K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 11 2021

Ma túy “đá” là một loại ma túy tổng hợp mạnh thuộc nhóm Methamphetamine ở dạng tinh thể

Ma túy “đá” là một loại ma túy tổng hợp mạnh thuộc nhóm Methamphetamine ở dạng tinh thể. Nó xuất hiện ở Việt Nam mấy năm trở lại đây. Ma túy “đá” có tác dụng kích thích nhất thời hệ thống thần kinh trung ương gây hưng phấn và ảo giác hoang tưởng...

Người sử dụng ma túy “đá”, bị “ngáo đá” phê thuốc thường mất kiểm soát hành vi, khuôn mặt ngáo ngơ, có những hành động kỳ quặc như: tưởng tượng mình là chim bay lượn, là cá bơi dưới nước,tự chặt ngón chân hoặc ngón tay của mình... Có những trường hợp sau khi sử dụng ma túy “đá” xuất hiện ảo giác rùng rợn, cho rằng những người xung quanh đang muốn hãm hại mình.

Có 5 dấu hiệu đặc trưng của các đối tượng “ngáo đá”: Mắt đảo điên, nghiến răng, thở nhanh, ngứa ngáy; Cách giao tiếp bất thường với những người xung quanh, kể cả người thân, bạn bè, hàng xóm và hay nói nhảm; Tự gây thương hoặc người khác bằng hung khí;

Có những hành động vô thức lặp đi lặp lại; Dễ nổi cáu, nổi giận, mất kiểm soát bản thân và có những hành vi vô thức.Cách nhận biết và phân biệt họ với người thường bằng trực quan như sau:

Mắt đảo qua đảo lại, đồng tử nở rộng

Người ta thường nói đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, có thể phản ánh tình trạng hiện tại của mọi cá nhân.Đối với người "ngáo đá", đôi mắt chính là nơi tố cáo họ đầu tiên. Mắt các con nghiện thường xuyên đảo qua đảo lại và đồng tử nở rộng. Theo các nhà khoa học, hiện tượng trên là do methamphetamine (thành phần chính của ma túy đá) khiến con nghiện luôn trong tình trạng “phê” và thèm “chuyện ấy”. Do đó, não bộ phản ứng bằng cách khiến đồng tử giãn rộng và mắt đảo liên tục, tương tự như khi con người xem phim khiêu dâm.

Da nhăn nheo, nhiều mụn trứng cá lở loét trên cơ thể

Bạch cầu cũng chết dần khiến da không còn độ đàn hồi và dễ bị tổn thương. Đó là lý do người hay “phê” loại ma túy này có làn da nhăn nheo, nhiều mụn trứng cá lớn và lở loét.

Men răng hỏng, miệng khô và hơi thở có mùi

Chưa hết, amoniac khan, phosphorus đỏ và lithium trộn lẫn trong ma túy đá là kẻ thù không "đội trời chung" của hàm răng. Chúng gây xói mòn men răng, khiến con nghiện khô miệng và ít tiết nước bọt. Thiếu nước bọt, con nghiện dễ bị sâu răng, viêm nướu và hơi thở có mùi khó chịu.

Hay bị chảy máu mũi

Mặt khác, nếu những con nghiện “đập đá” bằng cách hít thuốc qua đường mũi, họ rất hay bị chảy máu mũi. Methamphetamine khi tiếp xúc bên ngoài có thể ăn mòn vách ngăn bên trong niêm mạc mũi, lâu dần dẫn tới hiện tượng chảy máu cam thường xuyên và thậm chí bị bỏng ngoài da.

Có thói quen kỳ lạ: đi vệ sinh/khát nước liên tục, rửa tay liên tục

Ma túy đá khiến người dùng hạnh phúc liên tục trong 6 - 8 giờ trong những lần sử dụng đầu tiên. Song khi không sử dụng, con nghiện lâm vào tình trạng bồn chồn, căng thẳng, lo lắng tột độ. Hệ quả là những người này đôi khi có thói quen rất kì lạ, cứ vài phút lại khát nước/đi vệ sinh hoặc rửa tay một lần.

