếng gọi là để dọa thần có lẽ cũng là vì cớ đó. [...] (Nguyễn Đổng Chi, Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, trang 87, 88) Ngữ liệu 2 THẦN MƯA Thần Mưa là vị thần có hình rồng, thường xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi. Nhưng Thần Mưa có tật hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội. Bức xúc vì hạn hán kéo dài, ngày kia có một con Cóc kéo binh đoàn Gấu, Cọp, Cua, Gà và Ong lên thiên đình kiện Trời, đánh binh đoàn nhà trời tơi tả, đến Thần Sét cũng bại trận tan tành. Trời phải đích thân ra nghênh tiếp, và phát hiện ra Thần Mưa đã ngủ quên cả năm trời. Trời cuống quýt sai Thần Mưa xuống hạ giới làm mưa gấp. Rồi dặn Cóc rằng hễ trời hạn hán thì hãy nghiến răng, Trời sẽ biết mà làm mưa. Từ đó có câu: “Con cóc là cậu ông trời Ai mà đánh nó thì trời đánh cho.” Sau vụ đó, Trời nhận ra công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình thần Mưa có khi không làm hết, nên Trời mở một cuộc thi chọn các giống thủy tộc có tài trở thành rồng hút nước phun mưa giúp sức thần Mưa. Cuộc thi rồng đó Trời đã chọn lấy địa điểm ở cửa Vũ (Vũ Môn) thuộc Hà Tĩnh ngày nay. Cuộc thi gồm ba kỳ, mỗi kỳ phải vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức, đủ tài, vượt qua cả ba đợt thì mới đậu để được hóa Rồng. Trong một tháng trời, bao nhiêu loài thủy tộc đến thi đều bị loại, vì không con nào vượt trót được cả ba đợt sóng. Có con cá rô nhảy qua được một đợt, đợt sau thì bị rớt. Có con tôm nhảy qua được hai đợt, ruột gan vây vẩy râu đuôi đã gần hóa rồng. Khi đến đợt ba, đuối sức bị té nên lưng cong lại. Đến lượt có một con cá chép vào cuộc thi, con cá này bản chất của nó đã là quý hiếm đặc biệt, vì trong miệng nó có ngậm một viên ngọc trai. Thần Gió thấy lạ bay đến để xem, gió, mây ào ạt kéo đến, sấm sét ầm trời, và những đợt sóng cao trỗi dậy, đưa cá chép ào ào vượt qua cả ba đợt sóng tới Vũ Môn nhả ngọc hóa rồng. Do đó mà trong dân gian đã có câu ca dao về việc cá chép hóa rồng. “Mồng ba cá đi ăn thề Mồng bốn cá về cá vượt Vũ Môn.” (Sưu tầm từ kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam) Ngữ liệu 3 NỮ OA TẠO RA LOÀI NGƯỜI Khi ấy, trời đất mới sinh, đã có cây cỏ, muôn thú mà chưa có loài người. Thế giới giống như một bức tranh buồn tẻ. Đi giữa thế giới hoang sơ, buồn tẻ ấy là vị đại thiên thần, chính là Nữ Oa. Lúc ấy, bà cảm thấy buồn chán, cô độc bèn nghĩ rằng cần phải tạo ra một cái gì đó cho thế giới này thêm vui tươi, giàu sức sống. Bà nghĩ ngợi hồi lâu, rồi đến bên đầm nước, lấy bùn đất màu vàng bên bờ đầm, trộn nhuyễn với nước, mô phỏng theo hình dáng của mình in bóng trên mặt nước mà nặn thành đồ vật xinh xắn, đáng yêu. Lạ thay, vừa đặt xuống mặt đất, đồ vật xinh xắn ấy bỗng dưng có sức sống, cất tiếng nói trong trẻo, nhảy múa, vui đùa. Đồ vật xinh xắn ấy gọi là “Người”. “Người” được bàn tay nữ thần tạo ra, không giống các loài muông thú bởi được mô phỏng từ hình dáng của vị nữ thần. Nữ Oa vô cùng thích thú, hài lòng về sản phẩm do mình vừa tạo ra, bèn tiếp tục dùng đất bùn màu vàng hòa nhuyễn với nước nhào nặn ra rất nhiều người, trai có, gái có. Nhìn những con người vui đùa, cười nói xung quanh mình, Nữ Oa cảm thấy vui vẻ hẳn lên, không còn cô độc, buồn bã nữa. Nhưng mặt đất hoang sơ vô cùng rộng lớn, bà làm việc không ngừng nghỉ trong một thời gian rất lâu mà mặt đất vẫn trống trải. Bà cứ miệt mài làm việc, làm tới lúc mỏi mệt lắm rồi mà mặt đất vẫn trống trải quá. Bà bèn nghỉ ra một cách, lấy một sợi dây, nhúng vào trong nước bùn, vung lên khắp phía. Người bảo bà dùng một sợi dây thừng, nhưng hồi đó làm gì có dây, có lẽ bà đã dùng một sợi dây lấy từ một loài cây dây leo. Khi bà vung sợi dây dính đầy thứ bùn từ đất vàng đó lên, các giọt bùn đất màu vàng bắn đi khắp nơi, rơi xuống đất liền biến thành người, cười nói, chạy nhảy. Thế là mặt đất trở nên đông đúc bao nhiêu là người. (Trích “Nữ Oa” (Thần thoại Trung Quốc), Dương Tuấn Anh (sưu tầm, tuyển chọn) NXB Giáo dục Việt Nam, 2009). Câu hỏi: hãy xác định chủ đề và thông điệp được gửi gắm của từng văn bản

0