K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2019

Chọn đáp án: C.

27 tháng 7 2021

300 từ thì có lẽ thành bài văn mất nhỉ?

Em tham khảo bài này:

Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đêm nay cũng như bao đêm khác, các anh phục kích chờ giặc trong một hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt-  rừng mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy trời. Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả. Từ "chờ" gợi lên một tư thế hoàn toàn chủ động, làm chủ hoàn cảnh. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, là điểm nhấn của 3 phần, điểm sáng của toàn bài thơ. Cảnh vừa thực vừa mộng. Đêm khuya, trăng tà, cả cánh rừng ngập chìm trong sương muối. Trăng lơ lửng trên không, chiếu ánh sáng qua lớp sương mờ trắng, đục. Trong khi đó, người chiến sĩ khoác súng trên vai, đầu súng hướng lên trời cao như chạm vào vầng trăng và trăng như treo trên đầu súng. Đó còn là một liên tưởng thật thú vị. Súng và trăng là gần và xa, thực và mơ, chất chiến đấu và chất trữ tình, là biểu tượng sóng đôi của dân tộc Việt Nam dũng cảm và hài hoa. Đồng thời nó cũng thể hiện rõ nét tư thế chủ động, tin tưởng, và tâm hồn yêu đời của một anh bộ đội cụ Hồ. Như vậy, khổ thơ đã khắc họa một cách sinh động biểu tượng đẹp về tình đồng chí trong gian khổ, khó khăn của chiến đấu.

27 tháng 7 2021

Em cảm ơn ạ.

26 tháng 7 2021

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đêm nay cũng như bao đêm khác, các anh phục kích chờ giặc trong một hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt-  rừng mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy trời. Chao ôi! Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả. Từ "chờ" gợi lên một tư thế hoàn toàn chủ động, làm chủ hoàn cảnh. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, là điểm nhấn của 3 phần, điểm sáng của toàn bài thơ. Cảnh vừa thực vừa mộng. Đêm khuya, trăng tà, cả cánh rừng ngập chìm trong sương muối. Trăng lơ lửng trên không, chiếu ánh sáng qua lớp sương mờ trắng, đục. Trong khi đó, người chiến sĩ khoác súng trên vai, đầu súng hướng lên trời cao như chạm vào vầng trăng và trăng như treo trên đầu súng. Đó còn là một liên tưởng thật thú vị. Súng và trăng là gần và xa, thực và mơ, chất chiến đấu và chất trữ tình, là biểu tượng sóng đôi của dân tộc Việt Nam dũng cảm và hài hoa. Đồng thời nó cũng thể hiện rõ nét tư thế chủ động, tin tưởng, và tâm hồn yêu đời của một anh bộ đội cụ Hồ. Như vậy, khổ thơ đã khắc họa một cách sinh động biểu tượng đẹp về tình đồng chí trong gian khổ, khó khăn của chiến đấu.

Câu chứa TPBL cảm thán: In đậm nghiêng
Bài 2. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi phía dưới:                   “ Đêm nay rừng hoang sương muối                     Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới                    Đầu súng trăng treo”Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên?Câu 2: Từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn thơ thể hiện hoàn cảnh chiến đấu của người lính?Câu 3: Trong câu thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, vì sao Chính...
Đọc tiếp

Bài 2.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

                   “ Đêm nay rừng hoang sương muối

                     Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

                    Đầu súng trăng treo”

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên?

Câu 2: Từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn thơ thể hiện hoàn cảnh chiến đấu của người lính?

Câu 3: Trong câu thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, vì sao Chính Hữu lại dùng từ “chờ” mà không dùng từ “đợi”?

Câu 4: Nêu ý nghĩa của hình ảnh “Đầu súng trăng treo”?

Câu 5: Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu, theo phương pháp T-P-H, phân tích biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí qua 3 câu thơ trên. Đoạn văn có khởi ngữ, phép lặp để liên kết câu – chỉ rõ.

2
17 tháng 3 2022

1. PTBĐ: Biểu cảm.

2. Hình ảnh: Rừng hoang sương muối, Trăng treo.

Em tham khảo:

3. 

Nguồn Hoidap247

Trong câu thơ "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới", Chính Hữu lại dùng từ "chờ" mà không dùng từ "đợi" vì từ "đợi" có nghĩa mong đợi người nào đó đến, còn từ "chờ" là luôn sẵn sàng chờ sự vật, hành động . Đối diện cảnh núi rừng lạnh lẽo và hoang vu và hoàn cảnh chiến đấu nguy hiểm, những người lính cùng sát cánh bên cạnh nhau. Đồng thời cho thấy được tâm thế chủ động, sẵn sàng. Họ cùng nhau làm mờ đi khó khăn, mà hướng đến sự độc lập, tự do.