Sụt cân và gầy đi rất nhanh

Một điều nữa rất dễ nhận ra, đó là gần như tất cả những người “ngáo đá” đều sụt cân và gầy đi rất nhanh. Nguyên nhân là bởi Methamphetamine khiến não bộ giải phóng hormone sung sướng dopamine và adrenaline cao gấp 15 lần so với bình thường. Những chất này làm cơ thể “phê” tới mức không ăn mà vẫn thấy no trong nhiều ngày.

Mồ hôi có mùi khai

Không chỉ bị sụt cân, việc không muốn ăn trong thời gian dài khiến cơ thể con nghiện thiếu hụt năng lượng trong việc bài tiết chất thải như bình thường. Amoniac vì vậy sẽ bị đào thải qua da, khiến mồ hôi của con nghiện ma túy đá tiết ra rất nhiều và có mùi như... nước tiểu mèo.

Xuất hiện quầng thâm mắt rõ rệt

Tiếp tục đập đá, Methamphetamine sẽ gần như phá hỏng hoàn toàn cơ chế tiết dopamine của não bộ. Sau khi "thăng hoa", con nghiện có thể không ngủ trong vòng cả tuần. Tuy nhiên, những người xung quanh hoàn toàn có thể nhận ra điều này qua hiện tượng mắt thâm quầng hay các bọng mắt xuất hiện.

Cơ thể gặp ảo giác của hội chứng "kiến bò dưới da"

Cuối cùng, ảo giác và sự thay đổi thất thường tâm trạng chính là biểu hiện rõ nét nhất của những con nghiện ma túy đá lâu năm.Họ thường gặp phải “hội chứng kiến bò”, nghĩa là liên tục thấy ngứa ngáy như có côn trùng bò dưới da. Hệ quả là con nghiện gãi cho tới khi làn da chảy máu và lở loét mà vẫn không đỡ.

Khi một người bị gọi là ngáo đá, hành động của họ sẽ khó kiểm soát, tinh thần không ổn định và rất dễ gây ra tổn thương không chỉ cho bản thân mình và cả án mạng với những người xung quanh.

4 tháng 11 2021

nè nè tớ bảo là HIV/AIDS cơ mà

26 tháng 3 2019

Chúng ta không nên xa lánh, phân biệt đối xử với họ. Ví những tiếp xúc thông thường không làm lây nhiễm HIV. Nếu có thể chúng ta cần hỗ trợ giúp họ sống lạc quan, lành mạnh.

7 tháng 11 2021

Tham khảo

HIV không lây qua tiếp xúc thông thường. Những người nhiễm HIV, đặc biệt là trẻ em có quyền và cần được sống trong sự hỗ trợ, thông cảm và chăm sóc của gia đình, bạn bè, làng xóm,... ; không nên xa lánh và phân biệt đối xử với họ. Điều đó sẽ giúp người nhiễm HIV sống lạc quan, lành mạnh, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

7 tháng 11 2021

Tham khảo:

Chúng ta cần chia sẻ, an ủi và thường xuyên thăm hỏi gia đình bởi vì HIV không lây qua đường giao tiếp, ăn uống,...

29 tháng 10 2021

THAM KHẢO:

Hàng năm, số người nhiễm HIV/AIDS vẫn gia tăng. Điều đáng lo ngại là phần lớn người  nhiễm HIV được phát hiện tình cờ trong hệ thống bệnh viện đã chuyển sang giai đoạn AIDS, mắc các bệnh liên quan đến suy giảm miễn dịch, bệnh Lao, bệnh nhiễm khuẩn đường tình dục hoặc qua xét nghiệm sàng lọc HIV cho phụ nữ mang thai. Cũng do trong xã hội vẫn còn tình trạng kỳ thị với người bị HIV/AIDS nên số người tự nguyện xét nghiệm HIV/AIDS còn ít. Do thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết không đúng, không đầy đủ về HIV/AIDS nên nhiều người vẫn cho rằng HIV/AIDS là bệnh dễ lây, kể cả qua tiếp xúc thông thường hoặc nhiều người lại cho rằng chỉ có những người tiêm chích ma túy hoặc người mua, bán dâm mới bị nhiễm HIV/AIDS, họ coi HIV/AIDS là tệ nạn xã hội, nhiễm HIV là có tội, có lỗi. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử cũng chính là rào cản lớn khiến người nhiễm HIV/AIDS khó tiếp cận với các dịch vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS. Do sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử, người nhiễm HIV/AIDS dấu diếm tình trạng bệnh tật, mặc cảm, không dám tiếp xúc với cộng đồng, không hợp tác với chương trình phòng chống HIV/AIDS. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng người nhiễm HIV/AIDS thiếu thông tin, kỹ năng phòng tránh lây truyền HIV cho người khác. Khi không nhận được sự cảm thông, giúp đỡ của cộng đồng có thể người nhiễm HIV  trở nên bi quan, chán nản, thậm chí có những hành vi tiêu cực.

