K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 2 2019

Những hành tinh thuộc nhóm Trái Đất gồm : Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất và Hỏa tinh. Đó là các hành tinh "nhỏ", nhưng là các hành tinh rắn, có khối lượng riêng tương đối lớn. Tuy nhiên mỗi hành tinh trong nhóm chỉ có rất ít hoặc không có vệ tinh, chúng ở gần Mặt Trời nên nhiệt độ bề mặt tương đổi cao.

Những hành tinh thuộc nhóm Mộc tinh gồm : Mộc tinh, Thổ tinh, Hải Vương tinh và Thiên Vương tinh, chúng là các hành tinh "lớn", có kích thước lớn, khối lượng lớn, nhưng khối lượng riêng nhỏ. Chúng là một khối khí hoặc một nhân rắn hoặc lỏng, bao bọc xung quanh là các lớp khí rất dày. Chúng có rất nhiều vệ tinh.

25 tháng 5 2018

Đáp án A

11 tháng 12 2017

Đáp án là A

28 tháng 7 2019

Đáp án D

Hệ Mặt Trời gồm tám hành tinh, đó là: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời chia thành hai nhóm. Nhóm trong gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa. Nhóm ngoài gồm: Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. Các hành tinh nhóm trong có khối lượng và kích thước khá nhỏ so với các hành tinh nhóm ngoài. Hai nhóm hành tinh ngăn cách nhau bởi...
Đọc tiếp

Hệ Mặt Trời gồm tám hành tinh, đó là: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời chia thành hai nhóm. Nhóm trong gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa. Nhóm ngoài gồm: Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. Các hành tinh nhóm trong có khối lượng và kích thước khá nhỏ so với các hành tinh nhóm ngoài. Hai nhóm hành tinh ngăn cách nhau bởi một vành đai tiểu hành tinh và vô số các thiên thạch nhỏ cùng quay quanh Mặt Trời.

a) Viết tập hợp A gồm tám hành tinh trong Hệ Mặt Trời.

b) Sắp xếp kích thước của tám hành tinh trong Hệ Mặt Trời theo thứ tự tăng dần.

c) Viết tập hợp B gồm bốn hành tinh có kích thước nhỏ nhất và tập hợp C gồm bốn hành tinh có kích thước lớn nhất.

1

Giải:

a)A=(Sao Thủy; Sao Kim; Trái Đất; Sao Hỏa;Sao Mộc; Sao Thổ; Sao Thiên Vương; Sao Hải Vương)

b)Kích thước của tám hành tinh trong Hệ Mặt Trời theo thứ tự tăng dần là:

Sao Thủy; Sao Hỏa; Sao Kim; Trái Đất;  Sao Hải Vương; Sao Thiên Vương; Sao Thổ; Sao Mộc.

c)B=(Sao Thủy; Sao Kim; Trái Đất; Sao Hỏa)

C=(Sao Mộc; Sao Thổ; Sao Thiên Vương; Sao Hải Vương)

Chúc bạn học tốt!

27 tháng 8 2021

 

 

26 tháng 8 2018
Hệ Mặt Trời
Mặt Trời, các hành tinh và hành tinh lùntrong Hệ Mặt Trời. Kích cỡ được vẽ theo tỷ lệ, còn khoảng cách đến Mặt Trời thì không đúng.
Mặt Trời, các hành tinh và hành tinh lùn
trong hệ Mặt Trời.[1]
Tuổi4,568 tỷ năm
Vị tríĐám mây liên sao địa phương, Bong bóng địa phương, Nhánh Orion, Ngân Hà
Khối lượng1,991645×1030 kg hay 1,0014 M[c]
Bán trục lớn 
tính đến
Sao Hải Vương
30,10 AU (4,503 tỷ km)
Khoảng cách đến
vách Kuiper
50 AU
Ngôi sao gần nhấtProxima Centauri (4,22 ly) 
Hệ Alpha Centauri (4,37 ly)
Hệ hành tinhgần nhấtHệ Alpha Centauri (4,25 ly)
Hệ hành tinh
Số ngôi sao1 (Mặt Trời)
Số hành tinh8 (Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương)
Số hành tinh lùn đã biếtCó thể lên tới vài trăm,[2] 5 hành tinh lùn theo IAU
  • (Ceres
  • Pluto
  • Haumea
  • Makemake
  • Eris)
Số vệ tinh tự nhiên đã biết525 (178 của các hành tinh,[3] 347 của các hành tinh 
26 tháng 8 2018

Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương Hệ)[a] là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời, tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tửkhổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm. Đa phần các thiên thể quay quanh Mặt Trời, và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 hành tinh[e] có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là mặt phẳng hoàng đạo. Bốn hành tinh nhỏ vòng trong gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa - người ta cũng còn gọi chúng là các hành tinh đá do chúng có thành phần chủ yếu từ đá và kim loại. Bốn hành tinh khí khổng lồ vòng ngoài có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với 4 hành tinh vòng trong. Hai hành tinh lớn nhất, Sao Mộc và Sao Thổ có thành phần chủ yếu từ heli và hiđrô; và hai hành tinh nằm ngoài cùng, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương có thành phần chính từ băng, như nước, amoniac và mêtan, và đôi khi người ta lại phân loại chúng thành các hành tinh băng khổng lồ. Có sáu hành tinh và ba hành tinh lùn có các vệ tinh tự nhiên quay quanh.[b]Các vệ tinh này được gọi là "Mặt Trăng" theo tên gọi của Mặt Trăng của Trái Đất. Mỗi hành tinh vòng ngoài còn có các vành đai hành tinh chứa bụi, hạt và vật thể nhỏ quay xung quanh.