4. 

Trong phút giây giải lao bên người đồng chí của mình, các anh đã nhận ra vẻ đẹp của vầng trăng lung linh treo lơ lửng trên đầu súng: Đầu súng trăng treo. Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình. Chất thép và chất tình hoà quện trong tâm tưởng đột phá thành hình tượng thơ đầy sáng tạo của Chính Hữu.

5. 

Ba câu cuối là ba câu thơ hay nhất, là sự kết tinh cao quý của tình đồng chí. Giữa không gian tĩnh lặng về đêm giữa núi rừng bao la, là hình ảnh của người lính, khẩu súng và vầng trăng. Trong cảnh rừng hoang sương muối, những người lính phục kích, chờ giặc, đứng bên nhau. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Đối với họ (Khởi ngữ) , tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang mùa đông, sương muối giá rét. Súng và trăng là hai hình ảnh mang tính biểu trưng, được gợi ra bởi những liên tưởng phong phú. Súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu, chất trữ tính, chiến sĩ và thi sĩ… Súng là biểu tượng cho chiến tranh khốc liệt, cho những đau thương thì trăng với ánh sáng chan hòa lên cảnh vật muôn nơi lại thể hiện cho mơ ước về cuộc sống thanh bình. Và (Phép nối) hình ảnh “Đầu súng trăng treo”  trong câu kết cuối bài như gợi lên một nhịp lắc chông chênh, lơ lửng, có lúc ánh trăng sát gần, khi lại được đẩy lên cao trên vòm trời rộng lớn. Phải chăng, không có gì ngăn được ước mơ về sự tự do, thanh bình của những người chiến sĩ dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất họ đang phải đối diện ?

17 tháng 3 2022

1. PTBĐ: biểu cảm

2. Từ ngữ, hình ảnh thể hiện hoàn cảnh chiến đấu của người lính: rừng hoang sương muối, chờ giặc tới.

3. Từ "chờ" cho thấy tư thế chủ động, sẵn sàng đón đợi giặc. Từ "đợi" cho thấy tư thế bị động hơn. Chính vì vậy, sử dụng từ "chờ" sẽ làm nổi bật được tinh thần của người lính.

4. "Súng” là vũ khí, biểu tượng của chiến tranh, “trăng” là hình ảnhbiểu tượng cho thiên nhiên, cho hòa bình. Ở đây có sự hòa hợp giữa hai hình ảnh trăng và súng làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn người lính, vừa nói lên ý nghĩa của việc họ cầm súng chiến đấu là bảo vệ cho cuộc sống thanh bình nơi quê hương. Hình ảnh vừa tả thực vừa lãng mạn.

5. HS viết đoạn văn, chú ý hình thức tổng phân hợp, có khởi ngữ, phép lặp để liên kết câu.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi phía dưới:  "Đêm nay rừng hoang sương muối  Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới  Đầu súng trăng treo " Câu 1 (0.5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên.  Câu 2 (1.5đ): Từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn thơ thể hiện hoàn cảnh chiến đấu của người lính?  Câu 3 (3.0đ): Trong câu thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, vì sao Chính Hữu lại dùng từ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi phía dưới:  "Đêm nay rừng hoang sương muối  Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới  Đầu súng trăng treo "

Câu 1 (0.5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên. 

Câu 2 (1.5đ): Từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn thơ thể hiện hoàn cảnh chiến đấu của người lính? 

Câu 3 (3.0đ): Trong câu thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, vì sao Chính Hữu lại dùng từ “chờ” mà không dùng từ “đợi”?

Câu 4 (5.0đ): Viết đoạn văn bày tỏ cảm xúc suy nghĩ của em về vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội được thể hiện qua đoạn trích trên. Đoạn văn có sử dụng 1 câu ghép và 1 câu bị động (gạch chân và chú thích rõ).

Mọi người giúp mình với ạ, mình cần gấp trong 15'

0
19 tháng 5 2021

Câu 11. Văn bản "Đêm nay Bác không ngủ" sử dụng phương thức biểu đạt gì? 

A. Miêu tả, nghị luận và tự sự. 

B. Tự sự và biểu cảm. 

C. Miêu tả và biểu cảm. 

D. Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.

19 tháng 5 2021

D. Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.