Có nhiều con đường lây nhiễm HIV như: Truyền máu không an toàn, lây từ mẹ sang con, lây từ đời sống tình dục thiếu trách nhiệm, hiểu biết... Vì vậy, trong số những người nhiễm HIV/AIDS có những người không may mắn mắc phải đặc biệt là những đứa trẻ sinh ra đã mang sẵn HIV. Chúng là những đứa trẻ vô tội nhưng do thiếu hiểu biết của một số người nên có em vẫn bị bạn bè xa lánh khi đến trường. Nhiều người phụ nữ không may mắn mắc phải căn bệnh này từ người chồng nhưng không phải ai cũng hiểu và cảm thông với họ. 

Để tích cực phòng, chống HIV/AIDS cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân, chú trọng tuyên truyền cảnh báo tới tất cả mọi người về các nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS để phòng tránh. Đặc biệt cần tuyên truyền để mọi người hiểu rằng trừ những con đường lây nhiễm đã được xác định, chúng ta có thể gần gũi với những người bệnh, phải có cái nhìn và thái độ đối xử đúng đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS, để cảm thông, chia sẻ, giúp họ tạo dựng được niềm tin, nghị lực để sống và đóng góp cho xã hội.

29 tháng 10 2021

Phải quan tâm, chăm sóc cho người bị nhiễm HIV / AIDS để người đó lạc quan, không có cảm xúc tiêu cưc.

9 tháng 6 2016
Dàn ý

I. Mở Bài

Hiện nay, nhân loại hàng ngày hàng giờ đang phải đương đầu với nạn dịch tràn qua mọi châu lục như một trận gió đen. Đó là nạn dịch HIV, bệnh dịch suy giảm miễn dịch, chưa có phương thức cứu chữa. HIV có thể quét sạch tất cả, không trừ một ai. Thậm chí đó là những đứa trẻ, mầm non của tương lai, là những chàng thanh niên khỏe đẹp có thể biến thiên nhiên thành điện thép cho con người hạnh phúc mai sau. Vì vậy, nhân ngày 1-12-2003, Tổng thư kí Liên hợp quốc đã đưa thông điệp khẩn thiết phòng chống AIDS: “Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn”, ở một đoạn khác, ông viết tiếp: Trong thế giới khốc liệt của AIDSkhông có khái niệm “chúng ta và họ”, “thế giới đó”, im lặng đồng nghĩa với cái chết”.

II. Thân bài

1. HIV/AIDS là một thế giới khốc liệt, là thảm họa của loài người.

a. Gần hai thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX và nay đã bước sang thập niên của thế kỉ XXI, mặc dù tất cả các nhà y học tài ba của thế giới đã vào cuộc để tìm ra một thứ thuốc hữu hiệu để chữa căn bệnh đồng nghĩa với tử thần. Đó là căn bệnh có cái tên gớm ghiếc HIV. Nhưng tất cả đang bó tay, chưa tìm được một thứ vacxin nào có thể phòng ngừa và tiêu diệt được thứ virut khủng khiếp ấy. Những thứ thuốc tốt nhất hiện có cũng chỉ có ý nghĩa giúp bệnh nhân có thể kéo dài sự sống và những biện pháp phòng ngừa cũng chỉ nhằm giảm bớt sự lây lan căn bệnh quái ác ấy từ người này sang người khác, không để nó trở thành đại dịch mang tính toàn cầu mà thôi.

b. HIV dù chưa là một đại dịch nhưng cho đến nay nó đã lấy đi hàng triệu sinh mệnh. Nếu tính bình quân, chỉ tính đến năm 2007 thì cứ mỗi ngày trôi qua, thế giới có thèm mười tám nghìn người nhiễm HIV, nghĩa là cứ mỗi giờ thì có bảy trăm năm mươi người mắc vào thứ bệnh mà lưỡi hái tử thần đang kề tận cổ ấy. Tất nhiên cho đến giờ phút này, con số thống kê đang tăng lên một cách đáng sợ.