Hệ Mặt Trời cũng chứa hai vùng tập trung các thiên thể nhỏ hơn. Vành đai tiểu hành tinh nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, có thành phần tương tự như các hành tinh đá với đa phần là đá và kim loại. Bên ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương là các vật thể ngoài Sao Hải Vương có thành phần chủ yếu từ băng như nước, amoniac, mêtan. Giữa hai vùng này, có 5 thiên thể điển hình về kích cỡ, Ceres, Pluto, Haumea, Makemake và Eris, được coi là đủ lớn đủ để có dạng hình cầu dưới ảnh hưởng của chính lực hấp dẫn của chúng, và được các nhà thiên văn phân loại thành hành tinh lùn.[e] Ngoài ra có hàng nghìn thiên thể nhỏ nằm giữa hai vùng này, có kích thước thay đổi, như sao chổi, centaurs và bụi liên hành tinh, chúng di chuyển tự do giữa hai vùng này.

Mặt Trời phát ra các dòng vật chất plasma, được gọi là gió Mặt Trời, dòng vật chất này tạo ra một bong bóng gió sao trong môi trường liên sao gọi là nhật quyển, nó mở rộng ra đến tận biên giới của đĩa phân tán. Đám mây Oort giả thuyết, được coi là nguồn cho các sao chổi chu kỳ dài, có thể tồn tại ở khoảng cách gần 1.000 lần xa hơn nhật quyển.

1 tháng 5 2022

4 hành tinh nhỏ vòng trong gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa - người ta cũng còn gọi chúng là các hành tinh đá do chúng có thành phần chủ yếu từ đá và kim loại.

4 hành tinh vòng trong là hành tinh đá có trong lượng riêng khá cao, với thành phần từ đá, có ít hoặc không có Mặt Trăng, và không có hệ vành đai quay quanh như các hành tinh vòng ngoài. Thành phần chính của chúng là các khoáng vật khó nóng chảy, như silicat tạo nên lớp vỏ và lớp phủ, và những kim loại như sắt và niken tạo nên lõi của chúng. 3 trong 4 hành tinh (Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa) có bầu khí quyển đủ dày để sinh ra các hiện tượng thời tiết; tất cả đều có những hố va chạm và sự kiến tạo bề mặt như thung lũng tách giãn và núi lửa. Thuật ngữ hành tinh vòng trong không nên nhầm lẫn với hành tinh bên trong, ám chỉ những hành tinh gần Mặt Trời hơn Trái Đất (như Kim Tinh và Thủy Tinh).

20 tháng 9 2018

Chọn đáp án D.

Các hành tinh trong nhóm Trái Đất có khối lượng nhỏ. Các hành tinh trong nhóm Mộc Tinh có khối lượng lớn.

8 tháng 5 2023

Sắp xếp các chữ cái để được tên đúng của các hành tinh trong Hệ mặt trời:
Mercury; Venus; Earth; Mars; Jupiter; Saturn; Uranus; Neptune
Những hành tinh này là các hành tinh trong Hệ mặt trời, xoay quanh Mặt Trời và được phân loại thành hai nhóm: các hành tinh nội tâm (Mercury, Venus, Earth và Mars) và các hành tinh ngoại tâm (Jupiter, Saturn, Uranus và Neptune).
Chúng ta đang sống trên hành tinh Trái Đất. Hành tinh gần Mặt Trời nhất là Mercury, còn hành tinh xa Mặt Trời nhất là Neptune.

8 tháng 5 2023

Sắp xếp các chữ cái trong tên của các hình tinh trong hệ mặt trời:

Mercury, Venus, Earth, Mars, Jupiter, Saturn, Uranus, Neptune tên tiếng việt lần lượt là Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương 

Hành tinh mà ta đang sống là Earth (Trái đất) là hành tinh có sự sống duy nhất trong hệ mặt trời 

Trong trong đó thì Venus (sao kim) là hành tinh có nhiệt độ nóng nhất trong hệ mặt trời có nhiệt độ gần 500oC và hành tinh có nhiệt độ thấp nhất là Uranus (sao thiên vương) có nhiệt độ -224oC

Hành tinh to nhất là Jupiter (sao mọc) có đường kính 139820 km, nhỏ nhất là Mercury (sao thủy) có đường kính 4879,4km

Hành tinh gần Mặt Trời nhất là Mercury cách mặt trời 0,4 AU

Hành tinh xa mặt trời nhất là Neptune cách mặt trời 30 AU