c. Điều đáng buồn và đáng sợ hơn là hầu hết bệnh nhân đều là những người trẻ tuổi, cái tuổi của tương lai, cái tuổi đang trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần và là niềm hi vọng của mỗi gia đình. Giờ đây họ chẳng những không lao động được mà còn phải tập trung vào chữa bệnh. Kèm theo đó là bao người thản phải tập trung chăm lo cho những người bệnh ấy, chưa kể là bao nhiêu của cái phải lần lượt đội nón ra đi vì căn bệnh hiểm nghèo ấy. Thế là hậu quả biết bao người vợ mất chồng, người mẹ mất con. Có biết bao trại trẻ mồ côi làng SOS dành cho những đứa trẻ đã mang virut HIV/AIDS mọc lên như nấm. Các bạn hãy tưởng tượng, riêng khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara với dân số một phần mười thế giới thì số người dương tính với HIV đã chiếm gần bảy tám phần trăm dân số. Còn ở nước ta, con số nhiễm bệnh đã lên tới ba trăm nghìn người, số người đã chết lên tới con số hàng mấy chục ngàn người. Theo công bố cua Bộ Y tế, cứ mười phút trôi qua, thì có thêm một người nhiểm phải căn bệnh hiếm nghèo đó.

2. Không có khái niệm “chúng ta” và “họ”

a. Không ai được phép coi đây là việc của người khác, chỉ liên quan đến “họ”, tức là những người nhiễm HIV, hay đang bước sang thời kì AIDS. Trước hết, với đạo lí làm người, không ai được quyền dửng dưng trước tai họa của nhân loại. Vì như Mác đã nói: “Đã là con người thì không ai được phép quay lưng với nỗi đau khổ của đồng loại”. HIV đang tác động xấu đối với đời sống
của loài người. Mỗi năm thế giới chúng ta bỏ ra hàng chục, thậm chí là hàng trăm tỉ đô la để chữa trị và ngăn ngừa căn bệnh hiểm nghèo ấy. Số tiền đó đáng lẽ có thể dùng để sản xuất ra của cải, lương thực, phòng ngừa thiên tai, xóa đỏi giảm nghèo cho những nước còn chậm phát triển.

b. Căn bệnh quái ác nói trên có nhiều đường lây lan như truyền máu không an toàn, lây từ mẹ sang con, đời sống tình dục không lành mạnh, thiếu ý thức. Nếu xem căn bệnh này chỉ là của ai đó, không liên quan đến mình, không có những biện pháp phòng ngừa triệt để thì thần chết vẫn có thể đến gõ cửa mỗi chúng ta và từng nhà.

3. Phải lên tiếng, phải hành động.

a. Mỗi người phải làm gì? Trước hết phải lên tiếng: phải cảnh báo với mọi người về nguy cơ lây nhiễm căn bệnh quái ác này đế mọi người tích cực phòng tránh. Phải có cái nhìn đúng đắn và thái độ đối xử đúng với những người nhiễm HIV. Phải coi họ như những người không may bị nhiễm căn bệnh mà đến nay y học đang bất lực.

b. Từ những con đường lây nhiễm được xác định, người ta có thể gần gũi, không được coi họ như những người bỏ đi. Không được mặc cảm, định kiến, phải biết yêu thương, giúp đỡ họ tạo dựng được niềm tin và nghị lực để sống khỏe, sống vui. Bởi một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Bởi tình thương nói như Nam Cao là tiêu chuẩn cao nhất để xác định tư cách làm người. Không có tình thương, con người chí là một con vật bị sai khiến bởi lòng ích kỉ. Một lời động viên; an ủi đối với những người nhiễm HIV sẽ tích thêm năng lượng đề họ sống mạnh mẽ, lạc quan hơn.

III. Kết luận

Không được tự chia ra hai thế giới “chúng ta và họ”. Trong thế giới đó, "im lặng đồng nghĩa với cái chết”. Hãy sát cánh bên nhau, bàn tay ấm nóng tình thương, tay trong tay, chúng ta hãy cùng nhau đẩy lùi và tiêu diệt căn bệnh quái ác, khủng khiếp này để loài người không phải sống trong nước mắt mà trong nụ cười tươi vui thân thiện và hạnh phúc.

9 tháng 6 2016

- Nhìn chung nhà nước và toàn thể cộng đồng đã có sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề đại dịch HIV và với những người mắc phải căn bệnh này. Nhiều tổ chức, nhiều cơ quan tuyên truyền ( báo chí, đài truyền thanh, truyền hình) đã nỗ lực tham gia “cuộc chiến” chống lại hiểm hoạ chung. Đã có những trung tâm tư vấn, điều trị miễn phí, những cá nhân công khai căn bệnh của mình trước cộng đồng: có những cá nhân tình nguyện chăm sóc cho những người bệnh nặng không nơi nương tựa...

   - Nhưng trên thực tế, vẫn còn sự kì thị, phân biệt đối sử vơi những người bị bệnh. Nhiều khi họ bị đồng nhất với các đối tượng có vấn đề trong xã hội (như người nghiện hút, tiêm chích ma tuý, gái mại dâm,người có lối sông buông thả). Nhiều người bệnh bị chính người thân, gia đình mình xa cánh, thậm chí khinh miệt của mọi người xung quanh,…Điều này gây nên những tác hại khôn lường: phần đông người mắc bệnh không dám công khai chữa trị, nhiều người rơi vào tâm trạng tuyệt vọng phẫn uất,…

  - Từ tình hình thực tế đó ta cần có những biện pháp tích cực để góp phần vào cuộc đấu tranh chống lại hiểm hoạ chung của nhân loại.

19 tháng 3 2019

HIV là một trong những tệ nạn xã hội nguy hiểm ngày nay. HIV được gọi với cái tên "căn bệnh thế kỉ". Nó gắn liền với những mặt trái của đời sống xã hội, là hậu quả của lối sông buông thả, hư hỏng, là nỗi lo của gia đình và toàn thể xã hội. Do đó, thấy được những hậu quả đáng tiếc mà HIV mang lại, chúng ta cần phải có một lý tưởng sống đúng đắn và lành mạnh đúng như thông điệp của câu nói "Đừng để trái tim bị nhiễm HIV/AIDS". Mặt khác, câu nói cũng muốn gửi gắm, nhắn nhủ chúng ta rằng: cần phải có ý chí, có niềm tin vào những người bị HIV. Phải biết động viên, chia sẻ những người bệnh có thêm ý chí, nghị lực và suy nghĩ tích cực vào cuộc sống và tương lai phía trước. Vận động những người xung quanh và toàn thể xã hội dang rộng vòng tay đón lấy những số phận bất hạnh ấy. Phải làm thế nào để những người bị bệnh không cảm thấy tự ti, xa lánh mọi người. những người bệnh cảm thấy ấm lòng hơn, tự tin hòa nhập, yêu đời hơn và họ luôn cảm thấy trái tim họ không hề nhiễm HIV.

1 tháng 3 2022

mọi người giúp mình trả lời câu hỏi với ạ!

 

8 tháng 3 2022

HIV/AIDS nguy hiểm đối với loài người như : 

+ Gia đình khổ khi có người trong gia đình dính phải căn bệnh đó.

+ Ảnh hưởng đến gia đình, bạn bè và xã hội.

+ Ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe,......

 

Các biện pháp phòng , chống HIV/AIDS cho bản thân và gia đình : 

+ Không dùng chung đồ cá nhân.

+ Không dùng chung kim tiêm.

+ Nên dùng riêng đồ của mỗi người.

+ Cấm dùng chung dao cạo râu.

+ Không hút , chích ma túy

+ Không quan hệ bừa bãi, mại dâm, .....

............

8 tháng 3 2022

HIV/AIDS gây cho con người nhiều ảnh hưởng,..........

Biện pháp :

Không sử dụng các chất kích thích.

Không dùng chung đồ dùng cá nhân

HIV/AIDS sẽ truyền từ mẹ -> con , hay lây từ đường máu.,.........

26 tháng 3 2023

Không ai dùng từ sự nguy hiểm của người bị nhiễm HIV đâu bạn, cảm giác những người đó cứ bị kì thị làm sao ấy